intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát vai trò cộng hưởng từ khuếch tán trong phân biệt u tế bào thần kinh đệm độ iv với u di căn não đơn độc

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát giá trị hệ số khuếch tán biển kiến trong vùng mô u và vùng phù quanh u để đánh giá sự ứng dụng trong phân biệt u thần kinh đệm độ IV với di não đơn độc trên cơ sở đánh giá mật độ tế bào trong u và phù quanh u.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát vai trò cộng hưởng từ khuếch tán trong phân biệt u tế bào thần kinh đệm độ iv với u di căn não đơn độc

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> KHẢO SÁT VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN<br /> TRONG PHÂN BIỆT U TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM ĐỘ IV<br /> VỚI U DI CĂN NÃO ĐƠN ĐỘC<br /> Huỳnh Lê Phương*, Nguyễn Văn Dũng**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: Phù quanh u thần kinh đệm độ IV được báo cáo trước đây có thâm nhiễm tế bào u, ngược lại<br /> trong di căn phù quanh u chỉ phù có nguồn gốc từ mạch máu. Dựa vào tính chất trên, chúng tôi khảo sát giá trị<br /> hệ số khuếch tán biển kiến trong vùng mô u và vùng phù quanh u để đánh giá sự ứng dụng trong phân biệt u<br /> thần kinh đệm độ IV với di não đơn độc trên cơ sở đánh giá mật độ tế bào trong u và phù quanh u.<br /> Đối tượng và phương pháp: Bao gồm 59 trường hợp với 30 u thần kinh đệm độ IV và 29 u di căn não đơn<br /> độc được chụp CHT thường quy và CHT khuếch tán trước khi được điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy. Đo ADC nhỏ<br /> nhất vùng mô u, phù quanh u, vùng chất trắng đối bên. Xác định sự khác biệt thống kê giữa u di căn đơn độc và<br /> u thần kinh đệm độ IV, chúng tôi phân tích tuổi, giới, giá trị ADC nhỏ nhất và tỉ số ADC giữa hai nhóm.<br /> Kết quả: Giá trị trung bình ADC nhỏ nhất và tỉ số ADC trung bình của mô u và vùng quanh u có nghĩa<br /> khác biệt giữa hai nhóm u.<br /> Kết luận: Hình ảnh CHT khuếch tán có thể cung cấp thông tin chẩn đoán phân biệt giữa hai nhóm u.<br /> Từ khóa: Phù quanh u; Phù nguồn gốc mạch máu; Hệ số khuếch tán biểu kiến; U thần kinh đệm độ IV; U<br /> di căn não đơn độc.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EVALUATION OF APPARENT DIFFUSION COEFFICIENT VALUE IN DIFFERENTIATE DIAGNOSIS<br /> BETWEEN GLIOMA AND SOLITARY METASTASIS TUMOR<br /> Huynh Le Phuong, Nguyen Van Dung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 302 - 307<br /> Objective: In peritumoral edema of IV grade glioma, infiltrating neoplastic cells have been reported, whereas<br /> in metastasis, peritumoral edema consists essentially of vasogenic edema. Minimum apparent diffusion coefficient<br /> (ADC) value can be used to differentiate IV grade glioma from solitary metastasis on the basis of cellularity levels<br /> in the enhancing tumor and the peritumoral region.<br /> Methods: 59 cases of including 30 IV grade glioma and 29 solitary metastasis, underwent conventional<br /> MRI and diffusion weighted imaging (DWI) before undergoing treatment in Cho Ray Hospital. The minimum<br /> ADC was measured in the enhancing tumor, peritumoral region, and contralateral normal white matter. To<br /> determine whether there was a statistical difference between solitary metastasis and IV grade glioma, we analyzed<br /> patient age and sex, minimum ADC value, and ADC ratio of the two groups.<br /> Results: The mean minimum ADC values and mean ADC ratios in enhancing tumors and the peritumoral<br /> regions were significant difference between the two groups.<br /> Conclusion: DWI can offer diagnostic information to distinguish between the two groups.<br /> Keywords: Peritumoral dema; Vasogenic edema; Apparent diffusion coefficient; Glioma; Solitary metastasis<br /> tumor<br /> * Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy, ** Khoa chẩn đoán hình ảnh BV Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: TS BS Huỳnh Lê Phương, ĐT: 0909225188<br /> Email: phuongsb5@yahoo.com<br /> <br /> 302<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong u não có hai u não ác tính phổ biến là<br /> u tế bào thần kinh đệm và u di căn não. Tuy<br /> nhiên, đôi khi khối u của hai loại trên xuất hiện<br /> dạng đơn độc để chẩn đoán phân biệt vẫn còn<br /> gặp khó khăn. Trên cộng hưởng từ thường quy<br /> u thần kinh đệm độ IV và u di căn não đơn độc<br /> thường có đặc điểm tín hiệu và kiểu bắt thuốc<br /> tương phản tương tự nhau(6,11). Về tế bào học<br /> vùng phù quanh u của u thần kinh đệm nguyên<br /> phát độ cao có kèm thâm nhiễm tế bào(1,4,15).<br /> Ngược lại trong u di căn não, phù quanh u có cơ<br /> chế phù tăng sinh mạch máu nên thường không<br /> có sự thâm nhiễm tế bào(2,8,14). Hình ảnh khuếch<br /> tán (DWI) là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn<br /> cho phép nhận ra những thông tin về chuyển<br /> động rất nhỏ của các phân tử nước. Như vậy đo<br /> hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) trong khối u<br /> và trong vùng phù quanh u sẽ cung cấp thông<br /> tin định lượng mật độ tế bào trong u và đặc tính<br /> phù quanh u mà điều này không dễ dàng nhận<br /> ra trên cộng hưởng từ thường quy về sự khác<br /> biệt giữa u thần kinh đệm độ IV và tổn thương<br /> di căn.<br /> Mục đích của nghiên cứu là xác định xem<br /> giá trị ADC nhỏ nhất mô u và phù quanh u có<br /> thể phân biệt u tế bào thần kinh đệm độ IV<br /> (UTBTKĐ.IV) và u di căn não đơn độc<br /> (UDCNĐĐ).<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu tiền cứu, mô tả với mẫu là 59<br /> bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ<br /> tháng 8/2008 đến tháng 8/2012 đã được điều trị<br /> phẫu thuật hoặc sinh thiết với kết quả chẩn<br /> đoán u thần kinh đệm độ IV hoặc u di căn tại<br /> bệnh viện Chợ Rẫy. Các bệnh nhân được chụp<br /> trên CHT từ 1,5 Tesla (công ty Siemens), với<br /> khảo sát CHT thường quy có tiêm thuốc tương<br /> phản từ và CHT khuếch tán trước điều trị sinh<br /> thiết hoặc phẫu thuật. Các kết quả giải phẫu<br /> bệnh lý là u tế thần kinh bào đệm IV hoặc u di<br /> căn não được đọc tại khoa giải phẫu bệnh học<br /> của bệnh viện Chợ Rẫy. Ttre6n hình ảnh CHT,<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> chúng tôi đo giá trị ADC trên hình bản đồ ADC<br /> của u thần kinh đệm độ IV và u di căn não với<br /> sử dụng công cụ ROI, diện tích ROI trung bình<br /> khoảng 10-30 mm2. Vùng u là phần mô đặc của<br /> u có bắt thuốc trên hình ảnh T1W có tiêm thuốc.<br /> Vùng phù quanh u là vùng quanh u với tăng tín<br /> hiệu trên T2W, FLAIR kèm không bắt thuốc trên<br /> hình T1W có tiêm thuốc. Vùng đối bên u hay<br /> vùng chất trắng bình thường để so với vùng mô<br /> u và phù quanh u. Chúng tôi chú ý khi thực<br /> hiện ROI không đặt vào vùng nghi ngờ có xuất<br /> huyết, vôi hóa, nang hay có mạch máu. ROI<br /> được thực hiện ở 3 vị trí khác nhau vùng u,<br /> vùng phù quanh u ở dưới 2cm (tức là phù gần)<br /> và trên 2cm (tức là phù xa) của UTBTK.độ IV và<br /> UDCNĐĐ với đơn vị (x10‾3mm2/s) và chọn ra<br /> giá trị ADC nhỏ nhất đưa vào nghiên cứu.<br /> Chúng tôi, tính giá trị trung bình ADC nhỏ nhất<br /> vùng u, vùng phù gần và vùng phù xa. Qua đó,<br /> tính tỉ số giá trị ADC nhỏ nhất: Lấy giá trị thấp<br /> nhất ADC của mô u, phù gần và phù xa chia<br /> cho vùng chất trắng bình thường đối diện của<br /> UTBTK.độ IV và UDCNĐĐ. Dùng chi-square<br /> test để xác định tính ý nghĩa thống kê về sự khác<br /> biệt của các biến trong hai nhóm. Các dữ liệu<br /> biến số thu nhận được xử lý nghiên cứu trên<br /> phần mềm SPSS 16.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm nghiên cứu mẫu<br /> Trong tổng số 59 bệnh nhân có 30 UTBTK.độ<br /> IV và 29 UDCNĐĐ. Tuổi trung bình của bệnh<br /> nhân trong mẫu nghiên cứu là 52,12± 12,91. Tỉ lệ<br /> nam: nữ là 40: 19. Kích thước u trung bình của<br /> UTBTK.độ IV là 5,40±1,10 cm và UDCNĐĐ là<br /> 3,87±1,14 cm<br /> <br /> Giá trị nhỏ nhất ADC trong u<br /> Bảng 1. Giá trị trung bình ADC nhỏ nhất trong u<br /> (x10‾3mm2/s)<br /> ADC u<br /> <br /> U<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 29<br /> <br /> 0,93 ± 0,17<br /> <br /> UTBTK.độ IV<br /> <br /> 30<br /> <br /> 0,78± 0,17<br /> <br /> Nhận xét: Giá trị trung bình ADC nhỏ nhất<br /> trong mô u (với UDCNĐĐ là 0, 93 ±<br /> <br /> 303<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 0,17x10‾3mm2/s và UTBTK.độ IV là 0, 78±<br /> 0,17x10‾ 3mm2/s) của UDCNĐĐ và UTBTK.độ<br /> IV có sự khác biệt ý nghĩa (p=0, 02).<br /> <br /> Tỉ số ADC<br /> Bảng 4. Bảng đánh giá tỉ số ADC<br /> <br /> Giá trị nhỏ nhất ADC phù gần<br /> Bảng 2. Giá trị trung bình ADC nhỏ nhất phù gần<br /> (x10‾3mm2/s)<br /> ADC phù<br /> gần<br /> <br /> U<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 29<br /> <br /> 1,58±0,17<br /> <br /> UTBTK.độ IV<br /> <br /> 30<br /> <br /> 1,22.±0,14<br /> <br /> Nhận xét: Giá trị trung bình nhỏ nhất ADC<br /> vùng<br /> phù<br /> gần<br /> (với<br /> UDCNĐĐ<br /> là<br /> 1,53±0,17x10‾3mm2/s, UTBTK.độ IV là 1,22±0,14<br /> x10‾3mm2/s) có sự khác biệt ý nghĩa rất cao giữa<br /> hai u này (p=0,000).<br /> <br /> Đường cong ROC<br /> <br /> Tỉ số ADC<br /> phù gần<br /> Tỉ số ADC<br /> phù xa<br /> Tỉ số ADC u<br /> <br /> U<br /> <br /> Số trường<br /> hợp<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 29<br /> <br /> 2,10±0,27<br /> <br /> UTBTK. IV<br /> <br /> 30<br /> <br /> 1,68±0,18<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 25<br /> <br /> 2,20±0,28<br /> <br /> UTBTK. IV<br /> <br /> 16<br /> <br /> 2,1±0,18<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 29<br /> <br /> 1,26±0,20<br /> <br /> UTBTK. IV<br /> <br /> 30<br /> <br /> 1,07±0,25<br /> <br /> p<br /> 0,000<br /> <br /> 0,238<br /> <br /> 0,02<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ số ADC vùng phù gần của u có<br /> sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất cao giữa<br /> UTBTK. IV và UDCNĐĐ (p=0,000).<br /> Tỉ số ADC vùng phù xa của u không có sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê rất cao giữa<br /> UTBTK. IV và UDCNĐĐ (p=0,238).<br /> Tỉ số ADC vùng u có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê giữa UTBTK. IV và UDCNĐĐ (p=0,02).<br /> <br /> Biểu đồ 1. Đường cong ROC của ADC u và phù<br /> gần<br /> Nhận xét: Điểm cắt ADC của phù gần là<br /> 1,343: Độ nhạy và đặc hiệu của giá trị ADC phù<br /> gần lần lượt là 93% và 80%. Điểm cắt ADC của u<br /> là 0, 74: Độ nhạy và đặc hiệu của giá trị ADC u<br /> lần lượt là 89% và 60%.<br /> <br /> Giá trị nhỏ nhất ADC phù xa<br /> Bảng 3. Giá trị nhỏ nhất ADC của phù xa (x10‾<br /> 3mm2/s)<br /> ADC phù<br /> xa<br /> <br /> U<br /> <br /> Số trường hợp<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> UDCNĐĐ<br /> <br /> 25<br /> <br /> 1,60±0,15<br /> <br /> UTBTK.độ IV<br /> <br /> 16<br /> <br /> 1,5±0,14<br /> <br /> Biểu đồ 2. Đường cong ROC của tỉ số ADC phù<br /> gần<br /> Nhận xét: Điểm cắt tỉ số ADC của phù gần là<br /> 1, 93: Độ nhạy và đặc hiệu của tỉ số ADC phù<br /> gần lần lượt là 82% và 90%. Diện tích dưới<br /> đường cong ROC của tỉ số ADC của phù gần là<br /> AUC=0, 91 và p=0,000 có giá trị rất cao trong<br /> phân biệt giữa UDCNĐĐ và UTBTK. IV<br /> <br /> Nhận xét: Giá trị trung bình nhỏ nhất ADC<br /> vùng phù xa không có sự khác biệt ý nghĩa giữa<br /> hai nhóm u (p=0,147).<br /> <br /> 304<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Hình 1. Đánh giá u tế bào thần kinh đệm độ IV. Bệnh nhân Đoàn Văn R, nam, 52 tuổi. A, hình T1W; B, hình<br /> T2W; C, hình FLAIR; D, hình T1W tiêm thuốc; E, hình DWI; F, hình ADC. U bắt thuốc mạnh không đều, phù<br /> độ 2, bờ không rõ, tăng ADC mô u, kích thước là 4,53cm, giá trị ADC nhỏ nhất (x10‾3mm2/s) vùng mô u là<br /> 0,720, phù gần u là 1,295 phù xa u là 1,512 và chất trắng đối bên là 0,661. Giải phẫu bệnh học: u thần kinh đệm<br /> độ IV<br /> <br /> Hình 2. Đánh giá u di căn não. Bệnh nhân Nguyen Thị D, nữ, 66 tuổi A, hình T1W; B, hình T2W; C, hình<br /> FLAIR; D, hình T1W tiêm thuốc; E, hình DWI; F, hình ADC. U bắt thuốc mạnh không đều, phù độ 2, bờ rõ,<br /> tăng ADC mô u, kích thước là 5,20cm, giá trị ADC nhỏ nhất (x10‾3mm2/s) vùng mô u là 1,163, phù gần u là<br /> 1,882, phù xa u là 1,747 và chất trắng đối bên là 0,710. Giải phẫu bệnh học: ung thư biểu mô di căn não.<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> 305<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> thống kê và có thể dùng phân biệt giữa hai loại<br /> u. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có kết quả<br /> tương tự những kết luận trên.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Giá trị nhỏ nhất ADC trong u<br /> Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi giá<br /> trị trung bình ADC nhỏ nhất của mô<br /> UDCNĐĐ là 0,93 ± 0,17x10-3mm2/s và UTBTK.<br /> IV là 0,78± 0,17x10-3mm2/s với p=0,02. Trong<br /> các báo cáo y văn trên thế giới, có hai nhóm<br /> tác giả kết luận khác nhau về việc đo giá trị<br /> ADC trong mô u và giá trị của giá trị này<br /> trong việc giúp phân biệt UDCNĐĐ và<br /> UTBTK. IV. Thí dụ, trong nghiên cứu của<br /> Yamasaki năm 2005(4) và Nail Bulakbasi năm<br /> 2003(10), hai tác giả này cho rằng khác biệt giá<br /> trị ADC giữa UTBTK. IV và UDCNĐĐ không<br /> có ý nghĩa thống kê, qua đó cho rằng giá trị<br /> đo giá trị ADC trong mô u không giúp phân<br /> biệt giữa hai loại u này. Ngược lại, trong<br /> nghiên cứu Krabble năm 1997(4) và nghiên cứu<br /> khác của Server A, Kulle B và cộng sự năm<br /> 2009(13) thì các tác giả đưa ra kết luận tương tự<br /> nghiên cứu của chúng tôi với kết luận có khác<br /> biệt ý nghĩa thống kê về giá trị ADC trong mô<br /> u có thể giúp phân biệt giữa hai loại giữa<br /> UTBTK. IV và UDCNĐĐ. Chúng tôi cho rằng,<br /> có sự khác nhau về kết luận giá trị ADC trong<br /> mô u như trên có thể do các nghiên cứu bị chi<br /> phối bởi cở mẫu còn hạn chế, công suất của<br /> phương tiện (máy CHT) và các phần mềm tích<br /> hợp ứng dụng phân tích trên CHT.<br /> <br /> Giá trị nhỏ nhất ADC phù gần<br /> <br /> Đường cong ROC của ADC mô u và phù<br /> gần u<br /> Từ kết quả phân tích dựa vào đường cong<br /> ROC và giá trị ADC ở mô u và vùng phù gần<br /> u để phân biệt UTBTK. IV và UDCNĐĐ cho<br /> thấy chúng đều có giá trị chẩn đoán phân biệt<br /> (p90%) dùng phân<br /> biệt giữa UTBTK. IV và UDCNĐĐ.<br /> <br /> Trong nghiên cứu của Krabble năm 1997 và<br /> gần đây với nghiên cứu của tác giả Eun JA Lee<br /> năm 2011(3), ghi nhận giá trị ADC của vùng phù<br /> quanh u ở UTBTK. IV trung bình 1,14±0,119x103mm2/s và UDCNĐĐ là 1,413±0,147x10-3mm2/s.<br /> Qua đó, tác giả kết luận giá trị ADC phù xung<br /> quanh UDCNĐĐ cao hơn giá trị ADC phù xung<br /> quanh UTBTK. IV với khác biệt này có ý nghĩa<br /> <br /> Từ kết quả nghiên cứu giá trị trung bình nhỏ<br /> nhất ADC vùng phù xa của UDCNĐĐ là<br /> 1,60±0,15x10‾3mm2/s và UTBTK. IV là 1,5±0,145<br /> x10‾3mm2/s, chúng tôi thấy rằng ADC vùng phù<br /> xa không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai u này<br /> (p=0,147). Do đó trong vùng phù xa bản chất của<br /> vùng phù là chỉ có nguồn gốc từ mạch máu, ít<br /> có sự thâm nhiễm tế bào u thần kinh đệm độ IV.<br /> <br /> (5)<br /> <br /> 306<br /> <br /> Giá trị nhỏ nhất ADC phù xa<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0