intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát nồng độ oestrogen trên bệnh nhân nữ lao phổi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát sự thay đổi nồng độ estradiol trong máu trên bệnh nhân nữ được chẩn đoán lao phổi và được điều trị lao. Từ 01/2007 đến 01/2008, có 24 trường hợp bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán xác định lao phổi và được điều trị lao với phác đồ 2RHZ/6HR.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát nồng độ oestrogen trên bệnh nhân nữ lao phổi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ OESTROGEN<br /> TRÊN BỆNH NHÂN NỮ LAO PHỔI<br /> Trần Minh Trúc Hằng* – Ngô Thanh Bình*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ estradiol trong máu trên bệnh nhân nữ được chẩn đoán lao phổi và<br /> được điều trị lao.<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang phân tích<br /> Kết quả: Từ 01/2007 đến 01/2008, có 24 trường hợp bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán xác định lao phổi và<br /> được điều trị lao với phác đồ 2RHZ/6HR. Tuổi trung bình 38,2 (25 – 68 tuổi). Tập trung nhiều nhất từ 30 – 49<br /> tuổi (66,8%). Tất cả các trường hợp đều đã lập gia đình. Trong quá trình điều trị lao, phản ứng phụ xảy ra nhiều<br /> nhất là biểu hiện tăng khả năng ham muốn tình dục (75%). Hiện tượng này xảy ra song hành với sự gia tăng<br /> của estradiol trong máu. Mặt khác, chúng tôi ghi nhận sau giai đoạn tấn công (ngưng PZA, chỉ còn sử dụng R<br /> và H trong giai đoạn duy trì), ham muốn tình dục và lượng estradiol trong máu vẫn tiếp tục tăng cao. Sau đó,<br /> khi ngưng điều trị lao, hiện tượng này và lượng estradiol trong máu giảm cùng lúc về với trị số ban đầu như<br /> trước khi điều trị lao. Điều này chứng tỏ R và H tác động đến sự thay đổi nồng độ estradiol/máu trong quá trì nh<br /> trong và sau khi điều trị lao.<br /> Kết luận: sự thay đổi nồng độ estradiol trong máu trên bệnh nhân nữ lao phổi bị tác động bởi R và H trong<br /> quá trình điều trị lao.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SURVEY OF CONCENTRATION OF OESTROGEN IN BLOOD IN WOMEN PATIENTS<br /> WITH PULMONARY TUBERCULOSIS<br /> Tran Minh Truc Hang, Ngo Thanh Binh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 152 - 156<br /> Objective: to study the change of concentration of estradiol in blood in women patients who were diagnosed<br /> pulmponary tuberculosis (TB) and were treated with antituberculous drugs.<br /> Method: analytical cross-sectional study.<br /> Results: From 01/2007 to 01/2008, there were 24 women patients who were diagnosed pulmonary TB and<br /> were treated with 2RHZ/6HR. Their average age was 38.2 (range, 25 – 68). the most common age were from 30 –<br /> 49 (66.8%). All were got married. In the TB treatment, the most common side-effect was the increase of libido in<br /> the women (75%). This phenomenon took place at the same time of the increase of estradiol in blood. On the other<br /> hand, after intial phase of the TB treatment (stop PZA, only use R and H in the continuing phase), libido and<br /> estradiol in blood still continued to increase. Then, when completing of the TB treatment, both returned<br /> concurrently to the previous situation (before treating TB drugs). As a result, R and H influenced to the chang of<br /> concentration of estradiol in blood in the TB treatment.<br /> Conclusion: the chang of concentration of estradiol in blood in women patients with pulmonary TB was<br /> involved by R and H in the TB treatment.<br /> * Bộ Môn Lao và Bệnh phổi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> 1<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> Bệnh lao có một lịch sử lâu đời và kéo dài<br /> đến tận ngày nay. Bệnh lao đã được ghi nhận<br /> trong y văn của Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc<br /> từ rất lâu, cách nay từ 5.000 năm, 3.300 năm và<br /> 2.300 năm(3,4,9). Bệnh lao đã tác động đáng kể<br /> không những đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng<br /> đến các khía cạnh đời sống sinh hoạt của con<br /> người. Các phác đồ điều trị lao thường kéo dài<br /> đến 8 tháng. Các tác dụng phụ của thuốc kháng<br /> lao cũng thường xảy ra và rất đa dạng(1,2,5-8,10,11).<br /> Tuy nhiên qua tham khảo nhiều nghiên cứu trên<br /> thế giới cũng như tại Việt nam chưa thấy đề cập<br /> đến tác dụng phụ của thuốc kháng lao gây rối<br /> loạn về nội tiết ở bệnh nhân nữ được điều trị lao.<br /> Qua quan sát một vài trường hợp trên lâm sàng,<br /> chúng tôi có ghi nhận ban đầu có sự biểu hiện về<br /> thay đổi khả năng tình dục xảy ra ở các bệnh<br /> nhân nữ trong quá trình điều trị lao. Chính vì<br /> vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng<br /> estradiol trong máu nhằm mong muốn tìm câu<br /> trả lời về sự thay đổi này.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả các trường hợp nữ mắc lao phổi đã<br /> được chẩn đoán và điều trị tại phòng khám phổi,<br /> Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ<br /> 01/2007 đến 01/2008, đều được định lượng<br /> estradiol trong máu với thời gian theo dõi trung<br /> bình là 9 tháng.<br /> <br /> lao 1 tháng. Vì nồng độ estradiol trong máu thay<br /> đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên chúng tôi tiến<br /> hành đo estradiol của tất cả bệnh nhân vào giữa<br /> chu kỳ kinh nguyệt. Riêng đối với các trường<br /> hợp mãn kinh thì đo ở bất kỳ thời điểm nào<br /> trong tháng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân chưa lập gia đình<br /> Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nội khoa<br /> nặng gây suy gan, suy thận, suy hô hấp cấp, suy<br /> tim, rối loạn đông máu, đái tháo đường và<br /> nhiễm HIV…<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Từ 01/2007 đến 01/2008, chúng tôi thu dung<br /> được 24 trường hợp bệnh nhân nữ đã được chẩn<br /> đoán xác định lao phổi và được điều trị lao với<br /> phác đồ 2RHZ/6HR.<br /> <br /> Đặc điểm của nhóm bệnh nhân:<br /> Bảng 1: Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu<br /> Tuổi<br /> < 30<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> ≥ 50<br /> <br /> Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br /> Bệnh nhân nữ sau khi được chẩn đoán chính<br /> xác lao phổi và tiến hành điều trị lao với phác đồ<br /> 2RHZ/6HR. Ngoài các xét nghiệm tầm soát giúp<br /> chẩn đoán bệnh cũng như xét nghiệm giúp đánh<br /> giá, theo dõi trong quá trị điều trị lao, chúng tôi<br /> tiến hành đo lượng estradiol trong máu của các<br /> bệnh nhân này vào các thời điểm sau: trước khi<br /> điều trị lao, sau khi điều trị lao được 1 tháng, 2<br /> tháng, 6 tháng, 8 tháng và sau khi ngưng điều trị<br /> <br /> 2Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Số trường hợp<br /> 4<br /> 9<br /> 7<br /> 4<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 16,6<br /> 37,5<br /> 29,3<br /> 16,6<br /> <br /> Tuổi nhỏ nhất là 25 và lớn nhất là 68. Tuổi<br /> trung bình 38,2. Tập trung nhiều nhất từ 30 – 49<br /> tuổi (16 trường hợp, 66,8%)<br /> <br /> Các phản ứng phụ của thuốc kháng lao:<br /> Bảng 2: Các phản ứng phụ của thuốc kháng lao<br /> Các phản ứng phụ<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Chán ăn<br /> Ói – Buồn ói<br /> Ngứa – đỏ da<br /> Mất ngủ<br /> Thay đổi về tình dục<br /> <br /> N<br /> <br /> Lứa tuổi<br /> < 30 30 – 39 40 – 49<br /> 1<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 5<br /> 1<br /> 3<br /> 1<br /> 1<br /> 0<br /> 1<br /> 0<br /> 4<br /> 0<br /> 0<br /> 2<br /> 18<br /> 3<br /> 7<br /> 6<br /> <br /> ≥ 50<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> Phản ứng phụ của thuốc kháng lao gặp<br /> nhiều nhất ở bệnh nhân nữ là thay đổi về tình<br /> dục (18 trường hợp, chiếm 75%), trong đó tập<br /> trung nhiều ở lứa tuổi từ 30 – 49 tuổi.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br /> Sự thay đổi về trị số trung bình của<br /> estradiol của nhóm nghiên cứu<br /> <br /> Sau<br /> Sau Sau khi<br /> điều trị điều trị ngưng<br /> lao 6<br /> lao 8 điều trị<br /> tháng tháng lao 1<br /> tháng<br /> 459,75 462,50<br /> 394<br /> 433,89 446,67<br /> 350<br /> 278 307,14<br /> 238<br /> 112<br /> 129<br /> 86,75<br /> <br /> Trong thời gian điều trị lao chỉ số<br /> estradiol/máu đều tăng cao hơn so với lúc trước<br /> khi điều trị lao, cũng như cao hơn so với thời<br /> gian sau điều trị lao 1 tháng. Đồng thời, chỉ số<br /> estradiol/máu đều tăng theo thời gian điều trị<br /> lao và khi ngưng điều trị lao, các chỉ số<br /> estradiol/máu có khuynh hướng trở về bình<br /> thường. Điều này xảy ra tương tự nhau ở tất cả<br /> các lứa tuổi.<br /> <br /> 500<br /> Trung bình estradiol<br /> <br /> Lứa tuổi Trước Sau<br /> Sau<br /> khi điều điều trị<br /> điều trị lao lao 2<br /> trị lao<br /> 1<br /> tháng<br /> tháng<br /> < 30 379,75 401,50 434,25<br /> 30 – 39 382,78 408,89 422,11<br /> 40 – 49 188,43 268 272,43<br /> ≥ 50<br /> 80,5<br /> 88<br /> 101<br /> <br /> Nhóm b?nh nhân dư?i 30 tu?i<br /> <br /> 400<br /> <br /> 380<br /> <br /> 463<br /> <br /> 460<br /> <br /> 434<br /> <br /> 402<br /> <br /> 394<br /> <br /> 300<br /> 200<br /> 100<br /> 0<br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> V<br /> <br /> VI<br /> <br /> Th?i gian<br /> <br /> Biểu đồ 1: Theo dõi sự biến thiên của estradiol trên<br /> nhóm bệnh nhân < 30 tuổi<br /> <br /> Trung bình estradiol<br /> <br /> Bảng 3: Bảng theo dõi kết quả trị số trung bình của<br /> estradiol của nhóm nghiên cứu trước, trong và sau<br /> khi điều trị lao.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Ở nữ, trị số bình thường của estradiol/máu<br /> là: 6 (pg/ml)<br /> <br /> 500<br /> 450<br /> 400<br /> 350<br /> 300<br /> 250<br /> 200<br /> 150<br /> 100<br /> 50<br /> 0<br /> <br /> 383<br /> <br /> I<br /> <br /> 447<br /> <br /> 434<br /> <br /> 422<br /> <br /> 409<br /> <br /> 350<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> V<br /> <br /> VI<br /> <br /> T h?i gian<br /> <br /> Ở thời kỳ có kinh nguyệt:<br /> Giai đoạn nang tố: estradiol 39 – 189 pg/ml<br /> Giai đoạn giữa chu kỳ: 94 – 508 pg/ml<br /> <br /> Biểu đồ 2: Theo dõi sự biến thiên của estradiol trên<br /> nhóm bệnh nhân 30 – 39 tuổi<br /> <br /> Giai đoạn hoàng thể: 48 – 309 pg/ml<br /> <br /> 350<br /> <br /> * Các sơ đồ theo dõi sự thay đổi estradiol<br /> theo từng lứa tuổi trong nhóm nghiên cứu:<br /> Trước khi điều trị lao<br /> Sau khi điều trị lao 1 tháng<br /> Sau khi điều trị lao 2 tháng<br /> Sau khi điều trị lao 6 tháng<br /> Sau khi điều trị lao 8 tháng<br /> Sau khi ngưng điều trị lao 1 tháng<br /> <br /> Trung bình estradiol<br /> <br /> Thời kỳ mãn kinh: < 20 – 41 pg/ml<br /> <br /> 307<br /> <br /> 300<br /> 250<br /> <br /> 278<br /> <br /> 272<br /> <br /> 268<br /> <br /> 238<br /> <br /> 200<br /> <br /> 188<br /> <br /> 150<br /> 100<br /> 50<br /> 0<br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> V<br /> <br /> VI<br /> <br /> T h?i gian<br /> <br /> Biểu đồ 3: Theo dõi sự biến thiên của estradiol trên<br /> nhóm bệnh nhân 40 – 49 tuổi<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> 3<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br /> <br /> Tru ng bình estradio l<br /> <br /> 140<br /> 129<br /> <br /> 120<br /> <br /> 112<br /> 101<br /> <br /> 100<br /> 80<br /> <br /> 88<br /> <br /> 81<br /> <br /> 87<br /> <br /> 60<br /> 40<br /> 20<br /> 0<br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> V<br /> <br /> VI<br /> <br /> Th?i g ian<br /> <br /> Biểu đồ 4: Theo dõi sự biến thiên của estradiol trên<br /> nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi<br /> <br /> BÀNLUẬN<br /> Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận<br /> bệnh nhân nữ mắc lao phổi tập trung chủ yếu ở<br /> lứa tuổi 30 – 49 (16 trường hợp, 66,8%). Tuổi<br /> trung bình 38,2. Điều này cũng phù hợp trong y<br /> văn(3,4). Ngoài ra, trong các phản ứng phụ xảy ra<br /> trong quá trình điều trị lao ở bệnh nhân nữ thì<br /> biểu hiện thay đổi tình dục là gặp nhiều nhất<br /> (75%), nhiều hơn so với các phản ưng phụ khác.<br /> Biểu hiện tăng ham muốn về tình dục xảy ra<br /> trong quá trình điều trị lao nhiều hơn so với thời<br /> điểm trước khi điều trị lao cũng như sau khi<br /> điều trị lao. Điều này cũng tương ứng với sự gia<br /> tăng lượng estradiol/máu trong suốt thời gian<br /> điều trị lao và tăng cao điểm sau 6 tháng điều trị.<br /> Sau đó, lượng estradiol/máu giảm dần về trị số<br /> ban đầu sau khi chấm dứt điều trị lao. Các biểu<br /> đồ trên cũng đã cho thấy rõ điều đó. Sự thay đổi<br /> lượng estradiol/máu thấy rõ nhất ở lứa tuổi từ 30<br /> – 49. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi bước<br /> đầu ghi nhận sự thay đổi khả năng tình dục xảy<br /> ra tương ứng cùng với sự thay đổi nồng độ<br /> estradiol/máu. Do điều kiện khách quan và chủ<br /> quan, chúng tôi chưa thể lý giải được sự thay đổi<br /> của hiện tượng này. Tuy nhiên, chúng tôi ghi<br /> nhận sự thay đổi nồng độ estradiol/máu xảy ra<br /> theo từng thời điểm của quá trình điều trị, tức là<br /> thuốc lao có ảnh hưởng đến sự thay đổi nồng độ<br /> estradiol/máu. Nhưng một vấn đề được đặt ra:<br /> trong các thuốc kháng lao đã được sử dụng,<br /> thuốc nào đã gây nên sự thay đổi nồng độ<br /> estradiol trong máu?. Như chúng ta đã biết,<br /> Rifampicin là chất chiết xuất bán tổng hợp của<br /> <br /> 4Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Rifampicin B, là kháng sinh được phân lập từ<br /> nấm Streptomyces Mediterranei. Rifampicin<br /> thường gây phản ứng phụ như nổi mẩn ngoài<br /> da, sốt, ói, viêm gan. PZA là chất tổng hợp tương<br /> tự nicotinamide. PZA có độc tính trên gan và can<br /> thiêp vào quá trình bài tiết ra urate. Do đó,viêm<br /> khớp là biến chứng thường gặp nhất của PZA.<br /> Và INH là hóa chất tổng hợp vào năm 1912 ở<br /> Prague. Thuốc sau khi uống vào được phân bố<br /> khắp cơ thể. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy<br /> bằng 1/5 nồng độ thuốc trong huyết tương. INH<br /> tăng thải Pyridoxine qua nước tiểu nên có thể<br /> gây viêm thần kinh ngoại biên, gây độc gan, và<br /> một số phản ứng về tâm thần… Theo điều trị lao<br /> trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phác<br /> đồ hai tháng tấn công bằng RHZ, sau đó chuyển<br /> sang điều trị duy trì bằng RH trong 6 tháng<br /> (ngưng dùng PZA). Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy, nồng độ estradiol/máu vẫn tiếp tục gia<br /> tăng cao cho đến khi tháng thứ 8 của điều trị lao<br /> và sau đó nồng độ estradiol/máu có khuynh<br /> hướng giảm dần về trị số ban đầu như trước khi<br /> điều trị lao. Như vậy, sự thay đổi nồng độ<br /> estradiol/máu chỉ có liên quan đến hai thuốc R<br /> và/hoặc H mà không liên quan đến PZA. Để có<br /> thể xác định một cách chính xác sự thay đổi<br /> estradiol/máu là do R hay do H hay do cả hai,<br /> chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này<br /> trong thời gian tới.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Hóa trị liệu lao là chìa khóa của sự lành bệnh<br /> lao. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu của<br /> chúng tôi bước đầu ghi nhận sự thay đổi nồng<br /> độ estradiol/máu chỉ có liên quan đến hai thuốc<br /> R và/hoặc H. Từ đó dẫn đến sự thay đổi khả<br /> năng tình dục cho bệnh nhân trước, trong và sau<br /> khi điều trị lao.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> CDC (1998), “Prevention and treatment of tuberculosis:<br /> Principles of therapy and revised recommendations”,<br /> MMWR, 47CRR(20), pp.1 – 51<br /> Forget E.J., Menzies D. (2006), “Adverse reactions to first-line<br /> antituberculosis drugs”. Expert Opin Drug Saf, (5), pp. 231-49<br /> Fraser and Pare (2005), “Infectious Diseases of the Lung:<br /> Mycobacteria”, Synopsis of Diseases of the chest, pp. 315 –<br /> 321.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br /> 4.<br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> 10.<br /> 11.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Gordin F. (1999), “Mycobacterium tuberculosis”, AIDS<br /> Therapy, pp. 359 – 374<br /> Iseman M.D. (2000), “Tuberculosis chemotherapy, Including<br /> Directly observed therapy” pp 271 – 316.<br /> Pedro Almeida da Silva and J. A. Aínsa (2007), “Drugs and<br /> Drug Interactions”, Textbook of tuberculosis, pp.593-634.<br /> Philip C. Hopewell (2006), “Treatment of Tuberculosis”,<br /> Reichman and Hershfield's Tuberculosis: A Comprehensive,<br /> International Approach, pp 183-214.<br /> Small P.M., and sepcer V.M. (2001), “Dosages and adverse<br /> reactions of anti- tuberculosis drugs”, Chemotherapy of<br /> tuberculosis pp. 200 -210.<br /> Sylvia C.Leao and Francoise Portaels, “History”, Textbook of<br /> Tuberculosis 2007, pp.25-51.<br /> WHO/ TB/ 04 (2004), “treatment of tuberculosis: Guideline for<br /> National programmes”<br /> World Health Organization (2007) Global tuberculosis<br /> control: surveillance, planning, financing. WHO report 2007.<br /> Geneva, (WHO/HTM/TB/2007.376).<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2