intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sinh kế nông nghiệp và thủy sản đang sử dụng hệ sinh thái dọc Sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, An Giang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích và đánh giá sinh kế của các nhóm hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang sử dụng trực tiếp và gián tiếp các hệ sinh thái tự nhiên từ sông Hậu được thực hiện bằng cách phỏng vấn KIP và khảo sát 140 nông hộ dọc sông Hậu tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sinh kế nông nghiệp và thủy sản đang sử dụng hệ sinh thái dọc Sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, An Giang

An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br /> <br /> KHẢO SÁT SINH KẾ NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐANG SỬ DỤNG<br /> HỆ SINH THÁI DỌC SÔNG HẬU TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG<br /> Nguyễn Thị Kim Quyên1, Chau Thi Đa2<br /> 1<br /> Trường Đại học Cần Thơ<br /> 2<br /> Trường Đại học An Giang<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 27/05/2016<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 15/07/2016<br /> Ngày chấp nhận đăng: 04/2017<br /> Title:<br /> An evaluation on livelihoods of<br /> key agriculture, aquaculture<br /> and fishery groups using the<br /> natural ecosystems services<br /> along Hau river in Long Xuyen,<br /> An Giang<br /> Keywords:<br /> Ecosystem along Hau river,<br /> agriculture, aquaculture,<br /> livelihoods, fisherman, income<br /> Từ khóa:<br /> Hệ sinh thái sông Hậu,<br /> nông nghiệp, thủy sản, sinh<br /> kế, khai thác thủy sản, thu<br /> nhập<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The study was conducted to analyze and evaluate livelihoods of key agriculture,<br /> aquaculture and fishery groups who used directly and indirectly the natural<br /> ecosystems services along Hau river. The study was employed along with 140<br /> households in Long Xuyen, An Giang through a survey and KIP interviews. The<br /> results showed that rice cultivation (52.67%, 5/5 score) and aquaculture<br /> cultivation (28%; 4.50 ± 0.53 score) were the most pupolar and important<br /> livelihoods. Rice farming households had a relative diversified and stable<br /> livelihoods with a total income about 131.17 ± 85.57 million<br /> VND/household/year. Whereas, the groups of vegetable farmers had an<br /> unstable livelihood and a lower income compared to the other groups.<br /> Moreover, a small scale of Pangasius farming sector had a high ratio of risk<br /> (47.62%) due to many reasons, such as unstable market, high costs of feed and<br /> fish diseases. Therefore, they have gradually transformed and moved to other<br /> production modes. The other aquacuture species farming (not Pangasius<br /> catfish) groups had more stable livelihoods and higher incomes (more than 600<br /> million VND/household/year). Fisherman groups who have used rudimentary<br /> fishing gear and simple tools have had a low yield (2629.55±4365.13 kg/year),<br /> a low income (34.92 ± 52.10 million VND/household/year) compared to the<br /> groups of aquaculture and agriculture cultivation framings. Currently, all<br /> farmer groups were greatly concerned about the market prices and productivity<br /> to improve the people’s livelihoods in Long Xuyen, An Giang particularly and<br /> the Mekong Delta area generally.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích và đánh giá sinh kế của các nhóm<br /> hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang sử dụng trực tiếp và gián tiếp các hệ<br /> sinh thái tự nhiên từ sông Hậu được thực hiện bằng cách phỏng vấn KIP và<br /> khảo sát 140 nông hộ dọc sông Hậu tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An<br /> Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất lúa (52,67%; 5/5 điểm) và sản<br /> xuất thủy sản (28%; 4,5/5 điểm) là hai ngành sinh kế phổ biến và quan trọng<br /> nhất tại địa bàn nghiên cứu. Nhóm nông hộ trồng lúa có sinh kế đa dạng và ổn<br /> định với tổng thu nhập 131,17 ± 85,57 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, đối với hộ<br /> trồng rau có đời sống bất ổn với thu nhập thấp so với nhóm sinh kế khác. Nhóm<br /> nông hộ nuôi cá tra có quy mô nhỏ và rủi ro lớn (47,62%) do nhiều yếu tố tác<br /> <br /> 44<br /> <br /> An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br /> động như thị trường không ổn định, giá thức ăn cao và dịch bệnh nên dần<br /> chuyển đổi hình thức sản xuất. Nhóm nuôi thủy sản khác (ngoài cá tra) có đời<br /> sống ổn định, thu nhập cao (600 triệu đồng/hộ/năm). Hộ khai thác thủy sản sử<br /> dụng ngư cụ thô sơ nên có sản lượng và thu nhập thấp (2.629,6 ± 4.4kg; 34,92<br /> ± 52,10 triệu đồng/hộ/năm) so với các nhóm hộ nuôi thủy sản và nông nghiệp<br /> khác. Hiện nay giá cả và năng suất là vấn đề cần quan tâm trong cải thiện sinh<br /> kế cộng đồng người dân tại địa bàn nghiên cứu và khu vực ĐBSCL nói chung.<br /> <br /> để thấy được mức độ ổn định cũng như sự khác<br /> biệt về sinh kế của các nhóm cộng đồng đặc trưng<br /> của vùng này. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm<br /> để khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế<br /> nông nghiệp, TS sử dụng trực tiếp và gián tiếp các<br /> hệ sinh thái tự nhiên dọc sông Hậu tại thành phố<br /> Long Xuyên tỉnh An Giang để từ đó đề xuất kiến<br /> nghị đến nhà quản lý có định hướng phát triển<br /> sinh kế của người dân tại địa phương được bền<br /> vững.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mekong nơi có<br /> 187 km sông Tiền, sông Hậu và 5.170 km kênh<br /> rạch chảy qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc<br /> phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản (Chi<br /> Cục Thủy Sản An Giang, 2015). Toàn Tỉnh có<br /> hơn hai triệu dân sinh sống, trong đó hơn 90%<br /> dân số tập trung ở khu vực nông thôn với các<br /> ngành sinh kế chủ yếu là sản xuất lúa gạo, nuôi<br /> trồng thủy sản (NTTS), khai thác thủy sản<br /> (KTTS), chăn nuôi, trồng rau màu và cây ăn trái<br /> (Nguyen Thi Kim Quyen, 2013). Giá trị từ ngành<br /> nông nghiệp và thủy sản (TS) đóng góp 33,46%<br /> trong tổng GDP của Tỉnh (InvestinVietnam,<br /> 2013). Trồng trọt là ngành nông nghiệp dẫn đầu<br /> với hơn 625.918 ha diện tích trồng lúa cả năm và<br /> 63.497 ha diện tích trồng rau màu, cung cấp 4,05<br /> triệu tấn lúa gạo và 22,8 ngàn tấn rau màu hàng<br /> năm (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2014).<br /> Năm 2014, toàn Tỉnh có 308.000 tấn NTTS trên<br /> 2.396 ha diện tích mặt nước và 38.300 tấn TS khai<br /> thác, trong đó cá tra chiếm hơn 90% (Ủy ban<br /> Nhân dân tỉnh An Giang, 2014; Chi cục Thủy sản<br /> An Giang, 2015). Thành phố Long Xuyên được<br /> xem là trung tâm kinh tế - thương mại của Tỉnh<br /> nơi mà ngành kinh tế nông nghiệp và TS phát<br /> triển từ rất sớm và là ngành mũi nhọn của Tỉnh.<br /> Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng của thành<br /> phố đạt gần 11.600 ha, cung cấp 72.314 tấn lương<br /> thực, thực phẩm. Long Xuyên là thành phố đặc<br /> trưng cho hệ sinh thái nước ngọt với nhiều ngành<br /> nghề tiêu biểu của vùng sông nước đã góp phần<br /> ổn định cuộc sống của cộng đồng phù hợp với<br /> điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng<br /> phát triển của vùng. Tuy nhiên, sinh kế của các<br /> nhóm cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nông<br /> nghiệp TS hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Sinh kế được định nghĩa là bao gồm khả năng,<br /> nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã<br /> hội) và hoạt động kiếm sống cần thiết. Một sinh<br /> kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các<br /> nguồn lực và khả năng mà con người có được kết<br /> hợp với những quyết định và hoạt động mà họ<br /> thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được mục<br /> tiêu và ước nguyện của họ (Quỹ Phát triển Quốc<br /> tế Anh (DFID), 1999). Theo Nguyễn Xuân Mai và<br /> Nguyễn Duy Thắng (2011), sinh kế bao gồm<br /> những khả năng, tài sản (các nguồn lực vật chất<br /> xã hội), các hoạt động cần thiết cho một kế sinh<br /> nhai. Từ các khái niệm như trên, đề tài tập trung<br /> nghiên cứu vào các hoạt động sinh kế (kiếm sống)<br /> cũng như khả năng con người tập hợp các nguồn<br /> lực và ra quyết định trong các hoạt động sản xuất<br /> nông nghiệp, NTTS và KTTS.<br /> Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong<br /> giai đoạn năm 2013 – 2014. Các đối tượng được<br /> chọn khảo sát là những hộ dân sản xuất nông<br /> nghiệp và TS đang sinh sống dọc sông Hậu trong<br /> bán kính 2 km từ bờ sông trên địa bàn thành phố<br /> Long Xuyên, tỉnh An Giang. Các phương pháp<br /> thu thập số liệu được áp dụng như sau:<br /> <br /> 45<br /> <br /> An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br /> <br /> Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các sở ban<br /> ngành trong địa bàn nghiên cứu và trong Tỉnh liên<br /> quan đến các báo cáo kết quả và phương hướng<br /> hoạt động của địa phương và Tỉnh. Thu thập các<br /> kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh kế nông<br /> nghiệp TS trong và ngoài nước đã được công bố<br /> trên các tạp chí.<br /> <br /> hoạt động kinh tế nông nghiệp, TS và sinh kế<br /> cộng đồng.<br /> -<br /> <br /> Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các cuộc<br /> phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) và phỏng<br /> vấn sâu nông hộ cụ thể sau đây:<br /> -<br /> <br /> Phỏng vấn KIP: được thực hiện phỏng vấn các<br /> cán bộ từ các cơ quan quản lý như: Chi cục<br /> TS, Hiệp hội nuôi cá tra, Trung tâm Khuyến<br /> nông, Phòng Kinh tế và các cán bộ phụ trách<br /> nông nghiệp, TS ở Ủy ban Nhân dân cấp xã<br /> được tham khảo ý kiến nhằm có được cái nhìn<br /> tổng quan về địa bàn nghiên cứu cũng như<br /> hiện trạng sản xuất và mối quan hệ giữa các<br /> <br /> Phỏng vấn sâu 140 nông hộ tại địa bàn nghiên<br /> cứu bao gồm 35 hộ nuôi cá tra, 35 hộ nuôi các<br /> loài TS khác, 32 hộ trồng lúa, 18 hộ trồng hoa<br /> màu và 20 hộ KTTS đã được chọn phỏng vấn<br /> bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Đối tượng phỏng<br /> vấn và kích cỡ mẫu được đề xuất bởi nhóm<br /> cán bộ quản lý từ phỏng vấn KIP sao cho<br /> mang tính đại diện và có ý nghĩa thống kê.<br /> Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện<br /> từ danh sách được cung cấp của cán bộ quản<br /> lý. Các thông tin thu thập có liên quan đến<br /> thông tin chung, các hoạt động sản xuất, kỹ<br /> thuật, những thuận lợi và khó khăn, những<br /> định hướng phát triển mô hình sinh kế của<br /> người dân.<br /> <br /> Vùng nghiên cứu<br /> <br /> Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu<br /> <br /> Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử<br /> dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê nhiều<br /> chọn lựa, thang đo mức độ Likert (1= Rất không<br /> <br /> quan trọng;…; 5 = Rất quan trọng) và các nguồn<br /> sinh kế. Kết quả từ KIP và phỏng vấn nông hộ<br /> <br /> 46<br /> <br /> An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br /> <br /> được phân tích và xử lý bằng mã code và tổng<br /> hợp bằng cách sử dụng phần mền IBM SPSS11.<br /> <br /> nhất do việc chuyển đổi qua lại giữa các đối tượng<br /> nuôi và sự phát triển của các doanh nghiệp trong<br /> thời gian gần đây (7,81 – 8,05 năm). Số người<br /> trong gia đình tương đối cao, đặc biệt là nhóm<br /> trồng màu (5,33 ± 2,06) do sự thiếu kiểm soát của<br /> kế hoạch hóa gia đình trong quá khứ. Trình độ<br /> học vấn của các nhóm cộng đồng đã được cải<br /> thiện đáng kể khi có đến 60% nhóm cộng đồng<br /> đạt được trình độ trung học cơ sở và cao hơn.<br /> Trong đó, trình độ của nhóm nuôi cá tra là cao<br /> nhất với 31,40% người nuôi có trình độ cao<br /> đẳng/đại học (so với nhóm trồng lúa là 18,80%,<br /> nhóm hoa màu 6,20%).<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1 Thông tin chung về các nhóm cộng đồng ở<br /> địa bàn nghiên cứu<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, tuổi trung bình của<br /> người dân là 45 tuổi; trong đó, nông dân làm lúa<br /> có độ tuổi trung bình cao nhất do truyền thống<br /> nghề lúa nước lâu đời tại địa phương. Đây cũng là<br /> lý do giải thích vì sao kinh nghiệm sản xuất của<br /> nhóm trồng lúa là lâu nhất (21,10 ± 10,80 năm).<br /> Kinh nghiệm sản xuất của nhóm NTTS là thấp<br /> <br /> Bảng 1. Thông tin chung của nhóm cộng đồng tại địa bàn khảo sát<br /> <br /> Nhóm nuôi Nuôi các loài<br /> cá tra<br /> TS khác<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> (N = 35)<br /> <br /> (N = 35)<br /> <br /> 42,63±11,59 45,94±8,43<br /> <br /> - Tuổi (tuổi)<br /> <br /> Nhóm làm Nhóm trồng<br /> lúa<br /> hoa màu<br /> (N = 32)<br /> <br /> (N = 18)<br /> <br /> 46,84±11,31 42,11±9,07<br /> <br /> Nhóm<br /> KTTS<br /> (N = 20)<br /> 44,20±7,8<br /> <br /> - Số người trong gia đình (người)<br /> <br /> 4,71±1,12<br /> <br /> 4,37±1,10<br /> <br /> 4,62±0,98<br /> <br /> 5,33±2,06<br /> <br /> 4,45±1,25<br /> <br /> - Số lao động (người)<br /> <br /> 3,61±0,96<br /> <br /> 3,40±1,00<br /> <br /> 3,41±1,21<br /> <br /> 3,06±1,26<br /> <br /> 3,25±1,02<br /> <br /> - Kinh nghiệm sản xuất (năm)<br /> <br /> 8,05±4,40<br /> <br /> 7,81±6,13<br /> <br /> + Tiểu học<br /> <br /> 17,10<br /> <br /> 37,10<br /> <br /> 17,2<br /> <br /> 17,2<br /> <br /> 65,00<br /> <br /> + Trung học cơ sở<br /> <br /> 25,70<br /> <br /> 51,40<br /> <br /> 26,3<br /> <br /> 12,3<br /> <br /> 25,00<br /> <br /> + Trung học phổ thông<br /> <br /> 25,70<br /> <br /> 8,60<br /> <br /> 17,6<br /> <br /> -<br /> <br /> 5,00<br /> <br /> + Cao đẳng/đại học<br /> <br /> 31,40<br /> <br /> 2,90<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> -<br /> <br /> 21,10±10,80 15,39±10,13 12,50±8,81<br /> <br /> -Trình độ học vấn (%)<br /> <br /> (Ghi chú: TS: thủy sản; KTTS: nhóm khai thác thủy sản)<br /> (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)<br /> <br /> Nhóm hộ KTTS có trình độ học vấn thấp nhất khi<br /> có đến 65% có trình độ tiểu học do việc KTTS<br /> hoạt động theo mùa vụ (mùa lũ), khai thác nhỏ lẻ,<br /> sử dụng ngư cụ thô sơ tự chế nên nghề này tập<br /> trung vào nhóm lao động nghèo, trình độ thấp.<br /> Thông tin chung của các bên liên quan tương tự<br /> như kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt<br /> Nam vào năm 2012 về độ tuổi trung bình và kinh<br /> nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đã có những cải<br /> thiện về giáo dục do những cải tiến trong điều<br /> kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam kết hợp với trình<br /> độ học vấn cao, tạo điều kiện cho các nhóm có<br /> <br /> liên quan dễ truy cập thông tin và kỹ thuật sản<br /> xuất tiên tiến. Vì vậy, tổng thu nhập từ nhóm<br /> NTTS là cao hơn so với các nhóm trồng trọt và<br /> thu nhập trung bình của Việt Nam (Tổng Cục<br /> Thống kê, 2012).<br /> 3.2 Các ngành nghề sinh kế chính của các<br /> nhóm cộng đồng<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành sản xuất nông<br /> nghiệp và NTTS được xem là các ngành sinh kế<br /> chính đặc trưng cho từng nhóm cộng đồng tại địa<br /> bàn nghiên cứu. Ngoài ra, các nông hộ này còn<br /> 47<br /> <br /> An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br /> <br /> tiến hành đồng thời từ 2 đến 4 các hoạt động khác<br /> (trong đó có từ 1 đến 2 hoạt động gắn liền với hệ<br /> sinh thái sông Hậu) nhằm nâng cao thu nhập. Ở<br /> đây đề tài chỉ tập trung phân tích các hoạt động<br /> sinh kế nông nghiệp, TS chính.<br /> <br /> Trồng rau màu chiếm 19,33% trong các hoạt động<br /> sinh kế của cộng đồng và số người dân địa<br /> phương tham gia vào các hoạt động sinh kế đa<br /> dạng khác như KTTS, làm vườn, … chiếm tỷ lệ từ<br /> 3,00 đến 14,00%. Trồng lúa được đánh giá là<br /> ngành sinh kế quan trọng nhất tại địa bàn nghiên<br /> cứu (5/5 điểm), kế tiếp là nuôi cá tra với 4,63 ±<br /> 0,52 điểm. Nuôi các loài TS khác ngoài cá tra là<br /> hoạt động quan trọng thứ 3 (4,50 ± 0,53 điểm);<br /> trong khi trồng rau màu, KTTS, làm vườn cây ăn<br /> trái kết hợp du lịch sinh thái được đánh giá là khá<br /> quan trọng (từ 3,00 đến 3,5 điểm). Các hoạt động<br /> khác gắn liền với hệ sinh thái sông Hậu như dịch<br /> vụ đò phà, khai thác cát, đan lục bình hay khai<br /> thác trùng đất ven bờ sông có mức độ quan trọng<br /> tương<br /> đối<br /> thấp<br /> với<br /> 2,63/5<br /> điểm.<br /> <br /> Hình 1 thể hiện mức độ phổ biến và quan trọng<br /> của các ngành sinh kế nông nghiệp, TS chính<br /> được thực hiện bởi cộng đồng tại địa bàn nghiên<br /> cứu thông qua phỏng vấn KIP và thang đo Likert.<br /> Trồng lúa là hoạt động phổ biến nhất được thực<br /> hiện bởi phần lớn các hộ gia đình (52,67%) do<br /> truyền thống trồng lúa nước lâu đời ở vùng Tứ<br /> giác Long Xuyên cũng như điều kiện tự nhiên<br /> thích hợp. Gần 28% người dân tiến hành nuôi<br /> trồng các loài TS nước ngọt khác nhau trong khi<br /> 24% hộ dân chọn cá tra là đối tượng nuôi chính.<br /> <br /> (a)<br /> <br /> 48<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2