intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Du lịch: Du lịch MICE thành phố Đà Nẵng tiềm năng và triển vọng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

396
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo khóa luận tốt nghiệp Du lịch: Du lịch MICE thành phố Đà Nẵng tiềm năng và triển vọng sau đây để nắm bắt được những nội dung về cơ sở lý luận loại hình du lịch MICE; tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng; định hướng phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Du lịch: Du lịch MICE thành phố Đà Nẵng tiềm năng và triển vọng

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DU LỊCH MICE THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 LỚP: 06DLQT Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu ...............................................1 2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................1 2.2. Ý nghĩa nghiên cứu ...........................................................................1 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................1 4. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................1 5. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................1 5.1. Quan điểm nghiên cứu .....................................................................1 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE .......2 1. Khái niệm loại hình du lịch MICE ..............................................................2 2. Những đối tượng và những mục đích của loại hình du lịch MICE ...............2 2.1. Những đặc điểm của khách du lịch MICE .....................................2 2.2. Những khách hàng của loại hình du lịch MICE .............................2 2.2.1. Meetings + Conventions/congresses/conferences ..................... 2 2.2.2. Incentives ................................................................................. 2 2.2.3. Exhibitions/events ................................................................... 2 2.3. Những mục đích của loại hình du lịch MICE .................................2 2.3.1. Meetings ................................................................................. 2 2.3.2. Incentives ................................................................................ 2 2.3.3. Conventions/congresses/conferences ....................................... 3 2.3.4. Exhibitions/Events .................................................................. 3 SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 2
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG 3. Lợi ích của loại hình du lịch MICE .............................................................3 4. Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE ................................3 5. Những yếu tố thu hút khách du lịch MICE ..................................................3 CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .........4 1. Tình hình hoạt động du lịch và du lịch MICE trên thế giới ..........................4 1.1. Tình hình hoạt động du lịch trên thế giới ..........................................4 1.2. Tình hình hoạt động du lịch MICE trên thế giới ...............................4 2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng ..........4 2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................4 2.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................4 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................... 4 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................... 5 2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................5 2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải ........................................................... 5 2.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế ........................... 6 2.3.3. Hệ thống cung cấp năng lượng ....................................................... 6 2.3.4. Hệ thống cung cấp nước sạch ......................................................... 6 2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật ...................................................................7 2.4.1. Những khách sạn có thể tổ chức loại hình du lịch MICE ................ 7 2.4.2. Các điểm du lịch phụ cận ............................................................... 7 2.5. Đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch .................................................7 2.5.1. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ............................. 7 2.5.2. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ............. 8 2.5.2.1. Bậc sơ cấp và trung cấp ..................................................... 8 2.5.2.2. Bậc cao đẳng và đại học ..................................................... 8 SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 3
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG 3. Thực trạng hoạt động loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng .........8 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại Việt Nam .......................................8 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng .......................8 3.3. Thực trạng hoạt động loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng .................................................................................................9 3.3.1. Meetings + Conventions/congresses/conferences + Incentives ....... 9 3.3.2. Exhibitions/events ......................................................................... 9 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................. 10 1. Dự báo các chỉ tiêu khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng .........................10 1.1. Dự báo số lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2009 - 2020 ...........10 1.2. Dự báo số lượt khách du lịch MICE giai đoạn 2009 - 2020 .............10 2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng .................10 2.1. Điểm mạnh ......................................................................................10 2.2. Điểm yếu .........................................................................................11 2.3. Cơ hội .............................................................................................11 2.4. Thách thức ......................................................................................11 3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường du lịch MICE .......12 3.1. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................12 3.1.1. Đường bộ ..................................................................................... 12 3.1.2. Đường thủy ................................................................................... 12 3.1.3. Đường sắt ..................................................................................... 12 3.1.4. Đường hàng không ....................................................................... 12 3.2. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế ............................12 3.3. Hệ thống cung cấp năng lượng ........................................................12 3.4. Hệ thống cung cấp nước sạch ..........................................................12 SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 4
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG 4. Định hướng khai thác cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thị trường du lịch MICE ................................................................................................... 13 4.1. Những khách sạn và trung tâm hội chợ - triển lãm có thể tổ chức loại hình du lịch MICE ...........................................................................13 4.2. Những trung tâm mua sắm ..............................................................14 5. Định hướng các dự án đầu tư phục vụ thị trường du lịch MICE .................15 6. Định hướng về công tác xúc tiến quảng bá thị trường du lịch MICE ..........16 6.1. Đối với ngành du lịch thành phố Đà Nẵng ......................................16 6.2. Đối với các công ty lữ hành .............................................................16 6.3. Đối với các cơ sở lưu trú .................................................................16 6.4. Xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá cho từng thị phần du lịch MICE ..........................................................................................17 7. Định hướng về công tác nhân sự phục vụ thị trường du lịch MICE ............17 7.1. Những công việc hoạt động trong lĩnh vực du lịch MICE ................17 7.2. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ...................................................17 8. Định hướng xây dựng một cơ quan chuyên về hội nghị, hội thảo tại thành phố Đà Nẵng (Convention and Visitor Bureau: CVB) .....................18 8.1. Sự cần thiết phải có CVB .................................................................18 8.2. Khái niệm CVB ................................................................................18 8.3. Vai trò của CVB ..............................................................................18 8.4. Nhiệm vụ và chức năng của CVB ....................................................19 8.5. Ngân sách hoạt động của CVB ........................................................19 9. Định hướng xây dựng một số chương trình incentive phục vụ thị trường du lịch MICE .................................................................................19 SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 5
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 20 1. Kết luận ....................................................................................................... 20 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 20 2.1. Kiến nghị với chính phủ ..................................................................20 2.2. Kiến nghị với tổng cục du lịch .........................................................20 2.3. Kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ........................21 2.4. Kiến nghị với sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng ...21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 22 SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 6
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tập trung phát triển các loại hình du lịch thu về lợi nhuận cao, trong đó có loại hình du lịch MICE. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vì mục đích công việc tằng lên nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân là + 19.84 % năm. Thành phố Đà Nẵng có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát triển loại hình du lịch MICE. Với niềm đam mê tìm hiểu về loại hình du lịch MICE và kinh nghiệm thực tế từ chuyến đi thực tập xuyên Việt. Tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Du lịch MICE thành phố Đà Nẵng - Tiềm năng và triển vọng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tiềm năng nhằm định hướng phát triển; xúc tiến quảng bá và thu hút thị trường; xây dựng thương hiệu du lịch MICE thành phố Đà Nẵng. 2.2. Ý nghĩa nghiên cứu Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao nhân thức về du lịch MICE; tạo việc làm cho người dân... 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là loại hình du lịch MICE; không gian nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đà Nẵng; thời gian nghiên cứu từ 14/07/2010 đến 25/09/2010. 4. Lịch sử nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng. 5. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu Tác giả sử dụng quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp cùng với quan điểm lịch sử và viễn cảnh khi nghiên cứu về loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu cùng với phương pháp nghiên cứu thực địa để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 7
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE 1. Khái niệm loại hình du lịch MICE MICE là thuật ngữ viết tắt của những chữ sau: M: Meetings (các cuộc hội họp); bao gồm hình thức association meeting và hình thức corporate meeting. I: Incentives (du lịch khích lệ, khen thưởng); bao gồm hình thức incentive meeting và hình thức incentive travel. C: Conventions/Congresses/Conferences (hội thảo, hội nghị); bao gồm hình thức convention organized by members tour và hình thức bid to host a convention tour. E: Events/Exhibitions (sự kiện, triển lãm); trong đó: - Exhibitions bao gồm hình thức trade show và hình thức consumer show. - Events bao gồm hình thức corporate event và hình thức special event. 2. Những đối tượng và những mục đích của loại hình du lịch MICE 2.1. Những đặc điểm của khách du lịch MICE Có thời gian lưu lại ngắn; đến từ nhiều quốc gia hoặc tổ chức; đi theo đoàn với số lượng lớn; khả năng chi trả cao; có địa vị xã hội; yêu cầu dịch vụ đặc biệt... 2.2. Những khách hàng của loại hình du lịch MICE 2.2.1. Meetings + Conventions/congresses/conferences Các cuộc họp của chính phủ và các cơ quan trực thuộc hoặc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề quy mô lớn; các cuộc hội chợ, triểm lãm hoặc các cuộc gặp gỡ đối tác của những công ty, tập đoàn... 2.2.2. Incentives Những hội nghị biểu dương, khen thưởng; những chương trình du lịch khích lệ dành cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc. 2.2.3. Events/exhibitions Những sự kiện, hội chợ, triển lãm được các cơ quan nhà nước tổ chức; những sự kiện, hội chợ, triển lãm do các công ty, tập đoàn tự tổ chức. 2.3. Những mục đích của loại hình du lịch MICE 2.3.1. Meetings Cung cấp những thông tin về sản phẩm hoặc về công ty; là dịp cho nhân viên gặp nhau để trao đổi ý tưởng; gặp gỡ thắt chặt quan hệ giữa khách hàng và công ty. 2.3.2. Incentives Gắn kết công ty với lực lượng bán hàng; tổ chức sự kiện mừng những dịp đặc biệt; khen thưởng, khích lệ các cá nhân, đơn vị kinh doanh xuất sắc. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 8
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG 2.3.3. Conventions/congresses/conferences Trao đổi thông tin và giải pháp cho hoạt động công ty; giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng; công ty gặp lực lượng bán hàng nhằm thắt chặt quan hệ. 2.3.4. Exhibitions/events Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh; công ty tuyên dương những cá nhân, đơn vị có đóng góp hoặc thành tích; công ty kỷ niệm sự kiện quan trọng... 3. Lợi ích của loại hình du lịch MICE Loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch, các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú và các hãng vận chuyển thu được hiệu quả kinh tế cao; phát triển đội ngũ nhân lực; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; xây dựng được danh tiếng và thương hiệu. Ngoài ra, loại hình du lịch MICE còn giúp ngành du lịch thu hút được nhiều dự án đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng số lượt khách du lịch quốc tế và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. 4. Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE Tình hình an ninh chính trị ổn định; có nguồn tài nguyên du lịch phong phú; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại; đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và nghiệp vụ cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá; có sự hỗ trợ về mặt chính sách từ phía nhà nước; có chiến lược phát triển cụ thể và thực tế. 5. Những yếu tố thu hút khách du lịch MICE Khả năng đáp ứng tiện nghi tại các cơ sở lưu trú và địa điểm tổ chức; danh tiếng của địa điểm tổ chức hoặc của công ty được đối tác đề nghị tổ chức; thời gian tổ chức; mùa và thời tiết; những kỳ nghỉ và những sự kiện khác; chi phí và những dịch vụ bổ sung; khả năng vận chuyển; sự nhanh chóng của các thủ tục hành chính. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 9
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Tình hình hoạt động du lịch và du lịch MICE trên thế giới 1.1. Tình hình hoạt động du lịch trên thế giới Tổng lượt khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2009 ước tính đã giảm 4 % so với năm 2008 xuống còn 880 triệu lượt khách. Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2009 ước tính đã giảm khoảng 6 % so với năm 2008. Tổ chức du lịch thế giới UNWTO dự báo tỷ lệ tăng trưởng số lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2010 là 3 % - 4 %. 1.2. Tình hình hoạt động du lịch MICE trên thế giới Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới; đứng ở vị trí thứ hai là Đức; Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ ba; đứng ở vị trí thứ tư là Pháp; Anh đứng ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng các quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng các cuộc hội họp/hội nghị/hội thảo quốc tế năm 2008. Vienna chia sẻ vị trí đứng đầu với Paris; Barcelona đứng ở vị trí thứ ba sau khi qua mặt Singapore và Berlin; Singapore rớt từ vị trí thứ ba xuống vị trí thứ tư; Berlin rớt liền ba hạng từ vị trí đồng hạng hai xuống vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng các thành phố đứng đầu thế giới về số lượng các cuộc hội họp/hội nghị/hội thảo quốc tế. 2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng 2.1. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng nằm trong khoảng 15 o55’ - 16 o14’ vĩ Bắc, 107o18’ - 108o20’ kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng tọa lạc tại trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cách thủ đô Hà Nội 764 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km; là trung điểm của bốn di sản thế giới: cách Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 300 km, cách Huế khoảng 100 km, cách Mỹ Sơn khoảng 70 km và cách Hội An khoảng 30 km. 2.2. Tài nguyên du lịch 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình: bao gồm vùng núi ở phía Tây - Tây Bắc và vùng đồng bằng ven biển, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch. Khí hậu: bao gồm hai mùa rõ rệt, thuận lợi cho hoạt động du lịch suốt 12 tháng, mùa khô: tháng 1 - tháng 7 và mùa mưa: tháng 8 - tháng 12. Bờ biển: có tổng chiều dài khoảng 30 km với nhiều bãi biển đẹp, cát trắng trải dài như: bãi biển Nam Ô, bãi biển Thanh Bình, bãi biển Xuân Thiều, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Bắc Mỹ An, bãi biển Non Nước... Sông ngòi: ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây - Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và từ tỉnh Quảng Nam, có hai con sông chính là sông Hàn dài khoảng 204 km và sông Cu Đê dài khoảng 38 km. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 10
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Rừng: tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện Hòa Vang, một số ít tập trung ở các quận: Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn; thiên nhiên cũng ưu đãi cho Đà Nẵng những khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu văn hóa - lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Núi: nổi tiếng nhất Đà Nẵng là Ngũ Hành Sơn bao gồm năm ngọn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn với hệ thống hang động và những ngôi chùa cổ trên núi. Trong đó, Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và thu hút khách du lịch đến tham quan nhiều nhất. 2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn Di tích lịch sử - văn hóa: bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; hệ thống bảo tàng; hệ thống cơ sở tín ngưỡng; những làng nghề truyền thống; những khu vui chơi - giải trí. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: bia chùa Long Thủ; đình Đồ Bản; đình Nại Nam; đình Túy Loan; lăng mộ Ông Ích Khiêm; thành Điện Hải... Hệ thống bảo tàng: bảo tàng điêu khắc Chăm; bảo tàng Đà Nẵng; bảo tàng Khu 5; bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh quân khu 5). Hệ thống cơ sở tín ngưỡng: chùa Linh Ứng (Ngũ Hành Sơn); chùa Quán Thế Âm; chùa Tam Thai; chùa Linh Ứng (Bà Nà); chùa Pháp Lâm; chùa Phổ Đà; chùa Tam Bảo; nhà thờ Lớn (nhà thờ Con Gà); hội thánh Tin Lành; hội thánh truyền giáo Cao Đài... Những làng nghề truyền thống: làng đá mỹ nghệ Non Nước; làng chiếu Cẩm Nê; làng bánh khô mè Cẩm Lệ. Những khu vui chơi - giải trí: khu du lịch sinh thái Suối Lương; khu du lịch sinh thái Bà Nà Hills. Lễ hội truyền thống: bao gồm những lễ hội tín ngưỡng và những lễ hội đình làng được tổ chức hàng năm. Lễ hội tín ngưỡng: lễ hội cầu ngư; lễ hội Quán Thế Âm... Lễ hội đình làng: lễ hội đình làng An Hải; lễ hội đình làng Hòa Mỹ; lễ hội đình làng Túy Loan... 2.3. Cơ sở hạ tầng 2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải Đường bộ: thành phố Đà Nẵng có hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống vận chuyển hành khách đường bộ rất phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ: có hai quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A và quốc lộ 14B; có các con đường nội thị chính như đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa - Trường Sa (đường Sơn Trà - Điện Ngọc cũ), đường Phạm Văn Đồng...; có hệ thống cầu hiện đại bắc qua sông Hàn gồm có cầu Thuận Phước, cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Hòa Xuân... Hệ thống vận chuyền hành khách đường bộ: về vận chuyển hành khách du lịch, có trên 40 đơn vị và hàng trăm tư nhân tham gia hoạt động vận chuyển du lịch với số lượng gần 400 xe tương đương 8,000 ghế được trang bị đầy đủ tiện nghi và đạt tiêu SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 11
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG chuẩn về thẩm mỹ cũng như về kỹ thuật; về vận chuyển hành khách công có ba bến xe tại số 31-33-35, đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, có các tuyến xe đi khắp nội - ngoại thành và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt có tuyến xe đến tỉnh Savanakhet (Lào). Đường thủy: cảng Đà Nẵng nằm ở vị trí 16 o17’33’’ vĩ độ Bắc, 108o20’30’’ độ kinh Đông trong vịnh Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu vực cảng biển Tiên Sa và khu vực cảng sông Hàn. Cảng Tiên Sa: đây là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 mét nước, chiều dài cầu bến là 965 mét, thuận lợi trong việc lưu thông quốc tế. Cảng Sông Hàn: nằm ở hạ lưu sông Hàn trong nội vi thành phố Đà Nẵng, chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông nội địa. Đường sắt: thành phố Đà Nẵng có hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang qua. Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm ga: ga Đà Nẵng, ga Thanh Khê, ga Kim Liên, ga Hải Vân Nam và ga Lệ Trạch. Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc vào loại lớn và tốt nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đường hàng không: sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ngay giữa lòng thành phố, đây là một trong ba sân bay lớn nhất cả nước, có khả năng cho hạ cánh và cất cánh các loại máy bay hiện đại như: B747, B767, A320, A321... trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ có một số ít các đường bay quốc tế. Đường bay nội địa: Hà Nội, Qui Nhơn, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Cam Ranh và thành phố Hồ Chí Minh. Đường bay quốc tế: Singapore, Taipei, Guangzhou và Osaka. 2.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế Thành phố Đà Nẵng là một trong ba trung tâm lớn về bưu chính - viễn thông của cả nước. Nằm trên đường cáp quang quốc tế và có đài cáp biển quốc tế nằm trên địa bàn phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn); thành phố Đà Nẵng đủ khả năng đáp ứng một cách đầy đủ nhất các yêu cầu của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 2.3.3. Hệ thống cung cấp năng lượng Thành phố Đà Nẵng nhận điện từ nhà máy thủy điện Hòa Bình qua đường dây siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam, lượng điện này đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tất cả các xã vùng sâu vùng xa trung tâm thành phố đều đã có điện sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại, thành phố đang đầu tư thêm cho việc mở rộng và đổi mới hệ thống lưới dẫn điện này. 2.3.4. Hệ thống cung cấp nước sạch Hiện nay, công ty cấp nước Đà Nẵng đang quản lý ba cơ sở sản xuất nước sạch. Bao gồm: nhà máy nước Cầu Đỏ là nhà máy nước lớn với dây chuyền xử lý nước công suất đạt 120,000 m 3/ngày đêm; nhà máy nước Sân Bay là nhà máy nước vừa với công suất xử lý nước đạt 30,000 m3/ngày đêm; trạm cấp nước Sơn Trà có công suất xử lý nước đạt 5,000 m 3/ngày đêm. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 12
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG 2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật 2.4.1. Những khách sạn có thể tổ chức loại hình du lịch MICE Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 175 cơ sở lưu trú với 5,869 phòng, trong đó có 4 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao; 2 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao; 14 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao và tương đương. Tuy nhiên, theo như khảo sát của tác giả, chỉ có 4 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao: khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Plaza Đà Nẵng, khu nghỉ dưỡng Silver Shores International và khu nghỉ dưỡng Life Đà Nẵng; 2 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao: khách sạn Green Plaza Đà Nẵng và khu nghỉ dưỡng Sandy Beach là có đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức loại hình du lịch MICE. 2.4.2. Các điểm du lịch phụ cận Các điểm du lịch phụ cận thành phố Đà Nẵng có khu đô thị cổ Hội An, quần thể kiến trúc kinh thành Huế, khu di tích Mỹ Sơn... Đô thị cổ Hội An: thuộc địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; được công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 4 tháng 12 năm 1999; đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ, bao gồm: công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... ngoài ra, nơi đây còn mang đậm những giá trị văn hóa phi vật thể, bao gồm: những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản... Quần thể kiến trúc kinh thành Huế: thuộc địa phận thành phố Huế, tỉnh lỵ của tỉnh Thừa - Thiên Huế; được công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993; quần thể kiến trúc kinh thành Huế bao gồm những cảnh vật thiên nhiên trong thành phố, những kiến trúc độc đáo trong khu vực tử cấm thành, hệ thống lăng tẩm các vua Nguyễn, những di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, các khu nhà vườn danh tiếng một thời, nhiều ngôi chùa cổ nằm rải rác khắp thành phố... Khu di tích Mỹ Sơn: thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; được công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 4 tháng 12 năm 1999; Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa, hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, hiện nay còn tổng cộng 46 kiến trúc có thể đếm được trong tổng số khoảng 70 kiến trúc của khu di tích. 2.5. Đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch 2.5.1. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn: chưa thật sự chuyên nghiệp trong cách thức phục vụ du khách, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn một cách bài bản; phần lớn nguồn nhân lực hiện đang hoạt động trong lĩnh lực nhà hàng - khách sạn tại thành phố Đà Nẵng đều không được đào tạo chính quy về du lịch. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 13
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Trong lĩnh vực lữ hành: hầu hết các bộ phận quản lý và điều hành có trình độ từ đại học trở lên nhưng hơn 50 % chưa được đào tạo chuyên môn về du lịch; lực lượng hướng dẫn viên quốc tế tại thành phố Đà Nẵng không nhiều, đa phần chỉ là hướng dẫn viên nội địa. Trong lĩnh vực vận chuyển: phần lớn lái xe đã qua khóa bồi dưỡng về cung cách phục vụ khách du lịch và sử dụng ngoại ngữ ở trình độ nhất định. 2.5.2. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Hiện nay trên địa bàn thành phố có một số trường đào tạo chuyên ngành về du lịch từ bậc sơ cấp đến bậc đại học với các chuyên ngành như: hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch, quản trị nhà hàng - khách sạn, ngoại ngữ du lịch, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ buồng... Bậc sơ cấp và trung cấp: trường trung cấp kĩ thuật và nghiệp vụ Thăng Long, trường trung cấp văn hóa - nghệ thuật Đà Nẵng. Bậc cao đẳng và đại học: trường đại học kinh tế - đại học Đà Nẵng, trường đại học ngoại ngữ - đại học Đà Nẵng, trường đại học sư phạm - đại học Đà Nẵng, trường đại học Duy Tân Đà Nẵng, trường đại học Đông Á Đà Nẵng, trường cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng, trường cao đẳng thương mại Đà Nẵng, trường cao đẳng bách khoa Đà Nẵng, trường cao đẳng công nghệ và kinh doanh Việt Tiến, trường cao đẳng Đông Du Đà Nẵng. 3. Thực trạng hoạt động loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại Việt Nam Bảng 01: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2005 - 06/2010 (đvt: lượt khách) NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 06/2010 TỔNG CỘNG 3,467,757 3,583,486 4,171,564 4,253,740 3,772,359 2,510,521 Du lịch, nghỉ ngơi 2,041,529 2,068,875 2,569,150 2,631,943 2,226,440 1,595,224 Công việc 493,335 575,812 643,611 844,777 783,139 502,030 Thăm thân nhân 505,327 560,903 603,847 509,627 517,703 288,882 Mục đích khác 427,566 377,896 354,956 267,393 245,077 124,385 (Nguồn: tổng cục du lịch Việt Nam) 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng Bảng 02: Số lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng 2005 - 06/2010 (đvt: lượt khách) NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 06/2010 TỔNG CỘNG 659,430 773,750 1,022,900 1,269,100 1,350,000 880,100 Khách quốc tế 227,800 258,100 315,650 353,700 300,000 212,250 Khách nội địa 431,630 515,650 707,250 915,400 1,050,000 667,850 (Nguồn: sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng) SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 14
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Bảng 03: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng 2005 - 06/2010 (đvt: tỷ VNĐ) NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 06/2010 DOANH THU 406.5 435.7 625.8 874.5 903 571.8 (Nguồn: sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng) 3.3. Thực trạng hoạt động loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng 3.3.1. Meetings + Conventions/congresses/conferences + Incentives Theo con số thống kê sáu tháng đầu năm 2010, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đồng ý cấp phép cho 19 hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn thành phố. Nội dung tổ chức đa dạng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, phát triển cộng đồng, phòng chống dịch bệnh... Trong đó, phần lớn hội nghị, hội thảo tập trung vào lĩnh vực giáo dục. Các hội thảo du học giới thiệu về các chương trình đào tạo tại các nước trên thế giới như: Úc, New Zealand, Pháp, Mỹ... cũng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích và cần thiết cho các bạn học sinh và phụ huynh có quan tâm. Một số hội thảo gắn liền với các chương trình, dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ với các chuyên gia, giảng viên nước ngoài hướng dẫn đã giúp nâng cao trình độ nhận thức về kiến thức xã hội, cộng đồng nhằm áp dụng kiến thức vào điều kiện thực tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các công ty lữ hành đang tổ chức các hoạt động kèm theo bên cạnh các cuộc hội nghị, hội thảo. Phổ biến nhất là các chương trình tham quan du lịch trong thời gian từ nửa ngày đến một ngày do các khách sạn: Hoàng Anh Gia Lai Plaza, Green Plaza...; các công ty lữ hành như: Vitours Đà Nẵng, Đà Nẵng Beach travel, Mai Linh tourism... tổ chức đưa du khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Đà Nẵng hoặc các điểm du lịch phụ cận như: đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế... Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của những du khách dự hội nghị, hội thảo, các công ty du lịch và các khu nghỉ dưỡng như: Furama Đà Nẵng, Silver Shores International và Sandy Beach cũng đưa ra nhiều chương trình trò chơi team building hoặc những buổi gala dinner rất hấp dẫn phục vụ nhu cầu thư giãn của du khách sau những giờ làm việc căng thẳng. Khu nghỉ dưỡng Life Đà Nẵng cũng tạo sự khác biệt bằng cách đưa ra các sản phẩm spa cao cấp được phục vụ tại khu spa tiêu chuẩn quốc tế của khu nghỉ dưỡng. 3.3.2. Exhibitions/events Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chính vì lý do này mà thành phố Đà Nẵng trở thành địa điểm tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại thường niên của khu vực. Ngoài ra, với hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại mới chính quyền thành phố được đầu tư xây dựng, thành phố Đà Nẵng cũng là địa điểm tổ chức các giải thi đấu thể dục - thể thao, các lễ hội văn hóa truyền thống và những lễ hội hiện đại không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn vươn xa ra tầm cỡ quốc tế như lễ hội bắn pháo hoa quốc tế được tổ chức hàng năm tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến nay. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 15
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Dự báo các chỉ tiêu khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng 1.1. Dự báo số lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2009 - 2020 Bảng 04: Chỉ tiêu tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng 2009 - 2020 (đvt: nghìn lượt khách) NĂM 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 LƯỢT 300 335 374 418 467 522 583 651 727 812 907 1,013 KHÁCH 1.2. Dự báo số lượt khách du lịch MICE giai đoạn 2009 - 2020 Bảng 05: Chỉ tiêu tăng trưởng khách du lịch MICE đến thành phố Đà Nẵng 2009 - 2020 (đvt: lượt khách) NĂM 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 LƯỢT 3,000 3,350 3,740 4,180 4,670 5,220 5,830 6,510 7,270 8,120 9,070 10,130 KHÁCH 2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Đà Nẵng 2.1. Điểm mạnh Thành phố Đà Nẵng là cửa ngõ chào đón khách du lịch quốc tế đến với con đường di sản miền Trung. Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Thành phố Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; tập trung nhiều cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế; có nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng. Thành phố Đà Nẵng là nơi tổ chức lễ hội bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, đây là một điểm nhấn nhằm tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh du lịch thành phố. Thành phố Đà Nẵng may mắn được sở hữu nguồn lao động dồi dào là những công dân trẻ của thành phố. Thành phố Đà Nẵng đang có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch với những ưu đãi và hỗ trợ từ phía chính quyền. Thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang được xem là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 16
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Thành phố Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm của đối tượng khách du lịch MICE trên toàn thế giới. 2.2. Điểm yếu Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô quá nhỏ nên không thể khai thác nhiều đường bay quốc tế đến thẳng thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng thiếu những trung tâm tổ chức hội nghị và những trung tâm hội chợ - triển lãm lớn với sức chứa từ 5,000 khách. Thành phố Đà Nẵng tuy đã có những cố gắng nhưng vẫn chưa xây dựng được chiến lược hiệu quả nhằm quảng bá tiềm năng loại hình du lịch MICE tại thành phố. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch còn yếu. Một số quy định về du lịch bất hợp lý của chính quyền đã gây cản trở trong việc phát triển du lịch MICE. Tại thành phố Đà Nẵng, một số thủ tục hành chính còn quá rườm rà, chậm trễ và gây mất thời gian. Thành phố Đà Nẵng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE. Thành phố Đà Nẵng chưa xây dựng được những sản phẩm và chương trình riêng biệt cho từng thị phần khách du lịch MICE. 2.3. Cơ hội Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng lớn để phát triển loại hình MICE với mức tăng trưởng cao trong những năm vừa qua: Úc tăng trưởng 144 %; Fiji tăng trưởng 140 %; Thái Lan tăng trưởng 69 %; Hàn Quốc tăng trưởng 18 %. Việc phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường du lịch MICE của các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành và các hãng vận chuyển đang dẫn đến sự hình thành của một tập đoàn kinh doanh các sản phẩm du lịch MICE tại Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng được khách du lịch MICE trên thế giới biết đến như một điểm đến mới, an toàn và thân thiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho các cuộc nghị, hội thảo. 2.4. Thách thức Sự cạnh tranh gay gắt giữa những quốc gia đang khai thác thị trường MICE trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gắt giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về phương diện thu hút đối tượng khách du lịch MICE. SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 17
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng chưa có thị trường khách du lịch MICE thân thiết và chưa có danh tiếng trên thị trường du lịch MICE thế giới. 3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường du lịch MICE 3.1. Hệ thống giao thông vận tải 3.1.1. Đường bộ Hai công trình lớn trọng điểm phục vụ hoạt động du lịch là đường du lịch ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước và đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc (hiện nay là đường Hoàng Sa - Trường Sa). Ngoài ra, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch hoàn thiện hệ thống cầu bắc qua sông Hàn, xây dựng hai cây cầu mới là cầu Rồng và cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý. 3.1.2. Đường thủy Cảng Tiên Sa: tăng cường chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, xây dựng kéo dài cầu cảng số 3 và nhà ga đảm bảo hàng năm đón 70,000 lượt khách du lịch quốc tế bằng đường biển. Cảng Sông Hàn: cải tạo, nâng cấp nhằm phục vụ hoạt động du lịch. Hình thành các bến tàu du lịch bên bờ sông Hàn và nạo vét khơi thông luồng dòng sông Hàn, khơi thông nhánh sông Cổ Cò để phục vụ hoạt động du lịch. 3.1.3. Đường sắt Ga hành khách, ga kỹ thuật lập tàu và hàng hóa đang được chính quyền thành phố Đà Nẵng thiết kế đề án xây dựng chuyển ra ngoại vi thành phố tại khu vực Hòa Minh, Hòa Phát gần chân núi Phước Tường. 3.1.4. Đường hàng không Dự án nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng được khởi công vào cuối tháng 12 năm 2007, dự án có công suất thiết kế 4 triệu lượt hành khách/năm, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2011. Vietnam Airlines đang tiếp tục hợp tác với các công ty du lịch trên địa bàn và các khu nghỉ dưỡng tổ chức các chuyến bay thuê chuyến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cao, Quảng Châu… đi và đến thành phố Đà Nẵng. 3.2. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế Ngành bưu chính viễn thông thành phố Đà Nẵng được định hướng phát triển hiện đại và đủ mạnh để thực sự là trung tâm bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 3.3. Hệ thống cung cấp năng lượng Các trạm biến áp và máy biến áp mới nhằm tăng cường khả năng cung cấp nguồn điện cho các khu du lịch, các khách sạn và các khu căn hộ phức hợp hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã và đang được xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.4. Hệ thống cung cấp nước sạch SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 18
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG Xác định nguồn lấy nước thô để xử lý được xác định là từ sông Cu Đê và sông Vu Gia - Cầu Đỏ. Phát triển mạng lưới đường ống cấp nước, tập trung tại khu vực quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Sơn Trà. 4. Định hướng khai thác cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thị trường du lịch MICE 4.1. Những khách sạn và trung tâm hội chợ - triển lãm có thể tổ chức loại hình du lịch MICE Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng: hiện nay có bốn loại phòng phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: phòng Superior (Garden Superior và Lagoon Superior), phòng Deluxe (Garden Deluxe và Ocean Deluxe), phòng Studio (Ocean Studio và Ocean Studio Suite) và Suite (Garden Suite và Ocean Suite). Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: hệ thống nhà hàng (nhà hàng Café Indochine, nhà hàng Don Cipriani’s và nhà hàng Ocean Terrace), bar và cà phê (Hải Vân lounge, Lagoon bar và Ocean Terrace bar) và các phòng hội nghị rộng rãi có sức chứa lên đến 750 người (khu vực cung hội nghị quốc tế Đà Nẵng có các phòng: phòng Đà Nẵng, phòng Hàn River, phòng Sơn Trà, phòng Non Nước và khu vực bên trong khu nghỉ dưỡng có phòng Ocean và phòng Galler y) với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn khu nghỉ dưỡng. Khu nghỉ dưỡng Silver Shores International: hiện nay có ba loại phòng phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: phòng Deluxe (City View Deluxe và Ocean View Deluxe), phòng Ocean View Suite. Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: hệ thống nhà hàng (nhà hàng Trung Quốc Tang Palace và nhà hàng quốc tế), bar và cà phê (lobby bar Ocean Melody) và các phòng hội nghị rộng rãi (phòng họp 1, phòng họp 2, phòng họp 3, phòng họp 4, phòng họp 5, phòng họp 6 và phòng họp 7) với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn khu nghỉ dưỡng. Khu nghỉ dưỡng Life Đà Nẵng: hiện nay có ba loại phòng và ba loại villa phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: ba loại phòng: Superior, phòng Deluxe, Suite (Junior Suite, Executive Suite, Grand Suite, Penthouse Suite Junior và Penthouse Sea View Suite) và ba loại villa: One Bedroom Villa, Two Bedroom Villa và Presidential Villa. Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: nhà hàng Senses, bar và cà phê ( Lobby bar và Pool Side bar) và các phòng hội nghị rộng rãi có sức chứa lên đến 700 người (khu vực trung tâm hội nghị có các phòng: phòng Lotus 1, phòng Lotus 2, phòng Lotus 3 và khu vực bên trong khu nghỉ dưỡng có phòng Magnolia, phòng Hibiscus và phòng Orchid) với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn khu nghỉ dưỡng. Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Plaza Đà Nẵng: hiện nay có bốn loại phòng phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: phòng Superior, phòng Deluxe, phòng Premier Deluxe và Executive Suite. Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: hệ thống nhà hàng (nhà hàng Địa Trung Hải, nhà hàng Biển & Núi, phòng dạ tiệc Hoàng Anh và phòng tiệc VIP), bar và cà phê (Lobby bar, Pool Side bar và SkyView lounge) và các phòng hội nghị rộng rãi có sức chứa lên đến 600 người (phòng Hoàng Anh, phòng Biển SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 19
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG & Núi, phòng Sunshine 1, phòng Sunshine 2, phòng Sunshine 3, phòng Sunshine 4, phòng Lotus, phòng Orchid và phòng Rose)với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn tòa nhà. Khu nghỉ dưỡng Sandy Beach: hiện nay có bốn loại phòng, hai loại bungalow và hai loại villa phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: phòng (Standard Garden View, Superior Garden View, Superior Ocean View và Deluxe Garden View), bungalow (Garden View và Beach Front) và villa (Garden View và Beach Front). Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: hệ thống nhà hàng (nhà hàng Alamanda và nhà hàng Alfresco), bar và cà phê (Lobby lounge, Beach bar và Moonlight bar) và các phòng hội nghị rộng rãi (phòng Sandy, phòng Phước, phòng Lộc và phòng Thọ) với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn khu nghỉ dưỡng. Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng: hiện nay có bốn loại phòng phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách; bao gồm: phòng Superior (Superior Standard, Superior River View và Superior Ocean View), phòng Deluxe (Deluxe River View và Deluxe Ocean View), Champa Suite (Champa Junior Suite và Champa Suite Ocean) và Presidential Suite. Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khác; bao gồm: hệ thống nhà hàng (nhà hàng Conchinchine và nhà hàng Tonkin), bar và cà phê (sky bar de Tourane, Blue Notes pool bar, Boulevard lobby bar và Terrace café) và các phòng hội nghị rộng rãi có sức chứa lên đến 500 người (phòng Times Hall, phòng Le Belvédère, phòng Le Panthéon và phòng La Bellerive)với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn tòa nhà. Trung tâm hội chợ - triển lãm Đà Nẵng: đây là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng; với quy mô đầu tư lớn, thiết kế và trang thiết bị văn minh hiện đại; có ưu thế về không gian mặt bằng rộng, vị trí địa lý thuận lợi. Trung tâm hội chợ - triển lãm Đà Nẵng là nơi thuận tiện để các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước trưng bày, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các đối tác liên kết liên doanh đầu tư và tìm kiếm công nghệ mới để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh. 4.2. Những trung tâm mua sắm Trung tâm thương mại - siêu thị Đà Nẵng: tọa lạc tại số 46, đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trung tâm bao gồm khu A (khu siêu thị) có tổng diện tích kinh doanh là 12,600 m2 và khu B có tổng diện tích là 4,700 m 2; đặc biệt, trung tâm thương mại - siêu thị Đà Nẵng còn có khu ẩm thực ngoài trời, nằm phía Đông với diện tích hơn 1,000 m2. Chợ Hàn: tọa lạc ngay trung tâm thành phố; thuộc địa phận phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chợ tập trung nhiều loại hàng hóa phong phú, cao cấp, nổi tiếng với các loại thực phẩm, thủy hải sản tươi sống, trái cây, các đặc sản của thành phố Đà Nẵng... Chợ Hàn là địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến mua sắm và tham quan. Chợ Cồn: tọa lạc tại ngã tư đường Hùng Vương và đường Ông Ích Khiêm; thuộc địa phận phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Hàng hóa ở SVTH: TRẦN HOÀNG NAM MSSV: 120600071 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2