intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát nguyện vọng sinh con ở bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản

Chia sẻ: ViStockholm2711 ViStockholm2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá tỉ lệ bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản có nguyện vọng muốn sinh con. Hầu hết bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản đã lập gia đình và có ít nhất 1 con tại thời điểm chẩn đoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát nguyện vọng sinh con ở bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản

Bệnh viện Trung ương Huế<br /> <br /> <br /> KHẢO SÁT NGUYỆN VỌNG SINH CON<br /> Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỤ KHOA TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN<br /> Trần Đặng Ngọc Linh1, Nguyễn Thụy Vân Khanh2,<br /> Nguyễn Thị Ánh Mai1, Nguyễn Thị Thanh Thủy1<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản có nguyện vọng muốn sinh con.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân ≤ 45 tuổi được chẩn đoán và điều trị ung thư<br /> phụ khoa tại khoa Xạ 2 – Bệnh viện Ung Bướu được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn.<br /> Kết quả: 92% bệnh nhân đã có ít nhất 1 con tại thời điểm chẩn đoán, chỉ có 8% bệnh nhân chưa có con.<br /> 96% các bệnh nhân đã lập gia đình. 44% bệnh nhân mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản và 27,3%<br /> bệnh nhân có nguyện vọng muốn sinh thêm con.<br /> Kết luận: Hầu hết bệnh nhân ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản đã lập gia đình và có ít nhất 1 con<br /> tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn có nguyện vọng muốn sinh thêm con và mong<br /> muốn bảo tồn chức năng sinh sản.<br /> Từ khóa: ung thư phụ khoa, độ tuổi sinh sản<br /> <br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE WILLING OF REPRODUCTIVE AGE GYNECOLOGIC CANCER PATIENTS IN<br /> HAVING MORE CHILDREN<br /> Tran Dang Ngoc Linh1, Nguyen Thuy Van Khanh2,<br /> Nguyen Thi Anh Mai1, Nguyen Thi Thanh Thuy1<br /> <br /> <br /> Purpose: To survey the willing of reproductive age gynecologiccancer patients in having more children<br /> after treatment.<br /> Patients and Methods: 150 gynecologic cancer patients ≤ 45 years old at Radiation Department 2,<br /> HCM city Oncology Hospital answered the questionnaire.<br /> Results: 92% of reproductive age gynecologic cancer patients already had birth at the time of diagnosis.<br /> 96% of the patients had married yet. 44% of patients desired reproductive conservation therapy and 27.3%<br /> of patients wanted to have more children after treatment.<br /> Conclusion: Most reproductive age gynecologic cancer patients had married and given birth already<br /> at the time of diagnosis. However, many patients still wanted to have reproductive conservation therapy<br /> so they could having more children after treatment.<br /> Keywords: gynecologic cancer, reproductive age<br /> 1. Bệnh viện Ung bướu Tp HCM - Ngày nhận bài (Received): 25/6/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;<br /> 2. Trường ĐH Y Dược Tp HCM - Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019<br /> - Người phản hồi (Corresponding author): Trần Đặng Ngọc Linh1<br /> - Email: tranlinhub04@yahoo.com; Sđt: 0708803465<br /> <br /> <br /> Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019 173<br /> Khảo sát nguyện vọng sinh<br /> Bệnh con<br /> viện ở bệnh<br /> Trung nhân...<br /> ương Huế<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế có 150 bệnh nhân được phỏng vấn.<br /> Ung thư phụ khoa (bao gồm: ung thư cổ tử cung, 2.2. Phương pháp: phỏng vấn theo bảng câu<br /> ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hỏi<br /> âm hộ, ung thư buồng trứng) là bệnh lý ác tính Phỏng vấn được thực hiện bởi nhân viên y tế theo<br /> thường gặp ở phụ nữ, trong đó ung thư cổ tử cung là mẫu câu hỏi được soạn sẵn. Bệnh nhân có quyền từ<br /> ung thư phụ khoa thường gặp nhất, có tỉ lệ mắc và tỉ chối không trả lời hay ngưng trả lời bất cứ lúc nào.<br /> lệ tử vong đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ Kết quả phỏng vấn sẽ được tổng hợp và xử lý<br /> nữ trên toàn cầu (2018) [1]. bằng phần mềm SPSS 13.0 for Windows.<br /> Ung thư phụ khoa ngoài việc ảnh hưởng đến sức 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá<br /> khỏe chung và tính mạng, việc điều trị còn có thể Tiêu chuẩn đánh giá chính: Tỉ lệ bệnh nhân có<br /> ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản, thiên chức nguyện vọng muốn sinh con.<br /> của người phụ nữ [2].<br /> Ngày nay, người phụ nữ hiện đại có xu hướng III. KẾT QUẢ<br /> lập gia đình trễ, sinh con trễ và sinh ít con. Đỉnh tuổi 3.1. Bệnh nhân<br /> của ung thư phụ khoa thường là lớn tuổi. Tuy nhiên, 3.1.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân tham gia<br /> không ít trường hợp ung thư phụ khoa xuất hiện ở nghiên cứu<br /> người trẻ, những phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản, Tổng cộng có 150 bệnh nhân đều là nữ ≤ 45 tuổi<br /> chưa sinh con hoặc chưa có đủ số con. Vì vậy, họ điều trị tại khoa Xạ 2 – BV Ung Bướu TPHCM.<br /> mong muốn có thể sinh thêm con. Tuổi trung bình: 37 tuổi, trung vị 38 tuổi, độ lệch<br /> Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có khảo sát nào được chuẩn: 5,6 tuổi.<br /> công bố về nguyện vọng sinh con ở bệnh nhân ung<br /> thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản.<br /> Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm đánh giá:<br /> - Nguyện vọng muốn sinh con ở các bệnh nhân<br /> ung thư phụ khoa trong độ tuổi sinh sản.<br /> - Nguyện vọng muốn bảo tồn chức năng sinh sản<br /> ở các bệnh nhân này.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của các bệnh nhân<br /> Các bệnh nhân ≤ 45 tuổi được chẩn đoán xác Bảng 1: Phân bố các loại ung thư của nhóm bệnh nhân<br /> định là ung thư có giải phẫu bệnh lý xác định nhập Loại ung thư n %<br /> viện tại khoa Xạ 2 - Bệnh viện Ung Bướu TPHCM.<br /> Cổ tử cung 140 93,3<br /> Bệnh nhân được giải thích về mục đích cuộc<br /> khảo sát và đồng ý trả lời phỏng vấn. Nội mạc tử cung 3 2<br /> Cỡ mẫu: do chưa có khảo sát nào tương tự về vấn Âm hộ 3 2<br /> đề này, chúng tôi chọn dự kiến tỉ lệ trả lời bệnh nhân Âm đạo 2 1,3<br /> có nguyện vọng muốn sinh con là 50% để số mẫu là Khác (a) 2 1,3<br /> tối đa, p=0,5, độ lệch chuẩn 10%, α=0,05.<br /> Ghi chú: (a): 1 ca Sarcôm thân tử cung,<br /> Cỡ mẫu n ≥ (1,96)2 p(1-p)/(0,1)2 = 96 bệnh nhân. 1 ca Sarcôm môi lớn<br /> <br /> 174 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019<br /> Bệnh viện Trung ương Huế<br /> <br /> Bảng 2: Trình độ học vấn của nhóm bệnh nhân 3.1.2. Các câu trả lời về tiếp nhận thông tin<br /> Trình độ học vấn n % Câu hỏi 1. Tình trạng hôn nhân hiện tại của Cô/<br /> Bà là gì?<br /> Mù chữ 12 8<br /> Tiểu học 42 28<br /> Trung học cơ sở 49 32,7<br /> Trung học phổ thông 33 22<br /> Đại học / Cao đẳng 8 5,3<br /> Không rõ 6 4<br /> Dân tộc: Kinh 96%; Hoa 2%; Khơ me 1.3%; Ba<br /> Biểu đồ 2: Tình trạng hôn nhân hiện tại của bệnh nhân<br /> na 0.7%<br /> Bảng 3: Nguyện vọng của bệnh nhân về mong muốn sinh thêm con<br /> Câu hỏi Trả lời<br /> Có Chưa<br /> C2. Cô/Bà đã có con chưa?<br /> 92% 8%<br /> C3. Số con còn sống hiện tại của >2 2 1 0<br /> Cô/Bà là bao nhiêu? 10% 51,3% 30,7% 8%<br /> C4. Cô/Bà còn muốn sinh thêm Không Không rõ Có<br /> con sau này nữa không? 56,7% 16% 27,3%<br /> Chưa<br /> 1 2<br /> C5. Nếu muốn sinh thêm, Cô/Bà muốn sinh thêm bao nhiêu con? xác định<br /> 24% 2%<br /> 1,3%<br /> Bảng 4: Nguyện vọng của bệnh nhân về mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản<br /> Câu hỏi Trả lời<br /> C6. Cô/Bà có muốn bảo tồn Không Không rõ Có<br /> chức năng sinh sản không? 24,7% 31,3% 44%<br /> Còn muốn Vấn đề<br /> Khác<br /> C7. Lý do Cô/Bà muốn bảo tồn chức năng sinh sản? sinh thêm con QHTD (b)<br /> 5,3%<br /> 27,3% 11,3%<br /> Chú thích: (b) QHTD: quan hệ tình dục<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN âm đạo, ít có vai trò trong điều trị ung thư buồng<br /> Đặc điểm nhóm bệnh nhân trứng. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường gặp<br /> Tại các nước đang phát triển, ung thư cổ tử cung nhất chiếm đến 80-90% tổng số bệnh của khoa, kế<br /> là ung phụ khoa thường gặp nhất, kế đến là ung thư đến là ung thư nội mạc tử cung. Trong khảo sát này,<br /> nội mạc tử cung, buồng trứng, âm hộ và âm đạo, 90% bệnh nhân được khảo sát là bệnh nhân ung thư<br /> đây cũng là thứ tự các ung thư phụ khoa thường gặp cổ tử cung phù hợp với phân bố bệnh tại khoa Xạ 2.<br /> tại Việt Nam [1]. Khoa Xạ 2 Bệnh viện Ung Bướu Đỉnh tuổi thường gặp trong ung thư phụ khoa<br /> TPHCM phụ trách xạ trị các ung thư phụ khoa. Xạ thường là lớn tuổi, đối với ung thư cổ tử cung, nội<br /> trị cùng với phẫu trị là mô thức điều trị chính trong mạc tử cung, buồng trứng là sau 50 tuổi, riêng với<br /> các ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ và ung thư âm hộ và âm đạo đỉnh tuổi xảy ra trễ hơn,<br /> <br /> Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019 175<br /> Khảo sát nguyện vọng<br /> Bệnh<br /> sinh<br /> viện<br /> con<br /> Trung<br /> ở bệnh<br /> ương<br /> nhân...<br /> Huế<br /> <br /> thường sau 60 tuổi. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng mình còn sống được bao lâu và làm sao để điều trị<br /> có thể gặp ở người rất trẻ, thậm chỉ ở trẻ em như đối bệnh. Nhiều bệnh nhân không thể đưa ra được quyết<br /> với ung thư buồng trứng loại tế bào mầm. Ung thư định về nguyện vọng có muốn sinh thêm con không<br /> cổ tử cung rất hiếm gặp ở người dưới 20 tuổi, hiếm và buông xuôi để tùy bác sĩ quyết định. Điều này<br /> gặp ở người trẻ dưới 25 tuổi, sau 25 tuổi tần suất không khác biệt nhiều đối với bệnh nhân ở các nước<br /> tăng dần cho đến sau 50 tuổi. Ung thư nội mạc tử phương Tây khi nguyện vọng muốn sinh thêm con<br /> cung có tuổi mắc bệnh và đỉnh tuổi thường gặp trễ thay đổi nhiều ở thời điểm trước và sau khi tiếp nhận<br /> hơn ung thư cổ tử cung. chẩn đoán (48,1% giảm còn 27,5%) [5] và nhiều<br /> Trong nghiên cứu này, do đối tượng khảo sát nằm bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị đã cảm thấy hối<br /> trong độ tuổi sinh sản ≤ 45 tuổi, chúng tôi ghi nhận tiếc và thay đổi nguyện vọng so với lúc đầu [6,7].<br /> tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi, tuổi trung bình là 37 tuổi, Trong khảo sát của chúng tôi, có 27,3% bệnh<br /> tuổi trung vị là 38 tuổi là phù hợp. Đỉnh tuổi thường nhân cho biết là còn có ý định muốn sinh thêm con.<br /> gặp nhất của khảo sát này là 41-45 tuổi chiếm 34%, Tuy nhiên vẫn ưu tiên cho điều trị chỉ khi nào việc<br /> có 35,3% số bệnh nhân ≤ 35 tuổi. điều trị vẫn an toàn thì mới xét đến việc sinh thêm<br /> Trình độ văn hóa tiểu học là 28%, trung học cơ con. Các bệnh nhân này tập trung ở nhóm chưa lập<br /> sở 32.7%, trung học phổ thông 22% và đại học/ gia đình và chưa sinh con. Đối với các bệnh nhân chỉ<br /> cao đẳng 5.3%. Nhìn chung, đại đa số bệnh nhân có 1 con, không ít bệnh nhân cũng không hay chưa<br /> (>90%) biết chữ, có thể đọc viết, trong đó gần 1/3 có ý định sinh thêm con. Các bệnh nhân này chiếm<br /> có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên, đa số trong số 16% bệnh nhân lựa chọn không rõ là<br /> đây là những đối tượng có khả năng tự tìm hiểu về muốn sinh con nữa hay không.<br /> bệnh của mình và có đủ trình độ tiếp thu các thông Theo thống kê dân số của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ<br /> tin về chẩn đoán và điều trị. sinh trung bình của người Việt Nam trong 5 năm gần<br /> Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân đã lập gia đình đây là 1,96 con / mẹ (2017) [4] nên những bệnh nhân<br /> và có con (96% và 92%), trong đó có 30,7% có 1 đã có đủ 2 con hoặc hơn thì ít quan tâm đến vấn đề<br /> con còn 61,3% đã có từ 2 con trở lên, chỉ có 8% là bảo tồn chức năng sinh sản. Trong nghiên cứu này, có<br /> chưa có con. Tuy nhiên có đến 27,3% số bệnh nhân 61,3% bệnh nhân đã có từ 2 con trở lên, hầu như bệnh<br /> có nguyện vọng mong muốn sinh thêm con và 16% nhân không còn ý định sinh thêm con. Ngược lại, có<br /> không thể xác định được mình có nguyện vọng sinh đến 38,7% bệnh nhân chưa có hay chỉ có 1 con thì<br /> thêm con trong tương lai hay không. vấn đề này cần phải được bàn luận kỹ với bệnh nhân.<br /> Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy độ Với sự thay đổi của xã hội ngày nay, nhiều bệnh<br /> tuổi kết hôn lần đầu trung bình của phụ nữ Việt Nam nhân ly hôn hoặc tái hôn sau điều trị [8]. Khi điều<br /> vào năm 2016 (mới nhất) ở nông thôn là 24,5 tuổi, trị bệnh ổn định thời gian dài, khỏi bệnh, nhiều bệnh<br /> ở thành thị là 26,4 tuổi. Trong khảo sát này chỉ có 2 nhân kết hôn lần hai, lúc này có thể phát sinh nhu<br /> bệnh nhân ở độ tuổi dưới 25tuổi nên 96% bệnh nhân cầu có con với chồng sau. Vì vậy, bất cứ lúc nào có<br /> đã kết hôn là phù hợp [3]. cơ hội bảo tồn chức năng sinh sản, bác sĩ cần đặt vấn<br /> Quan điểm của bệnh nhân về nguyện vọng đề và bàn luận nghiêm túc với bệnh nhân.<br /> muốn sinh thêm con Quan điểm của bệnh nhân về nguyện vọng bảo<br /> Các bệnh nhân khi được phỏng vấn đa số đều tỏ tồn chức năng sinh sản<br /> ra bối rối khi vừa tiếp nhận tin xấu. Họ căng thẳng, Kết quả cho thấy 44% bệnh nhân có mong muốn<br /> đau buồn, sợ chết, lo lắng cho gia đình, người thân. được bảo tồn chức năng sinh sản, trong đó các lí do<br /> Mối quan tâm của bệnh nhân lúc này chủ yếu là chính được đưa ra là vì muốn sinh thêm con (27,3%)<br /> <br /> <br /> 176 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019<br /> Bệnh viện Trung ương Huế<br /> <br /> và lo sợ ảnh hưởng đến đời sống tình dục (11,3%). tồn chức năng sinh sản trong một số trường hợp ung<br /> Bên cạnh đó cũng khá nhiều bệnh nhân không thể thư buồng trứng. Điều trị nội tiết giúp bảo tồn chức<br /> đưa ra được quyết định cho mình (31,3%) khi còn năng sinh sản trong một số rất ít trường hợp ung thư<br /> nhiều lo lắng, băn khoăn trong việc quyết định điều nội mạc tử cung giai đoạn rất sớm phụ thuộc nội<br /> trị bệnh và lựa chọn các phương pháp điều trị. tiết. Ngược lại, ung thư âm hộ nếu chỉ được phẫu<br /> Nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của thuật đơn thuần ở giai đoạn sớm hầu như không<br /> bệnh nhân ung thư sau điều trị cho thấy các vấn đề ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tuy nhiên rất<br /> liên quan đến sinh sản và tình dục đã ảnh hưởng ít bệnh nhân ung thư âm hộ được hưởng lợi ít này,<br /> nhiều đến tâm lý của bệnh nhân [5, 9, 10, 11]. Khảo phần vì ung thư âm hộ thường xảy ra ở người lớn<br /> sát của Jessica R Gorman và các cộng sự (2010) tuổi, phần vì đa số gặp ở giai đoạn muộn cần xạ trị<br /> cho rằng vấn đề liên quan đến sinh sản sau điều trị bổ túc sau mổ. Xạ trị vùng chậu điều trị các ung<br /> góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm kéo dài, thư phụ khoa (ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung)<br /> gần 20% trường hợp đã được báo cáo [5]. Gần đây, hay xạ trị hạch chậu trong ung thư âm hộ sẽ làm<br /> Chapman CH và các cộng sự (2018) đã báo cáo mất chức năng sinh sản của buồng trứng, do đó nếu<br /> 78,7% bệnh nhân ung thư phụ khoa sau điều trị với bệnh nhân cần bảo tồn chức năng sinh sản thì cần<br /> phương pháp xạ trị cho rằng vấn đề tình dục là một thiết phải phẫu thuật chuyển vị buồng trứng ra khỏi<br /> trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất trường chiếu xạ hay phẫu thuật lấy buồng trứng ra<br /> lượng cuộc sống [7]. dự trữ trước khi xạ trị.<br /> Muốn bảo tồn chức năng sinh sản, điều kiện tiên<br /> quyết là phải giữ được buồng trứng. Lý tưởng nhất V. KẾT LUẬN<br /> là giữ lại được 1 buồng trứng và tử cung, như vậy Khảo sát ở bệnh nhân ung thư phụ khoa trong<br /> sau này bệnh nhân có thể thụ thai, mang thai và sinh độ tuổi sinh sản cho thấy 96% bệnh nhân đã lập gia<br /> con bình thường. Nếu chỉ giữ được buồng trứng mà đình và 92% có con. Tuy nhiên 27,3% bệnh nhân<br /> không giữ được tử cung thì sau này bệnh nhân phải vẫn có nguyện vọng muốn sinh thêm con và 44%<br /> nhờ thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ. Nếu đánh giá bệnh nhân mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản.<br /> không thể giữ được buồng trứng và cả tử cung thì có Như vậy, việc giải thích các ảnh hưởng của điều<br /> thể tư vấn bệnh nhân dự trữ trứng trước khi điều trị, trị cho bệnh nhân và đưa ra các biện pháp hỗ trợ,<br /> sau này phải thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ. Về chuẩn bị trước (Ví dụ như lưu trữ trứng,...) để giải<br /> điều trị, phẫu trị bảo tồn có thể giúp bảo tồn được quyết các ảnh hưởng đó tùy theo nguyện vọng của<br /> buồng trứng, tử cung trong ung thư buồng trứng và bệnh nhân là rất cần thiết. Nên tư vấn kỹ để khắc<br /> cổ tử cung giai đoạn sớm. Hóa trị cũng giúp bảo phục được các vấn đề tâm lý sau điều trị.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Globocan 2018 – World Health Organization treatments-affect-fertility.html on June 28, 2017.<br /> (WHO). 3. Tổng cục Thống kê Việt Nam. http: www.gso.<br /> 2. Miriam F, Tracy W, Rick A, MD, et al. How gov.vn/SLTK/<br /> Cancer Treatments Can Affect Fertility in 4. Phòng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Bảng<br /> Women. Accessed at https://www.cancer.org/ dân số Việt Nam 1955 – 2017. https://danso.org/<br /> treatment/treatments-and-side-effects/physical- viet-nam/.<br /> side-effects/fertility-and-sexual-side-effects/ 5. Chapman CH, Heath G, Fairchild P, et al. Gyne-<br /> fertility-and-women-with-cancer/how-cancer- cologic radiation oncology patients report unmet<br /> <br /> <br /> Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019 177<br /> Khảo sát nguyện vọng<br /> Bệnh<br /> sinh<br /> viện<br /> con<br /> Trung<br /> ở bệnh<br /> ương<br /> nhân...<br /> Huế<br /> <br /> needs regarding sexual health communication ung thư.Tạp chí Ung thư học Việt Nam 2012; số<br /> with providers. J Cancer Res Clin Oncol. 2019; 4: 595-600.<br /> 145(2):495-502. 9. Kent EE, Arora NK, Rowland JH, et al. Health in-<br /> 6. Halliday LE, Boughton MA, Kerridge I. Moth- formation needs and health-related quality of life<br /> ering and self-othering: the impact of uncertain in a diverse population of long-term cancer sur-<br /> reproductive capability in young women after vivors. Patient Educ Couns. 2012; 89(2):345-52.<br /> hematological malignancy. Health Care Women 10. Halliday LE, Boughton MA, Kerridge I. Moth-<br /> Int. 2014; 35(3):249-65. ering and self-othering: the impact of uncertain<br /> 7. Catherine Benedict, PhD, Bridgette Thom, MS, reproductive capability in young women after<br /> Joanne F. Kelvin, RN. Young Adult Female Can- hematological malignancy. Health Care Women<br /> cer Survivors’ Decision Regret About Fertil- Int. 2014; 35(3):249-65.<br /> ity Preservation. J Adolesc Young Adult Oncol. 11. Jessica R Gorman, Vanessa L Malcame, Scott<br /> 2015; 4(4): 213–8. C Roesch, et al. Depressive Symptoms among<br /> 8. Hoàng Thị Thanh Thúy, Cam Ngọc Thúy, Trần Young Breast Cancer Survivors: The Importance<br /> Đặng Ngọc Linh, và cs. Khảo sát quan điểm và of Reproductive Concerns. Breast Cancer Res<br /> tình hình tái khám sau điều trị của bệnh nhân Treat. 2010; 123(2): 477–485.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 178 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2