intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về vấn đề Vitamin D có liên quan đến bất lợi với sức khỏe và tình trạng Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương lớn tuổi ‐ đối tượng nguy cơ cao thiếu Vitamin D, khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi nằm viện và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D  <br /> Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TRÊN 50 TUỔI  <br /> TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN CHỢ RẪY <br /> Võ Khắc Khôi Nguyên*, Đỗ Phước Hùng*, Kim Xuân Loan* <br /> TÓM TẮT <br /> <br /> Tình hình và mục đích nghiên cứu: Vitamin D có liên quan đến bất lợi với sức khỏe. Tình trạng Vitamin <br /> D ở bệnh nhân gãy xương lớn tuổi‐ đối tượng nguy cơ cao thiếu Vitamin D chưa được chứng minh. Nghiên cứu <br /> này khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi nằm viện và mối liên quan với các <br /> đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình thiếu Vitamin D và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận <br /> lâm sàng. <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 390 bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi điều trị <br /> nội trú tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Chợ Rẫy. Thiếu Vitamin D được định lượng với nồng độ <br /> 25(OH) Vitamin D3 dưới 50 nmol/L.  <br /> Kết quả và bàn luận: Độ tuổi trung bình của mẫu là 67,91 ± 12,31 (trung bình ± SD). Giá trị trung bình <br /> 25(OH) Vitamin D3 là 49,17 ± 19,87 nmol/L. 55,38% bệnh nhân thiếu Vitamin D ở các mức độ, trong số này có <br /> đến 26,85% thiếu trung bình và nặng. Các biến số có mối liên quan đến tình trạng thiếu Vitamin D phổ biến và <br /> mức độ thiếu Vitamin D trầm trọng là: nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu Calcium máu toàn <br /> phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục. Các biến số chỉ có mối liên quan tình trạng <br /> thiếu Vitamin D phổ biến: có yếu tố nguy cơ loãng xương. Chưa có mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với hút <br /> thuốc lá, uống rượu, bệnh nội khoa đi kèm, nguyên nhân chấn thương, các vị trí gãy xương nơi khác (ngoại trừ <br /> gãy đầu trên xương đùi). <br /> Kết luận: Tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi là phổ biến và khá trầm trọng. Vì <br /> nồng độ 25(OH) Vitamin D3 trung bình của đối tượng này xấp xỉ ngưỡng thấp nhất của mức bình thường. <br /> Nếu không can thiệp, nồng độ này sẽ tiếp tục sụt giảm. Nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu <br /> Calcium máu toàn phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục có mối liên quan đến tình <br /> trạng thiếu Vitamin D phổ biến và khuynh hướng trầm trọng. <br /> Từ khóa: thiếu vitamin D, 50 tuổi, gãy xương <br /> <br /> ABSTRACT  <br /> ASSESSMENT OF VITAMIN D DEFICIENCY IN PATIENTS OVER 50 YEARS OLD FRACTURES <br /> AT ORTHOPEDIC DEPARTMENT CHO RAY HOSPITAL <br /> Vo Khac Khoi Nguyen, Do Phuoc Hung, Kim Xuan Loan  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 464 ‐ 471 <br /> Background and Aims: Vitamin D insufficiency is adversely associated with health outcomes. Vitamin D <br /> status in fracture of elderly populations is not well documented. This study sought to assess vitamin D status <br /> and relationship with clinical characteristics, laboratory. <br /> Method  and  materials:  This  cross‐sectional  study  involved  390  men  and  women  over  age  50  years <br /> * Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. <br /> Tác giả liên lạc: BS. Võ Khắc Khôi Nguyên ĐT: 0903170117<br /> <br /> 464<br /> <br /> Email: vokhackhoinguyen@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> treatment at the Department of Orthopaedic Cho Ray Hospital. Vitamin D deficiency is the concentration of the <br /> 25(OH) Vitamin D3 below 50 nmol/L. <br /> Results and discussion: The average age of the sample was 67.91 ± 12.31 (mean ± SD). The average value <br /> 25(OH) Vitamin D3 was 49.17 ± 19.87 nmol/L. 55.38 % of patients with Vitamin D deficiency, of which there <br /> are 26.85 % average and serious. These variables can be associated with Vitamin D deficiency and related popular <br /> trend Vitamin D deficiency is severe: high age, female gender, early fracture on the femur, whole blood calcium <br /> deficiency, injury mechanism low  energy, and do not exercise. The only variables  that  may  be  associated  with <br /> Vitamin  D  deficiency  common:  have  risk  factors  for  osteoporosis,  have  accompanied  injuries.  No  association <br /> between vitamin D deficiency with smoking, alcohol, concomitant medical illness, causes of injury, the location of <br /> fractures elsewhere (except in the femoral head fracture).  <br /> Conclusion:  Vitamin D deficiency in patients over 50 years old fractures are common and quite serious. <br /> Because concentrations of 25(OH) Vitamin D3 is approximately the average of the lowest thresholds to normal <br /> levels. Without intervention, these concentrations will continue to decrease. Older age groups, women, breaking <br /> the  femur  head,  complete  blood  calcium  deficiency,  injury  mechanisms  and  low  energy,  and  not  exercising <br /> relation to Vitamin D deficiency common and serious trends. <br /> Keywords: Vitamin D deficiency, 50 years old, fractures <br /> nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Vitamin D <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ  <br /> nhiều  nhất.  Nhiều  câu  hỏi  được  đặt  ra  xoay <br /> Vitamin  D  thường  được  biết  đến  như  một <br /> quanh vấn đề này. Tình trạng thiếu Vitamin D ở <br /> “nguyên liệu” quan trọng trong việc thúc đẩy và <br /> bệnh nhân trên 50 tuổi gãy xương phổ biến như <br /> duy trì sức khỏe bộ xương. Thiếu Vitamin D làm <br /> thế  nào  ?  Mức  độ  thiếu  hụt  trầm  trọng  ra  sao? <br /> tăng  nguy  cơ  nhuyễn  xương,  loãng  xương,  gãy <br /> Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối <br /> xương  và  làm  tăng  chu  chuyển  xương,  qua  đó <br /> tượng  này  có  liên  quan  gì  đến  tình  trạng  thiếu <br /> ảnh hưởng đến quá trình lành xương khi có biến <br /> hụt  hay  không?  Vì  vậy,  chúng  tôi  quyết  định <br /> cố gãy xương xảy ra. <br /> thực  hiện  đề  tài:  “Khảo  sát  tình  trạng  thiếu <br /> Ở các vùng có vĩ độ cao như Bắc Âu và Bắc <br /> Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi <br /> Mĩ,  tỉ  lệ  thiếu  Vitamin  D  trong  dân  số  khá  cao <br /> tại  Khoa  Chấn  Thương  Chỉnh  Hình  Bệnh  Viện <br /> (50‐70%). Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu <br /> Chợ Rẫy”.  <br /> Vitamin D lên đến 80‐90%. Trong khu vực Đông <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Nam Á, các nước như Thái Lan, Malaysia… tỉ lệ <br /> thiếu Vitamin D trong dân số chung xấp xỉ 50%. <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Việt  Nam,  một  nước  có  khí  hậu  nhiệt  đới  gió <br /> Cắt ngang mô tả.  <br /> mùa, tình hình thiếu Vitamin D cũng không khả <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu <br /> quan  gì  hơn.  Tỉ  lệ  hiện  mắc  của  người  trưởng <br /> Bệnh  nhân  gãy  xương  trên  50  tuổi  điều  trị <br /> thành sống tại nước ta là 30%‐ 46% ở nữ và 16%‐<br /> nội trú tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh <br /> 20% đến ở nam giới trưởng thành. <br /> Viện Chợ Rẫy, đồng ý tham gia nghiên cứu.  <br /> Tình trạng thiếu Vitamin D trong cộng đồng <br /> Tiêu chuẩn loại trừ <br /> ở Việt Nam là phổ biến. Vitamin D lại có vai trò <br /> Bệnh nhân đã được điều trị Vitamin D, hoặc <br /> quan trọng đối với sức khỏe bộ xương nói chung <br /> các  chất  dẫn  xuất  của  Vitamin  D,  thuốc  chống <br /> và trong sự lành xương nói riêng. Tuy nhiên cho <br /> động kinh, thuốc gây độc tế bào, thyroxin trong <br /> đến  nay  không  chỉ  Việt  Nam  mà  còn  các  nước <br /> 3 tháng trước khi nhập viện. Bệnh nhân bị cắt dạ <br /> trên thế giới có rất ít các công trình nghiên cứu <br /> dày, viêm đường tiêu hóa mạn tính, viêm khớp <br /> về thiếu Vitamin D trên  bệnh  nhân  gãy  xương, <br /> dạng  thấp,  bất  thường  hệ  cơ  xương  khớp  bẩm <br /> đặc  biệt  là  ở  người  có  tuổi  –  một  trong  những <br /> <br /> Chấn Thương Chỉnh Hình <br /> <br /> 465<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> sinh, gãy xương bệnh lí, suy thận mạn.  <br /> <br /> Các bước tiến hành nghiên cứu <br /> Hỏi bệnh <br /> Thu thập biến số tuổi, giới tính, nơi cư ngụ, <br /> thói quen sinh hoạt (hút thuốc lá, uống rượu, tập <br /> thể  dục),  nguyên  nhân  chấn  thương,  bệnh  nội <br /> khoa  đi  kèm  và  yếu  tố  nguy  cơ  loãng  xương <br /> (qua việc hỏi tiền căn). <br /> Khám lâm sàng <br /> Khám  tổng  quát,  khám  tìm  các  triệu  chứng <br /> gãy xương: vị trí đau, điểm đau chói, biến dạng, <br /> cử động bất thường. Từ đây chúng ta thu  thập <br /> được  biến  số  bệnh  nội  khoa  đi  kèm  (qua  việc <br /> khám lâm sàng), vị trí gãy xương, chấn thương <br /> đi kèm. <br /> Xét nghiệm cận lâm sàng <br /> ‐ Chụp X quang để xác định chẩn đoán vị trí <br /> gãy  xương.  Khi  có  chẩn  đoán  xác  định,  ta  thu <br /> thập  hoàn  chỉnh  các  biến  số:  bệnh  nội  khoa  đi <br /> kèm, vị trí gãy xương, chấn thương đi kèm. <br /> ‐ Xét nghiệm nồng độ 25(OH) Vitamin D3 trong <br /> máu. <br /> Thực  hiện  trên  máy  Maplap  Plus  năm  2004 <br /> của Italy tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy. <br /> Xét  nghiệm  được  thực  hiện  theo  phương <br /> pháp ELISA dựa trên nguyên lý phản ứng cạnh <br /> tranh giữa 25(OH)Vitamin D3 của mẫu với chất <br /> đánh  dấu  biotinylated  25(OH)Vitamin  D3  gắn <br /> trên  protein  mang  (VDBP,  Gc  globulin).  Bước <br /> này  thu  thập  được  hai  biến  số:  nồng  độ <br /> 25(OH)Vitamin  D3,  phân  độ  nồng  độ <br /> 25(OH)Vitamin D3. <br /> ‐  Định lượng nồng độ Calcium toàn phần trong <br /> máu <br /> Xét nghiệm như sinh hóa máu thường quy, <br /> lấy  mẫu  máu  vào  sáng  sớm.  Ở  bước  này,  thu <br /> thập được biến số: nồng độ Calcium toàn phần <br /> trong  máu,  phân  độ  nồng  độ  Calcium  toàn <br /> phần trong máu, yếu tố  nguy  cơ  loãng  xương <br /> (thiếu Calcium máu). <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> <br /> Từ tháng 7/2012 đến tháng 04/2013, đã khảo <br /> sát  được  390  bệnh  nhân  trên  50  tuổi  bị  gãy <br /> xương.  <br /> <br /> Đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng  của <br /> mẫu nghiên cứu <br /> Giới tính <br /> Nữ nhiều gấp 1,52 lần so với nam. <br /> Tuổi <br /> Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 67,91 ± <br /> 12,31,  của  nam  64,73  ±  12,896,  của  nữ  70,00  ± <br /> 11,462. <br /> Thói quen sinh hoạt <br /> Tỉ lệ bệnh nhân có hút thuốc lá là 20,51%, có <br /> uống rượu là 6,67%, có tập thể dục là 41,54%. <br /> Bệnh  nội  khoa  đi  kèm,  yếu  tố  nguy  cơ  loãng <br /> xương, chấn thương đi kèm <br /> 87,68%  bệnh  nhân  có  nội  khoa  đi  kèm. <br /> 95,13%  bệnh  nhân  có  yếu  tố  nguy  cơ  loãng  xương. <br /> 46,15% trường hợp có chấn thương đi kèm. <br /> <br /> Nguyên nhân và cơ chế chấn thương <br /> Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao <br /> thông  (36,92%),  tai  nạn  sinh  hoạt  (61,03%),  tai <br /> nạn  lao  động  (2,05%).  47,95%  do  cơ  chế  chấn <br /> thương  năng  lượng  cao,  52,05%  chấn  thương <br /> năng  lượng  thấp.  126/144  (87,5%)  trường  hợp <br /> tai nạn giao thông là cơ chế chấn thương năng <br /> lượng  cao.  Có  185/238  (77,7%)  trường  hợp  tai <br /> nạn  sinh  hoạt  là  cơ  chế  chấn  thương  năng <br /> lượng thấp. <br /> Vị trí gãy xương <br /> Số  lượng  bệnh  nhân  phân  bố  không  đồng <br /> đều giữa các nhóm vị trí gãy xương. Nhiều nhất <br /> là  nhóm  gãy  đầu  trên  xương  đùi  (chiếm  tỉ  lệ <br /> 34,6%), gãy nhiều xương (chiếm tỉ lệ 20,5%). Kế <br /> đến  là  gãy  thân  xương  cẳng  chân,  thân  xương <br /> đùi. Còn lại gãy xương các vùng khác chiếm tỉ lệ <br /> rất nhỏ. <br /> Nồng độ Calcium toàn phần trong máu <br /> Nồng  độ  Calcium  toàn  phần  trong  máu <br /> trung bình là 2,04 ± 0,214 mmol/L. <br /> Phân  độ  nồng  độ  Calcium  toàn  phần  trong <br /> <br /> 466<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> máu <br /> Đa số các bệnh nhân bị thiếu Calcium toàn <br /> phần  trong  máu  (chiếm  61,79%).  Các  bệnh <br /> nhân  có  thừa  Calcium  toàn  phần  trong  máu <br /> chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,79%). <br /> Tình hình thiếu Vitamin D trong mẫu nghiên <br /> cứu <br /> Nồng  độ  25(OH)Vitamin  D3  trung  bình <br /> trong máu: Nồng độ trung bình trong máu của <br /> mẫu nghiên cứu là 49,17 ± 19,87 nmol/L. Nồng <br /> độ  25(OH)Vitamin  D3  trung  bình  ở  giới  nam <br /> cao hơn giới nữ. <br /> Phân độ nồng độ 25(OH)Vitamin D3 <br /> Bảng 1: Tỉ lệ các phân độ nồng độ thiếu Vitamin D <br /> Phân độ<br /> Không thiếu<br /> Thừa<br /> Bình thường<br /> Thiếu<br /> Thiếu nhẹ<br /> Thiếu trung bình<br /> Thiếu nặng<br /> <br /> Số ca<br /> 174<br /> 1<br /> 173<br /> 216<br /> 158<br /> 54<br /> 4<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 44,62<br /> 0,26<br /> 44,36<br /> 55,38<br /> 40,51<br /> 13,85<br /> 1,03<br /> <br /> Mối  liên  quan  giữa  thiếu  Vitamin  D  và <br /> một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng <br /> Mối  liên  quan  giữa  thiếu  Vitamin  D  với <br /> giới tính <br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> 155<br /> (100,0)<br /> 235<br /> (100,0)<br /> 390<br /> (100,0)<br /> <br /> PR<br /> <br /> p<br /> <br /> 2,19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2