intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk

Chia sẻ: Kiệm Kiệm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

273
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk" được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA  TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA  THUỘT,  TỈNH ĐẮL LẮK Sinh viên      : Nguyễn Thị Thu Trang  Chuyên ngành : Kinh tế Nông Nghiệp Khóa học     : 2011 ­2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA  TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA THUỘT,  TỈNH ĐẮL LẮK Sinh viên      : Nguyễn Thị Thu Trang  Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp GVHD : Th.S Trần Ngọc Kham
  3. 3
  4. LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại   phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ” em xin chân thành gửi lời   cảm ơn đến: Toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên nói chung, thầy cô   giáo Khoa Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức   cơ  sở  lý luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thức trong quá trình   thực tập cũng như quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.S Trần Ngọc Kham đã tận tình hướng   dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm  ơn các bác, cô, chú, anh, chị  ở  UBND phường Khánh Xuân và  bà con trong phường đã tận tình giúp đỡ  em trong việc thu thập số  liệu và áp  dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015 Sinh viên                                                                                   Nguyễn Thị Thu Trang i
  5. MỤC LỤC  PHẦN 1                                                                                                                         .....................................................................................................................      1  ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                               ...........................................................................................................      1  PHẦN 2                                                                                                                         .....................................................................................................................      3  TỔNG QUAN TÀI LIỆU                                                                                              ..........................................................................................      3  Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).                     .................      3  PHẦN 3                                                                                                                       ...................................................................................................................       19  NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                                   ...............................................       19  Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014                  ..............       23  Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014.                                         .....................................       25  Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn                                           .......................................       30  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN                                                           .......................................................       35  Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ                                                      ..................................................       35  Bảng 4.2. Trình độ học vấn                                                                                       ...................................................................................       36  Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ                                                   ...............................................       38  Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa                                                                         .....................................................................       38  Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra                                                        ....................................................       39  Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất                                    ................................       42  Bảng 4.7. Lịch thời vụ                                                                                                ............................................................................................       43  Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa                                               ...........................................       44  Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu                                    ................................       45  Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân                            ........................       47  Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân                                        ....................................       48  Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu                                       ...................................       49  Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân                                 .............................       50  Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân                      ..................       54  Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường                                       ...................................       55  Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa                                    ................................       57  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                     .................................................................................       62 ii
  6. iii
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU  Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).                     .................      3  Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014                  ..............       23  Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014.                                         .....................................       25  Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn                                           .......................................       30  Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ                                                      ..................................................       35  Bảng 4.2. Trình độ học vấn                                                                                       ...................................................................................       36  Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ                                                   ...............................................       38  Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa                                                                         .....................................................................       38  Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra                                                        ....................................................       39  Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất                                    ................................       42  Bảng 4.7. Lịch thời vụ                                                                                                ............................................................................................       43  Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa                                               ...........................................       44  Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu                                    ................................       45  Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân                            ........................       47  Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân                                        ....................................       48  Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu                                       ...................................       49  Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân                                 .............................       50  Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân                      ..................       54  Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường                                       ...................................       55  Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa                                    ................................       57 iv
  8. DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm                                                                     .................................................................       13  Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa                                                                                       ...................................................................................       14  Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013)                       .................       15  Sơ đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất                                                                   ...............................................................       22  Sơ đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân                                         .....................................       26  Biểu đồ 4.1: Máy móc thiết bị của các hộ điều tra                                                   ...............................................       40  Biểu đồ 4.2: Vay vốn của các hộ sản xuất lúa                                                          ......................................................       44  Biểu đồ 4.3: Chi phí vụ Hè Thu                                                                                 .............................................................................       46  Biểu đồ 4.4: Chi phí vụ Đông Xuân                                                                           .......................................................................       48  Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu                       ...................       52  Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu                       ...................       53 Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013)..............                 Error:      Reference source not found v
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật DTBQ Diện tích bình quân ĐVT  Đơn vị tính GT Gieo trồng HĐKN Hoạt động khuyến nông IBM Quản lí dịch hại tổng hợp NHNN Ngân hàng nông nghiệp NHCS  Ngân hàng chính sách TNCP Thu nhập trên chi phí TDP Tổ dân phố TH Thu hoạch UBND Ủy ban nhân dân vi
  10. vii
  11. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc   dân, sử  dụng đất đai để  trồng trọt và chăn nuôi, nó sản xuất ra một lượng lớn   hàng hoá cho xã hội và các sản phẩm đó là nguồn lương thực, thực phẩm thiết  yếu cho con người, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp... Nông  nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn  nuôi, sơ chế nông sản.  Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần vào   đảm bảo an ninh lương thực và sự   ổn định đời sống của người dân Việt Nam.  Lúa gạo đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường  trên thế  giới đem lại nguồn ngoại tệ  cho đất nước. Những năm gần đây, Việt  Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế sản lượng gạo xuất khẩu hàng   năm đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo.  Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu   khác nhau nên cây lúa được trồng phổ  biến  ở  rất nhiều nơi.  Phường Khánh  Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng là nơi có điều kiện tự nhiên thuận   lợi phù hợp cho sự  phát triển cây lúa. Trong thời gian qua, sản lượng lúa của  phường Khánh Xuân không ngừng tăng lên, đáp ứng không chỉ tiêu dùng trong gia   đình mà còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn lúa hàng hoá.  Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản   xuất và khâu tiêu thụ  làm cho cây lúa  ở  phường Khánh Xuân mang lại thu nhập   cao cho người dân. Tuy nhiên tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Khánh   Xuân bà con nông dân cũng gặp nhiều khó khăn về  thời tiết, khí hậu, nguồn   nước tưới tiêu, dịch bệnh cũng như  nguồn vốn sản xuất còn hạn chế  điển hình  như: Chi phí nguyên liệu đầu vào giá ngày càng tăng gây khó khăn cho quá trình  sản xuất. Do biến động giá cả trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh không ổn định. 1
  12. Kênh tiêu thụ chưa ổn định, còn mang tính tự phát. Khâu bảo quản và khâu thu hoạch chưa hiệu quả... và còn rất nhiều khó khăn trở  ngại khác. Xuất phát từ  những vấn đề  trên tôi thực hiện đề  tài  “Đánh giá tình hình   sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh  Đắk Lắk” để  làm khoá luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ­ Đánh giá tình hình sản xuất lúa của các hộ  nông dân tại phường Khánh  Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. ­ Xác định các yếu tố   ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề  xuất  giải pháp để  nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma   Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 2
  13. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm  ­ Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình sử  dụng các yếu tố  đầu vào và các nguồn lực cần   thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả. 2.1.2. Vai trò của việc sản xuất lúa Như  chúng ta đã biết lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của  thế  giới. Đối với người Việt Nam ta cây lúa không chỉ  là một cây lương thực   quý là còn là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò cực kỳ  quan   trọng trong dinh dưỡng.  Về giá trị kinh tế: Lúa gạo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như  công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế  biến thực phẩm và công nghiệp dược. Sản  phẩm phụ của cây lúa còn được làm thức ăn cho gia súc, tạo điều kiện phát triển   cho chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người và phân bón cho trồng trọt. Về giá trị dinh dưỡng: Gạo là thức ăn nhiều dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo  có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do   chứa nhiều chất béo hơn. Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).         Hàm lượng Tinh  Protein Lipit Xenluloza Tro Nước Lọai hạt bột Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 92,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9 Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia Như vậy lúa là một cây lương thực quan trọng rất có giá trị về dinh dưỡng  và kinh tế cao. 3
  14. Sản phẩm của cây lúa                                                    Sản phẩm chính               Sản phẩm phụ                                                                          ­ Đối với con người Lúa làm lương thực, thực phẩm: Toàn thế giới sử dụng lúa làm lương thực  cho người.  Ở  nước ta sử dụng lúa là lương thực chính. Khẩu phần ăn sử  dụng  cơm (lúa gạo), cá, thịt, rau xanh. Hạt lúa có thể xay xát ra gạo để  nấu cơm, nấu   cháo hoặc chế  biến thành các món ăn như  làm bánh, kẹo, c hế  biến rượu, chế  biến bánh, kẹo, làm môi trường để nuôi cấy men, cơm mẻ, các loại bánh làm từ  bột gạo ngoài ra còn hàng chục loại thực phẩm khác làm từ gạo. Lúa gạo còn dùng làm thuốc chữa bệnh: Cám hay nói đúng hơn là lớp vỏ  ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất khoáng, chất béo, vitamin, nhất là  vitamin nhóm B nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ  em, điều trị  bệnh phù   thũng và làm đẹp. ­ Đối với chăn nuôi 4
  15. Ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực thì còn những sản phẩm phụ  mang lại giá trị kinh tế cao như: tấm, cám, trấu, rơm rạ... Lúa làm thức ăn cho chăn nuôi. Từ  hạt lúa có thể  xay vỡ nuôi gia cầm (gà,   vịt, ngan, ngỗng…), nghiền thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu bò, lợn và  gia cầm, chế  biến thức ăn cho cá…rơm có thể  cho trâu bò ăn tươi, sau khi thu  hoạch có thể phơi khô làm thức ăn cho gia súc cho mùa mưa lạnh. Chế  biến thức ăn chăn nuôi từ  lúa: Lúa nghiền thành bột và có thể  trộn  theo thành phần và tỷ lệ khác nhau với bột sắn (khoai mỳ), khô dầu lạc, khô dầu  đậu tương, bột cá, vỏ  tôm…để  chế  biến làm các loại thức ăn cho gia súc, gia  cầm và thủy sản.   Bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi  lấp làm cho đất tươi xốp vì vi sinh vật phân giải thành nguồn phân hữu cơ  bổ  sung dinh dưỡng cho cây lúa vụ sau.  ­  Đối  với ngành công nghiệp Làm nhiên liệu, chất đốt: Vỏ lúa làm chất đốt để đun nấu và sinh hoạt gia  đình. Cây lúa sau khi thu hoạch mang phơi khô dùng làm các vật dụng như chổi,  chiếu, làm chất đốt để đun nấu.  Làm nguyên liệu cho công nghiệp: Lúa làm nguyên liệu sản xuất các sản  phẩm công nghiệp như mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh... Vỏ trấu còn được dùng làm  ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic. 2.1.3. Kỹ thuật sản xuất lúa ­ Chọn giống tốt Nên chọn giống lúa cao sản, thời gian sinh trưởng trung ngày và ngắn ngày.   Các giống được sử  dụng phải phù hợp với từng vùng, từng vụ. Hạt giống phải   có chất lượng tốt như  hạt giống hạt chắc, vàng óng không có chấm đen, không  có sâu bệnh. Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt cỏ còn  sót lại trước khi gieo sạ….Trước khi ngâm  ủ, cần sàng sảy lại để  loại bỏ  hạt   cỏ… hoặc đãi trong nước để loại hạt cỏ hoặc hạt lép, lửng… Hạt giống có tỷ lệ  nảy mầm trên 90%, sức nảy mầm khoẻ. ­  Làm đất 5
  16. Trước khi làm đất phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lại bờ vùng  bờ thửa để giữ nước, hệ thống mương tưới và mương tiêu nước. Đất cần được   cày bừa kỹ, cày  ải phơi đất, bừa làm nhỏ  đất, san bằng mặt ruộng không để  vũng nước đọng trên mặt ruộng, tạo lớp đất nhuyễn dày 5 cm trên mặt ruộng. Làm đất ướt: Đất được xới bằng máy khi còn nước, trục vùi ngâm nước từ  3 – 5 ngày, tháo nước ra vừa đủ để bừa, sau đó trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh   thoát nước và tiến hành gieo sạ.  ­ Sạ đúng mật độ và đúng kỹ thuật  Phương pháp gieo sạ: Có 2 cách sạ  chính đó là sạ  lan (sạ  tay) và sạ  hàng.   Tuy nhiên nên sạ  thưa để  giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ  ngã. Nên sạ  hàng với   lượng giống 80 – 100kg /ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg /ha,   tối đa 150kg/ha ­ Kỹ thuật bón phân Lượng bón cho 1 ha từ 2 ­ 3 tấn phân chuồng, 150 kg lân Văn Điển, 150 kg ­  200 kg phân Urê và 150 kg KCl. Bón lót: 1 ngày trước khi sạ  gồm toàn bộ  lượng phân chuông và toàn bộ  lượng phân lân. Bón thúc lần 1: 15 ngày sau khi sạ, bón 1/3 lượng phân đạm và 1/2 lượng  phân KCl. Bón thúc lần 2: Sau khi bón thúc lần 1 là 20 ngày, bón 1/3 lượng phân đạm. Bón thúc lần 3: Trước lúc lúa trỗ  15­20 ngày, bón 1/3 lượng đạm và 1/2   lượng KCl.  ­ Điều chỉnh mức nước ruộng Giữ  ruộng khô sau khi sạ  hạt từ  3­5 ngày đưa nước  vào xăm xắp mặt   ruộng, sau đó đưa nước vào theo chiều cao của cây lúa. Sau đó giữ nước 5­7 cm. Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần   bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm”  ­ Diệt cỏ dại và định lại mật độ Sau sạ  1­2 ngày tiến hành phun thuốc diệt cỏ Sôfít. Làm cỏ  bằng tay cùng  với bón thúc lần 1 và 2. Dặm khuyết và định lại mật độ sâu 20 ngày sau khi sạ. ­ Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa  6
  17. Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” để  quản lý các loại dịch hại chủ  yếu   như: Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính  khác:  bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi… Áp dụng biện pháp phòng   trừ tổng hợp (IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:   Biện pháp canh tác kỹ thuật  Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối  đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường   thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.    Biện pháp sử dụng giống  Sử  dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây  ảnh hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.    Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học  Trong hệ  sinh thái luôn có mối quan hệ  dinh dưỡng, các thành phần trong   chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để  chúng hài hòa về  số lượng, đó là  sự  đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này  để hạn chế sự can thiệp của con người.   Biện pháp điều hòa  Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.   Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý  Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có   hiệu quả, khi mật độ  dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về  kinh tế.   Tuy nhiên, khi sử  dụng thuốc phải cân nhắc kỹ  theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ  đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.  Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là:  ­ Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao.  ­ Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống.  ­ Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời.  Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ   hệ  thiên địch, chỉ  phun thuốc hóa học khi ngưỡng phòng trừ  quy định và phải   tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:     Đúng   thuốc:   Chọn   đúng   thuốc   có   ghi   đối   tượng   phòng   trừ   trên   nhãn  thuốc.  7
  18.  Đúng liều lượng: Tuân thủ  theo đúng quy dịnh về  liều lượng thuốc cần  sử dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn   sinh trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để  pha đủ  lượng nước cần  phun.   Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi  bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc.   Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy  ở gốc   lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.   ­  Thu hoạch và bảo quản Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 ­ 32 ngày hoặc khi thấy  85% ­ 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để  muộn hơn hạt lúa sẽ  dễ bị  rụng làm thất thoát trong quá trình thu hoạch.  Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp   hoặc máy gặt dải hàng để  cắt lúa. Thu hoạch bằng công nghệ  sau thu hoạch   như: Sử  dụng máy gặt đập liên hợp để  giảm thất thoát; dùng máy sấy để  đảm  bảo chất lượng hạt gạo không bị  gãy, giữ  được độ  trong của hạt… Công nghệ  sau thu hoạch sẽ  góp phần làm giảm chi phí, đồng thời giảm thất thoát, thu   hoạch nhanh gọn đặc biệt trong mùa mưa.  Trong vụ Đông Xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử  dụng lưới lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 – 3 ngày là được.  Trong quá trình phơi sấy không nên để  hạt lúa quá nóng hay nhiệt độ  thay   đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ 14% vì nếu làm sai quy trình sẽ ảnh   hưởng trong quá trình xay xát như: Bể, vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên,  hạt gạo tăng tỷ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt chất lượng vì  dễ bị sâu bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ và giảm tỷ lệ nẩy mầm.  Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng hoặc vô bồ nhưng thường   dùng bao thì tốt hơn và tiện lợi hơn khi bán sản phẩm. Bảo quản lúa  ở  những  nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ   ẩm thóc  đạt 13% ­ 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ   ẩm phải dưới 12% ­  13%. Nếu là lúa giống thì nên sử dụng bao bì riêng và phải có ký hiệu rõ ràng để  tránh nhầm lẫn với lúa ăn (lúa thịt).  8
  19. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa  a) Điều kiện tự nhiên Đất đai: trong những nhân tố  thuộc về  điều kiện tự  nhiên thông thường  nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai  cần được phân tích, đám giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất lúa. Khí hậu: là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất lúa thông qua các thông   số như độ  ẩm, lượng mưa bình quân, ánh sáng, nhiệt độ  đều phải được phân tích   đánh giá. Nguồn nước: Nước có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển  chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu   hết là chất khoáng nếu không được tan trong nước thì rễ cây sẽ không hút được.  Nước góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh   vật  hoạt động phân giải các chất hữu cơ  làm tăng độ  phì nhiêu cho đất. Trong  quá trình sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước để  phát triển bộ  rễ  để  hấp thu   chất dinh dưỡng tốt hơn. Nước  là  môi trường  sống của cây lúa,  là điều  kiện  ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa, vì vậy nguồn nước tưới hoặc  khả năng đưa nước từ nơi khác vào vùng sản xuất là một vấn đề rất quan trọng. b) Điều kiện sinh học Giống: Giống là yếu tố  trực tiếp quyết định năng suất và sản lượng của  cây lúa. Ngày nay với sự  phát triển không ngừng của khoa học các loại giống   mới được tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của  sản phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng biệt, giống chịu  hạn tốt, giống kháng bệnh tốt và kháng sâu tốt... Những đặc tính này nếu được  khai thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì sẽ mang lại năng suất cao và   phẩm chất tốt hơn cho cây trồng người nông dân bán được giá cao hơn.  Phân bón: có 16 loại dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có 3  nguyên tố do nước và do không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố khác  do đất đai và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia thành các loại   phân sau đây gắn liền và tác động trực tiếp của chúng lên cây trồng. ­ Phân đạm: là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein. 9
  20. ­ Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có   trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận  mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào   quá trình trổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho  rễ  ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tại điều kiện cho cây trồng chịu  được hạn và ít đổ  ngã. Lân kích thích quá trình đẻ  nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra  hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các  yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ  chua của đất, chống một  số loại sâu bệnh hại... ­ Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong  quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông   sản và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng, tăng hàm lượng bột và tăng  khả năng bảo quản của hạt. Sâu bệnh hại: đây là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh  trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất lúa, giảm thu nhập của   người trồng lúa. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2