intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện nhân dân 115

Chia sẻ: Thùy An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện Nhân dân 115. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang 77 bệnh nhân được chẩn đoán suy đa tạng theo thang điểm SOFA. Các thông số thu được dựa vào khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả: có 4 nhóm nguyên nhân gây suy đa tạng, trong đó nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (77,9%), sốc mất máu chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,3%). Các tạng hoặc cơ quan bị tổn thương gặp với tỷ lệ giảm dần: thận 100%; hô hấp 97,4%; tim mạch 89,6%; thần kinh 63,6%; đông máu 26% và gan 19,5%. Số lượng tạng suy trên 1 bệnh nhân dao động từ 2 - 6 tạng, trong đó suy 4 tạng gặp với tỷ lệ cao nhất (51,9%). Vô niệu 22,1% và thiểu niệu 37,7% ở BN có tổn thương thận cấp. Kết luận: suy đa tạng do nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất. Suy 4 tạng chiếm tỷ lệ cao nhất, 59,8% BN tổn thương thận cấp có thiểu/vô niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện nhân dân 115

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br /> CỦA BỆNH NHÂN SUY ĐA TẠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br /> Huỳnh Thị Ngọc Thúy*; Hoàng Trung Vinh**; Đỗ Quốc Huy*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng<br /> tại Bệnh viện Nhân dân 115. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang 77 bệnh nhân<br /> được chẩn đoán suy đa tạng theo thang điểm SOFA. Các thông số thu được dựa vào khai thác<br /> bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả: có 4 nhóm nguyên nhân gây<br /> suy đa tạng, trong đó nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (77,9%), sốc mất máu chiếm tỷ lệ<br /> thấp nhất (1,3%). Các tạng hoặc cơ quan bị tổn thương gặp với tỷ lệ giảm dần: thận 100%;<br /> hô hấp 97,4%; tim mạch 89,6%; thần kinh 63,6%; đông máu 26% và gan 19,5%. Số lượng tạng<br /> suy trên 1 bệnh nhân dao động từ 2 - 6 tạng, trong đó suy 4 tạng gặp với tỷ lệ cao nhất (51,9%).<br /> Vô niệu 22,1% và thiểu niệu 37,7% ở BN có tổn thương thận cấp. Kết luận: suy đa tạng do<br /> nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất. Suy 4 tạng chiếm tỷ lệ cao nhất, 59,8% BN tổn thương<br /> thận cấp có thiểu/vô niệu.<br /> * Từ khóa: Suy đa tạng; Tổn thương thận cấp; Thang điểm SOFA.<br /> <br /> <br /> Survey of Clinical and Subclinical Characteristics in Patients with<br /> Multiple Organ Failure at People’s Hospital 115<br /> Summary<br /> Objectives: To study some clinical and subclinical characteristics of patients with multiple<br /> organ failure at People's Hospital 115. Subjects and methods: Cross-sectional study on 77 patients<br /> diagnosed multiple organ failure by SOFA score. Data were selected from medical history,<br /> clinical examination and diagnostic tests. Results: There were 4 groups of cause for multiple<br /> organ failure, sepsis was the highest (77.9%), hemorrhagic shock was the lowest (1.3%).<br /> The ratio of injured organs was: kidney 100%, lung 97.4%, cardiovascular 89.6%, central nervous<br /> system 63.6%, coagulation 26% and liver: 19.5%. The number of declined organ was from 2 to<br /> 6 for one patient, but the prevalence of 4 organ failure was the highest (51.9%). Patients with<br /> acute kidney injury had 22.1% of oliguria and 37.7% of anuria. Conclusions: Infection was the<br /> main cause of multiple organ failure. Patients with 4 organ failure accounted for the highest<br /> proportion and oliguria/anuria was accounted for 59.8% in patients with acute kidney injury.<br /> * Keywords: Multiple organ failure; Acute kidney injury; SOFA score.<br /> <br /> * Bệnh viện Nhân dân 115<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Thị Ngọc Thúy (bshuynhngocthuy@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 02/05/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/06/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/06/2018<br /> <br /> <br /> 60<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ + Nồng độ creatinin máu tăng ≥ 2 lần<br /> so với mức bình thường,<br /> Suy đa tạng là suy cùng lúc hoặc liên<br /> tiếp ít nhất 2 tạng. Mặc dù có nhiều tiến + Thể tích nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ<br /> bộ trong điều trị, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn trong 12 giờ.<br /> rất cao, do đó mục tiêu điều trị là hỗ trợ - Có nguyên nhân gây suy đa tạng khác<br /> nhau: nhiễm khuẩn, sốc, viêm tụy cấp.<br /> chức năng các tạng và phòng ngừa biến<br /> chứng do điều trị cho đến khi các tạng hồi - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> phục. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> cứu đánh giá về bệnh nhân (BN) suy đa - Suy đa tạng nhưng không có tổn<br /> tạng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thương thận cấp.<br /> nghiên cứu chính thức nào tại Bệnh viện - Tử vong trước 24 giờ sau khi nhập<br /> Nhân dân 115. Đề tài thực hiện nhằm Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.<br /> mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm - Có chỉ định can thiệp ngoại khoa,<br /> sàng, cận lâm sàng của BN suy đa tạng nhưng chưa được điều trị hiệu quả.<br /> điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115. - Có bệnh lý nặng giai đoạn cuối như:<br /> xơ gan mất bù, ung thư di căn.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - BN có thai hoặc đang cho con bú.<br /> NGHIÊN CỨU 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br /> 77 BN được chẩn đoán suy đa tạng, quan sát cắt ngang.<br /> điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống * Nội dung nghiên cứu:<br /> độc, Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng - Khai thác bệnh sử, đặc biệt liên quan<br /> 02 - 2014 đến hết 02 - 2016. đến nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: - Khám phát hiện các triệu chứng<br /> lâm sàng tổn thương cơ quan.<br /> - BN được chẩn đoán xác định suy đa<br /> - Xét nghiệm đánh giá tổn thương các<br /> tạng, trong đó có thận và ít nhất 1 tạng khác. cơ quan tương ứng.<br /> - Có tổn thương thận cấp theo tiêu * Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng<br /> chuẩn RIFLE: trong nghiên cứu:<br /> <br /> Bảng 1: Thang điểm SOFA [1].<br /> <br /> Điểm<br /> Hệ cơ quan<br /> 1 2 3 4<br /> <br /> Hô hấp<br /> PaO2/FiO2 ≤ 400 ≤ 300 ≤ 200 + hỗ trợ hô hấp ≤ 100 + hỗ trợ hô hấp<br /> <br /> Tim mạch Dopamin ≤ 5*, Dopamin ≤ 5*, Dopamin > 5*,<br /> huyết áp trung bình (HATB) dobutamin epinephrine ≤ 0,1 epinephrine > 0,1<br /> < 70<br /> (mmHg) liều bất kỳ hoặc NE ≤ 0,1 hoặc NE > 0,1<br /> <br /> <br /> <br /> 61<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> Thận<br /> Creatinin (mg/dl) 1,2 - 1,9 2 - 3,4 3,5 - 4,9 >5<br /> Nước tiểu (ml/24 giờ) < 500 < 200<br /> <br /> Gan<br /> Bilirubin toàn phần (mg/dl) 1,2 - 1,9 2 - 5,9 6 - 11,9 > 12<br /> <br /> Đông máu<br /> 3 3<br /> Tiểu cầu (x10 /mm ) ≤ 150 ≤ 100 ≤ 50 ≤ 20<br /> <br /> Thần kinh<br /> Điểm Glasgow 13 - 14 10 - 12 6-9 4 tuần<br /> <br /> Bệnh thận giai đoạn cuối Bệnh thận giai đoạn cuối<br /> <br /> <br /> Bảng 3: Chẩn đoán suy gan cấp theo AASLD (American Association for the Study of<br /> Liver Diseases) [3].<br /> <br /> Tiêu chuẩn Đặc điểm<br /> <br /> Bệnh gan cấp < 26 tuần mà không có bằng chứng xơ gan từ trước<br /> <br /> Giai đoạn 1: thay đổi cách cư xử cùng với thay đổi nhẹ ý thức<br /> <br /> Giai đoạn 2: mất định hướng, lơ mơ, ngủ gà, có thể run tay, cư xử không phù hợp<br /> Bệnh não gan<br /> Giai đoạn 3: rối loạn ý thức đáng kể, giọng nói đứt quãng, ngủ nhiều nhưng có<br /> thể đáp ứng với kích thích bằng lời nói<br /> <br /> Giai đoạn 4: hôn mê, không đáp ứng với kích thích đau<br /> <br /> Rối loạn đông máu INR ≥ 1,5<br /> <br /> <br /> * Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và so sánh tỷ lệ phần trăm, giá trị<br /> trung bình.<br /> <br /> 62<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BN lớn tuổi thường có nhiều bệnh mạn<br /> BÀN LUẬN tính; đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh phổi<br /> Trong thời gian từ tháng 02 - 2014 đến mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành mạn,<br /> 02 - 2016, tại Khoa Hồi sức Tích cực - đột quỵ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận<br /> Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh mạn tính gặp với tỷ lệ khác nhau,<br /> chúng tôi nghiên cứu 77 BN với chẩn đoán trong đó tăng huyết áp có tỷ lệ cao nhất<br /> suy đa tạng. (37,7%) và thấp nhất là bệnh gan mạn<br /> Bảng 4: Đặc điểm chung đối tượng (5,2%). Nghiên cứu của Hoàng Văn Quang:<br /> nghiên cứu (n = 77). tỷ lệ các bệnh mạn tính lần lượt là tăng<br /> huyết áp (48,8%), đái tháo đường (19,5%),<br /> Số lượng Tỷ lệ bệnh phổi mạn (9,8%), suy giảm miễn dịch<br /> (n) (%)<br /> (8,5%), bệnh mạch vành (7,3%), bệnh gan<br /> Tuổi (năm)<br /> mạn (4,9%) [1].<br /> > 65 47 61<br /> * Tỷ lệ BN dựa vào căn nguyên gây<br /> ≤ 65 30 39<br /> suy đa tạng (n = 77):<br /> Giới tính<br /> Nhiễm khuẩn: 60 BN (77,9%); sốc tim:<br /> Nữ 45 58,4<br /> 9 BN (11,7%); sốc mất máu: 1 BN (1,3%):<br /> Nam 32 41,6<br /> viêm tụy cấp hoại tử: 7 BN (9,1%).<br /> Bệnh mạn tính<br /> Có 4 nhóm nguyên nhân gây suy đa<br /> Không có 26 33,8 tạng với tỷ lệ khác nhau.<br /> Có bệnh mạn tính 51 66,2<br /> Trong các bệnh lý căn nguyên dẫn đến<br /> Tăng huyết áp 29 37,7 suy đa tạng, chúng tôi thấy nhiễm khuẩn<br /> Đái tháo đường 22 28,6 và sốc nhiễm khuẩn 77,9%. Kết quả này<br /> Bệnh thận mạn 12 15,6 phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.<br /> Nghiên cứu của Jae Yoon Park trên<br /> COPD, hen phế quản 10 13<br /> 607 BN suy đa tạng có lọc máu cho thấy<br /> Bệnh tim thiếu máu cục<br /> 8 10,4 45,3% BN bị suy đa tạng với nguyên nhân<br /> bộ mạn<br /> Tai biến mạch máu não cũ 8 10,4<br /> khởi phát là nhiễm khuẩn [8]. Sốc nhiễm<br /> khuẩn và nhiễm khuẩn huyết nặng 68,6%<br /> Bệnh gan mạn 4 5,2<br /> trong nghiên cứu của Trương Ngọc Hải<br /> Nhóm tuổi > 65 chiếm tỷ lệ cao nhất [2]. Nghiên cứu của Ngô Gia Bình và CS<br /> (61%) và tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Kết quả ghi nhận nhiễm khuẩn là nguyên nhân<br /> này tương tự nghiên cứu của Hoàng Văn chính dẫn đến suy đa tạng (93,8%) [3].<br /> Quang [1], nhưng trong nghiên cứu của Như vậy, việc kiểm soát tốt nhiễm khuẩn<br /> Elizabeth, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ [7]. tại các khoa hồi sức đóng vai trò quan<br /> Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy trọng trong phòng ngừa tiến triển suy đa<br /> chênh lệch tỷ lệ nữ/nam thay đổi tùy theo tạng, góp phần cải thiện tiên lượng cho<br /> quốc gia. BN nặng.<br /> <br /> 63<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> * Tỷ lệ tạng tổn thương (n = 77): tăng ure máu: 77 BN (100%); tăng creatinin<br /> Thận: 77 BN (100%); hô hấp: 75 BN máu: 77 BN (100%).<br /> (97,4%); tim mạch: 69 BN (89,6%); thần Tất cả BN trong nghiên cứu đều có tổn<br /> kinh trung ương: 49 BN (63,6%); đông máu: thương thận cấp, trong đó vô niệu và<br /> 20 BN (26%); gan: 15 BN (19,5%). thiểu niệu gặp 59,8%. Kết quả nghiên<br /> Có 6 tạng hoặc cơ quan tổn thương cứu của Elizabeth cho thấy tỷ lệ BN có<br /> với các tỷ lệ khác nhau. Tất cả BN đều có suy thận 50%, còn của Hoàng Văn Quang<br /> tổn thương thận. Tổn thương gan chiếm là 80,5% [1, 7].<br /> tỷ lệ thấp nhất. * Các biện pháp hỗ trợ hô hấp ở BN có<br /> Bệnh não do nhiễm khuẩn biểu hiện tổn thương hô hấp (n = 75):<br /> rất đa dạng, tiến triển với giảm ý thức, Thở oxy qua ống thông mũi: 10 BN<br /> cuối cùng là hôn mê. Thay đổi tri giác gặp (13,3%); thở oxy qua mặt nạ: 12 BN (16%);<br /> ở 23% BN nhiễm khuẩn, góp phần làm thở máy: 53 BN (70,7%). Tất cả BN tổn<br /> tăng tỷ lệ tử vong lên đến 49% so với thương hệ hô hấp đều phải hỗ trợ hô hấp<br /> 26% ở BN không có biến chứng thần kinh qua ống thông mũi, mặt nạ hoặc thở máy.<br /> [10]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BN suy hô hấp phải thở máy chiếm tỷ lệ<br /> 63,6% BN có tổn thương hệ thần kinh cao nhất.<br /> trung ương trước thời điểm can thiệp.<br /> Bảng 6: Một số biểu hiện tổn thương<br /> Bảng 5: Tỷ lệ BN theo số lượng tạng/cơ tim mạch (n = 69).<br /> quan tổn thương (n = 77).<br /> Biểu hiện tổn thương Số lượng Tỷ lệ<br /> Số lượng tạng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) tim mạch (n) (%)<br /> <br /> 2 2 2,6 HATB < 70 mmHg 69 100<br /> <br /> 3 17 24,7 Rối loạn nhịp tim 52 75,3<br /> <br /> 4 42 51,9 Nhịp nhanh 45 65,2<br /> <br /> 5 14 18,2 Bloc nhĩ thất 5 7,2<br /> <br /> 6 2 2,6 Nhịp chậm 1 1,45<br /> <br /> Nhịp tự thất 1 1,45<br /> BN nghiên cứu có biểu hiện suy 2 -<br /> 6 tạng. Suy 4 tạng chiếm tỷ lệ cao nhất, Rung nhĩ 1 1,45<br /> suy 2 tạng và 6 tạng chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tất cả các trường hợp đều có HATB ở<br /> Kết quả nghiên cứu tổng hợp ở Mỹ và mức thấp (< 70 mmHg). Nhịp nhanh<br /> châu Âu cho thấy tỷ lệ tử vong là 22% chiếm tỷ lệ cao nhất trong số BN có rối<br /> khi suy 1 tạng tăng lên đến 83% khi suy loạn nhịp tim.<br /> ≥ 4 tạng [11].<br /> Tất cả BN trong nghiên cứu được điều<br /> * Một số biểu hiện tổn thương thận (n = 77): trị hỗ trợ các tạng theo đúng khuyến cáo.<br /> Phù: 10 BN (13%); vô niệu: 17 BN Tùy theo tình trạng BN, việc sử dụng<br /> (22,1%); thiểu niệu: 29 BN (37,7%); kháng sinh, an thần, bù dịch, chống sốc,<br /> <br /> 64<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> hỗ trợ hô hấp, bảo vệ gan, cân bằng dịch Hoàng Văn Quang lần lượt là 82,3% và<br /> - điện giải và các biện pháp hỗ trợ khác 86,7% [1, 9]. Khi chẩn đoán suy đa tạng,<br /> được thực hiện thích hợp. Hiện nay, tiêu nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ rối loạn nhịp<br /> chuẩn RIFLE thường được sử dụng trên tim 75,3%. Biểu hiện chủ yếu của suy<br /> lâm sàng nhằm xác định sớm tổn thương tuần hoàn là tụt huyết áp với HATB<br /> thận cấp và điều trị tích cực. < 70 mmHg và nhịp tim nhanh. Kết quả<br /> Tỷ lệ suy hô hấp trong nghiên cứu nghiên cứu cho thấy tổn thương hệ tim<br /> 97,4%, tất cả BN tổn thương hệ hô hấp mạch chiếm 89,6%, khá tương đồng với<br /> đều cần hỗ trợ hô hấp qua ống thông mũi, các nghiên cứu khác, tỷ lệ suy tuần hoàn<br /> mặt nạ hoặc thở máy, trong đó nhu cầu lần lượt là 70,4% và 73,5% trong nghiên<br /> thông khí cơ học là 70,7%. Tỷ lệ suy cứu của Elizabeth và Trương Ngọc Hải<br /> hô hấp trong nghiên cứu của Zhang và [2, 7].<br /> <br /> Bảng 7: Đặc điểm một số chỉ số xét nghiệm<br /> <br /> Chỉ số Tăng (n, %) Giảm (n, %) Bình thường (n, %)<br /> <br /> Glucose (mg/dl) 51 (66,2) 6 (7,8) 20 (26,0)<br /> <br /> Ure (mg/dl) 77 (100) 0 0<br /> <br /> Creatinin (mg/dl) 77 (100) 0 0<br /> <br /> SGOT (U/L) 58 (75,3) 0 19 (24,7)<br /> <br /> SGPT (U/L) 42 (54,5) 0 35 (45,5)<br /> <br /> Bilirubin TP (mg/dl) 20 (51,3) 0 19 (48,7)<br /> <br /> Natri (mmol/l) 9 (11,7) 27 (35,1) 41 (53,2)<br /> <br /> Kali (mmol/l) 14 (18,2) 18 (23,4) 45 (58,4)<br /> <br /> Lactat máu (mmol/l) 71 (92,2) 0 6 (7,8)<br /> <br /> Bạch cẩu (K/µl) 60 (77,9) 4 (5,2) 13 (16,9)<br /> <br /> Hemoglobin (g/dl) 4 (5,2) 47 (61,0) 26 (33,8)<br /> <br /> Tiểu cầu (K/µl) 1 (1,3) 37 (48,1) 39 (50,6)<br /> <br /> INR ≥ 1,5 35 (45,5) 0 42 (54,5)<br /> <br /> aPTT ≥ 60 giây 8 (10,4) 0 69 (89,6)<br /> <br /> Phần lớn BN có bạch cầu tăng (77,9%) và thiếu máu (61%); trong khi tiểu cầu và<br /> INR chủ yếu ở mức bình thường. Nồng độ các marker viêm đều tăng cao ở BN<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> 65<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> Rối loạn chức năng đông máu thường + Hô hấp: thở máy (70,7%).<br /> xuất hiện muộn trong vòng 4 ngày đầu - Phần lớn BN có bạch cầu tăng<br /> nhập khoa hồi sức. Chúng tôi đánh giá (77,9%) và thiếu máu (61%), trong khi<br /> tổn thương hệ thống đông máu theo nồng độ các marker viêm đều tăng cao ở<br /> thang điểm SOFA, cho thấy tỷ lệ rối loạn tất cả BN.<br /> chức năng đông máu 26% vào thời điểm<br /> chẩn đoán suy đa tạng. Tổn thương gan có<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> tần suất thấp nhất (19,5%) và 45,5% BN<br /> có INR tăng khi chẩn đoán suy đa tạng. 1. Hoàng Văn Quang. Nghiên cứu đặc<br /> Nhìn chung, đây là nghiên cứu tương điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy đa<br /> đối đầy đủ về đặc điểm lâm sàng và cận tạng ở BN sốc nhiễm khuẩn. Luận án Tiến sỹ<br /> lâm sàng trên BN suy đa tạng nằm điều trị Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2009.<br /> tại Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, 2. Trương Ngọc Hải. Nghiên cứu lâm sàng,<br /> kết quả tương tự nhiều nghiên cứu khác. cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp<br /> lọc máu liên tục ở BN suy đa tạng. Luận án<br /> KẾT LUẬN Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2009.<br /> <br /> Nghiên cứu 77 BN suy đa tạng điều trị 3. Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn,<br /> tại Bệnh viện Nhân dân 115, chúng tôi có Đỗ Tất Cường, Trần Duy Anh, Đỗ Quốc Huy<br /> kết luận: và CS. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật<br /> lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một<br /> - Trong 4 nhóm nguyên nhân gây suy<br /> số bệnh. Đề tài cấp Nhà nước. Bộ Khoa học<br /> đa tạng, nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> và Công nghệ - Bộ Y tế. 2013.<br /> (77,9%).<br /> 4. Vincent J.L, Moreno R, Takala J et al.<br /> - 6 tạng/cơ quan tổn thương gặp với<br /> The SOFA (Sepsis.related Organ Failure<br /> tỷ lệ khác nhau, trong đó tổn thương thận<br /> Assessment) score to describe organ<br /> gặp ở tất cả BN; hô hấp 97,4%; tim mạch<br /> dysfunction/failure: On behalf of the Working<br /> 89,6%; tổn thương gan chiếm tỷ lệ thấp<br /> Group on Sepsis. Related problems of the<br /> nhất (19,5%).<br /> European Society of Intensive Care Medicine<br /> - Số lượng tạng/cơ quan tổn thương ở (see contributors to the project in the<br /> mỗi BN dao động từ 2 - 6 tạng, trong đó appendix). Intensive Care Med. 1996, 22,<br /> suy đồng thời 4 tạng gặp với tỷ lệ cao pp.707-710.<br /> nhất (51,9%), suy 2 và 6 tạng chiếm tỷ lệ<br /> 5. Bellomo R, Ronco C, Kellum J.A et al.<br /> bằng nhau và thấp nhất (2,6%).<br /> Acute renal failure - definition, outcome measures,<br /> - Một số biểu hiện tổn thương các cơ animal models, fluid therapy and information<br /> quan gặp với tỷ lệ cao nhất:<br /> technology needs: the Second International<br /> + Thận: thiểu/vô niệu (59,8%). Consensus Conference of the Acute Dialysis<br /> + Tim mạch: tụt huyết áp (100%), nhịp Quality Initiative (ADQI) Group. Crit Care Clin.<br /> nhanh (65,2%). 2004, 8 (4), R204-R212.<br /> <br /> <br /> 66<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018<br /> <br /> 6. Julie Polson and William M. Lee. AASLD 9. Ping Zhang, Yi Yang, Rong Lv, Yuntao<br /> position paper: The management of acute Zhang, Wenqing Xie, Jianghua Chen. Effect of<br /> liver failure. Hepatology. 2005, 41 (45), the intensity of continuous renal replacement<br /> pp.1179-1197. therapy in patients with sepsis and acute<br /> 7. Elizabeth B, Desanka D, Sanja D, kidney injury: a single-center randomized<br /> Sebastiao A, Antonio, Renato G.G, Terzi. clinical trial. Nephrol Dial Transplant. 2012, 27,<br /> Multiple organ failure in septic patients. pp.967-973.<br /> Brazilian journal of infectious diseases.<br /> 10. Zampieri F.G, Park M, Machado F.S,<br /> Brazilian Journal of Infectious Diseases. 2001,<br /> Azevedo L.C. Sepsis-associated encephalopathy:<br /> 5 (3), Salvado june, pp.1-8.<br /> not just delirium. Clinics (Sao Paulo). 2011,<br /> 8. Jae Yoon Park, Jung Nam An, Jong<br /> 66 (10), pp.1825-1831.<br /> Hyun Jhee et al. Early initiation of continuous<br /> renal replacement therapy improves survival 11. John Hunter. The ICU book:<br /> th<br /> of elderly patients with acute kidney injury: Inflammatory Shock Syndromes. 4 edition,<br /> a multicenter prospective cohort study. Crit Care. Lippincott Williams & Wilkins. 2014, 14,<br /> 2016, 20, p.260. pp.384-408.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 67<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1