intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

27
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020; mô tả một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ QUỲNH NGA MÔ TẢ THỰC TRẠNG PHÁ THAI TỪ 13 TUẦN ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ QUỲNH NGA MÔ TẢ THỰC TRẠNG PHÁ THAI TỪ 13 TUẦN ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: TS.BS NGUYỄN THỊ THU HÀ ThS. BS PHAN THỊ HUYỀN THƯƠNG HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Thầy/Cô Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban Giám đốc Bệnh viện, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cô giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong Hội đồng Khoa học thông qua đề cương, Hội đồng Khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Y đa khoa. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, người cô giáo kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ths.BS Phan Thị Huyền Thương, cô đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 Phạm Thị Quỳnh Nga
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Phạm Thị Quỳnh Nga, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà và Ths.BS. Phan Thị Huyền Thương. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 Phạm Thị Quỳnh Nga
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 2 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 2 1.2. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 tuần đến 22 tuần. ........................... 3 1.3. Một số yếu tố liên quan tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của phụ nữ. . 8 1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học. ............................................................. 8 1.3.2. Yếu tố về gia đình, xã hội. ....................................................... 9 1.3.3. Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa và các bệnh mạn tính. .......... 11 1.4. Thực trạng phá thai muộn. ...................................................................... 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 15 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................................... 15 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 15 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................ 15 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................. 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................ 13 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................. 13 2.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 16 2.5. Biến số nghiên cứu .................................................................................. 16 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 18 2.7. Cách khống chế sai số ............................................................................. 19
  6. 2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 20 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. ................................... 20 3.1.1. Tuổi. ........................................................................................ 20 3.1.2. Nghề nghiệp. ........................................................................... 21 3.1.3. Đặc điểm cư trú nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ....................... 21 3.1.4. Tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ................ 22 3.1.5. Tiền sử sinh. ............................................................................ 22 3.1.6. Tiền sử phá thai. ...................................................................... 23 3.1.7. Tiền sử khác. ........................................................................... 24 3.1.8. Biện pháp tránh thai chính đang được sử dụng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ...................................................................... 24 3.1.9. Tuổi thai khi vào viện. ............................................................ 25 3.1.10. Nguyên nhân của lần phá thai này ........................................ 26 3.1.11. Phương pháp phá thai được sử dụng. ................................... 26 3.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. ............................ 27 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 31 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. ................................... 31 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. ............................ 38 4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 41 KẾT LUẬN .................................................................................................... 42 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 43
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu ......................................................................... 17 Bảng 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp nhóm bệnh nhân nghiên cứu. .................... 21 Bảng 3.2: Đặc điểm nơi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................ 21 Bảng 3.3: Tiền sử sinh..................................................................................... 22 Bảng 3.4: Tiền sử phá thai .............................................................................. 23 Bảng 3.5: Nguyên nhân của lần phá thai kế trước .......................................... 23 Bảng 3.6: Các tiền sử khác .............................................................................. 24 Bảng 3.7: Biện pháp tránh thai chủ yếu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu… 24 Bảng 3.8: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện ................................................... 25 Bảng 3.9: Nguyên nhân của lần phá thai này.................................................. 26 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn ................................................................................ 27 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn. ............................................................................... 27 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nơi cư trú và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn ................................................................................ 28 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn ...................................................................... 28 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa số con sống hiện tại và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn ...................................................................... 29 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa số lần phá thaivà tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn ................................................................................ 29 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa số phương pháp phá thai và tuổi thai khi vào viện ở nhóm bệnh nhân phá thai muộn…………………………………...…30
  9. DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu. ..................... 20 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tình trạng hôn nhân nhóm bệnh nhân nghiên cứu...... 22 Biểu đồ 3.3: Phân bố độ tuổi thai khi vào viện ............................................... 25 Biểu đồ 3.4: Phân bố phương pháp phá thai muộn. ........................................ 26 HÌNH Hình 1.1: Khung lý thuyết của phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ở phụ nữ. ..... 12
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới mỗi năm, cứ 4 người phụ nữ mang thai lại có 1 người phá thai [32]. Viện Guttmacher đưa ra báo cáo năm 2019 cho thấy trong số 227 triệu ca mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình, có tới 68 triệu ca phá thai, bao gồm cả phá thai an toàn và không an toàn [37]. Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có 300000 đến 400000 ca phá thai [12]. Trong đó, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần chiếm 10% tổng số ca phá thai năm 2018 [3]. Tử vong mẹ liên quan đến phá thai trên toàn thế giới dao động từ 0,8% đến 1,8% [27] và tỷ lệ tử vong do phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ là 0,7 trong số 100.000 ca [36]. Việc phá thai đặc biệt là phá thai muộn, tuổi thai từ 13 tuần đến 22 tuần không những có ảnh hưởng xấu tới không chỉ sức khỏe thể chất và khả năng tiếp tục mang thai của người phụ nữ, mà còn tới sức khỏe tâm thần của họ. Phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có thể gặp phải những biến chứng như tổn thương nội mạc tử cung, dính buồng tử cung, suy giảm chức năng buồng tử cung và vô sinh [34]. Không chỉ vậy, phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần còn có nguy cơ gặp phải một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn,…[18,30]. Tuy nhiên, những hậu quả xấu trên có thể phòng tránh được, nếu những người phụ nữ đi phá thai an toàn và sớm hơn [33]. Trên thế giới và tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng và hậu quả của việc phá thai, nhưng có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng phá thai muộn. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Mô tả thực trạng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tuổi thai khi vào viện ở nhóm phụ nữ tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020. 1
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Phá thai: Là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn. Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Y tế cho phép phá thai ngoài ý muốn đến hết 22 tuần vô kinh [4]. 1.1.2. Tuổi thai: Số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi đình chỉ thai nghén (chu kỳ kinh bình thường) [4]. 1.1.3. Biện pháp tránh thai Là các biện pháp nhằm ngăn cản việc tinh trùng thụ thai với trứng khi quan hệ tình dục.  Các biện pháp tránh thai truyền thống  Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)  Kiêng giao hợp định kỳ  Phương pháp tránh thai bằng cho con bú vô kinh  Các phương pháp tránh thai vách ngăn  Bao cao su nam (ở nam giới)  Tránh thai trong âm đạo (ở nữ giới)  Thuốc diệt tinh trùng  Thuốc viên tránh thai  Viên kết hợp  Viên progestin  Thuốc tránh thai khẩn cấp  Thuốc tiêm tránh thai (DMPA)  Thuốc cấy tránh thai  Dụng cụ tử cung  Triệt sản nam, triệt sản nữ 2
  12. Trong số các biện pháp tránh thai, biện pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay là bao cao su, thuốc uống tránh thai, dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung… [2]. 1.1.4. Các phương pháp phá thai:  Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: Sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp [4].  Phá thai bằng thuốc: Sử dụng thuốc để gây sẩy thai. Đôi khi thuật ngữ “phá thai nội khoa” cũng được sử dụng để mô tả phương pháp này [4]. 1.2. Các phương pháp phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần. 1.2.1. Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ 13 tuần đến 22 tuần.  Chỉ định: Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52 mm) [1,4,13].  Chống chỉ định:  Tuyệt đối: - Hen suyễn đang điều trị. - Bệnh lý tuyến thượng thận. - Điều trị coricoid toàn thân lâu ngày. - Đái tháo đường. - Thiếu máu (nặng và trung bình). - Rối loạn đông máu, sử dụng các thuốc chống đông. - Dị ứng mifepriston hay misoprostol. - Có vết sẹo mổ cũ ở thân tử cung [1,4,13].  Tương đối: - Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị). - Dị dạng sinh dục (chỉ được làm tại tuyến trung ương). - Có sẹo mổ ở đoạn dưới tử cung cần thận trọng: Giảm liều misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (chỉ được làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và trung ương). 3
  13. - Tăng huyết áp [1,4,13].  Quy trình phá thai:  Tuổi thai từ 13 đến 18 tuần: - Uống 200mg Mifepristone (1 viên). - Sau 24-48 giờ đặt túi cùng âm đạo 400mcg Misoprostol (2 viên). Sau mỗi 3 giờ, ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 400mcg Misoprostol (2 viên) cho tới khi sẩy thai. Nếu sau 5(năm) liều Misoprostol mà không sẩy thai thì ngày hôm sau dùng tiếp 5 (năm) liều 400mcg Misoprostol (2 viên) sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má cho tới khi sẩy thai. Nếu không sẩy thai dùng tiếp Misoprostol ngày thứ 3 theo phác đồ trên. Sau 3 ngày không sẩy thai dùng phương pháp khác [1,4,13].  Tuổi thai từ 19 đến 22 tuần: - Uống 200mg Mifepristone (1 viên). - Sau 24-48 giờ đặt túi cùng âm đạo 400mcg Misoprostol (2 viên). Sau mỗi 3 giờ, ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 400mcg Misoprostol (2 viên) cho tới khi sẩy thai. Nếu sau 5(năm) liều Misoprostol mà không sẩy thai thì ngày hôm sau dùng tiếp 5 (năm) liều 400mcg Misoprostol (2 viên) sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má cho tới khi sẩy thai. Nếu không sẩy thai chuyển phương pháp khác [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc trong thủ thuật:  Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng (cơn co tử cung) cứ 4 giờ/lần, khi bắt đầu có cơn co tử cung mạnh cứ 2 giờ/lần.  Thăm âm đạo đánh giá cổ tử cung trước mỗi lần dùng thuốc.  Cho uống thuốc giảm đau.  Nếu diễn tiến thuận lợi: sau khi sẩy thai và nhau: dùng thuốc tăng co tử cung, kiểm soát tử cung bằng dụng cụ (nếu cần). Cho uống kháng sinh trước khi kiểm soát tử cung.  Nếu thai đã sổ nhưng rau thai vẫn nằm trong buồng tử cung, theo dõi thêm 1 giờ, nếu rau vẫn chưa sổ thì cho thêm 400mcg 4
  14. Misoprostol ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má để giúp rau thai sổ. Nếu rau thai không sổ, lấy rau thai bằng dụng cụ.  Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung ít nhất là 1 giờ/lần, cho đến khi ra viện.  Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ, nếu sức khỏe của người phụ nữ ổn định với các dấu hiệu sống trở lại bình thường và ra máu âm đạo ở mức độ cho phép.  Kê đơn kháng sinh (nếu cần).  Tư vấn sau thủ thuật về các biện pháp tránh thai phù hợp.  Hẹn khám lại sau 2 tuần.  Cung cấp biện pháp tránh thai hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp biện pháp tránh thai [1,4,13].  Tai biến và xử trí:  Chảy máu nhiều: xử trí tích cực theo nguyên nhân.  Nhiễm khuẩn: - Kháng sinh liều cao. - Xử trí tích cực theo nguyên nhân.  Vỡ tử cung: xem phác đồ vỡ tử cung [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc sau thủ thuật:  Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung tối thiểu 2 giờ.  Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ.  Kê đơn kháng sinh.  Tư vấn sau thủ thuật.  Hẹn khám lại sau 2 tuần [1,4,13]. 1.2.2. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18. Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng cách sử dụng thuốc Misoprostol và que nong để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18 [1,4,13]. 5
  15.  Chỉ định: Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52mm) đến hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 40mm) [1,4,13].  Chống chỉ định:  Có các bệnh nội ngoại khoa cấp tính.  Một số dị dạng sinh dục.  Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính. Những trường hợp này cần được điều trị.  Tiền sử dị ứng với Misoprostol: thì không sử dụng Misoprostol và cân nhắc biện pháp gắp thai phù hợp.  Thận trọng: cần thận trọng với những trường hợp có khối u tử cung hoặc sẹo mổ tử cung [1,4,13].  Các bước tiến hành thủ thuật:  Chuẩn bị cổ tử cung. - Ngậm dưới lưỡi hoặc đặt túi cùng âm đạo 400mcg misoprostol 3 giờ trước thủ thuật. - Đánh giá lại tình trạng cổ tử cung, nếu cổ tử cung chưa được chuẩn bị tốt thì dùng tiếp 400mcg misoprostol.  Uống kháng sinh dự phòng  Giảm đau toàn thân.  Khám xác định kích thước và tư thế tử cung.  Thay găng vô khuẩn.  Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông.  Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo.  Gây tê cạnh cổ tử cung.  Kẹp cổ tử cung.  Nong cổ tử cung.  Dùng bơm với ống hút để hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp.  Tiến hành gắp thai.  Nếu gặp khó khăn khi lấy thai thì sử dụng siêu âm để xác định vị 6
  16. trí kích thước của thai.  Kiểm tra lại buồng tử cung bằng thìa cùn hoặc ống hút để chắc chắn rằng buồng tử cung sạch.  Kiểm tra các phần thai và nhau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành hay chưa.  Nếu người phụ nữ muốn đặt vòng tránh thai, có thể đặt vòng ngay sau khi kết thúc thủ thuật (tư vấn về nguy cơ tụt dụng cụ tử cung).  Xử lý dụng cụ và chất thải [1,4,13].  Tai biến và xử trí:  Chảy máu nhiều: xem phác đồ xử trí băng huyết trong khi hút thai.  Rong huyết kéo dài, mệt mỏi, có triệu chứng mất máu cấp: khám và siêu âm kiểm tra. Xử trí - Khi không ảnh hưởng tổng trạng: hút kiểm tra nếu nghi ngờ còn tổ chức thai và/hoặc nhau thai. - Khi có ảnh hưởng tổng trạng: có thể nhập viện.  Nhiễm khuẩn Xử trí: Kháng sinh liều cao và xử trí tích cực tùy nguyên nhân.  Thủng tử cung  Choáng: rất hiếm xảy ra [1,4,13].  Theo dõi và chăm sóc  Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung 30 phút một lần trong vòng 1 đến 2 giờ, sau đó có thể cho khách hàng về.  Kê đơn kháng sinh 5-7 ngày. Theo thứ tự ưu tiên. - Doxycyclin 100mg. - Beta-lactam + acid clavulanic: Amoxicilin + acid clavulanic. - Fluoroquinolon  Tư vấn sau thủ thuật.  Hẹn khám lại sau 2 tuần [1,4,13]. 7
  17. 1.3. Một số yếu tố liên quan tới phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của phụ nữ. 1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học.  Tuổi:  Năm 1994, Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai ở kì thai thứ 2 tại Canada. Trong nghiên cứu này độ tuổi (tuổi trẻ) được đưa ra là một trong số các yếu tố như đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [25]. Trong tổng số 2771 phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần có đến 260 phụ nữa trong độ tuổi dưới 20, chiếm 9,4% và những đối tượng này có xu hướng đến phá thai với tuổi thai từ 17 đến 22 tuần nhiều hơn với 89,9%.  Trong một nghiên cứu năm 2020 Bekele Tesfaye và các cộng sự đã báo cáo tỷ lệ phá thai trong kì thai thứ 2 tại Ethiopia là 29.6% và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần ít hơn so với nhóm tuổi từ từ 15 đến 19 tuổi [38]. Nhóm phụ nữ từ 15 đến 19 tuổi có tỷ lệ tuổi thai khi vào viện từ 17 đến 22 tuần cao hơn nhóm tuổi thai từ 13 đến 16 tuần.  Nơi ở: Theo Guilbert và các cộng sự, tại Canada, những phụ nữ sống xa các cơ sở y tế có khả năng thực hiện các thủ thuật phá thai trên 200 km có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn 2,04 lần những phụ nữ sống gần các cơ sở y tế có thể thực hiện phá thai [25].  Nghề nghiệp:  Năm 2020 Bekele Tesfaye và các cộng sự đã báo cáo về mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tỷ lệ phá thai trong kì thai thứ 2 tại Ethiopia [38]. Phụ nữ làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao các nhóm nghề nghiệp khác. Điều này là do tài chính không đảm bảo nếu họ sinh con. Hơn nữa, các tổ chức hoạt động theo định hướng lợi nhuận tư nhân không bao giờ chịu cho nhân viên nghỉ thai sản quá lâu vì 8
  18. nó có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của họ.  Học sinh, sinh viên cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh năm 2019, có 7,7% đối tượng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần là học sinh, sinh viên [8]. Con số này con cao hơn trong nghiên cứu của Vũ Văn Du năm 2013 là 20% [7]. Tuổi thai khi vào viện của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên thường nằm trong nhóm từ 17 đến 22 tuần.  Tình trạng hôn nhân:  Theo Bekele Tesfaye và các cộng sự trong một nghiên cứu năm 2020 tại Ethiopia, phụ nữ chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ lớn phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần với 53,6% tổng số đối tượng nghiên cứu [38]. Phụ nữ độc thân rất dễ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần vì điều kiện kinh tế rất khó khăn và sự kỳ thị khiến việc làm mẹ đơn thân. Bên cạnh đó, tỷ lệ phá thai với tuổi thai từ 17 đến 22 tuần của nhóm phụ nữ độc thân cũng cao hơn tỷ lệ này ở nhóm đối tượng đã kết hôn.  Trong một số nghiên cứu tại Việt Nam, các tác giả cũng nhận thấy mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân với tỷ lệ phá thai muộn. Nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du và Lương Đức Ngư về hành vi phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cho thấy có 37,9% đối tượng nghiên cứu chưa có chồng [6]. Hay một nghiên cứu gần đây hơn vào năm 2019 của Nguyễn Thị Thúy Hạnh cũng đưa ra là 19% phụ nữ muộn chưa kết hôn [8]. 1.3.2. Yếu tố về gia đình, xã hội.  Số con sống hiện tại: Năm 1994, Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần tại Canada. Trong nghiên cứu này, những phụ nữ đã đã có các con trước đó có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn những đối tượng nghiên cứu chưa có con [25]. 9
  19.  Giới tính: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 chỉ ra rằng đã biết giới tính thai nhi là một yếu tố tương quan tới việc phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [8]. Nhóm biết giới tính thai nhi khi phá là con trai và con gái có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn so với nhóm chưa biết giới tính thai nhi là 38,6 và 34,1 lần. Khi phân tích riêng nhóm phụ nữ đã kết hôn, những phụ nữ chưa có con trai có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao gấp 3,4 lần nhóm đã có con trai. Đặc biệt, nhóm phá thai vì giới tính thai nhi có nguy cơ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao gấp 55,6 lần so với nhóm không vì giới tính. Điều này củng cố thêm cho lập luận, việc lựa chọn giới tính thai có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phá thai muộn, nhất là ở phụ nữ đã kết hôn.  Trình độ văn hóa:  Trong một điều tra năm 1994 của Guilbert và các cộng sự tại Canada đã cho thấy những phụ nữ có ít hơn 16 năm đi học có tỷ lệ phá thai ở kì thai thứ 2 cao hơn những phụ nữ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng [25]. Nghiên cứu năm 2006 của Drey và các cộng sự đã báo cáo một số yếu tố nguy cơ dẫn tới phá thai trong kì thai thứ 2 tại Hoa Kỳ, trong đó không thể không nói đến trình độ văn hóa, khi hầu hết phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần là do không phát hiện các dấu hiệu sớm của thai nghén nằm trong nhóm đối tượng có trình độ văn hóa thấp [22]. Nghiên cứu của Bekele Tesfaye và các cộng sự năm 2020 tại Ethiopia cho biết có đến 29,8% đối tượng nghiên cứu không biết đọc và viết [38].  Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra một số lí do khiến phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [24]. Đây là một nghiên cứu định tính trên 60 phụ nữ trong độ tuổi từ 14 đến 47 tới phá thai tại 5 cơ sở y tế ở 3 tỉnh Việt Nam. Trong đó, không nhận ra các dấu hiệu có thai trong 3 tháng đầu tiên vì thiếu những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, là một trong ba lý do lớn nhất được đưa ra khiến phụ nữ đi phá thai muộn. 10
  20.  Kinh tế gia đình: Nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du và Lương Đức Ngư đã cho thấy điều kiện kinh tế khó khăn chiếm 2,6% trong số các nguyên nhân dẫn đến hành vi phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần của đối tượng nghiên cứu [6].  Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế:  Guilbert và các cộng sự đã điều tra một số yếu tố tương quan với việc phá thai ở kì thai thứ 2 tại Canada năm 1994. Theo đó, những đối tượng nghiên cứu không có hoặc ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có tỷ lệ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn so với các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng [25].  Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các rào cản để tiếp cận dịch vụ sớm hơn cũng là lý do khiến phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần [24]. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến không chỉ khả năng tiếp cận dịch vụ y tế mà còn là thời gian tiếp cận các dịch vụ y tế cũng ảnh hưởng đến việc phá thai muộn. 1.3.3. Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa và các bệnh mạn tính.  Mắc các bệnh mạn tính: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 chỉ ra rằng nhóm đối tượng có rối loạn lo âu có khả năng phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần cao hơn gấp 3,9 lần so với nhóm đối tượng không có rối loạn lo âu [8].  Không sử dụng các biện pháp tránh thai:  Theo nghiên cứu năm 2015 của Vũ Văn Du có đến 60,8% phụ nữ đến phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần không sử dụng bất kỳ biện pháp tranh thai nào [6].  Một nghiên cứu khác năm 2007 của Gallo và cộng sự đã đưa ra rằng hơn một nửa số phụ nữ phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào [24]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2