intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát nguyên nhân sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khảo sát nguyên nhân sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên" đề xuất, kiến nghị những giải pháp phù hợp gửi đến Khoa và Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tối ưu trong công tác tuyên truyền, tổ chức giúp sinh viên thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát nguyên nhân sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên

  1. KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, PHONG TRÀO SINH VIÊN Nguyễn Hoa Đỗ Quyên* Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Trúc Phương TÓM TẮT Khảo sát này được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên của sinh viên năm thứ nhất Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Thông qua dữ liệu thu thập được xác định mức độ quan tâm, sự hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng mà các hoạt động, phong trào sinh viên mang lại. Từ đó, đúc kết ra hai lĩnh vực về học thuật và hội nhập bao gồm các hoạt động thiên hướng kỹ năng, ngoại ngữ thu hút phần lớn sự quan tâm và tạo được hiệu ứng tích cực đối với sinh viên. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa thể tiếp cận, nắm bắt kịp thời, đầy đủ tất cả các thông tin về hoạt động, phong trào. Từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp phù hợp gửi đến Khoa và Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tối ưu trong công tác tuyên truyền, tổ chức giúp sinh viên thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên. Từ khóa: hoạt động ngoại khóa, nhận thức, phong trào sinh viên, quan tâm, giải pháp 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong bài viết Hoạt động ngoại khóa của Tổ chức giáo dục FPT-FPT Education đã có hướng giải thích lý do vì sao hoạt động ngoại khóa lại quan trọng và những lợi ích không tưởng của hoạt động ngoại khóa. Có thể đúc kết ra bốn lợi ích tiêu biểu như “ Giảm áp lực,tạo niềm vui, hứng thú. Nâng cao thể lực, rèn luyện kỹ năng. Cọ xát thực tế, mở rộng kiến thức đời sống, xã hội và làm đẹp hồ sơ khi xin việc, du học”. Mà những lợi ích này có thể đánh giá là vô cùng thiết thực đối với các bạn trẻ ngày nay. Hay theo toàn văn tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng phong trào “ Sinh viên 5 tốt” tại TP.HCM của Ban biên tập cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phong trào Sinh viên 5 tốt. Qua đó có thể rút ra ba giải pháp chủ yếu như công tác phát động, tuyên truyền, đa dạng hóa các hoạt động để sinh viên có thêm nhiều lựa chọn phù hợp và tầm nhìn tổng quan về lợi ích mà phong trào mang đến cho sinh viên. Trang Hutech.edu.vn Phòng công tác sinh viên của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM có đề cập: “Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt là mô hình tối ưu nhất để xây dựng hình ảnh người tri thức trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Nhìn chung, các bài viết nói trên cung cấp những giá trị về lợi ích của việc tham gia hoạt động ngoại khóa, công tác sinh viên. Các kết quả của các bài nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập rõ đến vấn đề lý do sinh viên ít tham gia các phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Khảo sát nguyên nhân sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM không tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên” để làm rõ vấn đề này. 1.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà bài khảo sát muốn hướng đến ở đây là trường Đại học Công nghệ TP.HCM mà đặc biệt Khoa Hàn Quốc học 2222
  2. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất Khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên 2.1.1. Hoạt động ngoại khóa là gì? Theo trang thedeweyschools.edu.vn “Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động được tổ chức ngoài chương trình học chính quy của học sinh. Các hoạt động này thường được tổ chức theo nhóm nhằm phát triển và nuôi dưỡng các kỹ năng của sinh viên”. Ở Khoa Hàn Quốc học,Trường Đại học Công nghệ TP.HCM các hoạt động này đa dạng và phong phú ở nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật nhất là 5 mảng sau: thể thao-văn hoá, văn nghệ, học thuật, tình nguyện, chính trị. Các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với các giá trị thực tế, tích lũy kỹ năng mềm kết hợp với kiến thức, lý thuyết trên lớp để trau dồi và phát triển tư duy, năng lực toàn diện. Giúp sinh viên có môi trường lý tưởng để thể hiện những sở trường, thế mạnh của bản thân, tự tin hơn trong bản lĩnh và phong cách làm việc. Tạo thêm các mối quan hệ xã hội mới, mở ra nhiều cơ hội hơn sau mỗi hoạt động. 2.1.2. Phong trào sinh viên là gì? Theo trang kthcm.edu.vn của Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM: “Phong trào sinh viên là một cuộc đua lớn trong sinh viên cả nước, là danh hiệu sinh viên có uy tín, là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng trong mỗi cá nhân sinh viên để rèn luyện, hoàn thiện ở 5 tiêu chí:Học tập tốt-Đạo đức tốt-Tình nguyện tốt-Hội nhập tốt-Thể lực tốt”. Ngoài ra, ở trường Đại học Công nghệ TP.HCM-HUTECH, còn một phong trào cũng lớn mạnh không kém nữa đó là "Lớp học tiên tiến" - đây là phong trào thi đua của tập thể lớp nhằm đề cao và phát huy tinh thần đoàn kết, cỗ vũ và khích lệ tinh thần "cùng nhau học tập, cùng nhau phát triển" ở các lớp. Theo số liệu tổng kết báo cáo kết quả thực hiện phong trào trong năm học 2021-2022, Khoa Hàn Quốc học có 32 bạn Sinh viên 5 tốt cấp Khoa, số lượng trên vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên không thể phủ nhận các tiêu chí xét Sinh viên 5 tốt ngày càng yêu cầu cao và bổ sung thêm một số tiêu chí phụ khó hơn. 2.1.3. Một số hoạt động tiêu biểu của khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM Hàng năm, có khoảng hơn 20 chương trình, hoạt động ở đa dạng các lĩnh vực được Khoa Hàn quốc học tổ chức, đặc biệt chú trọng vào 5 tiêu chí của phong trào Sinh viên 5 tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia và hoàn thành các tiêu chí. Điển hình như các hoạt động nổi bật dưới đây: Tiêu chí thể lực tốt: Hội thao sinh viên khoa Hàn Quốc học năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023, chương trình kiểm tra thể lực gây quỹ ‘‘Vì một niềm tin hạnh phúc’’nằm trong chiến dịch Xuân tình nguyện. Tiêu chí hội nhập tốt: Về kỹ năng: Chương trình Chinh phục nhà tuyển dụng, hướng dẫn kỹ năng viết CV và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Hàn. Chương trình tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc và kỹ năng giao tiếp. Về hội nhập, giao lưu quốc tế: Ngày hội văn hóa Hàn Quốc trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc-món JJIMDAK. Road to Hangeul 2022-The next KPOP Generation, ngày hội ngôn ngữ và văn hóa Đông Á 2023. Tiêu chí tình nguyện tốt: Chiến dịch Xuân tình nguyện 2023, chương trình ‘Nụ cười ánh trăng’, chương trình quyên góp gây quỹ ‘‘Vì trẻ em thân yêu-Tô vẽ hạnh phúc’’. 2223
  3. Tiêu chí học tập tốt: Hội thảo học tiếng Hàn qua nhạc phim, cuộc thi nói tiếng Hàn, cuộc thi ‘Rung chuông vàng’ tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Tiêu chí đạo đức tốt: Cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I. 2.2. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tham gia các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên của sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tham gia phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa của sinh viên năm thú nhất, năm thứ hai khoa Hàn Quốc học, tôi đã tạo bảng câu hỏi khảo sát và thực hiện từ ngày 18/04/2023 đến ngày 20/04/2023 thông qua Biểu mẫu Google Form với bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn (kèm link biểu mẫu khảo sát và bộ câu hỏi bên dưới). Link biểu mẫu khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdsrnG0gyhYUdBhHEqXng52rYpSlAXHWgizkO-uRE8- zT37wA/closedform Bài khảo sát được thực hiện với bộ câu hỏi sau: (Bảng 1) Bảng 1: Bộ câu hỏi khảo sát nhận thức và thực trạng của sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa. STT Câu hỏi 1 Bạn có hứng thú với phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa không? 2 Bạn hiểu thế nào về phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa? 3 Mỗi học kỳ bạn tham gia bao nhiêu hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên? 4 Đối với phong trào sinh viên lớn như Sinh viên 5 tốt, Lớp học tiên tiến, bạn có thấy cần thiết với bản thân mình? 5 Bạn có tiếp cận được tất cả các thông tin về phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa của khoa không? Bài khảo sát được thực hiện với 60 sinh viên năm thứ nhất tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM nhằm đánh giá sự nhận thức và thực trạng tham gia các phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa của sinh viên. 2.2.2. Kết quả khảo sát 2.2.2.1. Số liệu kết quả thu được sau khảo sát Sau khi thực hiện khảo sát, tôi nhận định được sinh viên năm thứ nhất tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM hứng thú với phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa là các hoạt động cần thiết cho sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên chưa hiểu rõ về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa nên chưa có hứng thú tìm hiểu và tham gia. 2224
  4. Bạn có hứng thú với phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa không? Có Không 71,6% (43/60 sinh viên) 28,4% (17/60 sinh viên) Bảng 2: Bảng số liệu tỷ lệ sinh viên hứng thú với phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa 2.2.2.2. Phân tích số liệu Đối với số liệu thu được sau khi kết thúc khảo sát vào ngày 20/04/2023, tôi chia số liệu thành 2 phần: Sự nhận thức của sinh viên về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa và Sự cần thiết và tính tiếp cận của phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa của sinh viên. 2.2.2.2.1. Sự nhận thức của sinh viên về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa Nhằm thống kê được nhận thức của sinh viên về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa, tôi đã đề ra câu hỏi “Bạn hiểu thế nào về phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa?” Ở biểu đồ 1 đã thể hiện đa phần sinh viên nhận thức được “ Phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa là các hoạt động cần thiết cho sinh viên” chiếm 35,7%. Tiếp theo “Chưa hiểu rõ phong trào sinh viên là gì” chiếm 32,1%. Tỷ lệ sinh viên có nhận thức “có cũng được, không có cũng được” cũng chiếm tỷ lệ cao là 26,8%. Tỷ lệ sinh viên có nhận thức “Không quan tâm đến cụm từ “Phong trào sinh viên”” chiếm 5,4%. Thông qua số liệu, tôi rút ra sinh viên năm thứ nhất có nhận thức chưa đầy đủ và hoàn thiện về phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa. Chính vì thế cần đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình và nâng cao nhận thức của sinh viên hơn về phong trào sinh viên và hoạt động ngoại khóa. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhận biết của sinh viên về hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên 2.2.2.2.2. Sự cần thiết và tính tiếp cận của phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa của sinh viên 2225
  5. Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên sinh viên Nhằm thống kê được nhận thức của sinh viên về sự cần thiết tham gia các phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa, tôi đã đề ra câu hỏi “Đối với phong trào sinh viên lớn như Sinh viên 5 tốt và lớp học tiên tiến. Bạn có thấy cần thiết với bản thân mình không?” Tôi đã thu được kết quả thể hiện ở Biểu đồ 2 như sau Tỷ lệ sinh viên cảm thấy cần thiết và rất cần thiết chiếm 44,7%, đây cũng là dấu hiệu tích cực cần được duy trì và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa hơn nữa. Bên cạnh đó tỷ lệ sinh viên cảm thấy không quan tâm chiếm 33,9%, tỷ lệ sinh viên cảm thấy không cần thiết chiếm 21,4%. Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tính tiếp cận thông tin về các phong trào sinh viên, hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đa số sinh viên gặp phải vấn đề và khó khăn trong việc nắm bắt thông tin,vì thế có 30,4% chưa nắm bắt kịp thời và 28,6% chưa nắm bắt đầy đủ để tham gia các hoạt động sinh viên, phong trào ngoại khóa. Vì thế có thể xem đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sinh viên chưa tham gia nhiều các hoạt động, phong trào được tổ chức. Tuy nhiên có thể nói công tác truyền thông và phổ biến của Khoa ở mức tương đối nhanh chóng, kịp thời khi có 32,1% sinh viên tiếp cận và nắm bắt thông tin, dù vẫn còn phần nhỏ không đáng kể chiếm 8,9% sinh viên vẫn chưa thể tiếp cận ở thời điểm hiện tại. 3. Đề xuất, kiến nghị cho sinh viên 2226
  6. Đầu tiên, sinh viên nên chủ động hơn trong việc theo dõi, cập nhật các trang truyền thông của Khoa, tiếp nhận sớm các thông tin từ Ban cán sự lớp. Chủ động liên hệ với fanpage Khoa hoặc nhân viên phụ trách mảng công tác sinh viên để được hỗ trợ và giải quyết khó khăn khi tham gia các hoạt động, phong trào. Thứ hai sinh viên nên nhìn nhận các mặt tích cực từ vai trò,giá trị và lợi thế khi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên. Hiểu được ngoài việc học lý thuyết cơ sở trên lớp thì việc học hỏi thêm các kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động, phong trào cũng rất quan trọng và bổ ích. Thứ ba, sinh viên cần tự tin, mạnh dạn đăng ký tham gia các hoạt động,phong trào để rèn luyện, trau dồi và phát triển bản thân, học hỏi, giao lưu và tạo dựng thêm các mối quan hệ xã hội khi thử sức trong môi trường mới, gặp gỡ bạn mới để mở ra các cơ hội, lợi thế cho chính bản thân mình. 4. Kết luận Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên mà Nhà trường và Khoa phát động, tổ chức. Có thể nói việc này xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu sau. Một là bản thân sinh viên chưa thật sự nhận thức rõ và có cái nhìn đúng đắn về vai trò, lợi ích khi tham gia các hoạt động,phong trào mà cá nhân sinh viên sẽ nhận được. Hai là do sinh viên chưa nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác nguồn thông tin khi có thông báo về các hoạt động, phong trào. Dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đăng ký và tham gia. Ba là sinh viên chưa dám bức phá, tự tin và vượt qua giới hạn của bản thân để thể hiện tài năng, thế mạnh và khẳng định giá trị của mình. Vì thế qua kết quả khảo sát cũng như bài nghiên cứu này, đề xuất đến khoa và cá nhân sinh viên các giải pháp có thể xem là khả quan và thiết thực nhất để cải thiện thực trạng trên. Mục đích nhằm nâng cao năng lực tổ chức, chất lượng của các hoạt động ngoại khóa,phong trào sinh viên. Bên cạnh đó còn giúp sinh viên chủ động, tích cực hơn khi hưởng ứng và tham gia các hoạt động, phong trào. Thông qua mỗi chương trình đều tích lũy, học hỏi, khám phá thêm nhiều kỹ năng và kiến thức bổ ích có thể áp dụng vào chuyên môn cũng như thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng phong trào“Sinh viên 5 tốt”tại Thành phố Hồ Chí Minh, doanthanhnien.vn, được dowload tại địa chỉ https://doanthanhnien.vn/tin-tuc/hoi-sinh-vien-viet- nam/tham-luan-giai-phap-nang-cao-chat-luong-phong-trao-sinh-vien-5-tot-tai-thanh-pho-ho-chi-minh vào ngày 10/04/2023 2. Sinh hoạt ngoại khóa-nền tảng rèn luyện kỹ năng mềm toàn diện, thedewayschools, được dowload tại địa chỉ https://thedeweyschools.edu.vn/sinh-hoat-ngoai-khoa-nen-tang-ren-luyen-ky-nang-mem- toan-dien/ vào ngày 12/04/2023 3. Tổng hợp 5 hiệu quả từ hoạt động ngoại khóa, fpt.edu.vn, https://fpt.edu.vn/tin-tuc/trai-nghiem- fpt-edu/hieu-qua-tu-hoat-dong-ngoai-khoa vào ngày 12/04/2023 4. Tham gia Sinh viên 5 tốt,chúng ta được gì ?, Phòng công tác sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được dowload tại địa chỉ https://www.hutech.edu.vn/phongctsv/hoat- dong/van-hoa-van-nghe/14577917-tham-giasinh-vien-5-tot-chung-ta-duoc-gi vào ngày 13/04/2023 5. Văn kiện Đại hội Liên Chi hội Khoa Hàn Quốc học lần I nhiệm kỳ 2023-2025 2227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2