intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. Qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐOÀN KHẮC THÁI Tên đề tài: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI : HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOA : KT & PTNT KHÓA HỌC : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐOÀN KHẮC THÁI Tên đề tài: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI : HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LỚP : K47 - PTNT N02 KHOA : KT & PTNT KHÓA HỌC : 2015-2019 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S LƯU THỊ THUỲ LINH Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lưu Thị Thùy Linh, giảng viên khoa Kinh tế và PTNT, ngừời đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đoàn Khắc Thái
  4. ii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè................................................. 6 2.1.3. những nhân tố ảnh hưởng tới cây chè ..................................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 8 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới ............................................ 8 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam .................................... 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 14 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu .......................................... 16
  5. iii PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 17 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 20 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất ........................ 21 4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên ... 22 4.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên ....................................................................................................... 22 4.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty ............................................ 24 4.2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức lao dộng của công ty ............ 27 4.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè cho Công Ty ............................ 36 4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 36 4.4. Phân tích SWOT về vẫn đề sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên .............................................................................................. 36 4.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 36 4.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 37 4.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 38 4.4.4. Thách thức ............................................................................................. 38 4.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên ........................... 39 PHẦN 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN......................................................... 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2018 ........................................................................................................... 9 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Tân Uyên năm 2018 ........... 19 Bảng 4.2. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 ................ 27 Bảng 4.3. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ........... 28 2016 – 2018 ..................................................................................................... 28 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hằng năm 2016 - 2018 .. 29 Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cho 1 ha chè kinh doanh của Công ty Cổ Phần Trà Than uyên ........................................................................................................ 30 Bảng 4.6 Tình hình sản xuất kinh doanh chè thành phẩm của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ............................................................................................. 31 Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2016 -2018 ... 32 Bảng 4.8 Giá bán các sản phẩm ...................................................................... 33 Bảng 4.9 Tình hình doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ..................................................................................................... 34
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân BVTV Bảo về thực vật NN – PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Cây chè cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị cao về kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập cho người dân hằng năm, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi, với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là cây công nghiệp có thế mạnh trong khu vực trung du và miền núi. Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc như: Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang... Ở Lai Châu cây chè đã và đang được chú trọng phát triển, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là cây xóa đói, giảm nghèo cho các hộ nông dân. Ở huyện Tân Uyên do có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thích hợp với cây chè nên trong những thập kỷ qua cây chè cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Huyện Tân uyên đã và đang có các chủ chương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc chè. Ở đây đã và đang có các doanh nghiệp và công ty cổ phần trà được thành lập và phát triển trên địa bàn, với diện tích chè lớn như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về chè nguyên liệu cho địa phương, cho thị trường xuất khẩu là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao năng xuất sản xuất cho cây chè. Đứng trước tính cấp bách của thị trường hiện nay Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trên địa bàn huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu. Với bề dày lịch sử hình thành từ năm 1971 cho đến nay công ty cũng đã có nhiều thành tựu, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược và cách thức kinh doanh linh hoạt để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình.
  9. 2 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, em tiến hành thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng tình hình sản xuất, và thấy rõ được các mặt tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của công ty. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. Qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè. - Phân tích được tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty chè… - Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường và có vai trò rất quan trọng đối với người thực hiện đề tài. - Giúp bản thân vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế. - Nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, tìm tòi, phát huy tính tự giác chủ động trong hoạt động nghiên cứu. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập cho các khóa sau.
  10. 3 - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lí thông tin kỹ năng nghề nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực hơn về cách thức phát triển sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu. Cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường hiện nay. Giúp cho các nhà lãnh đạo có căn cứ để xây dựng chính sách phát triển cây chè trên địa bàn nghiên cứu. Đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại cho Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên nói riêng và trên địa bàn nghiên cứu nói chung.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?.[11] * Sản phẩm Sản phẩm là kết quả đạt được từ quá trình sản xuất, nó là đầu ra chính của quá trình sản xuất. Sản phẩm là mục đích cần đạt được từ sản xuất. Là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. * Hàng hóa Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị. - Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. - Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.[15]
  12. 5 * Tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.[12] * Phát triển sản xuất Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng nâng cao đời sống của con người. * Kênh phân phối Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành
  13. 6 viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối.[13] 2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và trong đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Sản phẩm chè hiện nay đang được tiêu dùng khắp các nước trên thế giới. Ngoài tác dụng giải khát, chè còn có tác dụng khác như kích thích hệ thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể của con người. Ở Việt Nam sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước, đối với người dân thì chè mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa ở vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục. Cây chè là cây trồng thích hợp với các vùng trung du và miền núi, cây chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực. Chính vì vậy, cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Trồng chè kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông – Lâm kết hợp sẽ tạo nên được một vành đai xanh chống được xói mòn, rửa trôi đất. Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, làm tăng thu nhập cho người dân. Cải thiện mức sống cho người dân ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho việc thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, làm giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi.
  14. 7 2.1.3. những nhân tố ảnh hưởng tới cây chè a. Điều kiện tự nhiên - Đất đai và địa hình: + Đất đai: Là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng, đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và đến chất lượng chè nguyên liệu, đến chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bố trên những vùng địa hình khác nhau, muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Thường có độ cao so với mặt nước biển từ 500m – 800m. + Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng chè, chè trồng ở trên núi cao có hương vi thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn chè được trồng ở vùng thấp. - Thời tiết khí hậu: + Các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè. b. Yếu tố về kinh tế - Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra ba vấn đề cơ bản của kinh tế đó là: + Sản xuất cái gì? + Sản xuất như thế nào? + Sản xuất cho ai? Để trả lời được những câu hỏi này người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, người sản xuất xác định nhu cầu khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ có thể sản xuất ra và được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả của sản phẩm có phù hợp hay không, để từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa cung và cầu.
  15. 8 - Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn cao nó vừa có tính kinh tế, cũng vừa có tính xã hội. Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa, nhưng đồng thời cũng phát huy các sản phẩm hàng hóa truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đã được thị trường chấp nhận từ trước. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới 1.2.1.1. Tình hình chung Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau tập trung nhiều nhất là ở Châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam...) với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới. Tiếp đó là đến Châu Phi có 21 nước, Châu Mỹ có 12 nước, Châu Đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga, Bồ Đào Nha.[21] Cũng như trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chè, mặc dù chè có trong phạm vi tiêu thụ rộng, nhưng cũng chỉ tập trung khối lượng lớn ở khoảng 26 nước. Theo ITC (Hội đồng chè thế giới), tiêu thụ chè tập trung ở 11 nước Châu Á ( lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật; các quốc gia hồi giáo ở Trung Cận Đông); 6 nước ở Châu Phi, 5 nước ở Châu Âu ( đứng đầu là Anh và Ireland), 3 nước ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Một điểm quan trọng khác là phần lớn sản lượng chè trên thế giới được tiêu dùng ngay ở các quốc gia sản xuất chè, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có 45% tổng sản lượng chè thế giới được bán ra ngoài. Về nhập khẩu chè, nếu năm 2000, toàn thế giới nhập 1.343 triệu kg thì đến năm 2013 đã đạt 1.675 triệu kg. Tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới 5 năm gần đây ước từ 3 – 5 tỷ USD/năm. Hiện tại, 5 quốc gia nhập khẩu chè đứng đầu trên thế giới bao gồm: Ai Cập (107.586 tấn), các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
  16. 9 UAE (109.575 tấn), Hoa Kỳ (116,746 tấn), Vương quốc Anh (157.593 tấn), Liên Bang Nga (181.859 tấn). Giá chè nhập khẩu trung bình trên thế giới 3,8 USD/kg [21]. Một đặc điểm nổi bật trong nghành chè đó là mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia trồng chè và có sản lượng chè cao nhất thế giới, nhưng phần lớn được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần còn lại được xuất khẩu. Hiện Kenya là quốc gia xuất khẩu đứng đầu trên thế giới (326.641 tấn), kế đến là Sri Lanka (318.329 tấn), Trung Quốc (299.789 tấn), Ấn Độ (203.207 tấn) và Việt Nam (104.700 tấn) [18]. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Tên nước (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 2.240.594 10.78 2.414.802 2 Ấn Độ 585.907 21.37 1.252.174 3 Srilanka 231.628 15.08 349.308 4 Nhật Bản 44.078 18.19 80.200 5 Việt Nam 115.963 20.19 240.000 6 Kenya 218.500 21.64 473.000 Thế giới 3.436.670 107.25 4.809.484 ( Nguồn: http://faostat3.fao.org, 2018) 1.2.1.2. Một số nước sản xuất chè điển hình trên thế giới Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam và Indonesia chiếm 75% và nếu kể thêm Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới. a. Sri Lanka Sri Lanka là nước sản xuất chè truyền thống, với quy mô công nghiệp rất sớm, với tiến độ phát triển nhanh. Đến nay, diện tích đạt hơn 221.969 ha,
  17. 10 tổng sản lượng 330.000 tấn. Năng suất sản lượng chè thấp,trong số 4 quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, năng suất chè của Sri Lanka đứng thứ 3, đạt 1.306kg/ha (năm 2013), thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Kenya. Nguyên nhân do giống chè cũ,độ tuổi của vườn chè cao. Điều này dẫn đến giá thành chè Sri Lanka cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Chè là một trong những thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Sri Lanka, chiếm đến 60% lợi nhuận trong các ngành xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp của quốc gia này. Chè mang lại hơn 1.48 tỷ USD/năm. Xét về kim ngạch xuất khẩu thì Sri Lanka vẫn là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhờ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chè gói và chè hộp) trong khi xuất khẩu chè dạng rời giảm đi. Chính phủ Sri Lanka đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển nghành chè của đất nước này. [19] b. Kenya Kenya được coi là quốc gia phát triển nhanh về diện tích chè trên thế giới, so với các cường quốc chè như Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, mặc dù chè mới chỉ được trồng ở Kenya từ năm 1903, hơn 50 năm sau diện tích đã tăng tới 190.600 ha (2012). Chè được phát triển tại 7 vùng phía Đông và 8 vùng phía Tây thung lũng Rifl Valley. Năng suất chè rất cao, đứng đầu thế giới, bình quân 19,380 tạ khô/ha. Kenya cũng là quốc gia trồng chè lớn nhất Châu Phi, sản phẩm chè Kenya chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của thế giới, trong đó Anh là 32,1%; Pakistan 30,5%; Ai Cập 17,8%. Hầu hết chè của Kenya được xuất khẩu dưới dạng chè đen CTC.Kenya là quốc gia đứng đầu về sản lượng xuất khẩu, nhưng chủ yếu xuất khẩu chè đen dạng rời, nên giá trị tăng không cao. Chè của Kenya được canh tác chủ yếu ở qui mô trang trại gia đình (chiếm 80%) và chỉ 20% được trồng trên qui mô lớn. Các vườn chè quy mô
  18. 11 trang trại gia đình thuộc diện quản lý của Cơ quan phát triển chè Kenya (KTDA). Những đồn điền quy mô lớn hiện thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia. Năng suất tại những đồn điền lớn này thường gấp 2 lần so với năng suất tại các trang trại hộ gia đình. [19] c. Trung Quốc Trung Quốc là một trong những cái nôi của cây chè, cũng là nước sản xuất chè lâu đời. Đến nay, Trung Quốc là nước có tổng diện tích chè lớn nhất thế giới (1.513 nghìn ha, năm 2012). Chè được trồng tập trung ở khu vùng lưu vực sông Dương Tử (2 tỉnh Hồ Nam và Giang Tô), các tỉnh ven biển Đông Nam (Chiết Giang, Phúc Kiến) và các tỉnh Vân Nam, Hà Nam, Sơn Tây. Với phân bố địa lý rất rộng và các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất khác nhau nên sản phẩm cũng rất đa dạng. Hiện có trên 1000 giống chè được trồng ở Trung Quốc. . Nhưng năng suất chè của Trung Quốc còn ở mức khiêm tốn với 11,33 tạ/ha, cho thấy khả năng thâm canh trong sản xuất chè còn hạn chế so với ngành sản xuất chè của thế giới nói chung và của Ấn Độ nói riêng và đặc biệt là so với Kenya. Năng suất của Kenya gấp 2,3 lần so với Trung Quốc. Trung Quốc là nước sản xuất chè xanh lớn nhất thế giới (75% thị phần chè xanh thế giới,sản lượng khoảng 500.000 tấn/ năm), đồng thời cũng Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chè với hơn 1,7 triệu tấn. Để có được điều này thì Trung Quốc đã tăng một lượng lớn diện tích trồng chè lên con số hơn 1,5 triệu ha. Dù xuất khẩu chỉ chiếm gần 40%, tiêu dùng trong nước rất lớn nhưng vì dân số quá đông và chỉ có 20% dân cư thường xuyên uống chè, nên bình quân tiêu thụ đầu người cũng khá thấp 1kg chè/người/năm. Sự phát triển mạnh mẽ ngành chè Trung Quốc gắn liền với việc phát triển sản xuất các danh trà như: Long Tỉnh Tây Hồ, Long Đỉnh Khai Hóa, Kinh Sơn Trà Dư Hàng, Huệ Minh Trà, Giang Sơn, Lộc Mẫu Đơn…Hơn chục năm trở lại đây, kể từ năm 2000, tổng sản lượng danh trà tăng hơn 4,3
  19. 12 lần (1.200 loại danh trà) và tổng giá trị danh trà tăng gần 7,7 lần. Tỷ lệ sản lượng danh trà so với tổng sản lượng sản xuất ra tăng từ 5% lên tới 21% và tỷ lệ giá trị danh trà so với tổng giá trị sản lượng tăng từ 24% lên tới 62%. Điều đáng quan tâm đó là tuy danh trà chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè của Trung Quốc nhưng chiếm tới trên 70% giá trị tổng sản lượng. [19] Tại khu vực Đông Nam Á, Indonnesia là nước có ngành chè phát triển mạnh. Với diện tích 122,500 ha Inđônêxia đã cho sản lượng 0,15 triệu tấn vào năm 2013 chiếm 8,7% sản lượng chè toàn thế giới. Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu chè và đã xuất khẩu sang 110 nước trên thế giới (2010) với diện tích 115,963 nghìn ha. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực sự được quan tâm và đầu tư sản xuất bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây. Năm 1892, nhân dân ta chủ yếu dùng chè dưới dạng chè tươi, chè nụ... Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương cây chè bắt đầu được chú ý và khai thác. Lịch sử phát triển chè Việt Nam được chia làm các giai đoạn như sau: + Giai đoạn 1890 – 1945 Những đồn điền chè đầu tiên được thành lập ở Tĩnh Cương ( Phú Thọ) với diện tích hơn 60 ha, ở đức Phổ (Quảng Nam) là 230 ha, ở giai đoạn này hai tỉnh Quảng Nam và Quảng ngãi đã có 1.900 ha chè. Trong những năm 1925 – 1940 người Pháp đã mở thêm những đồn điền chè ở cao nguyên trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Đến năm 1938 Việt Nam đã có 13.405 ha với sản lượng 6.100 tấn chè khô. Diện tích chè được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Cao Nguyên Trung Bộ, trong đó có đến 75% diện tích là do người Việt Nam quản lý.
  20. 13 Đến năm 1939 VIệt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô và đứng thứ 6 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc. Srilanca, Nhật Bản, Indonexia. Giang đoạn này có 3 cơ sở nghiên cứu chè được thành lập đầu tiên đó là: Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ (Phú Thọ) thành lập năm 1918 sau đó vào năm 1972 trạm nghiên cứu chè Playcu (Gia Lai – Kon Tum) và trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1931. Đặc điểm nổi bật trong thời gian này là diện tích chè bị phân tán, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên giới kinh doanh chè chỉ hoạt động mang tính cầm chừng. + Giai đoạn 1945 – 1954 Do ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất chè bị đình trệ, diện tích, năng suất và sản lượng chè giảm nhanh. + Giai đoạn 1954 – 1990 Sau chiến tranh, sản xuất chè được phục hồi trở lại. Nhiều cơ sở sản xuất chè được thành lập. Năm 1970 chè phát triển mạnh cả ở nông trường quốc doanh, hợp tác xã chè chuyên canh và hộ gia đình. Các cơ sở nghiên cứu chè Phú Hộ, Bảo Lộc được củng cố và phát triển, một số vẫn đề như giống, kỹ thuật canh tác và chế biến được đầu tư nghiên cứu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã góp phần tăng nhanh diện tích và sản lượng chè ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2