intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, huyện Tràng Đinh, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

50
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá được kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã hung sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Phân tích được nguyên nhân của những hạn chế tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã hùng sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, huyện Tràng Đinh, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------0o0---------- NÔNG NGỌC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ HÙNG SƠN, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------0o0---------- NÔNG NGỌC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ HÙNG SƠN, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp : K46 – ĐCMT – N01 Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề tài : ”Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Hùng Sơn, xã huyện tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS DƯ NGỌC THÀNH. Giảng viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ UBND xã Hùng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho để phục vụ cho bài khóa luận. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn người dân xã Hùng Sơn đã tạo điều kiện cho em trong thời gian ở địa phương thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên em trong những lúc khó khăn. Sinh viên Nông Ngọc Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn năm 2017............................. 21 Bảng 4.2. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoan 2015- 2017 ... 22 Bảng 4.3. Tổng hợp các văn bản về lĩnh vực đất đai được UBND xã Hùng sơn tiếp nhận trong giai đoạn 2015-2017 .............................................................. 23 Bảng 4.5. Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính .................... 26 Bảng 4.6. Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất............................................................................................ 28 Bảng 4.7. Tổng hợp các công trình được xây dựng tại xã .............................. 30 theo Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng chi tiết từ năm 2012 đến năm 2017 .... 30 Bảng 4.8. Kết quả thu hồi đất xã Hùng Sơn giai đoạn 2015- 2017 ................ 32 Bảng 4.9. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Hùng Sơn từ năm 2015 – 2017 ..................................................................................................... 33 Bảng 4.10.Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ........................................... 36 Bảng 4.11. Kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2015 - 2017. ...................... 38 Bảng 4.12. Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 1/1/2017) . 40 Bảng 4.13. Kết quả thu ngân sách xã từ đất giai đoạn 2015 -2017 ................ 42 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất năm 2015 – 2017 ....................................................................................... 43 Bảng 4.15.Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra theo dõi việc quản lý và sử dụng đất đai xã Hùng Sơn giai đoạn 2015 – 2017 .......................................... 45 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đất đai giai đoạn 2015 – 2017 .......................................................... 46 Bảng 4.17. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ quản lý và người dân trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Hùng Sơn ................................. 49
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài Chính CP Chính Phủ CT Chỉ Thị CT - TTG Chỉ Thị - Thủ Tướng Giao CV Công Văn CV - TCĐC Công Văn – Tổng Cục Địa Chính GCNQSDD Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất KHHGD Kế Hoạch Hoá Gia Đình NĐ Nghị Định PNN Phi Nông Nghiệp QĐ Quyết Định QĐ - BTNMT Quyết Định – Bộ Tài Nguyên Môi Trường QĐ - UBND Quyết Định – Uỷ Ban Nhân Dân TT Thông Tư TT - BTNMT Thông Tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
  6. iv MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm về đất đai ............................................................................... 4 2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất ............................................. 4 2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước .............................................................. 5 2.1.4. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai ............................. 6 2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 7 2.3 Khát quát về công tác quản lí nhà nước về đất đai của tỉnh Lạng Sơn ..... 10 2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................... 10 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh ........................ 11 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 15 3.2.1. Địa điểm thực thiện ............................................................................... 15 3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 15 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
  7. v 3.3.1. Khát quát tình hình cơ bản trên địa bàn xã ........................................... 15 3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Hùng Sơn ............ 16 3.3.3. Ý kiến của các bộ và người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương .................................................................................................. 17 3.3.4. Khó khăn, giải pháp .............................................................................. 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 18 4.1. Khát quát tình hình cơ bản trên địa bàn xã .............................................. 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hùng Sơn ........................................................... 18 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hùng Sơn năm 2017 ............ 20 4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn vào năm 2017 ............................. 21 4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Hùng sơn ............... 23 4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................... 23 4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 26 4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạc sử dụng đất ..................................... 27 4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 29 4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất .......................................................................................................... 31 4.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất................. 34 4.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ...................... 36 4.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 38 4.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ..................................................... 41 4.2.10. Quản lý tài chính về đất đai ................................................................ 42
  8. vi 4.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ........................................................................................................... 43 4.2.12. Thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ...................... 44 4.2.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. .............................................. 45 4.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ........................................................... 46 4.2.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai ........................................... 47 4.3. Ý kiến của cán bộ và người dân trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.... 49 4.3.1. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai qua phiếu điều tra ...... 49 4.3.2. Về công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai ....................................................................................................... 51 4.4. Khó khăn, giải pháp ................................................................................. 51 4.4.1 Khó khăn ................................................................................................ 51 4.4.2 Giải pháp ................................................................................................ 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Theo Điều 4, Luật đất đai 2013“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định” [4]. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Để giải quyết được các vấn đề về đất đai ngoài việc triển khai thực hiện tích cực các văn bản pháp luật của nhà nước nói chung và của ngành địa chính nói riêng, thì chúng ta phải tăng cường điều tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất, đánh giá các mặt làm được và chưa làm được từ Trung ương đến địa phương nhằm tìm ra những giải pháp để việc quản lý và sử dụng đất được tiến hành hợp lý, xác thực và chính xác hơn. Việc đánh giá đúng hiện trạng quản lý,sử dụng đất và tiềm năng đất đai là một vấn đề rất
  10. 2 quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xã Hùng Sơn là một xã đang phát triển thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà nước đại diện quyền chủ sở hữu chủ sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện luật đất đai. Do đó, để thấy được những mặt khó khăn, tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà nước và chủ sử dụng trong quá trình quản lý và sử dụng đất, ta cần đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Quản Lý Tài Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. DƯ NGỌC THÀNH em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, huyện Tràng Đinh, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2017”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát . -Đánh giá được kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã hung sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Phân tích được nguyên nhân của những hạn chế tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã hùng sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã hùng sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
  11. 3 Nêu được hiện trạng sử dụng của xã hùng sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Đánh giá được công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã hùng sơn giai đoạn 2015 - 2017 theo 15 nội dung của Luật đất đai 2013. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế. Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc.Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn năm 2015-2017 nhằm rút ra được những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đất đai Theo nguồn gốc phát sinh, Đôkutraiep định nghĩa:“ Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển” [2]. Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch việt Nam cho rằng: “Đất đai là một phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần quan trọng khác) giữ vai trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người [1]. Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng [3]. 2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độ phì của đất.
  13. 5 Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp. Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường. Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững [5]. 2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý. Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện
  14. 6 nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà nước [6]. 2.1.4. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 2.1.4.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Tại điều 22 Luật đất đai 2013 đã được bổ sung và sửa đổi đưa ra công tác quản lý đất đai gồm 15 nội dung: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
  15. 7 - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [4]. 2.1.4.2 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai được hình thành từ các phương pháp quản lý nhà nước nói chung. Vì vậy, về cơ bản nó bao gồm các phương pháp quản lý nhà nước nhưng được cụ thể hoá trong lĩnh vực đất đai. Trong quản lý nhà nước có rất nhiều phương pháp nên trong quản lý nhà nước về đất đai cũng sử dụng các phương pháp cơ bản đó. Có thể chia thành 2 nhóm phương pháp sau: - Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê, Phương pháp toán học, Phương pháp điều tra xã hội học. - Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai: Phương pháp hành chính, Phương pháp kinh tế, Phương pháp tuyên truyền, giáo dục [6]. 2.2. Cơ sở pháp lý Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm: - Luật Đất Đai 2003 được quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. - Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  16. 8 - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Quyết định 11/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đăng ký QSDĐ, lập hồ sơ địa chính,cấp CGNQSDĐ thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất ban hành ngày 22/9/2007. - Chỉ thị 02/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 ban hành ngày 19/11/2007. - Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ban hành ngày 13/01/2008. - Công văn số 12/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất ban hành ngày 03/01/2008. - Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 ban hành ngày 05/12/2008. - Quyết định 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ ban hành ngày 03/02/2009. - Luật đất đai 2013 được quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
  17. 9 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất - Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước - Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
  18. 10 - Thông tư 77/2014/TT- BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước - Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất . - Căn cứ vào Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế qua các năm 2015, 2016, 2017. 2.3 Khát quát về công tác quản lí nhà nước về đất đai của tỉnh Lạng Sơn 2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Diện tích là 830.521 ha ( 8.305,21Km2) - Lạng Sơn có một 1 thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn. Có vị trí 20°27'- 22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả(Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.
  19. 11 - Trong năm 2015, kinh tế tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông lâm nghiệp phát triển ổn định, thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng, thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả khá; giá cả, thị trường tương đối ổn định. Lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được cải thiện; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.. 2.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh  Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật  Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2003, tỉnh đã xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, trong đó có các Nghị quyết về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(QH, KHSDĐ), cấp GCN, bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất; các quy định về cơ chế tài chính, về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Chủ động triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp GCN; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, các thủ tục hành chính về đất đai…được dư luận đánh giá tích cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.  Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất  Công tác lập và quản lý QH, KHSDĐ được thực hiện ở cả 3 cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, bước đầu đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và tính khả thi của phương án quy hoạch, làm rõ được những nội dung quy hoạch của từng cấp, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục
  20. 12 tiêu CNH, HĐH. Thông qua QH, KHSDĐ, tài nguyên đất bước đầu đã được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường sinh thái; phát huy được nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên trồng lúa nước, đất có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo đảm an ninh lương thực; đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 47% năm 2011; diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, từ năm 2005 trở lại đây tỉnh Lạng Sơn đã đưa hơn 14.000 ha đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp khác.  Tình hình đăng ký sử dụng đất Công tác lập và chỉnh lý biến động đất đai ở cấp xã chưa được thực hiện thường xuyên; việc cập nhật thông tin, tài liệu về đất đai tại cơ sở còn hạn chế. Các tài liệu lưu trữ như sổ mục kê, sổ địa chính phần lớn được lập từ những năm trước đây dưới dạng giấy, dẫn đến nguồn số liệu bị lạc hậu, không đáp ứng được nhiều cho công tác quản lý đất đai của các cấp; Phần lớn trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh đều chưa có bản đồ địa chính chính quy phủ kín toàn bộ diện tích theo đơn vị hành chính tự nhiên; việc trích đo còn nhỏ lẻ chưa xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai hoàn chỉnh; Nhận thức của người dân về việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các vùng nông thôn còn hạn chế, đặc biệt là vùng sâu vùng xa đồng bào dân tộc tiểu số không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận hoặc không thực hiện đăng ký để cấp Giấy và sử dụng nên công tác quản lý đất đai trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2