intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh" là mô tả đặc điểm lâm sàng của hạt xơ dây thanh; mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh của hạt xơ dây thanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƢỢC ----------***---------- NGUYỄN HỮU SƠN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH HẠT XƠ DÂY THANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƢỢC ----------***---------- Ngƣời thực hiện: NGUYỄN HỮU SƠN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH HẠT XƠ DÂY THANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá: QH2016.Y Ngƣời hƣớng dẫn: 1.TS.BS ĐÀO ĐÌNH THI 2.TS.BS NGUYỄN TUẤN SƠN HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Tai mũi họng, Trƣờng Đại học Y Dƣợc, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban giám đốc Bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ƣơng vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Nhà khoa học trong hội đồng Đề cƣơng đã thông qua đề cƣơng, hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa. Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ nhân viên khoa Nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ƣơng đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận. Em xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đến các bệnh nhân – những ngƣời đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của luận văn này. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: TS.BS Đào Đình Thi, ngƣời thầy đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. TS.BS Nguyễn Tuấn Sơn, thầy đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, anh chị em, những ngƣời thân trong gia đình và những ngƣời bạn cùng khóa đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Hữu Sơn
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Hữu Sơn, sinh viên khoá QH2016.Y, ngành y đa khoa, Trƣờng Đại học Y Dƣợc, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: - Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS.BS Đào Đình Thi và TS.BS Nguyễn Tuấn Sơn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng. - Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam. - Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022. Sinh viên Nguyễn Hữu Sơn
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... BẢNG.................................................................................................................. BIỂU ĐỒ............................................................................................................. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƢƠNG 1.......................................................................................................2 TỔNG QUAN ...................................................................................................2 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU....................................................................................2 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................2 1.1.2. Việt Nam .................................................................................................2 1.2. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH QUẢN...............................................2 1.2.1. Giải phẫu thanh quản ...............................................................................3 1.2.2. Giải phẫu dây thanh .................................................................................3 1.2.3. Sinh lý thanh quản ...................................................................................3 1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP THĂM KHÁM THANH QUẢN...........................................12 1.3.1. Soi thanh quản gián tiếp qua gƣơng .......................................................12 1.3.2. Soi thanh quản trực tiếp bằng ống cứng .................................................12 1.3.3. Nội soi thanh quản .................................................................................12 1.3.4. Nội soi hoạt nghiệm thanh quản
  6. .............................................................13 1.4. HẠT XƠ DÂY THANH ...................................................................................13 1.4.1. Cơ chế bệnh sinh ....................................................................................13 1.4.2. Nguyên nhân .........................................................................................15 1.4.3. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................15 1.4.4. Đặc điểm mô bệnh học ..........................................................................16 1.4.5. Chẩn đoán xác định ...............................................................................17 1.4.6. Chẩn đoán phân biệt .............................................................................17 1.4.7. Tiến triển……………………………………………..………………..17 CHƢƠNG 2.....................................................................................................18 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................18 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………..………18 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................18 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………….18 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………..……………………..18 2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu………………………………………………..18 2.3.3. Các thông số nghiên cứu……………………………………………….18
  7. 2.2.4. Phƣơng tiện nghiên cứu…………………………………….………….20 2.2.5. Quy trình nghiên cứu…………………………………………….…….21 2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu…………………………………………...….21 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………21 CHƢƠNG 3………………………………………………………………….22 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………..22 3.1. Đặc điểm lâm sàng hạt xơ dây thanh……………………………………..22 3.1.1. Phân bố theo giới………………………………………………………22 3.1.2. Phân bố theo tuổi………………………………………………………22 3.1.3. Phân bố địa dƣ…………………………………………………………23 3.1.4. Yếu tố nguy cơ………………………………………………………...23 3.1.5. Phân bố theo nghề nghiệp……………………………………………..24 3.1.6. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………25 3.1.7. Triệu chứng cơ năng…………………………………………………...25 3.1.8. Đặc điểm khàn tiếng…………………………………………………...26
  8. 3.1.9. Mức độ khàn tiếng……………………………………………………..26 3.2. Đặc điểm mô bệnh học hạt xơ dây thanh………………………………...27 3.2.1. Mức độ tổn thƣơng của lớp biểu mô…………………………………..27 3.2.2. Mức độ tổn thƣơng của mô đệm……………………………………….27 3.2.3. Đặc điểm tổn thƣơng xâm nhập viêm của mô đệm…………………….28 3.2.4. Đặc điểm của màng đáy ……………………………………………….28 3.2.5. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô………………...29 CHƢƠNG 4…………………………………………………………….……30 BÀN LUẬN………………………………………………………………….30 4.1. Đặc điểm lâm sàng hạt xơ dây thanh……………………………………..30 4.1.1. Đặc điểm về giới………………………………………………………30 4.1.2. Phân bố theo tuổi………………………………………………………30 4.1.3. Về địa dƣ………………………………………………………………30 4.1.4. Phân bố theo yếu tố nguy cơ…………………………………………...31
  9. 4.1.4.1. Phân bố theo nghề nghiệp……………………………………………31 4.1.4.2. Phân bố theo nguy cơ khác…………………………………………..31 4.1.5. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………32 4.1.6. Triệu chứng cơ năng…………………………………………………...32 4.1.7. Đặc điểm khàn tiếng…………………………………………………...33 4.1.8. Mức độ khàn tiếng……………………………………………………..33 4.2. Đặc điểm mô bệnh học…………………………………………………..34 4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học………………………………………………...34 4.2.2. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô………………...35 KẾT LUẬN………………………………………………………………….36 KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ BẢNG
  10. Bảng 3. 1. Phân bố theo giới.............................................................................22 Bảng 3. 2. Phân bố địa dƣ.................................................................................23 Bảng 3. 3. Yếu tố nguy cơ…………………….. .............................................23 Bảng 3. 4. Phân bố nghề nghiệp.....................................................................24 Bảng 3. 5. Thời gian mắc bệnh ........................................................................25 Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng ………………………………………..……..25 Bảng 3.7. Đặc điểm khàn tiếng ………………………………………...…….26 Bảng 3.8 Mức độ tổn thƣơng của lớp biểu mô ……………………………….27 Bảng 3.9 Mức độ tổn thƣơng của mô đệm.…………………………...………27 Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thƣơng xâm nhập viêm của mô đệm………….……28 Bảng 3.11. Đặc điểm của màng đáy…………………………………………28 Bảng 3.12. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô………….29 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi………………………………………..………22 Biểu đồ 3.2. Mức độ khàn tiếng…………………………………..…………..26
  11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sụn thanh quản [16]…………………………………………………3 Hình 1.2. Phẫu tích mặt bên các cơ thanh quản [17]………………...…………5 Hình 1.3. Thanh quản [19]…………………………………………….………6 Hình 1.4. Cấu trúc vi thể của dây thanh [27]……………………….……….….8 Hình 1.5. Chu kỳ di động của dây thanh [27]……………………………..…..10 Hình 1.6. Biểu mô quá sản vừa, mô đệm xơ hoá [42]………………..…….….17 Hình 1.7. Máy nội soi: màn hình, nguồn sáng, camera [8]………………..…20 Hình 1.8. Máy nội soi ống mềm [8]………………………………….…..…..21
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN: Bệnh nhân HXDT: Hạt xơ dây thanh ULTTQ: U lành tính thanh quản
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thƣơng lành tính tại vị trí tiếp nối giữa 1/3 trƣớc và 2/3 sau của bờ tự do, hình tròn hoặc nhọn, có tính chất đối xứng hai bên [1], [2]. HXDT có thể gặp ở mọi giới, cả ngƣời lớn và trẻ em, nhƣng hay gặp ở giới nữ và những ngƣời lạm dụng giọng nói nhiều nhƣ: giáo viên, ca sĩ, kinh doanh, bán hàng [2]. Ngoài ra các yếu tố viêm nhiễm ở mũi họng nhƣ: viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng mạn tính [3] hay tiền sử mắc hội chứng trào ngƣợc dạ dày – thực quản, dị ứng [4], [5] cũng đóng góp vai trò trong việc hình thành HXDT. Đây là một trong những bệnh lý thanh quản hay gặp và tỷ lệ mắc khá cao. Theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng mỗi năm có khoảng 1000 ca đến khám và điều trị [6].
  14. Ảnh hƣởng chất lƣợng giọng nói là triệu chứng chính của HXDT. Bệnh biểu hiện: khàn tiếng, rối loạn âm sắc, có thể dẫn đến mất tiếng [7], [8]. Những triệu chứng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống ngƣời bệnh. Hiện nay, việc chẩn đoán HXDT thƣờng dựa vào lâm sàng và các phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh nhƣ: nội soi thanh quản ống cứng gắn optic, nội soi hoạt nghiệm thanh quản. Các phƣơng pháp này giúp bác sĩ đánh giá đƣợc vị trí tổn thƣơng, hình thái đại thể, hoạt động chức năng của dây thanh. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu bệnh mới là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định HXDT. Nhằm góp phần bổ sung kiến thức về HXDT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của hạt xơ dây thanh. 2. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh của hạt xơ dây thanh. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thƣơng lành tính ở dây thanh, đƣợc mô tả lần đầu tiên bởi Tuker (1868) và sau đó đƣợc nhiều tác giả của nhiều nƣớc nghiên cứu nhƣ: Ch. Jackson, Tarneaud, Mayoux, Giraad, Feankel,…. Những năm gần đây, một số tác giả tiêu biểu nhƣ: Hirano, Bouchayer, Mosallam… đã đi sâu vào nghiên cứu HXDT trên cơ sở những hiểu biết mới về cấu trúc mô học của dây thanh, sinh lý phát âm, cơ chế bệnh sinh của HXDT kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại. 2
  15. Năm 1975, Silverman E.M và Zimmer C. nghiên cứu tỷ lệ khàn giọng mạn tính ở trẻ em lứa tuổi đi học [9]. Năm 1991, Gray nghiên cứu mô bệnh học của bệnh nhân bị HXDT kéo dài trên 6 tháng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn [10]. Năm 2010, Martins nghiên cứu hình thái học và hoá mô miễn dịch HXDT [11]. Năm 2013, Nunes nghiên cứu về chẩn đoán lâm sàng và phân tích mô bệnh học HXDT và polyp dây thanh [12]. 1.1.2. Việt Nam Năm 2000, Nguyễn Giang Long thấy rằng tổn thƣơng mô bệnh học của HXDT là quá sản biểu mô vảy và tăng sinh xơ tại khu vực màng đáy [13]. Năm 2003, Nguyễn Duy Dƣơng nghiên cứu ảnh hƣởng của một số bệnh thanh quản trong đó có HXDT và thấy rằng bệnh lý này làm thay đổi tần số cơ bản của một số thanh điệu tiếng Việt [14]. Năm 2009, Vũ Toàn Thắng nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học một số u lành tính của dây thanh [15]. 1.2. Sơ lƣợc giải phẫu và sinh lý thanh quản 1.2.1. Giải phẫu thanh quản Cấu tạo của thanh quản gồm các mảnh sụn liên kết với nhau bởi các khớp, dây chằng và màng, đƣợc vận động bởi một số cơ thanh quản [16]. 1.2.1.1. Các sụn thanh quản Sụn thanh quản tạo nên hình dạng của thanh quản và điều tiết hoạt động của dây thanh. Thanh quản gồm năm sụn chính [6]: - Sụn nhẫn: giống nhƣ hình chiếc nhẫn quay mặt về sau. - Sụn giáp: giống nhƣ hình quyển sách mở dựng đứng, gáy nhìn về phía trƣớc. 3
  16. - Hai sụn phễu: hình tam giác, giống nhƣ cái kim tự tháp đặt trên sụn nhẫn. Trên mỗi sụn phễu còn có các sụn con phụ mang tên là sụn sừng và sụn chêm. Sụn thanh thiệt: là sụn đơn hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa hai màng sụn giáp. Hình 1.1. Sụn thanh quản[16]. Tất cả sụn này (trừ sụn phễu) đều đƣợc củng cố thêm bằng một lớp xơ đàn hồi, dính chặt vào màng sụn. 1.2.1.2. Các cơ thanh quản Các cơ thanh quản bám, bao bọc ở mặt ngoài và mặt trong khung sụn thanh quản. Thanh quản gồm có chín cơ và đƣợc xếp ra làm ba loại: cơ căng, cơ mở và cơ khép [6]. a) Cơ căng Cơ nhẫn giáp kéo sụn giáp về phía trƣớc và phía dƣới, làm cho dây thanh bị kéo căng về phía trƣớc. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn giáp. b) Cơ mở Cơ nhẫn phễu sau đi từ mặt sau cảu sụn nhẫn đến mấu cơ của sụn phễu. 4
  17. Tác động: quay sụn phễu ra phía ngoài xung quanh trục đứng thẳng, làm cho hai mấu xa nhau và thanh môn mở ra. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn phễu sau. c) Cơ khép - Cơ nhẫn phễu bên: Cơ nhẫn phễu bên đi bờ trên và trƣớc của sụn nhẫn đến mấu cơ của sụn phễu. Tác động: kéo mấu cơ về phía trƣớc, làm cho sụn phễu quay về phía trong xung quanh trục thẳng đứng. Mấu thanh hai bên khít lại gần và thanh môn đóng lại. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn phễu hai bên. - Cơ giáp phễu: Cơ này gồm hai phần, cơ giáp phễu trên và cơ giáp phễu dƣới. Tác động: cơ giáp phễu dƣới làm hẹp thanh môn, làm chùng dây thanh. Cơ này còn đảm bảo sự rung động của dây thanh bằng những thớ phễu thanh và giáp thanh. Mỗi bên thanh quản có một cơ giáp phễu. - Cơ liên phễu: Nối liền sụn phễu bên phải với sụn phễu bên trái. Tác dụng: Kéo hai sụn phễu lại gần nhau làm cho đoạn sau của thanh môn khít lại. 5
  18. Hình 1.2. Phẫu tích mặt bên các cơ thanh quản [17]. 1.2.1.3. Phân bố mạch máu thanh quản Hai mạch máu chính của thanh quản là động mạch thanh quản trên và động mạch thanh quản dƣới. Ngoài ra còn có động mạch thanh quản sau [6]. 1.2.1.4. Thần kinh chi phối thanh quản Phân bố thần kinh của thanh quản gồm hai nhánh của dây thần kinh X hay dây phế vị: dây thần kinh trên và dây thần kinh hồi quy hay dây thần kinh quặt ngƣợc. Cả hai dây thần kinh này đều có các nhánh vận động và cảm giác. Dây thần kinh thanh quản trên: xuất phát từ cực dƣới của hạch hình đám rối, phân thành hai nhánh ngoài và trong. Nhánh ngoài gồm các sợi chi phối vận động cơ giáp nhẫn, nhanh trong gồm các sợi chi phối cảm giác cho toàn bộ thanh quản. Dây thần kinh hồi quy (thần kinh quặt ngƣợc): chi phối vận động cho tất cả các cơ còn lại của thanh quản (trừ cơ giáp nhẫn) và chi phối cảm giác cho vùng niêm mạc thanh quản nằm phía dƣới hai dây thanh. Ngoài ra dây thần kinh này còn chi phối cảm giác cho thực quản, khí quản, hạ họng [6]. 1.2.1.5. Niêm mạc Lòng của thanh quản đƣợc che phủ bởi một lớp biểu mô trụ (ở những vùng rộng nhƣ tiền đình) và biểu mô lát (ở vùng hẹp nhƣ dây thanh). 6
  19. Trong niêm mạc có tuyến nhày và nang lympho. Lớp dƣới niêm mạc lỏng lẻo, do đó thanh quản dễ bị phù nề [6]. 1.2.2. Giải phẫu dây thanh 1.2.2.1. Đại thể Hình 1.3. Thanh quản [19]. 1. Dây thanh 6. Thanh môn 2. Nếp thanh thất 7. Thanh thất 3. Nếp phễu – thanh thiệt 8. Khuyết gian phễu 4. Củ chêm 9. Củ sừng 5. Sụn thanh thiệt Dây thanh là một cấu trúc hình nẹp nằm ở tầng thanh môn của thanh quản gồm có niêm mạc, sợi đàn hồi và cơ đi từ trƣớc (góc sụn giáp) ra sau (sụn phễu). Dây thanh là một bộ phận di động có thể khép mở hoặc rung động. Kích thƣớc: - Phụ nữ : 1,6 – 2,0 cm - Nam giới : 2,0 – 2,4 cm Màu sắc trắng ngà, nhẵn bóng. Dây thanh nằm trong tầng thanh môn của ống thanh quản trên một bình diện ngang chạy từ trƣớc ra sau. Trên dây thanh là băng thanh thất. Giữa băng thanh thất và dây thanh có buồng Morgani. Trên dây thanh là thƣợng thanh môn, dƣới là hạ thanh môn [1], [20]. 7
  20. 1.2.2.2. Vi thể Dây thanh âm có cấu trúc vi thể phức tạp (hình 1.3). Nó cho phép lớp biểu mô mềm mại ở nông dễ dàng rung động tự do ngay cả khi dƣới nó là một tổ chức niêm mạc cứng chắc hơn. Về mô học từ nông đến sâu, cấu trúc dây thanh gồm ba lớp [21], [22]: - Lớp biểu mô: + Là lớp ngoài cùng của dây thanh. Mặt trên và mặt dƣới giống biểu mô đƣờng hô hấp. + Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển và các tế bào hình đài tiết nhầy. + Bờ tự do của dây thanh là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa, đƣợc ngăn cách với biểu mô đƣờng hô hấp bằng một vùng niêm mạc chuyển tiếp, mỏng ở 1/3 trƣớc, dày ở 2/3 sau, có vai trò giúp dây thanh rung động dễ dàng [23]. + Lớp biểu mô vảy giúp duy trì hình dạng dây thanh, bảo vệ các mô nằm phía dƣới đặc biệt là điều hoà nƣớc cho dây thanh. - Lớp tổ chức dưới niêm mạc hay màng đáy: Gồm: Khoang Reinke, lớp giữa và lớp sâu. + Lớp mô đệm nông còn gọi là khoảng Reinke: Nằm ngay dƣới lớp biểu mô, ít mạch, chứa Gelatin (bản chất là các chất chun) nên lớp này có vai trò nhƣ lớp đệm mềm dẻo và linh hoạt. Nó có vai trò quan trọng trong chức năng rung và đàn hồi của dây thanh [24], [25]. Nếu do nguyên nhân nào đó nhƣ: viêm nhiễm, khối u,… gây xơ cứng lớp nông sẽ gây ra những biến đổi về giọng nói. + Lớp giữa: Nằm dƣới lớp nông, chủ yếu là sợi chun dày 0,5 - 1,5 mm. + Lớp sâu: Là thành phần chính của dây chằng thanh âm. Chủ yếu là sợi collagen đƣợc sắp xếp sát nhau và xoắn vặn thành bó song song với bờ của cơ thanh âm. Dây chằng thanh âm bao gồm: lớp giữa và lớp sâu của lamina propria cấu tạo bởi sợi chun và collagen [24]. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2