intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tăng LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 175

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và tăng LDL-C máu ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tăng LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 175

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ<br /> BIỂU HIỆN TĂNG LDL-C Ở BỆNH NHÂN<br /> ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175<br /> Mai Tấn Mẫn*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Lê Đình Tuân***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và tăng LDL-C máu ở bệnh nhân (BN)<br /> đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115<br /> BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175. Kết quả: tỷ lệ BN có yếu tố nguy cơ tim<br /> mạch: cao tuổi 89,6%, rối loạn lipid máu 65,2%, tăng huyết áp (THA) 66,1%, thừa cân béo phì<br /> 56,5%, hút thuốc lá 49,6%, hoạt động thể lực ít 28,8%. Tỷ lệ BN có 2 yếu tố nguy cơ tim mạch<br /> 26,1%, 3 yếu tố 36,5%, 4 yếu tố 16,5%, 5 yếu tố 0,9%. Tỷ lệ rối loạn LDL-C 38,3%, tăng LDL-C<br /> kết hợp với: tăng triglycerid 29,6%, tăng cholesterol 27,0%, giảm HDL-C 1,7%. Có mối liên<br /> quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ LDL-C với tình trạng thừa cân béo phì, hút thuốc lá,<br /> THA và hoạt động thể lực ít. Kết luận: yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến ở BN ĐTĐ týp 2 là:<br /> cao tuổi, rối loạn lipid máu, THA, thừa cân béo phì, hút thuốc lá. Có mối liên quan có ý nghĩa<br /> thống kê giữa tăng nồng độ LDL-C với các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì, hút thuốc lá, THA<br /> và hoạt động thể lực ít.<br /> * Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Yếu tố nguy cơ tim mạch; Tăng LDL-C.<br /> <br /> Survey on Cardiovascular Risk Factors and High LDL-C in<br /> Patients with Type Diabetes Mellitus in 175 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To determine the cardiovascular risk factors and high LDL-C in patients with type<br /> 2 diabetes mellitus. Methods: A cross-sectional descriptive study was carried out on 115 type 2<br /> diabetic patients in 175 Hospital. Results: The percentage of cardiovascular risk factors: age<br /> was 89.6%, dyslipidemia 65.2%, hypertension 66.1%, obesity 56.5%, smoking 49.6%, less<br /> physical activity 28.8%. The patients who had two cardiovascular risk factors were 26.1%, three<br /> factors 36.5%, four factors 16.5% and five factors 0.9%. The rate of high LDL-C was 38.3%,<br /> high LDL-C and hypertriglyceridemia 29.6%, high LDL-C and hypercholesterolemia 27.0%; high<br /> LDL-C and low HDL-C 1.7%. There was a significant relation between the high LDL-C with<br /> obesity, smoking, hypertension and less physical activity. Conclusion: Cardiovascular risk<br /> factors were common in patients with type 2 diabetes, including age, dyslipidemia,<br /> hypertension, obesity and smoking. There was significant relation between the high LDL-C with<br /> obesity, smoking, hypertension and less physical activity.<br /> * Key words: Type 2 diabetes; Cardiovascular risk factors; High LDL-C.<br /> * Bệnh viện Quân y 17<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> *** Đại học Y Dược Thái Bình<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan935@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 13/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/06/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/06/2016<br /> <br /> 124<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những năm gần đây tốc độ phát<br /> triển của bệnh ĐTĐ đã trở thành vấn đề<br /> quan tâm trong cộng đồng. Việt Nam<br /> đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế<br /> dẫn đến nhanh thay đổi từ lối sống, tạo<br /> điều kiện cho bệnh phát triển ngày càng<br /> tăng hơn so với trước [3]. Trong ĐTĐ týp<br /> 2, 3 yếu tố: glucose máu, huyết áp và lipid<br /> máu luôn luôn đi song hành với nhau và<br /> có tác động lẫn nhau, nếu BN ĐTĐ týp 2<br /> có đồng thời cả ba yếu tố thì vấn đề tiên<br /> lượng bệnh nặng lên gấp nhiều lần [3, 8].<br /> Lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL: Low<br /> Density Lipoprotein) là chất chuyên chở<br /> 70% cholesterol trong huyết tương. LDLC có vai trò đặc biệt quan trọng trong<br /> bệnh lý tim mạch. Nếu lấy chuẩn LDL-C<br /> trong máu > 4,1 mmol/l là bệnh lý thì ở<br /> người mắc bệnh ĐTĐ, tỷ lệ tăng LDL-C ở<br /> nam là 10%, nữ 25%. Ở người bệnh<br /> ĐTĐ, chỉ cần tăng nhẹ đã là yếu tố nguy<br /> cơ tăng nặng bệnh lý mạch vành [2]. Vì<br /> vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br /> với mục tiêu:<br /> - Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim<br /> mạch và biểu hiện tăng LDL-C ở BN ĐTĐ<br /> týp 2 tại Bệnh viện Quân y 175.<br /> <br /> - Tìm hiểu mối liên quan giữa tăng<br /> LDL-C với một số yếu tố nguy cơ tim<br /> mạch ở BN ĐTĐ týp 2.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 115 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Bệnh viện<br /> Quân y 175 từ 01 - 2015 đến 04 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo<br /> khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ<br /> (ADA, 2013) [7]. BN đồng ý hợp tác<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - ĐTĐ týp 1, ĐTĐ ở phụ nữ mang thai.<br /> - BN có kèm theo bệnh nội tiết:<br /> Basedow, hội chứng Cushing, bệnh to<br /> đầu chi, hội chứng thận hư, BN đang mắc<br /> một số bệnh nặng (hôn mê, đột quỵ,<br /> nhiễm trùng nặng, thiếu máu nặng, suy<br /> tim, suy thận giai đoạn nặng…).<br /> - BN đang dùng các thuốc corticoid<br /> trong vòng 3 tháng.<br /> - BN không hợp tác, không thu thập đủ<br /> dữ liệu nghiên cứu.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br /> cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Nội dung nghiên cứu:<br /> * BN ĐTĐ týp 2:<br /> - Khám lâm sàng:<br /> + Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn<br /> hóa, thời gian phát hiện ĐTĐ.<br /> + Các yếu tố nguy cơ tim mạch [2]:<br /> . Tuổi và giới: nam ≥ 45, nữ ≥ 55.<br /> . Yếu tố di truyền: gia đình có bệnh lý<br /> tim mạch hoặc đột quỵ, chủng tộc.<br /> . Hút thuốc lá: > 20 điếu/ngày, kéo dài<br /> > 2 năm.<br /> . Hoạt động thể lực ít: hoạt động thể<br /> lực không đều, mỗi ngày < 30 phút, tập<br /> không đủ mạnh (khi tập phải: ấm người,<br /> thở hơi nhanh, ra mồ hôi vừa).<br /> . Uống rượu, bia: nhiều hơn một đơn vị<br /> uống: tương đương 60 ml rượu vang, 300 ml<br /> bia, hoặc 30 ml rượu nặng) mỗi ngày kéo<br /> dài > 2 năm.<br /> . Rối loạn lipid máu.<br /> . Thừa cân béo phì.<br /> . THA.<br /> 125<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> + Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình:<br /> có anh chị em bố mẹ ruột bị ĐTĐ, bệnh lý<br /> tim mạch khác. Đo chiều cao, cân nặng,<br /> tính BMI.<br /> <br /> BN có tuổi trung bình 64,4 ± 12,8, nữ<br /> chiếm đa số (64,0%).<br /> <br /> + Khám lâm sàng toàn diện: tiêu hóa,<br /> tim mạch, hô hấp, tiết niệu…<br /> <br /> Yếu tố nguy cơ tim mạch chính là tuổi<br /> nam ≥ 45, nữ ≥ 55: 103 BN (89,6%); THA:<br /> 76 BN (66,1%); rối loạn lipid: 75 BN<br /> (65,2%); hút thuốc lá: 57 BN (49,6%); tiền<br /> sử gia đình: 23 BN (20,0%); thừa cân,<br /> béo phì: 65 BN (56,5%); uống rượu, bia:<br /> 41 BN (39,1%); hoạt động thể lực ít: 33<br /> BN (28,8%). Tỷ lệ BN có yếu tố nguy cơ<br /> tim mạch là tuổi (nam ≥ 45, nữ ≥ 55) cao<br /> nhất (89,6%), tiếp đó là rối loạn lipid máu,<br /> tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm<br /> thấp nhất (20,0%).<br /> <br /> - Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:<br /> Chỉ số sinh hóa máu cơ bản: triglycerid,<br /> cholesterol, HDL-C, LDL-C, glucose, HbA1c,<br /> GOT, GPT, ure, creatinin, sinh hóa nước<br /> tiểu 10 thông số.<br /> - Tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu:<br /> + Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu:<br /> theo khuyến cáo Hội Tim mạch Việt Nam<br /> (2008) về rối loạn lipid máu, tăng LDL-C<br /> khi nồng độ LDL-C ≥ 3,12 (mmol/l) [2].<br /> + Phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI):<br /> đánh giá chỉ số BMI của ASEAN (áp dụng<br /> cho người châu Á trưởng thành) [3].<br /> + Phân độ THA theo JNC VII (2003)<br /> (đối với người lớn ≥ 18 tuổi) [2].<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br /> 16.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Đặc điểm về đối tượng nghiên<br /> cứu.<br /> Chỉ tiêu<br /> Tuổi (năm)<br /> Giới<br /> <br /> Số lượng<br /> (n = 115)<br /> <br /> 64,4 ± 12,8<br /> Nữ<br /> <br /> 74<br /> <br /> 64,0<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 41<br /> <br /> 36,0<br /> <br /> Thời gian phát hiện<br /> ĐTĐ (năm)<br /> BMI (kg/m2)<br /> <br /> 6,2 ± 4,1<br /> 23,5 ± 2,48<br /> <br /> Glucose (mmol/l)<br /> <br /> 9,9 ± 4,9<br /> <br /> HbA1c (%)<br /> <br /> 8,3 ± 1,9<br /> <br /> 126<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> * Tần suất một số yếu tố nguy cơ tim<br /> mạch:<br /> <br /> * Tổng số các yếu tố nguy cơ trên BN:<br /> Không yếu tố nguy cơ: 0 BN (0%);<br /> 1 yếu tố nguy cơ: 3 BN (2,6%); 2 yếu tố<br /> nguy cơ: 30 BN (26,1%); 3 yếu tố nguy cơ:<br /> 62 BN (36,5%); 4 yếu tố nguy cơ: 19 BN<br /> (16,5%); 5 yếu tố nguy cơ: 1 BN (0,9%).<br /> Tất cả BN đều có nguy cơ tim mạch, tỷ lệ<br /> BN có 3 yếu tố nguy cơ cao nhất (36,5%),<br /> 5 yếu tố nguy thấp nhất (0,9%).<br /> Bảng 2: Đặc điểm rối loạn LDL-C.<br /> Số lượng<br /> (n = 115)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Tăng LDL-C<br /> <br /> 44<br /> <br /> 38,3<br /> <br /> LDL-C trung bình (mmol/l)<br /> <br /> 2,75 ± 0,96<br /> <br /> Tăng LDL-C + tăng<br /> triglycerid<br /> <br /> 34<br /> <br /> 29,6<br /> <br /> Tăng LDL-C + tăng<br /> cholesterol<br /> <br /> 31<br /> <br /> 27,0<br /> <br /> Tăng LDL-C + giảm<br /> HDL-C<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> LDL-C<br /> <br /> Tỷ lệ rối loạn LDL-C là 38,3%, tăng<br /> LDL-C kết hợp tăng triglycerid cao nhất<br /> (29,6%).<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> Bảng 3: Mối liên quan giữa LDL-C với một số yếu tố nguy cơ tim mạch của nhóm<br /> BN ĐTĐ týp 2 nói chung.<br /> Các yếu tố nguy cơ<br /> Tuổi (nam ≥ 45, nữ ≥ 55)<br /> THA<br /> Hút thuốc lá<br /> Thừa cân, béo phì<br /> Uống rượu, bia<br /> Hoạt động thể lực ít<br /> <br /> LDL-C (mmol/l) (n = 115)<br /> Có (n = 103)<br /> <br /> 2,79 ± 1,00<br /> <br /> Không (n = 12)<br /> <br /> 2,47 ± 1,13<br /> <br /> Có (n = 76)<br /> <br /> 2,70 ± 0,89<br /> <br /> Không (n = 39)<br /> <br /> 2,81 ± 1,08<br /> <br /> Có (n = 57)<br /> <br /> 2,81 ± 1,00<br /> <br /> Không (n = 58)<br /> <br /> 2,90 ± 1,00<br /> <br /> Có (n = 65)<br /> <br /> 2,97 ± 1,01<br /> <br /> Không (n = 50)<br /> <br /> 2,63 ± 0,85<br /> <br /> Có (n = 41)<br /> <br /> 2,77 ± 1,04<br /> <br /> Không (n = 74)<br /> <br /> 2,70 ± 1,00<br /> <br /> Có (n = 33)<br /> <br /> 2,89 ± 0,97<br /> <br /> Không (n = 82)<br /> <br /> 2,70 ± 0,99<br /> <br /> p<br /> > 0,05<br /> > 0,05<br /> > 0,05<br /> < 0,05<br /> > 0,05<br /> > 0,05<br /> <br /> Nồng độ LDL-C ở nhóm BN thừa cân béo phì cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br /> nhóm không thừa cân béo phì (p < 0,05).<br /> Bảng 4: Mối liên quan giữa LDL-C với một số yếu tố nguy cơ tim mạch của nhóm<br /> BN ĐTĐ týp 2 có tăng LDL-C.<br /> Các yếu tố nguy cơ<br /> Tuổi (nam ≥ 45, nữ ≥ 55)<br /> THA<br /> Hút thuốc lá<br /> Thừa cân, béo phì<br /> Uống rượu, bia<br /> Hoạt động thể lực ít<br /> <br /> LDL-C (mmol/l) (n = 44)<br /> Có (n = 32)<br /> <br /> 3,73 ± 0,50<br /> <br /> Không (n = 11)<br /> <br /> 3,66 ± 0,34<br /> <br /> Có (n = 36)<br /> <br /> 3,79 ± 0,89<br /> <br /> Không (n = 8)<br /> <br /> 3,31 ± 0,62<br /> <br /> Có (n = 23)<br /> <br /> 3,88 ± 0,41<br /> <br /> Không (n = 21)<br /> <br /> 3,43 ± 0,54<br /> <br /> Có (n = 31)<br /> <br /> 3,75 ± 0,43<br /> <br /> Không (n = 13)<br /> <br /> 3,37 ± 0,59<br /> <br /> Có (n = 16)<br /> <br /> 3,67 ± 0,44<br /> <br /> Không (n = 28)<br /> <br /> 3,65 ± 0,52<br /> <br /> Có (n = 28)<br /> <br /> 3,97 ± 0,51<br /> <br /> Không (n = 16)<br /> <br /> 3,50 ± 0,48<br /> <br /> p<br /> > 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> > 0,05<br /> < 0,05<br /> <br /> Ở nhóm BN có tăng LDL-C, nồng độ LDL-C ở BN có thừa cân béo phì, hút thuốc lá,<br /> THA và hoạt động thể lực ít cao hơn có ý nghĩa thống kê so với BN không thừa cân<br /> béo phì, không hút thuốc lá, không THA, thường xuyên hoạt động thể lực<br /> (p < 0,05).<br /> 127<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch.<br /> Hút thuốc là yếu tố nguy cơ độc lập<br /> quan trọng gây bệnh tim mạch, nhưng khi<br /> hút thuốc lá ở người có kèm theo yếu tố<br /> nguy cơ khác như THA, ĐTĐ, rối loạn<br /> lipid máu, béo phì sẽ làm cộng hưởng các<br /> tác hại lên nhiều lần. Tổng kết năm 1990<br /> qua 10 năm nghiên cứu cho thấy nguy cơ<br /> mắc bệnh mạch vành tăng rõ rệt ở người<br /> hút thuốc lá [9]. Kết quả từ nghiên cứu<br /> Framingham đã chứng minh, nguy cơ đột<br /> tử cao hơn 10 lần ở nam và 5 lần ở nữ có<br /> hút thuốc. Nghiên cứu của chúng tôi thấy<br /> 49,6% BN trong tiền sử và hiện tại có hút<br /> thuốc lá (77,0% nam giới), cao hơn<br /> nghiên cứu Ngô Ngọc Tước: 32,62% [6],<br /> Hoàng Đình Tuấn là 36% (nam chiếm<br /> 64%) [5].<br /> Rượu và dẫn chất của rượu đã được<br /> ghi nhận có liên quan đến một số bệnh<br /> tim mạch, nội tiết, tiêu hóa… Rượu có<br /> tương tác với thuốc hạ glucose máu, dễ<br /> gây nhiễm toan, nhiễm axít lactic máu khi<br /> đang dùng metformin ở BN ĐTĐ khi uống<br /> nhiều. 5 nghiên cứu lớn trên gần 30.000<br /> biến cố tim mạch cho thấy những người<br /> dùng 1 đơn vị alcohol/ngày giảm được<br /> 20% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch so<br /> với người không uống rượu [2]. Uống<br /> rượu nhiều kèm theo THA và tăng nguy<br /> cơ bị đột quỵ do xuất huyết não. Nghiên<br /> cứu 39,1% BN tiền sử và hiện tại có uống<br /> rượu bia (chiếm 60,18% nam giới), không<br /> có nữ, kết quả này thấp hơn nghiên cứu<br /> của Ngô Ngọc Tước ở Kiên Giang<br /> (44,68%) [6], Khác biệt là do thói quen<br /> sinh hoạt của từng địa phương.<br /> Hoạt động thể lực thường xuyên và<br /> kéo dài làm gia tăng nhu cầu sử dụng<br /> 128<br /> <br /> nguồn năng lượng từ biến dưỡng lipid và<br /> glucid, từ đó làm giảm lượng mỡ trong cơ<br /> thể, chủ yếu ở vùng bụng giảm đi một<br /> cách đáng kể [3]. Ngoài ra, còn làm giảm<br /> lượng dự trữ glycogen hằng định trong<br /> cơ, qua đó làm gia tăng độ nhạy cảm<br /> insulin trong điều hòa glucose máu sau<br /> ăn. Trong nghiên cứu, 28,8% BN hoạt<br /> động thể lực ít (nam: 21,6%; nữ 41,5%),<br /> tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở nữ chiếm tỷ lệ<br /> cao hơn nam. Nghiên cứu của Ngô Ngọc<br /> Tước cho kết quả tương tự với 20,56% ít<br /> hoạt động thể lực [6].<br /> Thể trạng là một trong các yếu tố rất<br /> khác nhau giữa các nước trên thế giới,<br /> ngoài di truyền về gen, còn phụ thuộc vào<br /> sự phát triển của kinh tế, xã hội, tỷ lệ<br /> người thừa cân béo phì tăng theo tốc độ<br /> phát triển của kinh tế, xã hội. Từ các<br /> nghiên cứu điều tra dịch tễ cho thấy, tỷ lệ<br /> thừa cân, béo phì cao ở các nước phát<br /> triển kéo theo là hội chứng chuyển hoá,<br /> trong đó có ĐTĐ týp 2 [3, 10]. Tăng cân,<br /> béo phì được thể hiện bằng chỉ số BMI<br /> cao, đặc biệt là béo trung tâm với tăng<br /> vòng bụng gây đề kháng insulin, rối loạn<br /> lipid máu ở BN ĐTĐ [10]. Kết quả nghiên<br /> cứu cho thấy, BMI trung bình 23,5 ± 2,48<br /> kg/m2, tương đương với kết quả nghiên<br /> cứu của Lê Đình Tuân với chỉ số BMI<br /> trung bình là 23,6 ± 3,6 kg/m2, tỷ lệ BN có<br /> BMI ≥ 23 kg/m2 là 62,7% [4]. Nghiên cứu<br /> của Trần Văn Hiền 35,3% [1], thấp hơn<br /> nghiên cứu của Ngô Ngọc Tước (70,2%)<br /> [6]. THA và ĐTĐ là yếu tố nguy cơ cho<br /> bệnh lý bệnh mạch vành. Các nghiên cứu<br /> khác cũng cho thấy 30 - 70% biến chứng<br /> ĐTĐ có liên quan bệnh lý của THA [3].<br /> THA thường đi kèm ở BN ĐTĐ, tuy nhiên<br /> THA là một bệnh đi kèm hay là hậu quả<br /> của bệnh ĐTĐ rất khó phân biệt. Kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA chiếm 50,4%,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2