intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn lam Spirulina platensis BM trong điều kiện phòng thí nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi tảo được sử dụng như nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng trong nhiều năm nay. Trong đó, loài vi tảo được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi nhất là vi khuẩn lam Spirulina. Bài viết trình bày khảo sát sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn lam Spirulina platensis BM trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn lam Spirulina platensis BM trong điều kiện phòng thí nghiệm

  1. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8 KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG VI KHUẨN LAM SPIRULINA PLATENSIS BM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Lê Thị Ngọc Quỳnh1, Cao Thị Huệ1, Nguyễn Thị Lan Hương1, Nguyễn Thị Kim Cúc1, Đặng Diễm Hồng1,2 1 Trường Đại học Thủy lợi, email: ngocquynhle@tlu.edu.vn 2 Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1. GIỚI THIỆU CHUNG dưới điều kiện nhiệt độ 25oC, cường độ ánh sáng 2.200 lux và quang chu kỳ sáng: tối là Vi tảo được sử dụng như nguồn thực phẩm 12: 12 giờ. Các bình tảo được ,nuôi tĩnh và giàu dinh dưỡng trong nhiều năm nay. Trong lắc bằng tay 3 lần/ngày. Mẫu được lấy 2 đó, loài vi tảo được nghiên cứu, ứng dụng ngày/lần để xác định sinh trưởng của tảo. rộng rãi nhất là vi khuẩn lam Spirulina. Vi khuẩn lam Spirulina sp. chứa nhiều thành Xác định sinh trưởng phần có giá trị cao như protein, vitamin, các khoáng đa và vi lượng, các axit béo không bão Sinh trưởng của chủng tảo BM được xác hòa đa nối đôi (PUFAs) và các sắc tố như định thông qua đo mật độ quang hấp thụ ở beta-carotene, chlorophyll và phycocyanin có bước sóng 556 nm bằng máy quang phổ tác dụng chống oxi hóa và điều trị ung thư [2]. Biospectrometer basic (eppendorft, Đức). pH Thành phần dinh dưỡng và thành phần của môi trường dịch nuôi được kiểm tra bằng sinh hóa của vi tảo phụ thuộc rất nhiều vào máy đo pH Mettler Toledo (Mỹ), tần suất đo điều kiện nuôi trồng như ánh sáng, nhiệt độ, là 2 ngày/lần. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng môi trường nuôi… cũng như đặc điểm di được xác định theo công thức: truyền của từng chủng [2]. µ = (lnN1 - lnN0) / (t1 - t0) Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh Trong đó: µ - tốc độ sinh trưởng đặc trưng giá sự tăng trưởng và hàm lượng các thành có đơn vị (/ngày); N1 - giá trị OD556nm tại thời phần dinh dưỡng có giá trị có mặt trong sinh điểm t1; N0 - giá trị OD556nm tại thời điểm t0. khối chủng Spirulina platensis BM nuôi Xác định hàm lượng chlorophyll và trồng trong điều kiện phòng thí nghiệm. carotenoid 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Xác định hàm lượng chlorophyll a, NGHIÊN CỨU carotenoid theo phương pháp đã được công bố [1]. Cân m1 g sinh khối khô tảo được Nguyên liệu nghiền với cát thủy tinh và bổ sung 10 ml S. platensis chủng BM được nuôi tại aceton 80%. Ngâm chiết qua đêm. Ly tâm Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, Đại mẫu rồi định mức bằng aceton 80% lên 10 học Thủy lợi do Phòng Công nghệ Tảo, Viện ml. Đo độ hấp thụ quang học (OD) của mẫu Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học có chứa chlorophyll và carotenoid ở các bước và Công nghệ Việt Nam cung cấp. sóng 663 nm và 470 nm bằng máy Biospectrometer basic (eppendorft, Đức). Nuôi thu sinh khối Hàm lượng chlorophyll và carotenoid trong S. platensis BM. được nuôi trong môi mẫu được tính theo công thức: trường SOT [2] trong bình tam giác 250 ml, C (mg/g) = (OD  V0)/(A  m1 (g)) 271
  2. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8 Trong đó: OD663nm với chlorophyll a, pH là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát OD470nm với carotenoid, V0 = 10ml, A - hệ số triển của tảo S. platensis [2]. Yếu tố pH trong tắt ( với chlorophyll a: A = 82,04; carotenoid: quá trình thí nghiệm được thể hiện ở (hình 1b). A = 200); m1 - trọng lượng sinh khối tảo khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ pH trong môi trường tăng dần theo thời gian từ khoảng pH Xác định hàm lượng phycocyanin 9,0 - 11,0, tương ứng với sự tăng của mật độ Xác định hàm lượng phycocyanin theo quang học của vi tảo. Đồng thời, S. platensis công bố của Dương Trọng Hiền (1999) có cải được ghi nhận phát triển trong khoảng pH 8,3 tiến cho phù hợp với điều kiện phòng thí - 11,0, và tối ưu trong khoảng 8,3 - 10,3 [2]. nghiệm [1]. Hàm lượng phycocyanin được Điều này được giải thích do quá trình sinh tính theo công thức: trưởng, tảo hấp thu cacbon vô cơ khiến cho C = OD  V0/(ξ  m) (mg/g sinh khối) pH tăng lên đáng kể trong suốt quá trình nuôi. Trong đó: C - hàm lượng sắc tố tính theo Bên cạnh đó, khi tảo phát triển làm cho môi mg/g sinh khối; OD - mật độ quang học đo trường dịch nuôi gần đạt đến ngưỡng pH 11,0 tại bước sóng 622 nm; ξ - hệ số tắt tương ứng thì độ pH cũng đi vào pha cân bằng. của phycocyanin là 7; m - khối lượng sinh Kết quả xây dựng đường chuẩn về mối khối đem phân tích; V0 - thể tích dịch chiết tương quan giữa sinh khối khô và mật độ phycocyanin thu được trong 3 lần chiết. quang (OD556nm) của chủng BM đã được chỉ ra trên (hình 1c), các điểm hầu như nằm trên Xác định hàm lượng protein tổng số, một đường thẳng với hệ số tương quan lipit tổng số và carbohydrate R2 = 0,9904. Việc xây dựng đường chuẩn thể hiện mối tương quan giữa chỉ số OD và sinh Phương pháp xác định hàm lượng protein khối khô của chủng BM có ý nghĩa giúp xác tổng số bằng phương pháp của Kjeldahl định nhanh chóng sinh khối khô thông qua (1883) [4]. Hàm lượng lipit tổng số theo việc đo mật độ quang học ở bước sóng 556 nm. phương pháp của Bligh và Dyer (1959) có cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng thí a) nghiệm [3]. Xác định hàm lượng carbohydrate theo phương pháp của Miller (1959) [5]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sự tăng trưởng của S. platensis BM b) Trong điều kiện nuôi cấy tại phòng thí nghiệm cường độ ánh sáng 2.200 lux, nhiệt độ 25oC, chủng BM sinh trưởng tốt nhất và đạt giá trị OD556nm cao nhất là 12,74 ± 1,12 sau 38 ngày nuôi cấy (bắt đầu từ thời điểm 0 ngày với OD556nm = 0,3). Các ngày nuôi cấy sau đó, c) giá trị này có xu hướng giảm dần (hình 1a). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của chủng BM trong điều kiện của nghiên cứu là cao đạt µ = 0,34/ngày. S. platensis BM đã được công bố có năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là chịu được nhiệt độ cao của mùa hè [2]. Theo công bố của Đặng Diễm Hồng (2019), chủng Hình 1. Sinh trưởng của chủng vi khuẩn lam S. platensis BM được nuôi cấy ở quy mô pilot S. platensis BM (A), độ pH môi trường dịch dưới điều kiện 35oC vẫn cho kết quả sinh nuôi cấy (B) theo thời gian và đường chuẩn trưởng tốt, OD556nm đạt cao nhất 2,38 ± 0,21 giữa sinh khối khô và mật độ quang tế bào sau 20 ngày nuôi cấy [2]. OD 556 nm (C) 272
  3. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8 Trong điều kiện nuôi cấy thí nghiệm, tế đổi tùy vào điều kiện nuôi cấy cụ thể, cũng bào và dịch nuôi có màu xanh lam (hình 2). như phương pháp tách chiết. Nghiên cứu này Đặc điểm hình thái của chủng nuôi cấy có sử dụng phương pháp của Kjeldahl (1883), màu xanh lam, xoắn đều, sợi tảo có 4-6 vòng trong khi công bố trước đó xác định hàm xoắn. Hình thái tế bào S. platensis BM được lượng theo phương pháp Bradford (1976) [2]. quan sát bằng kính hiển vi quang học (vật kính X40) (hình 2a). Bảng 1. Các thành phần dinh dưỡng của chủng S. platensis BM a) b) Thông số (đơn vị) Giá trị Lipit (%) 8,32 ± 1,23 Carbohydrate (%) 13,4 ± 0,45 Protein tổng số (%) 62,4 ± 0,45 Độ ẩm (%) 8,42 ± 0,38 Thành phần khoáng (%) 7,4 ± 0,63 Hình 2. Ảnh minh họa hình thái tế bào vi Sắc tố khuẩn lam S. platensis BM (A) và Màu sắc Chlorophyll a (mg/g) 11,23 ± 0,09 dịch nuôi từ ngày 0 đến ngày thứ 15 (B) Carotenoid (mg/g) 3,54 ± 0,2 Thành phần dinh dưỡng chủng S. Phycocyanin (%) 12,98 ± 0,98 platensis BM Đặc điểm nổi bật của chủng S. platensis 4. KẾT LUẬN BM là có hàm lượng protein rất cao, chiếm Nghiên cứu đã cho thấy chủng S. platensis đến 62,5% sinh khối khô. Trong khi đó, hàm BM đạt năng suất tốt trong điều kiện phòng lượng carbohydrate 13,4%, lipit 8,32%, độ ẩm thí nghiệm Công nghệ Sinh học, Đại học 8,42% và thành phần khoáng chiếm 7,4% so Thủy lợi. Đồng thời, dựa trên kết quả hàm với sinh khối khô (bảng 1). Như vậy số liệu về lượng protein, lipit, carbohydrate, thành phần sinh hóa của S. platensis BM đã chlorophyll a, carotenoid, phycocyanin thì cho thấy tiềm năng ứng dụng của chủng trong sinh khối chủng này có tiềm năng ứng dụng việc làm thức ăn cho người và gia súc, cũng lớn trong nuôi trồng thủy sản, phân bón, như những ứng dụng hóa, dược, mỹ phẩm. nhiên liệu sinh học, và đặc biệt là sản phẩm Đặc biệt là với hàm lượng protein cao khoảng hữu cơ bảo vệ sức khỏe con người. 63% và lipit thấp chỉ chiếm khoảng 8%, chủng S. platensis BM hoàn toàn phù hợp là 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO nguồn thực phẩm bổ sung protein trong chế độ ăn của những đối tượng cần ăn kiêng, kiểm [1] Dương Trọng Hiền (1999). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của tảo soát tăng cân như người bị bệnh béo phì. Spirulina platensis dưới tác động của NaCl. Tế bào S. platensis được công bố là có chứa Luận án tiến sỹ sinh học. Viện Công nghệ 3 nhóm sắc tố chính gồm: cholorophyll, Sinh học-Trung tâm Khoa học Tự nhiên và carotenoid và phycobiliprotein (hàm lượng Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. cao nhất là phycocyanin) [2]. Trong nghiên [2] Đặng Diễm Hồng (chủ biên) (2019). Nuôi cứu này, chủng S. platensis BM chứa hàm trồng vi tảo giàu dinh dưỡng làm thực phẩm chức năng cho người và động vật nuôi ở lượng chlorophyll a 11,2 mg/g, carotenoid Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và khoảng 3,5 mg/g và nổi bật là phycocyanin Công nghệ. Trang 511-666. chiếm khoảng 13% sinh khối khô (bảng 1). So [3] Bligh, C.E.G., & Dyer, W.J. (1959). A rapid với công bố trước đó, các kết quả thu được về method of total lipid extraction and thành phần dinh dưỡng của chủng BM hầu hết purification. Can.J.Biochem.Physiol, 3:911-917. có giá trị tương đương, chỉ có hàm lượng [4] Kjeldahl, J (1883). A. Neue Methode zur Bestimmung des Stickstoffs in Organischen protein có giá trị cao hơn ở mức 62% trong Körpern. Z. Anal. Chem, 22:366-382. nghiên cứu này so với 48% trong công bố của [5] Miller, G.L (1959). Use of dinitrosalicylic Đặng Diễm Hồng và cộng sự [2]. Cũng cần acid reagent for determination of reducing phải khẳng định rằng hàm lượng protein thay sugar. Analytical chemistry, 31:426-428. 273
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2