intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bà Chiểu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

52
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu; giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bà Chiểu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- TRẦN ĐẬU HOÀI PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH BÀ CHIỂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 72340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- TRẦN ĐẬU HOÀI PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH BÀ CHIỂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 72340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. I TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội hướng đến đầu tư phát triển chung của nền đất nước. Nhận thức được điều này và tiềm năng của phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại ngày càng chú trọng đến việc tăng trưởng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng này. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chịu nhiều tác động tiêu cực và thách thức khi nền kinh tế có những biến động lớn, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, cải tiến đổi mới công nghệ. Chính vì vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng là nhiệm vụ luôn được ưu tiên để đảm bảo cho sự phát triển dài lâu của nền kinh tế. Bài viết sau đây sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Saigonbank – Chi nhánh Bà Chiểu. Qua đó đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay ở phân khúc khách hàng này.
  4. II ABSTRACT In the context that Vietnam's economy is transforming into a market economy and integrating deeper into the world economy, small and medium enterprises are playing an important role in maximizing resources which aims to invest in the society development of the country. Recognizing the potential of the small and medium business segment, commercial banks increasingly attach importance to the growth of credit support policies for these subjects. However, small and medium enterprises are also affected negatively and faced with challenges when the economy has enormous changes, including the biggest difficulty is the shortage of capital for investment in production, improvement of technological innovation. Therefore, supporting growth of small and medium enterprises is a priority mission to ensure the long-term development of the economy. The following will focus on analyzing the current status of small and medium enterprises lending in Saigonbank - Ba Chieu Branch, thereby providing some solutions to develop lending activities.
  5. III LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây hoàn toàn là công trình nghiên cứu của bản thân và được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, không hề sao chép công trình của bất cứ cá nhân hay nhóm nào khác. Mọi số liệu trong bài là trung thực và được sự cho phép của phía đơn vị thực tập trước khi đưa vào bài. Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Đậu Hoài Phương
  6. IV LỜI CÁM ƠN Sau gần 4 năm học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, em đã được các thầy cô giảng viên tận tình chỉ dạy. Kiến thức đó sẽ mãi là hành trang cho em cũng như các bạn sinh viên khác tự tin bước vào đời, để gắn bó với ngành mà mình đã theo đuổi. Em thật sự biết ơn về điều đó. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến: - Em xin gửi lời cám ơn đến cô Hoàng Thị Thanh Hằng, giáo viên hướng dẫn đã hết sức nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình làm bài khóa luận này một cách tốt nhất. - Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý ban Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công thương – Chi nhánh Bà Chiểu. Đặc biệt là cô Trưởng phòng Kinh Doanh cùng các anh chị phòng Kinh Doanh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong việc tìm hiểu thực tế hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung để em có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và hoàn thành tốt khóa luận này. Trong quá trình bài khóa luận không tránh khỏi những sơ sót do bản thân em còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để em có thể rút kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhất khóa luận này. Đồng thời học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cám ơn!
  7. V NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Hằng
  8. VI MỤC LỤC Trang TÓM TẮT KHÓA LUẬN.......................................................................................... I ABSTRACT .............................................................................................................. II LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... III LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... IV NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................V MỤC LỤC ................................................................................................................ VI DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ IX DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................X DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. XI LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước .........................................................3 7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ..................................................................6 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................6 1.1.1. Khái niệm về các doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................6 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ...........................................7 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................9 1.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................11 1.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................................11 1.2.2. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ................11 1.2.3. Đặc điểm và rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .............15
  9. VII 1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .......16 1.3. Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................17 1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ..........17 1.3.2. Các tiêu chí phản ánh phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................................................................19 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................................................................................................................21 1.4.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................21 1.4.2. Nhân tố khách quan ...............................................................................24 1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam..........................................................................26 1.5.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) ...........................26 1.5.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPbank)............................27 1.5.3. Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HDbank) ............28 1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu ..........................................................................................28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH BÀ CHIỂU .....................................................31 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương – Chi nhánh Bà Chiểu ..................................................................................................................31 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương ................................................................................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành.....................................................35 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017 .............36 2.2. Thực trạng về phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Sài Gòn công thương - CN Bà Chiều trong năm 2015 - 2017 ............41 2.2.1. Tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN trên tổng dư nợ của ngân hàng ........41
  10. VIII 2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay DNVVN ................42 2.2.3. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNVVN vay ...........................................43 2.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ .......................................................44 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Sài Gòn công thương - Chi nhánh Bà Chiểu trong năm 2015 - 2017 .............................................................................................................48 2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................48 2.3.2. Một số hạn chế .......................................................................................49 2.3.3. Nguyên nhân ..........................................................................................51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH BÀ CHIỂU ..................................................................54 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Bà Chiểu ......................................54 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Bà Chiểu ................................................55 3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm ...........................................................................55 3.2.2. Hoàn thiện công tác thẩm định và cho vay ...........................................55 3.2.3. Chính sách về lãi suất ............................................................................56 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng ...........................................57 3.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro .......................................................58 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương - Chi nhánh Bà Chiểu ................59 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp, ngành có liên quan ................59 3.3.2. Kiến nghị đối với hội sở ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương .......61 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................62 KẾT LUẬN ................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................64
  11. IX DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa của các ngành nghề kinh doanh theo Nghị định số 56/2009/ NĐ-CP ..........................................................7 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank - CN Bà Chiểu (2015-2017) ................................................................................................................37 Bảng 2.2: Tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN trên tổng dư nợ của ngân hàng giai đoạn 2015-2017 tại SGB - Bà Chiểu...................................................................................41 Bảng 2.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay DNVVN .....................42 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay giai đoạn ..........................43 2015 - 2017 tại SGB - Bà Chiểu.................................................................................43 Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay theo loại hình sản phẩm dịch vụ .....................................44 Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 ...........................................47
  12. X DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Saigonbank - Chi nhánh Bà Chiểu .......................35 Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank - CN Bà Chiểu (2015-2017) ................................................................................................................37 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của Saigonbank - Bà chiểu 2015-2017..........39 Biểu đồ 2.4: Tình hình doanh số cho vay của Saigonbank - Bà chiểu 2015-2017 ...40 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng cho vay theo loại hình sản phẩm dịch vụ năm 2017 ..............45
  13. XI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BĐS Bất động sản CN Chi nhánh CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ GĐ Giám đốc HĐTD Hợp đồng tín dụng KH Khách hàng NĐ Nghị định NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NVTD Nhân viên tín dụng SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương TGĐ Tổng giám đốc TMCP Thương mại cổ phần TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSĐB Tài sản đảm bảo XHTD Xếp hạn tín dụng
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khẳng định những đóng góp quan trọng của mình vào sự phát triển kinh tế đất nước, cho dù đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm 17.26% tổng nộp ngân sách nhà nước. Vì vậy, loại hình doanh nghiệp này không những có vai trò to lớn trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn mà còn góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng trong các nền kinh tế. Đặc biệt một nước đang phát triển như Việt Nam, việc đẩy mạnh và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình trạng hiện nay là cần thiết theo đúng quy luật. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chịu nhiều tác động tiêu cực và thách thức khi nền kinh tế có những biến động lớn, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, cải tiến đổi mới công nghệ. Các DNVVN còn hạn chế trong việc tìm đến nguồn vốn tài trợ từ các nhà đầu tư, tổ chức tài chính vì vẫn chưa có uy tín trên thị trường cạnh tranh, chưa tạo lập được khả năng trả nợ và các DNVVN luôn được xem là đối tượng khách hàng chứa đựng quá nhiều rủi ro. Hiện nay với những chính sách hỗ trợ vốn tín dụng từ các ngân hàng, DNVVN đã có những điều kiện thuận lợi nhất định để tiếp cận nguồn vốn. Nhưng bên cạnh đó với đặc điểm của các DNVVN là quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao, thiếu tài sản thế chấp, khả năng xây dựng các dự án có tính khả thi còn yếu, số liệu thông tin kế toán chưa đáng tin cậy, dẫn đến việc các DNVVN gặp khó khăn khi tìm người bảo lãnh trong quan hệ tín dụng, tạo nên rào cản khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng. Song song với việc ngày
  15. 2 càng mở rộng về quy mô của hệ thống các ngân hàng cộng với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hỗ trợ cho sự tăng trưởng DNVVN là nhiệm vụ hết sức rất cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Không nằm ngoài mô hình phát triển này, NH TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá cung ứng sản phẩm dịch vụ bằng các chiến lược và chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mới. Việc hướng các sản phẩm dịch vụ vào các DNVVN, đặc biệt là các sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp đã đem lại cho NH TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) doanh số hoạt động đáng kể, điều này góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, NH TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) cũng định hướng lại những hạn chế để xây dựng chính sách cải thiện và phát triển quy mô hoạt động trong tương lai. Một trong số những kế hoạch đó, phải nói đến các kiến nghị về những giải pháp như thế nào nhằm hướng việc cung ứng sản phẩm cho vay vào các DNVVN một cách có hiệu quả hơn, quy mô hơn. Chính vì lý do đó em quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bà Chiểu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Saigonbank – chi nhánh Bà Chiểu. Qua đó đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay ở phân khúc khách hàng này.  Mục tiêu cụ thể: + Tổng hợp cơ sở lý thuyết về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại. + Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2015- 2017 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu.
  16. 3  Câu hỏi nghiên cứu: + DNVVN là gì? Cho vay DNVVN là gì? + Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Saigonbank diễn ra như thế nào? + Để phát triển hoạt động cho vay DNVVN thì Ngân hàng Saigonbank cần đưa ra những giải pháp như thế nào? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Saigonbank – chi nhánh Bà Chiểu để đề ra các giải pháp phát triển đối với phân khúc khách hàng này. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng TMCP Saigonbank – Chi nhánh Bà Chiểu trong thời gian từ năm 2015 đến 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, bài khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau để phân tích lý luận thực tiễn:  Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Saigonbank chi nhánh Bà Chiểu.  Phương pháp thống kê, mô tả: thu thập các số liệu của Saigonbank về tình hình cho vay DNVVN để thống kê lại qua các bảng biểu mẫu, từ đó làm rõ tình hình cũng như thực trạng cho vay DNVVN tại chi nhánh Bà Chiểu.  Phương pháp so sánh số liệu qua các năm trong thời gian nghiên cứu. 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay DNVVN không chỉ là mục tiêu phát triển của các ngân hàng mà còn là mối quan tâm hàng đầu của một số nhà nghiên cứu tài chình. Một số tác gia tại Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này:  Nguyễn Thị Huỳnh Hương (2014), có đề tài luận án thạc sỹ về “Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội". Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống
  17. 4 hóa được cở sở lý thuyết về DNVVN, thông qua các số liệu thống kê và chính sách của Nhà Nước, tình hình về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao và nhận được sự quan tâm từ các phía Ngân hàng. Vì vậy tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm hướng tới khắc phục hạn chế và phát huy tối đa những lợi thế thị trường. Tuy nhiên các giải pháp đề ra chưa khai thác được hiệu quả và còn những hạn chế nhất định, còn mang tính lý thuyết.  Tương tự, Huỳnh Ngọc Hà My (2014) có đề tài luận án thạc sỹ về “Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM - Chi nhánh sở giao dịch tỉnh Đồng Nai”. Bài luận văn nắm bắt được tình hình thực tế tại khu vực tỉnh Đồng Nai có tỉ lệ các DNVVN khá lớn nên đã hướng đến đối tượng đầy tiềm năng này để phân tích và đề ra những giải pháp phát triển, đẩy mạnh hoạt động cho vay. Tuy nhiên, bài luận chỉ mới đưa ra những giải pháp còn chung chung, chưa nổi bật lên tính cần thiết và hiệu quả của việc phát triển cho vay ở khu vực Đồng Nai.  Cùng với kỷ yếu hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khủng hoảng”, Nguyễn Văn Chiến (2013) với đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay”. Bài viết nghiên cứu rõ được những thực trạng hiện nay của các DNVVN và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển đối với phân khúc khách hàng này. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đi sâu về việc phân tích rõ những thực trạng một cách cụ thể và hướng giải pháp chưa mang lại hiệu quả cao. - Hiện nay, tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bà Chiểu chỉ có một số đề tài liên quan đến cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đánh giá vai trò công tác thẩm định tín dụng trong việc nâng cáo hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bà Chiểu” đem đến những đóng góp sau:
  18. 5 + Về lý luận: tổng hợp lại tín dụng ngân hàng đối với DNVVN, từ đó làm rõ những thực trạng và sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Sài Gòn Công thương nói riêng. + Về thực tiễn: luận văn khái quát được tình hình hiện tại của hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng Saigonbank, từ đó hướng đến những giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với lĩnh vực khách hàng này. 7. Kết cấu của đề tài Kết cấu nội dung khóa luận được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu.
  19. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm về các doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu chí vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Vì vậy DNVVN là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tưởng hỗ không thể tách rời với các chủ thể khác. Theo nghị định số 90/2001/NĐ của Chính phủ, DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể là:
  20. 7 Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa của các ngành nghề kinh doanh theo Nghị định số 56/2009/ NĐ-CP Quy mô Doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nghiệp siêu nhỏ Khu vực Số lao động Số lao Tổng nguồn Số lao động Tổng nguồn động vốn vốn Nông, lâm 10 người trở Từ trên 10 20 tỷ đồng Từ trên 200 Từ trên 20 nghiệp, và xuống người đến trở xuống người đến tỷ đồng đến thủy sản 200 người 300 người 100 tỷ đồng Công 10 người trở Từ trên 10 20 tỷ đồng Từ trên 200 Từ trên 20 nghiệp và xuống người đến trở xuống người đến tỷ đồng đến xây dựng 200 người 300 người 100 tỷ đồng Thương 10 người trở Từ trên 10 10 tỷ đồng Từ trên 50 Từ trên 10 mại và dịch xuống người đến trở xuống người đến tỷ đồng đến vụ 50 người 100 người 50 tỷ đồng 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình doanh nghiệp nên có những đặc điểm chung nhất của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt vốn có của nó, thể hiện ưu thế của mình trên thị trường, cụ thể là: Thứ nhất, điểm nổi bật nhất của các DNVVN chính là quy mô vốn ban đầu thấp vì khi thành lập loại hình doanh nghiệp này thì vốn ban đầu thường là do các thành viên đóng góp, do vậy vốn có quy mô không lớn. Ngoài ra, DNVVN có tính linh hoạt, tồn tại và phát triển ở mọi loại hình kinh tế. Chính vì vậy, các DNVVN có khả năng phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường, có thể chuyển đổi hoặc thu hẹp quy mô sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2