intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế; tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với một số yếu tố khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: PHÙNG THẾ THÔNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỰ TRỮ SẮT QUA XÉT NGHIỆM SẮT VÀ FERRITIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: PHÙNG THẾ THÔNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỰ TRỮ SẮT QUA XÉT NGHIỆM SẮT VÀ FERRITIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Khóa: QH.Y.2015 Người hướng dẫn: TS.BS Nghiêm Trung Dũng ThS.BS Huỳnh Thị Nhung Hà Nội – 2021 1
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới TS.BS Nghiêm Trung Dũng, ThS.BS Huỳnh Thị Nhung – những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn chân thành Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, các cô chú, anh chị đang công tác tại các khoa phòng, đặc biệt là Trung tâm Thận – Tiết niệu – Lọc máu đã tạo điều kiện giúp đỡ để em thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt những năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1........................................................................................................ 3 TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 1.1 Định nghĩa bệnh thận mạn. ....................................................................... 3 1.2 Một số thuật ngữ khác. .............................................................................. 3 1.2.2 Bệnh thận giai đoạn cuối .................................................................... 3 1.2.1. Suy thận mạn...................................................................................... 4 1.3 Phân loại bệnh thận mạn ........................................................................... 4 1.4. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bệnh thận mạn. .................................. 4 1.4.1 Biểu hiện lâm sàng .............................................................................. 4 1.4.2 Biểu hiện cận lâm sàng ....................................................................... 7 1.5 Chuyển hóa sắt trong cơ thể ...................................................................... 8 1.5.1 Vai trò và nhu cầu, phân bố của sắt trong cơ thể ................................ 8 1.5.2 Quá trình hấp thu và vận chuyển sắt ................................................. 10 1.5.3 Điều hòa chuyển hóa sắt ................................................................... 12 1.5.4 Thiếu máu thiếu sắt trong bệnh thận mạn......................................... 13 1.6 Các nghiên cứu đánh giá thiếu máu và dự trữ sắt ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn trên thế giới và trong nước. ........................................................... 15 1.6.1 Các nghiên cứu quốc tế. .................................................................... 15 1.6.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 16 CHƯƠNG 2...................................................................................................... 17 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 17 2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 17 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ........................................................ 17 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân .......................................................... 17 2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá ......................................................................... 17
  5. 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 19 2.3.2. Cách chọn mẫu ................................................................................. 19 2.4. Công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập thông tin ................................ 19 2.4.1. Nội dung nghiên cứu:....................................................................... 19 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin .............................................................. 20 2.5. Xử lý số liệu ........................................................................................... 20 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 21 CHƯƠNG 3...................................................................................................... 23 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 23 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................ 23 3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới ....................................................................... 23 3.1.2 Đặc điểm về tiền sử........................................................................... 24 3.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng. ...................................................... 25 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu ..................... 26 3.2. Đặc điểm xét nghiệm sắt và ferritine huyết thanh. ................................ 28 3.3. Liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh, ferritine huyết thanh và một số yếu tố ............................................................................................................. 30 3.3.1 Liên quan giữa nồng độ sắt và ferritine huyết thanh. ....................... 30 3.3.2 Liên quan giữa nồng độ sắt và nồng độ ferritine huyết thanh và mức độ thiếu máu. .............................................................................................. 30 3.3.3 Mối liên quan giữa nồng độ sắt, ferritine và một số yếu tố khác. .... 32 CHƯƠNG 4...................................................................................................... 39 BÀN LUẬN ..................................................................................................... 39 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế. ........... 39 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới .................................................................. 39
  6. 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 40 4.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 42 4.2. Mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với một số yếu tố khác ............................................................................................................... 45 4.2.1 Mối liên quan giữa sắt và ferritin huyết thanh.................................. 45 4.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ sắt, nồng độ ferritin và mức độ thiếu máu ............................................................................................................. 45 4.2.3 Liên quan giữa nồng độ sắt, ferritin và albumin máu ....................... 46 4.2.4 Liên quan giữa sắt, ferritin huyết thanh và PTH .............................. 47 4.2.5 Liên quan giữa nồng độ sắt, ferritin huyết thanh và ure, creatinine máu và mức lọc cầu thận............................................................................ 48 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế. ........... 49 2. Mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với một số yếu tố khác. .............................................................................................................. 49
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại các giai đoạn bệnh thận mạn tính ....................................... 4 Bảng 1.2 Dữ trữ sắt trong cơ thể người ........................................................... 10 Bảng 2.1 Phân loại thiếu máu .......................................................................... 17 Bảng 2.2 Phân loại tăng huyết áp theo VNHA/VSH 2018 .............................. 18 Bảng 2.3 Phân loại mức độ sắt huyết thanh ..................................................... 18 Bảng 2.4 Phân loại mức độ ferritin huyết thanh .............................................. 19 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới ................................................................... 23 Bảng 3.2 Đặc điểm về tiền sử điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu......... 24 Bảng 3.3 Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của ........................................... 25 Bảng 3.4 Phân loại bệnh nhân tăng huyết áp ................................................... 26 Bảng 3.5 Mức lọc cầu thận của đối tượng nghiên cứu .................................... 26 Bảng 3.6 Các chỉ số máu ngoại vi. ................................................................... 27 Bảng 3.7 Phân bố mức độ thiếu máu theo nồng độ Hemoglobin .................... 27 Bảng 3.8 Giá trị xét nghiệm nồng độ sắt và ferritine, transferrin, TSAT huyết thanh theo giới. ................................................................................................. 28 Bảng 3.9 Phân loại nồng độ sắt huyết thanh .................................................... 28 Bảng 3.10 Phân loại nồng độ Ferritine huyết thanh......................................... 29 Bảng 3.11 Thiếu sắt tương đối và thiếu sắt chức năng .................................... 29 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritine huyết thanh................ 30 Bảng 3.13Mối liên quan giữa nồng độ sắt và một số chỉ số huyết học ........... 30 Bảng 3.14 Mối liên quan của ferritine với các chỉ số huyết học...................... 31 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa nồng độ sắt và mức độ thiếu máu ................... 31 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa nồng độ ferritine và albumin ........................... 32 Bảng 3.17 Liên quan giữa nồng đồ sắt và một số chỉ số xét nghiệm khác ...... 33 Bảng 3.18 Mối tương quan giữa nồng độ Ferritine và các chỉ số khác ........... 36
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cấu tạo nhân hem trong hemoglobin và myoglobine ......................... 9 Hình 1.2 Sự hấp thu và vận chuyển sắt trong cơ thể........................................ 12 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về giới ........................................................................... 24 Biểu đồ 3.2 Đồ thị tương quan giữa sắt và albumin ........................................ 34 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tương quan giữa nồng độ sắt và PTH ............................. 35 Biểu đồ 3.4 Đồ thị tương quan giữa ferritin và albumin .................................. 37 Biểu đồ 3.5 Đồ thị tương quan giữa ferritin và PTH ....................................... 38 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CKD (Chronic kidney disease) Bệnh thận mạn EPO Erythropietin GRF (Glomerular filtration rate) Mức lọc cầu thận IRP (Iron regulatory protein) Protein điều hòa sắt TSAT (Transferrine saturation) Độ bão hòa transferrine CMP (chronic musculoskelctal pain) Đau cơ xương mạn tính THA Tăng huyết áp STM Suy thận mạn
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease, CKD) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng mà còn gây tốn kém về kinh tế do chi phí điều trị và theo dõi lâu dài. Bệnh thường ít được phát hiện hoặc chỉ phát hiện khi đã có triệu chứng trên lâm sàng và ở giai đoạn muộn. Một trong các biểu hiện trên lâm sàng của bệnh là tình trạng thiếu máu, suy thận càng nặng thì mức độ thiếu máu càng trầm trọng [1]. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu trong bệnh thận mạn có thể do giảm khả năng tổng hợp erythropoietin (EPO), đời sống hồng cầu giảm và sự xuất hiện một số yếu tố ức chế EPO trong máu… [2]. Tình trạng thiếu máu càng làm tăng tỉ lệ tử vong và nguy cơ nhiễm trùng [3]. Thiếu máu trong bệnh thận mạn thường kèm theo thiếu sắt do nhiều nguyên nhân như giảm hấp thu sắt ở đường tiêu hóa, mất máu do xuất huyết, lấy máu xét nghiệm, tăng nồng độ các yếu tố như hepcidine làm hạn chế khả năng hấp thu sắt… Việc kiểm soát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân CKD đòi hỏi một sự cân bằng thích hợp giữa việc kích thích tạo hồng cầu và duy trì đủ lượng sắt để sản xuất hemoglobin một cách tối ưu [3] [4]. Bổ sung sắt không đúng đôi khi dẫn đến tình trạng quá tải sắt và các bệnh lí khác. Như vây, đánh giá tình trạng dự trữ sắt ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính là rất cần thiết. Ở Việt Nam, trên thực hành lâm sàng, việc đánh giá thiếu sắt ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn thường sử dụng các chỉ số như sắt huyết thanh, ferritin huyết thanh và transferrin huyết thanh. Ngoài ra một số các chỉ số khác như độ bão hòa transferrin cũng đã được Hội Thận học Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị thiếu máu bằng các chế phẩm của EPO kết hợp bổ sung sắt. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá tình trạng dự trữ sắt nhưng chủ yếu ở nhóm đối tượng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối đã điều trị thay thế bằng các phương pháp thận nhân tạo chu kì hay lọc màng bụng. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh 1
  10. giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với một số yếu tố khác. 2
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa bệnh thận mạn [5]. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn khi thỏa mãn một trong hai tiêu chuẩn dưới đây: • Có những tổn thương về cấu trúc và chức năng thận kéo tồn tại kéo dài ≥ 3 tháng, kèm theo hoặc không kèm theo giảm mức lọc cầu thận, biểu hiện bằng: Tổn thương nhu mô thận được phát hiện qua sinh thiết thận. Có bằng chứng tổn thương thận qua xét nghiệm máu, nước tiểu, hoặc bằng chẩn đoán hình ảnh. • Mức lọc cầu thận (GFR) giảm < 60ml/phút/1,73 m2 da, kèm theo hoặc không kèm bằng chứng của tổn thương thận. Những bệnh nhân sau khi đươc ghép thận cũng được xếp loại là mắc bệnh thận mạn tính, được thêm ký hiệu T (Transplantion) trong khi tiến hành phân loại. 1.2 Một số thuật ngữ khác. 1.2.2 Bệnh thận giai đoạn cuối Bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease – ESDR) được coi là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn. Bình thường một số các độc tố được đào thải qua thận. Khi thận suy yếu, các chất này tích tụ lại trong máu cùng với nước và tình trạng rối loạn điện giải. Trên lâm sàng biểu hiện hậu quả cuối cùng là hội chứng ure máu cao (Uremic Syndrome). Hội chứng ure máu cao là một hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng, thể hiện tình trạng rối loạn chức năng tất cả các cơ quan có liên quan đến chức năng thận khi bị suy giảm cấp hoặc mạn. 3
  12. 1.2.1. Suy thận mạn. Cần phân biệt rõ bệnh thận mạn tính và suy thận mạn. Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm, do tổn thương không hồi phục các nephron về cả số lượng và chức năng. Như vậy định nghĩa bệnh thận mạn tính đã bao hàm cả suy thận mạn. Suy thận mạn tương ứng bệnh thận mạn ở các giai đoạn III, IV và V (mức lọc dưới 60ml/phút). 1.3 Phân loại bệnh thận mạn Sau khi chẩn đoán xác định cần chẩn đoán giai đoạn bệnh thận mạn để có thể đưa ra chiến lược điều trị cho người bệnh, đồng thời có thể theo dõi và đánh giá quá trình tiến triển của bệnh. Việc chẩn đoán giai đoạn cần tiến hành khi chức năng thận thường đã ổn định hoặc không/ít thay đổi trong vòng 3 tháng. Hội Thận học Hoa Kì chia mức độ của bệnh thận mạn ra làm 5 mức độ dựa trên mức lọc cầu thận: Bảng 1.1 Phân loại các giai đoạn bệnh thận mạn tính Giai đoạn Đánh giá MLCT (ml/phút/1,73 m2) I MLCT bình thường hoặc tăng 90 II MLCT giảm nhẹ 60 – 89 III MLCT giảm trung bình 30 – 59 IV MLCT giảm nặng 15 - 29 V MLCT giảm rất nặng < 15 1.4. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bệnh thận mạn. 1.4.1 Biểu hiện lâm sàng [2, 5] Các nephrone khi bị tổn thương nặng sẽ không đảm bảo được chức năng sinh lý, bất kể tổn thương khởi phát ở cầu thận hay hệ mạch thận, tổ chức ống 4
  13. kẽ thận… Số lượng các nephrone nguyên vẹn còn lại sẽ thực hiện chức năng thận. Khi có quá ít các nephrone tham gia dẫn đến việc thực hiện chức năng thận không đảm bảo, xuất hiện rối loạn hằng định nội môi như rối loạn nước và điện giải, các triệu chứng ở các cơ quan khác tuần hoàn, hô hấp, về tiêu hóa, thần kinh. 1.4.1.1 Các triệu chứng do rối loạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận Đái nhiều do số lượng nephrone còn lại quá ít, mỗi nephrone phải chịu một tải thẩm thấu quá cao gây đái thẩm thấu. Phù trong bệnh thận mạn có thể do giữ natri hoặc do nhiều yếu tố kết hợp như suy tim, ảnh hưởng của hội chứng thận hư hoặc các yếu tố nội tiết khác [6]. Trong bệnh thận mạn do viêm thận – bể thận mạn tình trạng phù xuất hiện ít hơn, thường ở những bệnh nhân suy thận nặng. Các triệu chứng hạ natri máu do giảm tái hấp thu ở ống thận, xuất hiện khi mức lọc cầu thận dưới 20ml/phút, bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn, mệt mỏi, dau đầu, u ám…Các triệu chứng này cũng thường xuất hiện khi bệnh nhân có hội chứng ure máu cao, do đó cần đặt ra chẩn đoán phân biệt để có thể điều trị cho bệnh nhân một cách phù hợp. Tăng kali máu là rối loạn điện giải hay gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, nguy cơ tăng kali máu tăng lên khi bệnh nhân có mức lọc cầu thận suy giảm, bắt đầu từ GFR
  14. Tăng nồng độ ion H+, pH máu giảm dấn đến tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, nguyên nhân chủ yếu do khả năng đào thải các acid cố định của thận giảm cùng với dự trữ kiềm giảm. Nhiễm toan chuyển hóa ở bệnh nhân CKD thường nhẹ đến trung bình, nồng độ bicarbonate (HCO3-) huyết thanh dao động trong khoảng 12 đến 23 mEq/L [10]. Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có nhiễm toan chuyển hóa mãn tính thường có mức lọc cầu thận thấp hơn so với bệnh nhân không có nhiễm toan chuyển hóa [11]. 1.4.1.2 Thiếu máu Tình trạng này thường xuất hiện sớm trong suy thận mạn, chức năng thận càng suy giảm thì mức độ thiếu máu càng nặng. Nguyên nhân là do khả năng tổng hợp EPO suy giảm, đời sống hồng cầu giảm, xuất hiện các yếu tố làm ức chế hoạt tính của EPO, mất sắt do chảy máu mạn tính liên quan đến rối loạn chức năng tiểu cầu…[12, 13] 1.4.1.3 Tăng huyết áp Mối liên hệ giữa bệnh thận mạn và tăng huyết áp rất phức tạp và làm tăng khả năng xuất hiện các biến chứng về tim mạch và mạch máu não Tăng huyết áp không được kiểm soát làm quá trình suy thận mạn xảy ra nhanh hơn, mặt khác chính bệnh thận mạn lại là một trong những nguyên nhân phố biến gây ra tăng huyết áp. Sinh lý bệnh tăng huyết áp trong trường hợp này do nhiều yếu tố với các cơ chế bệnh sinh khác nhau: thừa dịch ngoại bào làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, suy giảm chức năng nội mạch, thay đổi hoạt tính hoạt động hệ renin – angiotensin – aldosterone, cường cận giáp thứ phát hoặc tăng nồng độ các độc tố trong máu do suy thận mạn tính…[2, 14] 1.4.1.4 Suy tim Suy tim thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh thận mạn, do tình trạng tăng huyết áp, giữ muối nước và thiếu máu. Nhiều năm gần đây suy tim 6
  15. trở thành nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân CKD hàng đầu và số lượng bệnh nhân CKD có suy tim đang tăng dần lên [15, 16]. 1.4.1.5 Cường cận giáp trạng thứ phát Các triệu chứng cường cận giáp trên lâm sàng thường rất khó phát hiện, có thể có một số triệu chứng như xương dễ vỡ hoặc dễ gãy do loãng xương, đau xương hoặc đau khớp, nôn, buồn nôn, mệt, suy yếu nhiều, sỏi thận…Cơ chế chính là do thận giảm sản xuất 1,25 – dihydroxycholecalcierol làm giảm calci và tăng phospho máu [2]. Điều trị cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chủ yếu là biện pháp dinh dưỡng, bổ sung các chất chứa phosphate, vitamin D, thuốc calcimimetic…với mục đích là ức chế hoạt động của hormone PTH tuyến cận giáp [17, 18]. 1.4.1.6 Các biểu hiện lâm sàng khác Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh thận mạn còn một số triệu chứng khác như viêm thần kinh ngoại vi, xuất huyết, ngứa… 1.4.2 Biểu hiện cận lâm sàng Công thức máu: Các chỉ số như số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin huyết thanh tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu và giai đoạn suy thận. Mức lọc cầu thận giảm: Mức lọc cầu thận giảm từ từ theo thời gian, mức độ suy thận càng nặng thì mức lọc cầu thận càng giảm. Sinh hóa máu o Nitơ phi protein máu tăng: Ure và creatinine máu phản ánh mức độ suy thận. Ure máu thường phụ thuộc chế độ ăn và quá trình thoái hóa protein trong cơ thể nên creatinin máu thường được xem là một chỉ số đáng tin cậy hơn. Ngoài ra acid uric máu cũng tăng. o Kali máu tăng: Đợt cấp của bệnh thận mạn tính làm cho khả năng đào thải kali kém dẫn tới kali máu tăng. Trên lâm sàng cần xác định rõ tình trạng tăng kali máu vì đây là một cấp cứu nội khoa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. 7
  16. o Rối loạn canxi và phospho máu: Mức độ suy thận càng nặng thì nồng độ phospho máu càng tăng và canxi máu càng giảm; khi phát hiện tăng canxi máu cần phải xem bệnh nhân có khả năng mắc cường cận giáp trạng thứ phát hay không. o pH máu giảm: pH máu ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn sẽ giảm, dự trữ kiềm giảm, kiềm dư giảm, biểu hiện của toan máu. Xuất hiện những biểu hiện này bệnh nhân có chỉ định lọc máu cấp cứu. Bất thường về thể tích và thành phần nước tiểu: o Thể tích nước tiểu: Đái ít hoặc vô niệu thường gặp trong đợt cấp hoặc giai đoạn cuối của bệnh thận mạn. o Protein niệu: Thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thận mạn. Nếu do viêm thận bể thận mạn thì protein niệu chỉ trên dưới 1g/24h trong khi do viêm cầu thận mạn thì protein niệu thường cao hơn, trong khoảng 2-3 g/24h. Đặc biệt trong bệnh thận mạn kèm hội chứng thận hư thì protein niệu sẽ tăng cao. o Hồng cầu trong nước tiểu: Đái máu thường do sỏi thận tiết niệu. Một nguyên nhân khác là viêm cầu thận mạn cũng có hồng cầu trong nước tiểu nhưng khi đã có suy thận mạn thì tỷ lệ đái máu ít hơn. o Ure và creatinin niệu giảm: Bệnh thận mạn tiến triển càng về những giai đoạn cuối thì nồng độ ure và creatinin niệu càng thấp. 1.5 Chuyển hóa sắt trong cơ thể 1.5.1 Vai trò và nhu cầu, phân bố của sắt trong cơ thể [19] Con người đã biết sắt có những vai trò quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật từ rất lâu. Năm 1932, sắt đã được chứng minh qua thực nghiệm có vai trò với quá trình tổng hợp hemoglobin và vận chuyển oxy. Ion Fe được tạo phức ở trung tâm Protoporphyrine IX và luôn luôn ở trạng thái Fe2+, liên kết với O2 hoặc CO2 và vận chuyển chúng đến nơi cần trao đổi khí [20]. 8
  17. Hình 1.1 Cấu tạo nhân hem trong hemoglobin và myoglobine [21] Ngoài ra sắt còn có vai trò quan trong trong hoạt động của ty thể, tổng hợp và sửa chữa vật chất di truyền như DNA [22]. Nhu cầu sắt trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: tuổi, giới, trạng thái sinh lý như kinh nguyệt… Người trưởng thành tích trữ trung bình khoảng từ 1 – 3 g sắt trong cơ thể và nhu cầu sắt để tạo hồng cầu trung bình 20 – 25 mg/ngày. Lượng sắt mất qua các đường mồ hôi, chất thải như phân và nước tiểu, các tế bào biểu mô da và niêm mạc bong ra ước tính khoảng 1 mg/ngày. Đặc biệt đối với phụ nữ tiền mãn kinh, lượng sắt mất thêm trong chu kì kinh nguyệt khoảng 2 mg/ngày. Tuy nhiên, cơ thể có thể tái sử dụng một lượng lớn sắt từ việc phân hủy hồng cầu già; lượng sắt còn lại được cung cấp bởi quá trình tiêu hóa thức ăn mặc dù nó chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 5 – 35% tùy thuộc vào dạng sắt [20] [23]. Sự phân bố của sắt trong cơ thể con người được thể hiện trong Bảng 1.2. 9
  18. Bảng 1.2 Dữ trữ sắt trong cơ thể người [24] Nam Nữ (mgFe/kg) (mgFe/kg) Hemoglobin 31 28 Myoglobine 5 4 Ferritine và Hemosiderin 12 6 Enzyme chứa sắt 2 2 Sắt gắn với transferrine
  19. hấp thu sắt dưới dạng này không bị ảnh hưởng bởi lượng acid dạ dày hay các chất ức chế như polyphenol, phytate. Ở màng đáy tế bào niêm mạc ruột, protein ferroportin-1 vận chuyển sắt vào máu [26]. Sắt được vận chuyển bởi transferrine – một loại protein do gan sản xuất. Trong nhiều năm, transferrine huyết tương được biết đến như một nhân tố trung tâm trong quá trình chuyển hóa và cung cấp nó đến các mô cơ quan khác trong cơ thể. Gần đây có nhiều nghiên cứu cho rằng chúng phối hợp với hepcidine (một peptide khác có nguồn gốc từ gan) để điều hòa lượng sắt toàn cơ thể [27]. Transferrine có trọng lượng phân tử khoảng 76 kDa, thời gian bán hủy khoảng 8 - 10 ngày; mỗi phân tử transferrine có thể gắn 2 nguyên tử sắt và có khả năng gắn với nguyên tử mới sau khi giải phóng sắt cho mô hoặc cơ quan. Lượng transferrine bão hòa sắt trong huyết thanh chiếm khoảng 30 – 35% lượng tranferrine của cơ thể và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý khác nhau. Transferrine vận chuyển sắt được giải phóng từ hoạt động của đại thực bào tiêu hủy các hồng cầu già ở hệ liên võng nội mô và lượng sắt còn lại được hấp thu từ đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đại thực bào giải phóng sắt có quy luật trong ngày [28]. Nguyên hồng cầu thông qua hệ thống receptor của transferrine trên bề mặt tế bào để lấy sắt tổng hợp hemoglobin. Một số tế bào khác lấy sắt để tổng hợp nên các enzyme cần có coenzyme chứa sắt như catalase, peroxidase, monooxygenase, dioxygenase. 11
  20. Hình 1.2 Sự hấp thu và vận chuyển sắt trong cơ thể [29] 1.5.3 Điều hòa chuyển hóa sắt [30] [31] [32] Tình trạng thừa sắt có thể gây nguy hiểm cho một số cơ quan khác như tim, gan và các cơ quan nội tiết như tụy. Do đó, điều hòa cân bằng sắt trong cơ thể cần được kiểm soát chặt chẽ ở cả cấp độ tế bào và hệ thống. Một số nghiên cứu chỉ ra vai trò này được thực hiện bởi protein hepcidine và hệ thống protein điều hòa sắt IRP1, IRP2 (IRP – iron regulatory protein). Hepcidine được kích thích bởi sự tăng hấp thu sắt và tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm cấp, dẫn đến sự ức chế tái hấp thu, sử dụng sắt tại hệ liên võng nội mô thông qua tương tác với ferroportin ở màng đáy niêm mạc ruột [33]. Khi cơ thể bị tan máu hoặc thiếu máu thì protein này bị ức chế, sắt được hấp thu trở lại để phục vụ nhu cầu tạo hồng cầu. IRP là trung gian điều hòa sau phiên mã của các gen có liên quan đến quá trình hấp thụ, dữ trữ và giải phóng sắt; các gen này tổng hợp đoạn mARN chứa các yếu tố liên quan đến sắt (iron‐responsive elements: IREs) [34, 35] . 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2