intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan và ung thư gan có hoặc không rối loạn đông máu tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2011

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yếu tố V là một yếu tố của phức hợp prothrombin của cơ chế đông máu huyết tương. Đây là một xét nghiệm thường dùng ở lâm sàng để phân biệt bệnh suy gan và thiếu vitamin K, định lượng yếu tố V là một kỹ thuật xét nghiệm có độ nhạy cao, dễ bị sai lầm kết quả đòi hỏi kỹ thuật làm thật chính xác, để tìm hiểu mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân có viêm gan, xơ gan và ung thư gan nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan và ung thư gan có hoặc không rối loạn đông máu tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2011

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT YẾU TỐ V Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN, XƠ GAN<br /> VÀ UNG THƯ GAN CÓ HOẶC KHÔNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU<br /> TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ THÁNG 01/2011 ĐẾN THÁNG 10/2011<br /> Nguyễn Quang Đẳng*, Nguyễn Trương Quỳnh Nga*, Tạ Tấn Vũ*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Yếu tố V là một yếu tố của phức hợp Prothrombin của cơ chế đông máu huyết tương. Đây là<br /> một xét nghiệm thường dùng ở lâm sàng để phân biệt bệnh suy gan và thiếu vitamin K. Định lượng yếu tố V là<br /> một kỹ thuật xét nghiệm có độ nhạy cao, dễ bị sai lầm kết quả đòi hỏi kỹ thuật làm thật chính xác.<br /> Mục tiêu: Để tìm hiểu mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân có viêm gan, xơ gan và ung thư gan chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan và ung thư gan có hoặc không rối<br /> loạn đông máu tại Bệnh viện thống nhất từ tháng 10/ 2010 đến tháng 10/2011”.<br /> Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng là tất cả bệnh<br /> nhân được chẩn đoán viêm gan, xơ gan và k gan có hoặc không có rối loạn đông máu nhập viện Thống nhất từ<br /> tháng 10/2010 đến tháng 10/2011. Số liệu được xử lý qua phần mềm SPSS 11.0 for window.<br /> Kết quả: Kết quả nghiên cứu từ 92 bệnh nhân cho định lượng yếu tố V, trong đó 70 bệnh nhân viêm gan,<br /> 16 bệnh nhân xơ gan và 6 bệnh nhân k gan cho kết quả: bệnh nhân có tổn thương gan càng nhiều thì yếu tố V<br /> giảm càng nhiều > 50% (yếu tố V < 50%), tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn đông máu (tỉ lệ Prothrombin < 50%) nhưng<br /> tỉ lệ yếu tố V không tương ứng (yếu tố V < 50% là 3,26%, yếu tố V > 50% là 3,25%).<br /> Kết luận: Yếu tố V càng giảm thì mức độ tổn thương tế bào gan càng nhiều, nên cần làm xét nghiệm định<br /> lượng yếu tố V cho tất cả bệnh nhân có bệnh lý về gan. Yếu tố V không đánh giá được rối loạn đông máu của<br /> bệnh nhân. Định lượng yếu tố V còn giúp chúng ta phân biệt được bệnh nhân tổn thương gan (suy gan) với<br /> thiếu vitamin K.<br /> Từ khoá: Yếu tố V, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, thiếu vitamin K.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> INVESTIGATING V FACTOR IN HEPATITIS, CIRRHOSIS AND HEPATIC CANCER PATIENTS WITH<br /> OR WITHOUT COAGULATION DISORDER AT THONG NHAT HOSPITAL FROM JANUARY 2011<br /> TILL OCTOBER 2011<br /> Nguyen Quang Dang, Nguyen Truong Quynh Nga, Ta Tan Vu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 115 - 117<br /> Background: V factor is one of factors which build up Prothrombin complex. It plays an role in plasma<br /> coagulation mechanism. This is a test applied to distinguish hepatic failure and vitamin K insufficiency. V factor<br /> quantification is test having high sensitivity. However, it’s result can incorrect easily. So, V factor quantification<br /> technique has to be performed accurately.<br /> Objectives: To find out hepatic damaged level in hepatitis, cirrhosis and hepatic cancer patients, we studied<br /> the thesis investigating V factor in hepatitis, cirrhosis and hepatic cancer patients with or without coagulation<br /> disorder at Thong Nhat hospital from January 2011 to October 2011.<br /> * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Quang Đẳng ĐT : 01207686847<br /> <br /> Email : bsquangdang@gmail.com<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 115<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Method: A cross-sectional descriptive study. Subjects were all patients diagnosed as hepatitis, cirrhosis and<br /> hepatic cancer with or without coagulation disorder admitted at Thong Nhat hospital from January 2011 till<br /> October 2011. Data was processed by SPSS 11.0 software for window.<br /> Results: The thesis was carried out on 92 patients composed of 70 ones with hepatitis, 16 ones with hepatic<br /> cancer. It showed that over 50 percent hepatopathy patient had plasma V factor concentration under 50%. Among<br /> the patients with Prothrombin rate under 50 percent, the rate of patient with V factor under 50 percent and over<br /> 50 percent were equal (3.26%).<br /> Conclusion: There was a significant negative correlation between V factor plasma concentration and injured<br /> level of liver. Quantification V factor plasma concentration helps us to differentiate hepatopathy and vitamin K<br /> insufficiency. So, we should indicate V factor plasma concentration quantification for all patients with<br /> hepatopathy.<br /> Keywords: V factor, hepatitis, cirrhosis, hepatic cancer, vitamin K insufficiency.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Yếu tố V là một yếu tố của phức hợp<br /> Prothrombin của cơ chế đông máu huyết<br /> tương. Đây là một xét nghiệm thường dùng ở<br /> lâm sàng để phân biệt bệnh suy gan và thiếu<br /> vitamin K(1). Định lượng yếu tố V là một kỹ<br /> thuật xét nghiệm có độ nhạy cao, dễ bị sai lầm<br /> kết quả đòi hỏi kỹ thuật làm thật chính xác.<br /> Để tìm hiểu mức độ tổn thương gan ở bệnh<br /> nhân có viêm gan, xơ gan và ung thư gan<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo<br /> sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan và<br /> ung thư gan có hoặc không rối loạn đông máu<br /> tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/ 2010<br /> đến tháng 10/2011”.<br /> <br /> Mục tiêu<br /> Mục tiêu tổng quát<br /> Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan, xơ<br /> gan và ung thư gan có hoặc không có rối loạn<br /> đông máu.<br /> Mục tiêu cụ thể<br /> - Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân viêm gan.<br /> - Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân xơ gan.<br /> - Khảo sát yếu tố V ở bệnh nhân ung thư<br /> gan.<br /> - Mối quan hệ giữa yếu tố V và rối loạn<br /> đông máu.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng<br /> 116<br /> <br /> Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan,<br /> xơ gan và ung thư gan có hoặc không có rối<br /> loạn đông máu nhập viện từ tháng 10/2010 đến<br /> 10/2011 tại bệnh viện Thống nhất.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang.<br /> <br /> Cách tiến hành<br /> Chọn đúng đối tượng nghiên cứu tiến hành<br /> xét nghiệm định lượng yếu tố V và TQ (thời<br /> gian Quick).<br /> Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân buổi sáng<br /> chưa ăn 2ml cho vào ống đông máu có chất<br /> chống đông Citrat 3,8%, quay ly tâm 1.250 vòng<br /> trong 10 phút, sau đó đưa vào máy đông máu tự<br /> đông Sta-compact để tiến hành định lượng yếu<br /> tố V và đo TQ.<br /> Mẫu bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm<br /> không quá 2 giờ kể từ lúc lấy máu.<br /> Bình thường: Yếu tố V khoảng > 70%.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Mẫu bệnh phẩm bị đông sau ly tâm.<br /> Mẫu bệnh phẩm để quá 2 giờ sau lấy máu.<br /> <br /> Xử lý kết quả<br /> Tất cả số liệu được nhập vào phần mềm<br /> SPSS 11.0 để xử lý.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Qua nghiên cứu 92 mẫu định lượng yếu tố V<br /> trong đó có 70 bệnh nhân chẩn đoán viêm gan,<br /> 16 bệnh nhân xơ gan và 6 bệnh nhân ung thư<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> gan cho kết quả như sau.<br /> Bảng 1: Tuổi.<br /> Tuổi<br /> n<br /> %<br /> <br /> < 40<br /> 25<br /> 27,1<br /> <br /> 40 – 60<br /> 45<br /> 49,9<br /> <br /> > 60<br /> 22<br /> 23<br /> <br /> Nhận xét: Tuổi trung bình 54 ± 5,2. Tuổi cao<br /> nhất là 79 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi.<br /> Bảng 2: Giới.<br /> Nam<br /> 60<br /> 65,2<br /> <br /> n<br /> %<br /> <br /> Nữ<br /> 32<br /> 34,8<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ Nam / Nữ = 2/1.<br /> Viêmgan<br /> n=70<br /> 15<br /> 18<br /> 67<br /> p > 0,05<br /> <br /> Xơ gan<br /> n=16<br /> 50<br /> 37,5<br /> 12,5<br /> p < 0,05<br /> <br /> P < 50<br /> 3,26<br /> 2,17<br /> 1,08<br /> n =6<br /> <br /> P = 50 – 70<br /> 4,30<br /> 6,52<br /> 8,72<br /> n =18<br /> <br /> P> 70<br /> 4,34<br /> 8,72<br /> 58,69<br /> n = 68<br /> <br /> Nhận xét: Yếu tố V không phụ thuộc vào tỉ<br /> lệ Prothrombin, bệnh nhân có TQ dài nhưng yếu<br /> tố V có thể bình thường hoặc giảm.<br /> - Nếu TQ dài, yếu tố V bình thường thì là<br /> thiếu vitamin K.<br /> - Nếu TQ dài, yếu tố V giảm thì là suy gan(2).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Bảng 3: Yếu tố V.<br /> Yếu tố V<br /> (%)<br /> < 50<br /> 50 – 70<br /> > 70<br /> p<br /> <br /> Yếu tố V(%)<br /> < 50<br /> 50 – 70<br /> > 70<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ung thư gan<br /> n=6<br /> 50<br /> 33,4<br /> 16,6<br /> p < 0,05<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy<br /> bệnh nhân càng có tổn thương tế bào gan càng<br /> nhiều thì yếu tố V càng giảm (p < 0,05) có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> <br /> Mối quan hệ giữa yếu tố V và TQ (tỉ lệ<br /> Prothrombin)<br /> Bảng 4: Mối quan hệ giữa yếu tố V và TQ.<br /> <br /> Yếu tố V càng giảm thì mức độ tổn thương<br /> tế bào gan càng nhiều, nên cần làm xét nghiệm<br /> định lượng yếu tố V cho tất cả bệnh nhân có<br /> bệnh lý về gan.<br /> Yếu tố V không đánh giá được rối loạn đông<br /> máu của bệnh nhân.<br /> Định lượng yếu tố V còn giúp chúng ta<br /> phân biệt được bệnh nhân tổn thương gan (suy<br /> gan) với thiếu vitamin K.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> Trần Văn Bé (2003): Thực hành truyền máu và bệnh lý huyết<br /> học. Nhà xuất bản Y học 2003.<br /> Trần Văn Bé (1998): Lâm sàng huyết học. Nhà xuất bản Y học<br /> năm 1998.<br /> <br /> Tỉ lệ Prothrombin(%)<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br /> <br /> 117<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2