intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát vi sinh vết mổ vùng bẹn sau 24 giờ tại Bệnh viện Công Lập Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là một trong những công tác được chú trọng trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ về sự hiện diện của vi khuẩn, cũng như chủng loại vi khuẩn ở vết mổ vùng bẹn được băng kín và vùng da tương ứng ở phía đối bên (không có vết mổ) sau phẫu thuật 24 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát vi sinh vết mổ vùng bẹn sau 24 giờ tại Bệnh viện Công Lập Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> KHẢO SÁT VI SINH VẾT MỔ VÙNG BẸN SAU 24 GIỜ<br /> TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TP HỒ CHÍ MINH<br /> Lê Thị Anh Đào*, Phạm Thúy Trinh*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là một trong những công tác được chú trọng trong việc<br /> làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Có hai quan điểm chăm sóc vết mổ nên bỏ băng hay băng kín vết<br /> mổ sau phẫu thuật. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ về sự hiện diện của<br /> vi khuẩn, cũng như chủng loại vi khuẩn ở vết mổ vùng bẹn được băng kín và vùng da tương ứng ở phía<br /> đối bên (không có vết mổ) sau phẫu thuật 24 giờ.<br /> Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 80 mẫu vết mổ vùng bẹn và 80 mẫu vùng da đối bên<br /> không có vết mổ (mỗi người bệnh tham gia nghiên cứu được cấy 2 mẫu). Người bệnh được chọn có vết<br /> mổ vùng bẹn sau phẫu thuật 24 giờ bao gồm cả phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi. Thời gian nghiên<br /> cứu từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011, nghiên cứu được thực hiện tại khoa ngoại Tổng hợp<br /> bệnh viện đại học TP.Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: Tại vùng vết mổ có 1 loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus tỷ lệ (2,5%)và vùng đối bên<br /> không có vết mổ có 4 loại vi khuẩn (Staphylococcus aureus tỷ lệ (2,5%), Staphylococcus coagulase (-) tỷ lệ<br /> (6,25%), Micrococcus tỷ lệ (3,75%), Bacilluss spp tỷ lệ (1,25%,), và vi nấm tỷ lệ (1,25%).<br /> Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus ở vùng mổ và vùng đối bên chiếm tỷ lệ như<br /> nhau (2,5%).<br /> Từ khóa: nhiễm khuẩn vết mổ, mổ mở, mổ nội soi, vi khuẩn.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> MICROBIAL CONTAMINATION OF THE GROIN INCISION WITHIN 24 HOURS AFTER<br /> SURGERY AT THE PUBLIC HOSPITAL IN HOCHIMINH CITY<br /> Le Thi Anh Dao, Pham Thuy Trinh * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.1 – 2012: 41 - 45<br /> Background: The wound care after surgery is one of the best thing to reduce the risk of wound<br /> infection. There are two points of wound care: no dressing or dressing incision after surgery. The purpose of<br /> this study was to identify the rate of bacteria being present on skin as well as the types of bacteria around<br /> the groin incission (dressed) and the opposite skin (not dressed) for about 24 hours after surgery<br /> Research Design: This study used a cross-sectional. 80 incision areas of groin leg and 80 opposite<br /> areas which had no wound (each patient was taken 2 samples in this study). All patients in study had<br /> incision area of groin legs after 24 hours of surgery including open or laparoscopic surgery. This study has<br /> started at April, 2010 to April, 2011 and carried out at General Surgery Dept, UMC HCMC.<br /> Results: At the wound had a type of bacteria (Staphylococcus aureus 2.5%) and the opposite area<br /> which did not have wound had 4 types of bacteria (Staphylococcus aureus 2.5%, Staphylococcus coagulase<br /> (-) was propotion (6.25%), Micrococcus (3.75%), Bacilluss spp (1.25%), and fungi (1.25%).<br /> Conclusions: The percentage of Staphylococcus. Aureus infected in both regions were the same result<br /> * Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br /> Tác giả liên lạc: ĐD. Lê Thị Anh Đào<br /> Email: anhdao8822@yahoo.com<br /> <br /> 42<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> (2.5%).<br /> Keywords: wound infection, open surgery, laparoscopic surgery, bacteria.<br /> nóng, ôi bức dẫn đến việc tiết ra nhiều mồ hôi<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> trên cơ thê người bệnh tạo một môi trường ẩm<br /> Bên cạnh công tác điều trị, chăm sóc cũng<br /> ướt trên da là điều kiện thuận lợi cho vi<br /> đóng vai trò không kém phần quan trọng<br /> khuẩn phát triển. Theo một báo cáo “Nghiên<br /> trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh,<br /> cứu bỏ băng sớm sau mổ” đối với những<br /> đặc biệt là trong quá trình chăm sóc vết mổ<br /> trường hợp phẫu thuật sạch tại bệnh viện<br /> sau phẫu thuật. Đây là một công việc thường<br /> Bình Dân năm 2009 cho thấy có kết quả khả<br /> quy và cơ bản tồn tại từ rất lâu trong quá<br /> quan(7).<br /> trình phát triển y học, ngoài các yếu tố như<br /> Tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 1,<br /> hoàn tất công việc chuẩn bị bệnh nhân trước<br /> Khoa Ngoại Tổng hợp đã từng tiến hành khảo<br /> mổ, kỹ thuật vô khuẩn, loại phẫu thuật và các<br /> sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa, nhưng<br /> yếu tố khác như tuổi, thể trạng, tâm lý, bệnh<br /> chưa định danh được chủng loại vi khuẩn gây<br /> mãn tính đi kèm, việc chăm sóc vết mổ sau<br /> ra tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ, cũng như<br /> phẫu thuật luôn được chú trọng vì giúp vết<br /> chủng loại vi khuẩn nào thường tồn tại ở vết<br /> mổ mau lành và làm giảm nguy cơ nhiễm<br /> mổ. Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm<br /> khuẩn vết mổ.<br /> mục đích xác định chủng loại vi khuẩn và xác<br /> Môi trường bệnh viện là nơi tồn tại nhiều<br /> định tỷ lệ về sự hiện diện của vi khuẩn trên bề<br /> vi khuẩn và có thể sẽ làm cho vết mổ có nguy<br /> mặt vết mổ sau phẫu thuật 24 giờ và vùng đối<br /> cơ nhiễm khuẩn từ các yếu tố ngoại sinh đó.<br /> bên không có vết mổ.<br /> Thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> viện khoảng 5-10% ở các nước phát triển, 25%<br /> Xác định tỷ lệ sự hiện diện của vi khuẩn<br /> ở một số nước đang phát triển(9).<br /> trên bề mặt vết mổ và bên không có vết mổ<br /> Sự hiện diện vi khuẩn trên bề mặt vết<br /> sau 24 giờ.<br /> thương sẽ gây tổn thương mô, gây nhiễm<br /> khuẩn lan rộng hay gây nhiễm khuẩn toàn<br /> thân. Việc điều trị vết mổ nhiễm khuẩn sẽ kéo<br /> dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng<br /> sinh, tăng khả năng đề kháng kháng sinh làm<br /> tăng chi phí điều trị và làm ảnh hưởng nhiều<br /> đến tinh thần người bệnh.<br /> Việc chăm sóc vết mổ nhằm mục đích làm<br /> sạch vết thương, tạo điều kiện tốt nhất cho vết<br /> mổ mau lành. Theo quan điểm đã có từ lâu<br /> vết mổ phải được che kín và được thay băng<br /> thường qui sau mổ và cho đến ngày cắt chỉ<br /> nhằm bảo vệ vết mổ chống lại sự xâm nhập<br /> của vi khuẩn của vật lạ, và tránh được các<br /> chấn thương, va đập. Ngoài ra, gạc đắp lên<br /> vết mổ còn tác dụng thấm hút dịch tiết, hoặc<br /> tạo nên một vùng được ép có trọng điểm khi<br /> cần thiết và đặc biệt là mang lại sự an tâm cho<br /> người bệnh. Tuy nhiên Việt Nam có khí hậu<br /> <br /> Xác định chủng loại vi khuẩn trên bề mặt<br /> vết mổ và bên không có vết mổ sau 24 giờ.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Bệnh nhân có vết mổ vùng bẹn sau phẫu<br /> thuật 24 giờ. Tất cả đều là phẫu thuật sạch.<br /> Cấy vết mổ được tiến hành sau 24 giờ trước<br /> khi thực hiện công việc thay băng, mẫu cấy<br /> được lấy và đồng thời tiến hành lấy mẫu cấy<br /> ở bên đối diện không có vết mổ.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân thoát vị bẹn, bệnh nhân dãn<br /> tĩnh mạch thừng tinh được mổ mở, mổ nội soi<br /> hay bệnh nhân suy van tĩnh mạch chân một<br /> bên<br /> Được băng bằng gạc vô khuẩn hoặc<br /> Urgosteril<br /> Có thời gian nằm lưu ≥ 6 giờ trong phòng<br /> <br /> 43<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> bệnh của khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y<br /> Dược<br /> Đồng ý tham gia nghiên cứu<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh thoát vị bẹn được mổ nội soi sau đó<br /> chuyển sang mổ mở<br /> Có bệnh kèm theo là bệnh tiểu đường,suy<br /> thận, viêm da vùng bẹn<br /> Thoát vị bẹn 2 bên, dãn tĩnh mạch chân 2<br /> bên<br /> Phẫu thuật sạch nhiễm, nhiễm, bẩn.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang<br /> <br /> Với α=5% => Z=1,96, p=3%, q=1-p, d=5<br /> <br /> Thời gian<br /> 01/4/2010 đến 01/04/2011.<br /> <br /> Địa điểm<br /> Khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y dược.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Phần mềm Stata 10.<br /> <br /> Tình trạng vết mổ<br /> Sau 24 giờ vết mổ khô<br /> Vết mổ sưng đỏ, đau<br /> Sau xuất viện vết mổ lành tốt<br /> <br /> Số ca<br /> 79<br /> 1<br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 98,75<br /> 1,25<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh sau mổ 24 giờ<br /> vết mổ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn<br /> (98,75%), chỉ 1 trường hợp sau mổ, vết mổ<br /> không thấm dịch nhưng có dấu hiệu sưng đỏ<br /> (1,25%).<br /> <br /> Loại gạc<br /> Gạc vô khuẩn<br /> Urgosteril<br /> Tổng số<br /> <br /> Số ca<br /> 33<br /> 47<br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 41,25<br /> 58,75<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh mổ nội soi<br /> chiếm tỷ lệ cao hơn so với mổ mở nên tỷ lệ sử<br /> dụng Urgosteril (58,75%) cũng chiếm tỷ lệ cao<br /> hơn so với gạc vô khuẩn (41,25%).<br /> Bảng 4. Tỷ lệ nơi người bệnh chăm sóc vết mổ sau<br /> khi xuất viện<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Số ca<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 21<br /> 28<br /> 31<br /> <br /> 26,25<br /> 35<br /> 38,75<br /> <br /> 53<br /> 27<br /> <br /> 66,25<br /> 33,75<br /> <br /> 33<br /> 17<br /> 30<br /> <br /> 41,25<br /> 21,25<br /> 37,5<br /> <br /> 33<br /> 47<br /> <br /> 41,25<br /> 58,75<br /> <br /> Nhận xét: Trong nhóm khảo sát, người<br /> bệnh có độ tuổi > 50 chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> <br /> 44<br /> <br /> Bảng 2. Tình trạng vết mổ nhóm nghiên cứu sau<br /> 24 giờ và sau xuất viện 30 ngày<br /> <br /> Bảng 3. Tỷ lệ loại gạc được sử dụng trong nghiên<br /> cứu<br /> <br /> Cỡ mẫu dự kiến<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Độ tuổi<br /> 50<br /> Giới tính<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Chẩn đoán<br /> Dãn tĩnh mạch chân<br /> Dãn TM thừng tinh<br /> Thoát vị bẹn<br /> Phương pháp mổ<br /> Mổ mở<br /> Mổ nội soi<br /> <br /> (38,75%), đa số là nam giới (66,25%) có thể do<br /> tính chất mặt bệnh thường gặp nhiều ở nam.<br /> Số lượng người bệnh mổ nội soi chiếm hơn<br /> 50% so với mổ mở, lượng bệnh khảo sát<br /> chiếm đa số là dãn tĩnh mạch chân (41,25%).<br /> <br /> Nơi chăm sóc<br /> BV khác, TTYT<br /> Tự chăm sóc<br /> TYT, phòng mạch<br /> Tổng số<br /> <br /> Số ca<br /> 30<br /> 43<br /> 07<br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 37,5<br /> 53,75<br /> 8,75<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: trên 50% người bệnh tự theo dõi<br /> chăm sóc vết mổ tại nhà cho đến ngày cắt chỉ,<br /> (37,5%) người bệnh đến bệnh viện hoặc trung<br /> tâm y tế, rất ít người bệnh đến các trạm y tế<br /> hoặc phòng mạch để chăm sóc (8,75%).<br /> Bảng 5. Kết quả gạc sử dụng cho mặt bệnh<br /> Loại gạc<br /> Gạc<br /> Urgosteril<br /> Chẩn đoán<br /> Số ca/Tỷ lệ (%) Số ca/Tỷ lệ (%)<br /> Dãn tĩnh mạch chân<br /> 0/0<br /> 33/41,25<br /> Dãn tĩnh mạch thừng<br /> 15/18,75<br /> 2/2,5<br /> tinh<br /> Thoát vị bẹn<br /> 18/22,5<br /> 12/15<br /> Tổng số<br /> 33/41,25<br /> 47/58,75<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> Bảng 6. Kết quả cấy định danh vi khuẩn vùng mổ<br /> và vùng đối diện<br /> Kết quả cấy vùng đối diện<br /> Staphylococcus aureus<br /> Staphylococcus coagulase (-)<br /> Micrococcus<br /> Bacilluss spp<br /> Vi nấm<br /> Không có sự hiện diện của vi khuẩn<br /> Tổng số<br /> <br /> Số ca Tỷ lệ %<br /> 2<br /> 2,5<br /> 5<br /> 6,25<br /> 3<br /> 3,75<br /> 1<br /> 1,25<br /> 1<br /> 1,25<br /> 68<br /> 85<br /> 80<br /> 100<br /> <br /> Kết quả cấy vùng mổ<br /> Staphylococcus aureus<br /> Không có sự hiện diện của vi khuẩn<br /> Tổng số<br /> <br /> Số ca Tỷ lệ %<br /> 2<br /> 2,5<br /> 78<br /> 97,5<br /> 80<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả cấy vết mổ tỷ lệ vô<br /> khuẩn là 97,5%, vùng đối diện tỷ lệ vô khuẩn<br /> là 85%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa<br /> thống kê (P=0,939).<br /> Bảng 7. Mối liên quan giữa kết quả cấy vùng mổ<br /> và mặt bệnh<br /> Cấy vùng mổ<br /> Số ca/Tỷ lệ%<br /> Staphylococcus aureus Vô khuẩn<br /> Chẩn đoán<br /> Dãn tĩnh mạch chân<br /> 1/1,25<br /> 32/40<br /> Dãn TM thừng tinh<br /> 0/0<br /> 17/21,25<br /> Thoát vị bẹn<br /> 1/1,25<br /> 29/36,25<br /> Tổng số<br /> 2/2,5<br /> 78/97,5<br /> <br /> Nhận xét: Trong 80 trường hợp khảo sát,<br /> có hai trường hợp vết mổ cấy nhiễm<br /> Staphylococcus aureus (2,5%), một trường hợp<br /> dãn tĩnh mạch chân, một trường hợp thoát vị<br /> bẹn.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Dựa vào tiêu chuẩn chọn bệnh, chúng tôi<br /> đã khảo sát 80 người bệnh với các chẩn đoán<br /> dãn tĩnh mạch chân, dãn tĩnh mạch thừng<br /> tinh, thoát vị bẹn một bên. Tất cả đều được vệ<br /> sinh trước mổ (cạo lông, tắm trước mổ, không<br /> kháng sinh phòng ngừa) có vết mổ sạch và<br /> không đặt dẫn lưu, không tiền căn bệnh lý<br /> mãn tính người bệnh được mở băng và cấy<br /> sau phẫu thuật 24 giờ, cấy vết mổ và vùng đối<br /> diện được tiến hành cùng lúc. Người bệnh<br /> được theo dõi vết mổ cho đến khi xuất viện và<br /> 30 ngày sau mổ. Tất cả người bệnh đều không<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> đến chăm sóc vết mổ tại Bệnh viện Đại học Y<br /> dược, chủ yếu chăm sóc tại các bệnh viện gần<br /> nhà, trung tâm y tế hoặc tự chăm sóc do tính<br /> chất của vết mổ có diễn tiến lành tốt, và do<br /> điều kiện đi lại của người bệnh nên khi xuất<br /> viện nhân viên điều dưỡng thường hướng<br /> dẫn người bệnh đến chăm sóc vết mổ tại địa<br /> phương hoặc tự chăm sóc. Những trường hợp<br /> này, chúng tôi đã đánh giá tình trạng vết mổ<br /> bằng cách phỏng vấn qua điện thoại<br /> Tất cả 80 trường hợp khảo sát, không có<br /> trường hợp nào có dấu hiệu nhiễm khuẩn vết<br /> mổ sau 30 ngày xuất viện, chiếm tỷ lệ 0%, tỷ<br /> lệ này hoàn toàn phù hợp theo tài liệu nhiễm<br /> khuẩn ngoại khoa phẫu thuật sạch có tỷ lệ<br /> nhiễm khuẩn 1%-3%.Trong một khảo sát<br /> trước đây của chúng tôi tỷ lệ nhiễm khuẩn vết<br /> mổ là 3%(4). Như vậy tỷ lệ nhiễm khuẩn trong<br /> khảo sát thấp hơn trước đây có thể do tiêu<br /> chuẩn chọn bệnh trong khảo sát này không<br /> bao gồm phẫu thuật sạch nhiễm.<br /> Tỷ lệ mổ mở và mổ nội soi là (41,25%) và<br /> (58,75%), tỷ lệ sử dụng gạc vô khuẩn thường<br /> và urgosteril phụ thuộc vào mổ mở và mổ nội<br /> soi nên cũng chiếm tỷ lệ tương tự (41,25%,<br /> 58,75%). Hầu hết các trường hợp khi xuất<br /> viện, vết mổ đều không có dấu hiệu nhiễm<br /> khuẩn (97,5%), duy nhất có một trường hợp<br /> khi nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân<br /> không sốt nhưng vết mổ có dấu hiệu sưng đỏ,<br /> đau, không chảy dịch (2,5%), (biểu hiện này<br /> không hội đủ yếu tố nhiễm khuẩn: sưng,<br /> nóng, đỏ, đau) nên khi xuất viện, một số<br /> trường hợp vết mổ người bệnh có thể tự chăm<br /> sóc và theo dõi với sự hướng dẫn của nhân<br /> viên điêu dưỡng, tỷ lệ này chiếm (53,75%), tỷ<br /> lệ người bệnh đến chăm sóc vết mổ tại bệnh<br /> viện khác hoặc trung tâm y tế là (37,5%), tỷ lệ<br /> người bệnh đến trạm y tế, phòng mạch là<br /> (8,75%).<br /> Kết quả cấy vi khuẩn tại vùng mổ cho<br /> thấy tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus là<br /> (2,5%), tỷ lệ vô khuẩn là (97,5%) và khảo sát<br /> sau xuất viện 30 ngày vết mổ đều lành tốt,<br /> <br /> 45<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> điều này cho thấy tuy có sự hiện diện<br /> Staphylococcus aureus tại vết mổ nhưng<br /> không dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ. Kết quả<br /> cấy vùng đối bên tỷ lệ không tìm thấy vi<br /> khuẩn là (85%), tỷ lệ nhiễm Staphylococcus<br /> aureus là (2,5%), Staphylococcus coagulase âm<br /> (6,25%), Micrococcus (3,75%), Bacilluss spp<br /> (1,25%), và vi nấm (1,25%) so với bên có vết<br /> mổ là 0% Vì vùng đối bên không được băng<br /> kín nên có sự hiện diện của nhiều vi khuẩn<br /> khác có trong không khí bám trên bề mặt da,<br /> trong đó đáng quan tâm hơn là Staphylococcus<br /> aureus. Bởi vì Staphylococcus aureus có yếu tố<br /> sinh bệnh cực kỳ quan trọng, dễ bám vào vết<br /> mổ gây nhiễm khuẩn và dễ đề kháng với<br /> kháng sinh(1,3).<br /> Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus trên<br /> vùng được băng kín hay không băng kín<br /> chiếm tỷ lệ như nhau, và sự khác biệt về tỷ lệ<br /> vô khuẩn trên hai vùng cấy không có ý nghĩa<br /> về mặt thống kê (P = 0,939).<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus<br /> tại vùng mổ là (2,5%), ở vùng đối bên tỷ lệ vi<br /> khuẩn Staphylococcus aureus cũng chiếm<br /> (2,5%), ngoài ra còn có các loại vi khuẩn<br /> Staphylococcus<br /> coagulase<br /> âm<br /> (6,25%),<br /> Micrococcus (3,75%), Bacilluss spp (1,25%), và<br /> vi nấm (1,25%).<br /> Sự tồn tại Staphylococcus aureus với số<br /> lượng không đủ gây ảnh hưởng đến quá trình<br /> lành vết mổ nhưng đó cũng là một dấu hiệu<br /> cảnh báo tác hại của Staphylococcus aureus trên<br /> vết mổ, đối với nhân viên y tế vì tỷ lệ<br /> Staphylococcus aureus trên da người bình<br /> thường là rất cao (Staphylococcus aureus trên da<br /> của khoảng 3 người trong mỗi mười người<br /> khỏe mạnh), có thể xuyên qua da có thể gây ra<br /> nhiều loại nhiễm khuẩn(5).<br /> Sau kết quả khảo sát này, chúng tôi muốn<br /> đưa ra một kiến nghị nên bỏ băng sớm sau mổ<br /> đối với những bệnh nhân mổ sạch đặc biệt đối<br /> <br /> 46<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> với những trường hợp dãn tĩnh mạch chân,<br /> thoát vị bẹn một bên, dãn tĩnh mạch thừng<br /> tinh, vì tính hiệu quả của việc không băng<br /> không thấp hơn việc băng vết mổ và có thể<br /> mang lại lợi ích cho bệnh nhân và cả người<br /> điều dưỡng như: người điều dưỡng sẽ không<br /> mất nhiều thời gian chăm sóc vết mổ và có<br /> thời gian để trao đổi và gần gũi với người<br /> bệnh hơn, hạn chế được việc hao tốn vật tư<br /> tiêu hao làm giảm chi phí cho người bệnh,<br /> người bệnh giảm được đau đớn và lo lắng,<br /> không mất nhiều thời gian cho việc xử lý<br /> thanh trùng dụng cụ.<br /> Đây là khảo sát bước đầu giúp chúng tôi<br /> nhận định được việc băng kín vết mổ sau<br /> phẫu thuật có thật sự làm giảm đi vi khuẩn<br /> hiện diện trên mặt da hay không và đưa ra<br /> kiến nghị của việc bỏ băng sớm sau mổ.<br /> Chúng tôi sẽ tiến hành một khảo sát khác chi<br /> tiết hơn đế đánh giá hiệu quả của việc bỏ<br /> băng sớm sau phẫu thuật đối với những<br /> trường hợp phẫu thuật sạch.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Dinges MM, Orwin PM, Schlievert PM (2000). Exotoxins of<br /> Staphylococcus aureus. Clin Microbiol Rev, 13: 16-34.<br /> Đỗ Nguyễn Phương (1966). Nhận xét bước đầu về vết mổ<br /> không băng và không dùng kháng sinh sau mổ vô trùng tại<br /> bệnh viện huyện Yên Định (Thanh Hóa). Y học thực hành,<br /> 11: 30-31.<br /> Hof H, Doerries R (2002). Staphylokokken. Medizinische<br /> Mikrobiologie. Georg Thieme Verlag. Stuttgart: 275-284.<br /> Lê Thị Anh Đào, Phạm Thúy Trinh (2010). Tỷ lệ nhiễm<br /> khuẩn vết mổ tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học<br /> Y dược cơ sở 1. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ lần<br /> thứ 21, 14(1): 118-122.<br /> Methicillin (2005). Resistant Staphylococcus Aureus<br /> (MRSA), HealthLinkBC.<br /> Nguyễn Đức Ninh (1966). Những kết quả bước đầu về "bỏ<br /> băng vết mổ" ở bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngoại khoa,<br /> 2: 10-15.<br /> Nguyễn Thị Huệ (2009). Nghiên cứu về “bỏ băng sớm sau<br /> mổ” ở bệnh viện Bình Dân. Hội thảo điều dưỡng.<br /> Võ Đình Chi, Nguyễn Thị Thắng, Lê Thanh Lài (1967). Cải<br /> tiến kỹ thuật để thực hiện không băng và bỏ băng sớm<br /> trong các loại mổ mắt. Y học thực hành, 9: 13-16.<br /> WHO (2006). World Alliance for Patient Safety. Global<br /> Patient Safety Challenge Program 2005-2006. Geneva<br /> Switzerland.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2