intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang

Chia sẻ: Thangnamvoiva29 Thangnamvoiva29 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

222
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp; đánh giá sức cạnh tranh của Công ty thông qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter; đề xuất các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Lữ hành Hương Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đời sống con người được<br /> nâng cao thì nhu cầu được đi nhiều nơi, được tham quan du lịch,…ngày càng được<br /> quan tâm nhiều hơn và càng thiết thực hơn đối với mỗi người.<br /> Với những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt<br /> Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng thành một trong những quốc gia có tốc<br /> độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới với mức tăng trường bình quân hàng năm từ<br /> 7%-8%. Cơ cấu kinh tế cũng đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, các ngành<br /> dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng cao hơn và giữ vị trí quan trọng hơn. Trong xu thế<br /> đó, ngành du lịch cũng ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của ngành “công<br /> nghiệp không khói” trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay xu thế toàn cầu hóa diễn ra<br /> ngày càng nhanh chóng, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế<br /> giới WTO, ngành du lịch có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển vững chắc,<br /> tiêu biểu là hoạt động lữ hành. Nắm băt được cơ thời cơ đó, các công ty và trung tâm<br /> du lịch tại Huế đã thành lập nhanh chóng và hình thành một hệ thống lớn có sự cạnh<br /> tranh khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó<br /> để đứng vững trên thương trường các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược<br /> kinh doanh hiệu quả để giành ưu thế trong cạnh tranh. Theo chiến lược dài hạn của<br /> doanh nghiệp, xây dựng Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang trở thành một thương<br /> hiệu mạnh trong nước và quốc tế, công ty cần có một chiến lược và chính sách kinh<br /> doanh hiệu quả để làm “vũ khí” trong cạnh tranh và thực hiện được mục tiêu đề ra.<br /> Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài:<br /> “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br />  Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến năng lực cạnh tranh trong<br /> doanh nghiệp.<br /> <br />  Đánh giá sức cạnh tranh của Công ty thông qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh<br /> của Michael Porter.<br /> <br />  Đề xuất các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty TNHH lữ<br /> hành Hương Giang.<br /> SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br />  Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành<br /> Hương Giang.<br />  Thời gian nghiên cứu: do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài<br /> tập trung nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp từ năm 2009- 2011. Đồng thời thu thập dữ liệu<br /> thứ cấp từ tháng 3-4/2012.<br />  Không gian nghiên cứu:<br />  Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang – Huế<br />  Địa chỉ: Số 07. Lê Hồng Phong, Tp Huế.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br />  Phương pháp thu thập số liệu<br />  Dữ liệu thứ cấp: sách báo,báo cáo của công ty,internet…<br />  Dữ liệu sơ cấp: lấy thông tin bằng phát bảng hỏi điều tra khách du lịch.<br />  Phương pháp chọn mẫu:<br />  Xác định cỡ mẫu:<br /> Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cỡ mẫu tổng thể nghiên cứu, ta<br /> áp dụng công thức Cochran(1977).<br /> n=<br /> <br /> z 2 p (1  p )<br /> e2<br /> <br /> n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu<br /> Z: Là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn<br /> e: Mức độ sai lệch trong chọn mẫu<br /> Tính chất của p + q =1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p =q = 0,5 nên p.q = 0,25. Do<br /> gặp phải nhiều khó khăn trong thu nhập số liệu, cũng như những giới hạn về thời gian,<br /> nên tôi xác định mức độ chính xác là 95% tương ứng với Z = 1.96 và sai số cho phép<br /> e= 0,09. Lúc đó cỡ mẫu ta cần chọn sẽ là:<br /> n<br /> <br /> 1,96 2 * 0,5 * 0,5<br /> = 118,57<br /> 0,09 2<br /> <br /> Vậy n= 119 khách<br />  Phương pháp điều tra: Thông qua hướng dẫn viên đi theo tour để phát bảng<br /> hỏi cho khách du lịch trên đường di chuyển về điểm trả khách.<br /> SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> Tiến hành phỏng vấn trong vòng 4 tuần, trên tổng cộng 8 tour, mỗi tour điều tra<br /> trung bình từ 15 – 20 khách và thu được kết quả như sau:<br /> + Số bảng hỏi phát ra: 150 bảng<br /> + Số bảng hỏi thu về: 127 bảng<br /> + Số bảng hỏi hợp lệ: 124 bảng<br />  Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn<br /> <br /> khách hàng tôi tiến hành tổng hợp để nhập dữ liệu vào phần mềm spss, làm sạch dữ<br /> liệu.<br />  Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả.<br />  Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với kiểm định One Sample T- Test để khẳng<br /> định xem giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.<br /> * Kiểm định One-sample T-test.<br /> + Giả thiết H0: giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định.<br /> + Đối thiết H1: giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định.<br /> H0 :    0 .<br /> H1:   1 .<br /> + Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:<br /> Sig. < 0,05: bác bỏ giả thiết H0.<br /> Sig. > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.<br /> 1.1. Doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch.<br /> 1.1.1. Khách du lịch.<br /> 1.1.1.1. Khái niệm.<br /> Khách du lịch có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.<br />  Theo khoản 2, Điều 4, Chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Khách du<br /> lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành<br /> nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.<br />  Theo Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO): “Khách du lịch là những người rời<br /> khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích<br /> khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi<br /> đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng<br /> thời gian quy định tuỳ từng quốc gia.”<br /> 1.1.1.2. Phân loại khách du lịch<br />  Khách du lịch quốc tế (Internation Tourist): là khách du lịch mà có điểm<br /> xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau.<br /> Khách du lịch quốc tế bao gồm 2 loại:<br />  Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound Tourist ): Khách du lịch quốc tế đi<br /> vào là khách du lịch là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở<br /> nước ngoài vào quốc gia nào đó đi du lịch.<br />  Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist): Khách du lịch quốc tế đi ra<br /> bao gồm những khách du lịch là công dân của một quốc gia và những người nước<br /> ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.<br />  Khách du lịch nội địa (Internal Tourist): Khách du lịch nội địa là những công<br /> dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang định cư của quốc gia đó đi du<br /> lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.<br /> Ngoài ra người ta còn phân khách du lịch ra thành các loại như khách du lịch<br /> công vụ, khách du lịch thương gia…<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> 1.1.2. Kinh doanh lữ hành.<br /> Để hiểu được kinh doanh lữ hành là gì chúng ta có thể tiếp cận theo hai cách<br /> sau đây dựa trên những nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch.<br /> Thứ nhất, Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di<br /> chuyển của con người cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động di<br /> chuyển đó. Theo cách tiếp cận này thì kinh doanh lữ hành là việc tổ chức các hoạt<br /> động nhằm cung cấp các dịch vụ được sắp đặt từ trước nhằm thoả mãn đúng các nhu<br /> cầu của con người trong sự di chuyển đó để thu lợi nhuận.<br /> Thứ hai, đề cập phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du<br /> lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải<br /> trí, người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các<br /> chương trình du lịch trọn gói. Theo cách tiế cận này thì có hai định nghĩa sau đây của<br /> Tổng cục Du Lịch Việt Nam (TCDL- quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995).<br />  Định nghĩa về kinh doanh lữ hành.<br /> Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động<br /> nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói hay từng phần,<br /> quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn<br /> phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hướng dẫn du lịch nhằm mục<br /> đích thu lợi nhuận.<br />  Định nghĩa về kinh doanh đại lý lữ hành<br /> Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel-Agency-Business) là việc thực hiện các dịch<br /> vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu chú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương<br /> trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du<br /> lịch nhằm hưởng hoa hồng.<br /> 1.1.3. Công ty lữ hành.<br /> 1.1.3.1. Khái niệm<br /> Xuất phát từ những mục tiêu khác nhau trong việc nghiên cứu lữ hành, cùng với<br /> sự biến đổi theo thời gain của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trong<br /> từng giai đoạn, những quan điểm về lữ hành luôn có nhũng nội dung mới.<br /> Về công ty lữ hành, ở thời kì đầu tiên chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung<br /> gian, làm đại lý sản phẩm cho các hãng ô tô, tàu biển, khách sạn…mà thực chất là đại<br /> SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2