intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát phổ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và phổ đề kháng kháng sinh của chúng trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đưa ra 2 mục tiêu nhằm xác định: (1) tỉ lệ các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, (2) tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu thường gặp. Nghiên cứu thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn học từ các mẫu xét nghiệm vi sinh lâm sàng nước tiểu và kết quả kháng sinh đồ tại khoa vi sinh Bệnh Viện Đại Học Y Dược từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát phổ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và phổ đề kháng kháng sinh của chúng trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> KHẢO SÁT PHỔ VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG TIỂU VÀ PHỔ ĐỀ KHÁNG<br /> KHÁNG SINH CỦA CHÚNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Huỳnh Minh Tuấn*,**, Trần Xuân Sáng***, Nguyễn Kim Huyền**, Nguyễn Vũ Hoàng Yến**,<br /> Trịnh Thị Thoa**, Vương Minh Nguyệt**, Nguyễn Thanh Bảo*,**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhiễm khuẩn của thận và đường tiết niệu, có thế tái diễn nhiều lần<br /> nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.<br /> Mục tiêu: Xác định (1) tỉ lệ các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, (2) tỉ lệ đề kháng kháng sinh của<br /> các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu thường gặp.<br /> Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án. Thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn học<br /> từ các mẫu xét nghiệm vi sinh lâm sàng nước tiểu và kết quả kháng sinh đồ tại khoa Vi Sinh Bệnh Viện Đại Học<br /> Y Dược từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2013.<br /> Kết quả: về tác nhân, E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất 42,7 %, kế đến là Staphylococcus spp. 17,2% và Klebsiella<br /> spp. 13,1%. Tiếp theo là Streptococcus chiếm tỷ lệ 7,7%, Enterobacter spp. 6,9%, Proteus spp. 5,1%,<br /> Acinetobacter spp. 2,9%, Pseudomonas 1,8%, Pantoea agglomerans1,1%, Morganella morganii 0,7%, Hafnia<br /> alvei 0,4%, Nesseria 0,4%. Về đề kháng kháng sinh, E. coli kháng mạnh với Ciprofloxacin (70,8%), Ceftriaxone<br /> (64,6%). Ceftazidime bị đề kháng tương đối khoảng 40,8%. Klebsiella spp. kháng Ciprofloxacin tương đối<br /> (47,2%), Ceftriaxone (38,9%), Ceftazidime (30,6%). Klebsiella spp. sinh ESBL đề kháng mạnh mẽ với<br /> Ciprofloxacin, Ceftriaxone, Ceftazidime với cùng tỷ lệ là 78,6%. Staphylococcus aureus đề kháng mạnh mẽ với<br /> Ampicillin (90,7%), Clindamycin (81,4%) và đề kháng khá cao với Ciprofloxacin (65,1%), Penicillin G (62,8%).<br /> Streptococcus spp.kháng hoàn toàn với Erythromycin (100%), gần như hoàn toàn đối với Clindamycin và<br /> Penicillin G (95% và 90%), tỷ lệ kháng cao đối vớiAmpicillin (75%), Ofloxacin (65,1%), Cefotaxim (55%).<br /> Riêng Nitrofurantoin tỷ lệ kháng còn thấp (10%) và Vancomycin chưa ghi nhận kháng.<br /> Kết luận: về mặt tác nhân gây bệnh, E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo đó là Staphylococcus spp.,<br /> Klebsiella spp., Streptococcus spp., Enterobacter spp. Các vi khuẩn khác xuất hiện với tỷ lệ thấp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2