intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

41
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tìm hiểu hoạt động chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á nhưng chủ yếu là ở các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines vì các quốc gia này là nơi mà các tổ chức khủng bố hoạt động mạnh mẽ đòi ly khai và đòi quyền lợi của chủng tộc mình, còn các quốc gia khác chỉ bị ảnh hưởng trong xu hướng chung của hoạt động chống khủng bố của các quốc gia này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGHÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY THỰC HIỆN: HUỲNH TẤN LẬP BÌNH DƢƠNG - 5/2014
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2010 – 2014 HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S BÙI ĐỨC ANH SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH TẤN LẬP MSSV: 1056020007 LỚP: D10LS01 BÌNH DƢƠNG - 5 / 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á là một vấn đề được quan tâm thường xuyên và cấp bách đối với các quốc gia khu vực. Khủng bố đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến an ninh chính trị của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mỗi nước. Thông qua quá trình tìm hiểu về hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á thông qua các công trình nghiên cứu của các học giả chuyên nghiên cứu về các hoạt động chống khủng bố và hoạt động khủng bố của các phần tử tham gia vào các vụ tấn công, bạo động vào cơ quan chính quyền của các quốc gia ở Đông Nam Á. Ngay từ đầu người viết đã hình thành nên một đề cương để phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay”. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận người viết đã cố gắng phân tích, nhận định đánh giá về tình hình khủng bố ở mỗi quốc gia. Từ đó có cái nhìn chung về cục diện diễn biến của vấn nạn khủng bố này. Trong suốt quá trình thực hiện người viết đã cố gắng trình bày một cách ngắn gọn nhất các hoạt động chống khủng bố của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lấy mốc từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Các công trình nghiên cứu của các học giả chuyên nghiên cứu về khủng bố chỉ trình bày về khủng bố quốc tế, trong khi đó khủng bố ở Đông Nam Á chỉ được đề cập một phần nhỏ trong các công trình này. Vì vậy với sự cố gắng của bản thân, người viết cố gắng trình bày một cách có hệ thống về hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay và tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi nhằm hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, các thầy cô khoa sử đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn đến Th.S Bùi Đức Anh, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú cán bộ nhân viên của thư viện Tỉnh Bình Dương, thư viện Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã từng dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập, gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. ii
  5. MỤC LỤC Phần mở đầu.................................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 6. Nguồn tài liệu.......................................................................................................... 6 7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 7 Phần nội dung................................................................................................................ 9 Chương 1Một số vấn đề chung về khủng bố .................................................................. 9 1.1 Khái niệm khủng bố ................................................................................................. 9 1.2 Biểu hiện của khủng bố.......................................................................................... 13 1.3 Xu hướng của khủng bố trong giai đoạn hiện nay ................................................. 14 Chương 2Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia đông nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay ....................................................................................................... 18 2.1 Tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh......................................................... 18 2.1.1 Khái quát về Đông Nam Á ............................................................................... 18 2.1.2 Nguyên nhân khủng bố bùng nổ sau chiến tranh lạnh ..................................... 20 2.2 Nguyên nhân biến khu vực Đông Nam Á trở thành lò lửa của khủng bố sau chiến tranh lạnh .................................................................................................................... 22 2.3 Tổ chức khủng bố điển hình ở khu vực Đông Nam Á và các vụ khủng bố tiêu biểu ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh ............................................................................... 26 2.4 Các hoạt động chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á ............................ 30 iii
  6. 2.4.1 Hoạt động chống khủng bố của từng quốc gia Đông Nam Á........................... 30 2.4.2 Sự liên minh hợp tác giữa các quốc gia trong vấn đề chống khủng bố hiện nay ................................................................................................................................. 41 2.4.2.1 Sự liên minh hợp tác giữa các quốc gia ASEAN ....................................... 41 2.4.2.2 Sự liên minh hợp tác chống khủng bố giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với các quốc gia ngoài khu vực ....................................................... 45 Chương 3Một số nhận định đánh giá về hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam ............................................................................. 51 3.1 Đặc điểm chung trong hoạt động chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á ..................................................................................................................................... 51 3.2 Hoạt động chống khủng bố của Việt Nam ............................................................. 53 3.2.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 53 3.2.2 Hoạt động phòng chống khủng bố ở Việt Nam ................................................ 55 3.3 Hạn chế và khó khăn trong hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á ................................................................................................................ 56 3.4 Biện pháp ............................................................................................................... 59 3.5 Dự báo về xu thế của khủng bố trong tương lai gần ............................................. 61 Phần kết luận ............................................................................................................... 65 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 68 Phụ lục ảnh .................................................................................................................. 73 iv
  7. Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Bình Dƣơng 21/5/2014 Chữ ký giảng viên hướng dẫn Th.S Bùi Đức Anh v
  8. Nhận xét của giảng viên phản biện ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. Bình Dƣơng 21/5/2014 Chữ ký giảng viên phản biện T.S Nguyễn Phƣơng Lan vi
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay vấn đề khủng bố và chống khủng bố đã trở thành vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt trong thời gian gần đây trên các kênh thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị song phương và đa phương của các quốc gia Đông Nam Á, vấn đề chống khủng bố thường xuyên được đề cập đến. Trên các bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ, các học giả, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về vấn đề khủng bố và chống khủng bố trên thế giới. Trên các thông tin, tin tức thế giới thường xuyên đưa tin về các vụ khủng bố ở Nga, Ấn Độ, Mỹ, Philippines, Thái Lan...Và ở Việt Nam, các báo và các thông tin trên truyền thông đưa tin về các cuộc tập luyện phòng và chống khủng bố. Chính vì điều này mà tôi đã tìm hiểu về khủng bố và tôi đã biết đến tổ chức khủng bố nguy hiểm bậc nhất trên thế giới Al-Qaeda với sự lãnh đạo của Osama Bin Laden, một tổ chức khủng bố quốc tế đã gây hoang mang cho cả thế giới về sự tàn ác và mức độ nguy hiểm của chúng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Sau một thời gian tìm hiểu về tổ chức khủng bố quốc tế này tôi hiểu được một phần nào về khủng bố quốc tế, mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của nó thông qua các công trình nghiên cứu của các học giả về khủng bố. Tuy các công trình nghiên cứu này đã trình bày khái quát về khủng bố quốc tế, trình bày và phân tích tình hình khủng bố trên thế giới thông qua các hoạt động của các tổ chức khủng bố lớn trên thế giới như Al-Qaeda, Taliban...Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về khủng bố ở khu vực Đông Nam Á thì hầu như rất ít. Nhưng tôi thiết nghĩ trong giai đoạn hiện nay khủng bố đã và đang phát triển rất mạnh và ngày càng nguy hiểm ở khu vực này. Đồng thời khu vực Đông Nam Á là một khu vực rất phức tạp bao gồm các quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo rất thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức khủng bố ở đây. Bên cạnh đó khu vực Đông Nam Á là khu vực có lợi ích liên quan trực tiếp đối với các nước trên thế giới, đây là khu vực tiếp giáp với các 1
  10. khu vực kinh tế của thế giới và là con đường giao thông, thương mại của các nước trên thế giới. Chính vì điều này làm cho khu vực Đông Nam Á luôn sôi động về hoạt động kinh tế thương mại, cũng như các hoạt động khác như về chính trị, văn hóa...Điều này làm cho khu vực Đông Nam Á càng trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt tôi nhận thấy sau chiến tranh lạnh, ở khu vực Đông Nam Á các quốc gia đã có điều kiện hợp tác với nhau, bên cạnh đó mâu thuẫn dân tộc ở đây phát triển và phong trào ly khai phát triển mạnh mẽ đã làm cho nạn khủng bố ở khu vực này có điều kiện phát triển. Đặc biệt sau vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11/09/2001, Mỹ đã kêu gọi các nước trên thế giới cùng nhau chống khủng bố trong đó khu vực Đông Nam Á đã được Mỹ đặt trọng tâm. Vậy tại sao khu vực Đông Nam Á lại được Mỹ đặt trọng tâm trong hoạt động chống khủng bố? Khủng bố ở khu vực Đông Nam Á bao gồm các tổ chức khủng bố nào? Tại sao các quốc gia ở khu vực này phải tích cực phòng chống khủng bố? Tại sao Đông Nam Á trở thành mặt trận thứ hai của khủng bố? Các quốc gia phòng chống khủng bố như thế nào? Tất cả các câu hỏi này đã trở thành vấn đề quan tâm của tôi, và chính vì thế tôi chọn đề tài “ Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay” để làm đề tài hoàn thành khóa luận tốt nghiệp 2. Đóng góp của đề tài Thông qua đề tài này người viết mong muốn khái quát về định nghĩa khủng bố và xu hướng của khủng bố hiện nay. Thông qua các định nghĩa này có thể phân biệt rõ ràng thế nào là khủng bố và thế nào là tội phạm. Mục đích và hành động khủng bố là gì? Đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng bố phát triển sau chiến tranh lạnh và nguyên nhân dẫn đến khu vực Đông Nam Á trở thành một lò lửa của khủng bố hiện nay. Đóng góp quan trọng của đề tài này là đã khái quát được các tổ chức khủng bố ở khu vực Đông Nam Á, đặc điểm, phương thức và mục đích của các tổ chức khủng bố này. Thông qua đó có thể hình dung được bức tranh của nạn khủng bố và tình hình hoạt động của các tổ chức khủng bố ở đây. Dựa vào đặc điểm và mục đích của các tổ 2
  11. chức khủng bố ở khu vực này, các quốc gia ở Đông Nam Á có thể đề ra các biện pháp, xây dựng các hoạt động phòng và chống khủng bố một cách có hiệu quả. Đề tài này đặt trọng tâm là hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia trong khu vực, các hoạt động chống khủng bố có hiệu quả ở các nước này, bên cạnh đó trình bày những hạn chế và khó khăn trong quá trình phòng chống khủng bố của các nước, từ đây đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế và khó khăn của công tác phòng chống khủng bố ở đây. Bên cạnh đó Việt Nam tuy là một quốc gia có nền an ninh khá tốt, tuy nhiên không thể vì thế mà chính phủ Việt Nam không quan tâm và xem nhẹ vấn đề khủng bố đang gây hoang mang cho các nước trong khu vực, đặc biệt là nạn khủng bố đã lan sang các quốc gia giáp với Việt Nam. Chính vì thế đề tài này đã khái quát các hoạt động phòng chống khủng bố của Việt Nam. Một đóng góp tiếp theo của đề tài này là đã dự báo xu thế của của khủng bố Đông Nam Á trong tương lai gần. Từ đây có thể đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với xu thế phát triển của khủng bố đang đầy biến động trong khu vực. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khủng bố là một vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và an ninh của các nước, là vấn đề được quan tâm tâm hàng đầu của các cơ quan chính quyền, vấn đề được hội thảo tại các cuộc họp song phương và đa phương của các quốc gia. Đã có những công trình nghiên cứu về khủng bố quốc tế, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động phòng chống khủng bố của các nước, tìm hiểu phương thức và xu hướng phát triển của khủng bố. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này đa phần là nghiên cứu tìm hiểu về khủng bố quốc tế, các tổ chức khủng bố lớn trên thế giới và nạn khủng bố ở Mỹ, Nga, Ấn Độ... Các nội dung của các công trình nghiên cứu về khủng bố như nguyên nhân khủng bố hình thành và phát triển, xu hướng của khủng bố và đặc điểm của khủng bố quốc tế, trong khi đó khủng bố ở khu vực Đông Nam Á thì lại có ít tư liệu, bên cạnh đó các hoạt động chống khủng bố của các nước đa phần là được đăng trên các báo và tạp chí... 3
  12. Tuy nhiên vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á bắt nguồn từ các phong trào ly khai và đòi hỏi quyền lợi của những khu vực khác nhau ở mỗi nước, đặc biệt là mâu thuẫn Bắc Nam. Có những công trình nghiên cứu về Đông Nam Á bàn về phong trào ly khai ở Philippines. Phong trào ly khai của Aceh ở Indonesia và phong trào đấu tranh của miền nam Thái Lan đối với chính quyền sở tại theo Phật giáo. Trong cuốn “Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á” của Phạm Thị Vinh, tác giả đã trình bày về các vấn đề xung đột sắc tộc giữa người Dayak và Madura ở Tây Kalimanta (Borneo) ở Indonesia, vấn đề dân tộc ở Mianma, vấn đề Aceh ở Indonesia. Các vấn đề liên quan đến xung đột tôn giáo như người Melayu Muslim và phong trào ly khai ở miền nam Thái Lan...Đặc biệt trong cuốn này tác giả có khái quát một phần liên quan đến đề tài hoạt động chống khủng bố ở Đông Nam Á đó là “ Khủng bố ở Đông Nam Á: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Trong cuốn “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” do TS. Nguyễn Văn Dân chủ biên, tác giả đã trình bày các hoạt động khủng bố của các tổ chức khủng bố lớn trên thế giới. Đó là tổ chức khủng bố Al-Qaeda, Taliban và hoạt động phòng chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên trong cuốn sách này tác giả có trình bày một vấn đề liên quan đến khủng bố ở Đông Nam Á, đó là “ Phải chăng Đông Nam Á sẽ là mặt trận thứ hai của khủng bố”. Trong phần này tác giả trình bày khái quát các tổ chức khủng bố chính ở Đông Nam Á như JI, Abu Sayyaf, KMM... và những hoạt động của các tổ chức khủng bố này. Trong cuốn “Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính của báo chí” do NXB Thông tấn phát hành, đã trình bày về quan niệm khác nhau về khủng bố quốc tế, các hình thức và công cụ của khủng bố quốc tế, tuy nhiên chỉ có một vài luận điểm về nạn khủng bố ở Đông Nam Á. Trong cuốn “Nhân tố trong chủ nghĩa ly khai ở một số nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” của PGS. TS. Lương Thị Hoa, tác giả đã trình bày khá chi tiết yếu tố tôn giáo ở các quốc gia Đông Nam Á đối với vấn đề ly khai của các khu vực ở khu vực này. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày 4
  13. các phong trào ly khai ở một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, thông qua yếu tố tôn giáo phong trào ly khai đã bùng nổ và sử dụng công cụ là các hành động khủng bố để giải quyết vấn đề ly khai này. Trong cuốn “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh” của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp, tác giả đã đề cập đến vai trò và các hoạt động của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là vai trò của Mỹ trong vấn đề hợp tác với các nước khu vực Đông Nam Á về chống khủng bố. Trong cuốn “Lịch sử Đông Nam Á hiện đại”của Clive J. Christie, Trần Văn Tụy, Đào Dục và Lê Thu Anh (dịch), tác giả trình bày khái quát tình hình các nước trong khu vực sau khi lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trong đó tập trung vào khía cạnh dân tộc, tộc người và tôn giáo. Từ tác phẩm này tôi khái quát được nguyên nhân khủng bố phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nguyên nhân Đông Nam Á trở thành lò lửa của khủng bố và là mặt trận thứ hai của khủng bố trên thế giới. Như vậy các công trình nghiên cứu này chỉ khái quát được một phần nguyên nhân hay một phần hoạt động của khủng bố ở khu vực Đông Nam Á. Dựa trên nguồn tài liệu tham khảo mà người viết đã tìm được, thì chưa có các công trình khoa học hoàn chỉnh và trình bày đầy đủ về hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở các tài liệu này, tôi chọn đề tài “ Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Khóa luận tìm hiểu hoạt động chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á nhưng chủ yếu là ở các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines vì các quốc gia này là nơi mà các tổ chức khủng bố hoạt động mạnh mẽ đòi ly khai và đòi quyền lợi của chủng tộc mình, còn các quốc gia khác chỉ bị ảnh hưởng trong xu hướng chung của hoạt động chống khủng bố của các quốc gia này. Đồng thời trình bày hoạt động chống khủng bố của Việt Nam. 5
  14. Giới hạn thời gian của đề tài này là hoạt động chống khủng bố của các quốc gia ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Đây là giai đoạn mà xung đột giữa hai cực Xô – Mỹ trên thế giới chấm dứt, và cũng là giai đoạn khủng bố phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Về không gian của khóa luận được giới hạn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực đầy phức tạp và cũng rất sôi nổi về kinh tế, chính trị lẫn mâu thuẫn xung đột. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của khóa luận là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, bên cạnh đó sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm trình bày một cách hệ thống các hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời thông qua các phương pháp này đánh giá tình hình của nạn khủng bố ở Đông Nam Á và đưa ra nhận định về xu hướng của khủng bố trong tương lai. 6. Nguồn tài liệu Đối với đề tài này tôi đã tiếp cận các nguồn tài liệu sau: Các công trình nghiên cứu của các học giả, các chuyên gia nghiên cứu về khủng bố, các công trình này được in thành sách như Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế của TS. Nguyễn Văn Dân, Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á của Phạm Thị Vinh, Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính của báo chí... và còn nhiều công trình nghiên cứu khác. Ngoài nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu được in thành sách, đề tài này còn sử dụng các tài liệu là các công trình nghiên cứu nhỏ như các tiểu luận, bài viết được đăng trên các báo và tạp chí. 6
  15. Một nguồn tài liệu không thể thiếu là các nguồn tin tức được đăng trên các báo như báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Hà Nội Mới, và các nguồn tin đăng trên thông tin, tin tức thế giới. Đồng thời với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, tôi đã sử dụng một số nguồn thông tin về khủng bố ở Đông Nam Á trên các trang thông tin điện tử. 7. Bố cục của đề tài Nội dung khóa luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, người viết trình bày lý do tại sao lại chọn đề tài hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề của đế tài này và phương pháp nghiên cứu của đề này. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về khủng bố Trình bày khái quát về khái niệm khủng bố và xu hướng của khủng bố hiện nay, biểu hiện của khủng bố. Dựa vào nội dung các khái niệm và định nghĩa này để phân biệt được khủng bố với các hình thức tội phạm khác, đồng thời trình bày định nghĩa của Việt Nam về khủng bố và hành vi khủng bố. Chương 2: Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay Trình bày khái quát về Đông Nam Á, phân tích nguyên nhân khủng bố bùng nổ sau chiến tranh lạnh, và nguyên nhân Đông Nam Á trở thành lò lửa của khủng bố sau chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó là khái quát các tổ chức khủng bố có mặt và đang hoạt động ở khu vực này, các vụ đánh bom, khủng bố của các tổ chức khủng bố này đối với cơ quan quân sự và dân sự của các nước. Trọng tâm của chương này là trình bày chi tiết các hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á, sự hợp tác 7
  16. giữa các nước trong khu vực, hợp tác với Mỹ và Australia trong vấn đề chống khủng bố. Chương 3: Một số nhận định đánh giá về hoạt động chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam với hoạt động phòng chống khủng bố Đầu tiên trong chương này người viết trình bày đặc điểm chung trong hoạt động chống khủng bố của các nước Đông Nam Á, cơ sở pháp lý và các hoạt động phòng chống khủng bố của Việt Nam. Tiếp theo đó là nhận định về hạn chế của các hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á và biện pháp khắc phục. Đồng thời đưa ra nhận định về xu thế của khủng bố ở Đông Nam Á trong tương lai gần. Phần kết luận, người viết tổng hợp và đánh giá các kết quả đã đạt được của đề tài, tổng hợp nhận định chung về hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay. 8
  17. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỦNG BỐ 1.1 Khái niệm khủng bố Về định nghĩa thế nào là khủng bố, hiện nay vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi bởi các học giả trên thế giới, cũng giống như định nghĩa văn hóa, định nghĩa khủng bố có hàng trăm ý kiến khác nhau. Khái niệm chủ nghĩa khủng bố Thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố (Terrorism) được nhà triết học người Đức Emanue Kant sử dụng để mô tả một quan điểm bi quan về số phận con người vào năm 1798. Tuy nhiên trải qua quá trình phát triển lịch sử đầy biến động của các nước trên thế giới, chủ nghĩa khủng bố đã có những biến tướng cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, quân sự...của các nước trên thế giới đối với các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tệ nạn xã hội...Chủ nghĩa khủng bố ngày nay có những biểu hiện cực đoan hơn, hành động khủng bố ngày càng nguy hiểm hơn và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị của các nước [8:17]. Một số khái niệm về chủ nghĩa khủng bố như sau: Theo Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc thì chủ nghĩa khủng bố được hiểu: “Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bạo lực có ý thức gây hoảng sợ, dùng các thủ đoạn giết hại hoặc uy hiếp tính mạng cá nhân hoặc nhóm người, phá hoại tài sản công hoặc tư để đạt mục đích chính trị nào đó hoặc các mục đích khác trong phạm vi quốc tế. Đó là hành vi cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo lực hoặc phi bạo lực tấn công và đe dọa 9
  18. các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”. Hình thức của chủ nghĩa khủng bố Theo một số nhà chính trị gia có thể chia chủ nghĩa khủng bố dưới hai hình thức đó là khủng bố bên trong và khủng bố quốc tế. Đồng thời có một hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố là khủng bố nhà nước, để chỉ những hành động bạo lực tàn bạo (có thể gọi là chiến tranh) của các nhà nước chống lại các dân tộc nhỏ hơn. Chẳng hạn như cuộc tấn công của Mỹ và Anh chống Irắc, các cuộc không kích của Mỹ xuốn Nam Tư...Các lệnh cấm nghiệt ngã, phi lý của Mỹ đối với Cuba, Triều Tiên cũng được coi là hành động khủng bố hiện đại và thâm độc [8:19]. Khái niệm khủng bố Ngày nay khủng bố đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Thuật ngữ khủng bố trở thành phổ biến và được sử dụng để chỉ các cuộc tấn công bằng bạo lực của một nhóm người hay cá nhân vào các mục tiêu dân sự hay quân sự. Hầu hết tại các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị về kinh tế và thương mại đều có đề mục bàn về khủng bố. Đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2011, Bộ trưởng Ngoại giao và Giao thông các nước EU lần đầu tiên họp hội nghị bàn về vấn đề chống khủng bố. Tiếp theo đó các cuộc Hội nghị của các tổ chức trên thế giới nổ ra liên tiếp như hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 9 họp ngày 20 và 21/10/2011 tại Thượng Hải cũng bàn về vấn đề chống khủng bố. Từ ngày 1 đến 5/2/2012 Hội nghị thường niên của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng họp bàn về vấn đề chống khủng bố. Như vậy khủng bố đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2011, khủng bố đã mở rộng trên phạm vi quốc tế. Và hiện nay khái niệm về khủng bố còn được xem xét để nhận diện nó. Điều này thể hiện qua bản chất của khủng bố. 10
  19. Thứ nhất khủng bố có bản chất chính trị, dùng thủ đoạn cực đoan để đạt được mục đích chính trị. Mục đích chính trị của khủng bố thì không thể đàm phán chỉ có thể dùng bạo lực để giải quyết. Chính điều này dùng để nhận biết và phân biệt với hành động của tội phạm. Thứ hai đó là tính phi nhà nước. Khủng bố không bị ràng buộc bởi các quy phạm pháp luật, đó là hành động dùng bạo lực gây ra các hậu quả không thể lường trước. Trong khi đó hành động dùng vũ lực của nhà nước trên trường quốc tế cũng nhằm mục đích chính trị nhưng nó được xem là hành động chiến tranh, hay sử dụng bạo lực trong nước được gọi là đàn áp, bảo vệ pháp luật. Thứ ba đó là đối tượng dân thường vô tội, hay các mục tiêu quân sự hay dân sự không có khả năng tự bảo vệ khi có các cuộc tấn công. Từ bản chất của khủng bố có một định nghĩa được xem là tương đối chính xác về khủng bố: “Khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự và không được báo trước để tự bảo vệ mình nhằm mục đích gây sức ép với nhà cầm quyền về mặt chính trị”. Như vậy hoạt động chống khủng bố là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Xu hướng hợp tác, đoàn kết với nhau giữa các khu vực nhằm chống khủng bố trên thế giới là xu hướng hiện nay, đặc biệt là từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Hiện nay nhiệm vụ chống khủng bố đang là mục tiêu trọng tâm của các quốc gia Đông Nam Á khi khủng bố đang hướng mục tiêu, chiến lược của nó sang khu vực này. Trong khi đó luật pháp Việt Nam khái niệm khủng bố được định nghĩa như sau: Hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là các hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân, xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân, đe dọa tính mạng hoặc có những hành vi uy hiếp khác, khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa Xã 11
  20. hội Chủ nghĩa Việt Nam (Trích điều 84, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Khủng bố là các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, đe dọa xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của người khác hoặc phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần khác nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng (Trích điều 230a, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Như vậy, từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu và định ngĩa khủng bố như sau: “Khủng bố là những hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của người khác, phá hủy, phá hoại hoặc đe dọa phá hủy, phá hoại tài sản thuộc cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng”. Hình thức của khủng bố Theo nguồn thông tin của Trung tâm dữ kiện tư liệu (TTXVN), có thể chia khủng bố thành 4 loại: 1- Khủng bố kiểu chủ nghĩa dân tộc: Việc hình thành vấn đề dân tộc có nguồn gốc lích ử sâu xa cùng với các vấn đề khác như chủng tộc, biên giới, tôn giáo trở thành những nhân tố gây bất ổn lâu dài của nhiều quốc gia. 2- Khủng bố kiểu tôn giáo: do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhiều người chọn tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần. Vì vậy kiểu hoạt động khủng bố tôn giáo tiêu biểu là Hồi giáo đoan đang lan tràn khắp nơi, hoạt động khủng bố mang tính tôn giáo trở thành hình thức chủ yếu. 3- Chủ nghĩa khủng bố cực hữu: Đại diện là các tổ chức khủng bố cực hữu có mặt khắp Âu Mỹ, trở thành vấn đề nan giải. Nguyên nhân là do sự phân hóa 2 cực, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2