intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích tác động của từng nhân tố tác động đến thanh khoản gồm các yếu tố vi mô (tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô NH (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)) và các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP (GGDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNEM)) đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần VN giai đoạn 2009 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LƯU NHƯ LAN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S TRẦN VƯƠNG THỊNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. i TÓM TẮT Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 2008 đã có tác động nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng. Kết quả là, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các Ngân hàng thương mại ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) được áp dụng trong phân tích với số liệu gồm 225 quan sát từ 25 Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản của Ngân hàng và suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động và tốc độ tăng trưởng GDP. Theo kết quả, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có tác động không ý nghĩa về mặt thống kê đến thanh khoản của ngân hàng. Do đó, việc quản lý thanh khoản ngân hàng ở Việt Nam cần chú ý đến những yếu tố tác động này.
  3. ii ABSTRACT The global economic and financial crisis in 2008 has had a tremendous effect the banking system, raising key questions about liquidity risk. As a result, after global financial crisis 2008, commercial banks increasingly emphasize the importance of liquidity risk management in daily operations, in which several factors impacts on liquidity. This paper is aimed to identify the key determinants of commercial banks’ liquidity in Vietnam, the random effect model (REM) is applied with data of 225 observations from 25 Vietnamese commercial banks in period 2009 to 2017. The results of panel data regression analysis showed that there is a positive link between banks’ liquidity and return on assets, inflation rate and unemployment rate. We have found negative influence of the share of own capital on total assets, ratio of total loans to total deposits and GDP growth rate. According to findings, size of banks and ratio of non-performing loan to total volume of loans have a insignificant impact on banks’ liquidity. Therefore, managing bank liquidity in Vietnam needs to pay attention to these characteristics.
  4. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lưu Như Lan, sinh viên lớp HQ2 – GE01, niên khóa 2014-2018, mã số sinh viên: 030630141250, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan: “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn”. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng ……, năm 2018 Kí tên Lưu Như Lan
  5. iv LỜI CÁM ƠN Sau khi kết thúc 4 năm học tại trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017” để làm luận văn tốt nghiệp. Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với lòng biết ơn chân thành nhất, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô, các tổ chức và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đầu tiên, cho tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Khoa Ngân Hàng nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện khóa luận này. Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trong suốt bốn năm học tại ngôi trường này đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong chuyên môn lẫn tư duy trong suốt quãng đời đại học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Vương Thịnh là giảng viên hướng dẫn của tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thầy luôn luôn tận tình chỉ bảo, dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn tôi từng bước. Không những thế, thầy còn tận tay chỉ từng lỗi sai, nghiêm khắc, thẳng thắn đưa ra ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để tôi nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ cho quá trình công tác của tôi sau này. Trân trọng! Lưu Như Lan.
  6. v XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  7. vi MỤC LỤC TÓM TẮT .........................................................................................................................i ABSTRACT .....................................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................xi DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xii DANH MỤC CÔNG THỨC ........................................................................................ xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................... 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 3 1.6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 6 2.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM .............................................................. 6 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 6 2.1.2. Cung cầu về thanh khoản của NHTM ......................................................... 7 2.1.3. Tầm quan trọng của tính thanh khoản đối với NHTM ................................ 9 2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của NHTM.................................... 9 2.1.5. Quản trị thanh khoản trong NHTM ........................................................... 13 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM .... 15 2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ........................................................... 15 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................... 18
  8. vii 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM ...................................................................... 20 2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vi mô đến tính thanh khoản của NHTM .................................................................................................... 20 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM .................................................................................................... 23 2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM ............................................................................ 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 30 3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 3.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu ....................................................................... 30 3.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu ......................................................................... 31 3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ KÌ VỌNG DẤU VỀ CÁC BIẾN ........................................................................................................................... 33 3.2.1. Biến phụ thuộc đại diện cho tính thanh khoản của NHTM ........................... 33 3.2.2. Các biến độc lập vi mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM ............. 34 3.2.3. Các biến độc lập vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM ............. 36 3.3. THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 40 3.3.1 Thu thập số liệu của các NHTM Việt Nam. ................................................... 40 3.3.2. Thu thập số liệu của các biến số vĩ mô ......................................................... 42 3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 47 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................................... 47 4.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH ...................................................................................... 50 4.3. KIỂM ĐỊNH SAU KHI LỰA CHỌN MÔ HÌNH ............................................... 53
  9. viii 4.3.1. Kiểm định thừa biến ...................................................................................... 53 4.3.2. Kiểm định khuyết tật mô hình ....................................................................... 56 4.4. PHÂN TÍCH DẤU CỦA CÁC BIẾN ................................................................. 59 4.4.1. Các biến độc lập vi mô .................................................................................. 59 4.4.2. Các biến độc lập vĩ mô .................................................................................. 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 67 5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 67 5.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ......................................................................................................... 68 5.2.1. Đối với các NHTM ........................................................................................ 68 5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ......................................................... 71 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG ................ 73 5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 73 5.3.2 Hướng mở rộng nghiên cứu ........................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 75 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 79
  10. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CAP The share of own capital on total Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài assets sản DN Doanh nghiệp FEM Fixed Effect Model Mô hình hồi tuy tác động cố định GGDP Growth rate of GDP Tốc độ tăng trưởng GDP INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát LDR Ratio of total loans to total Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy deposits động LQ Ratio of liquid assets to total Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng assets tài sản LQ2 Ratio of liquid assets to sum of Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng deposits and short-term borrowing tiền gửi và nợ ngắn hạn LQ3 Ratio of liquid assets to total Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng deposits tiền gửi NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NLP Net liquidity position Trạng thái thanh khoản ròng NPL Ratio of non-performing loan to Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho total volume of loans vay OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương nhỏ nhất REM Random Effect Model Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản SIZE Size of bank Quy mô Ngân hàng
  11. x TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần UNEM Unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp VN Việt Nam VIF Variance Inflation Factors Nhân tử phóng đại phương sai
  12. xi DANH MỤC BẢNG Số thư tự Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 – Giải thích các biến và kỳ vọng dấu của 37 từng biến 2 Bảng 3.2 – Danh sách các NHTM 41 3 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả các biến số 47 4 Bảng 4.2 – Kết quả hồi quy theo Pooled OLS 50 5 Bảng 4.3 – Kết quả hồi quy theo FEM 51 6 Bảng 4.4 – Kết quả kiểm định Likelihood ratio 52 7 Bảng 4.5 – Kết quả hồi quy theo REM 52 8 Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định Hausman 53 9 Bảng 4.7 – Kết quả kiểm định Wald cho biến SIZE 54 10 Bảng 4.8 – Kết quả ước lượng theo REM sau khi loại 54 bỏ biến SIZE 11 Bảng 4.9 – Kết quả kiểm định Wald cho biến NPL 55 12 Bảng 4.10 – Kết quả ước lượng theo REM sau khi loại 55 bỏ biến NPL 13 Bảng 4.11 – Ma trận tương quan 56 14 Bảng 4.12 – Kết quả VIF của các biến độc lập 57 15 Bảng 4.13 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến 59 độc lập vi mô 16 Bảng 4.14 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến 62 độc lập vĩ mô 17 Bảng 4.15 –Tổng hợp kết quả nghiên cứu 64
  13. xii DANH MỤC PHỤ LỤC Stt Tên phụ lục Trang 1 Phụ lục 1 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy 79 2 Phụ lục 2 – Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi 79 quy 3 Phụ lục 3 – Kết quả hồi quy theo Pooled OLS 79 4 Phụ lục 4 – Kết quả hồi quy theo FEM 80 5 Phụ lục 5 – Kết quả kiểm định Likelihood Ratio 81 6 Phụ lục 6 – Kết quả hồi quy theo REM (chưa loại bỏ biến không 81 cần thiết) 7 Phụ lục 7 – Kết quả kiểm định Hausman 82 8 Phụ lục 8 – Kết quả kiểm định Wald đối với biến SIZE 83 9 Phụ lục 9 – Kết quả hồi quy theo REM sau khi loại bỏ biến SIZE 83 10 Phụ lục 10 – Kết quả kiểm định Wald đối với biến NPL 84 11 Phụ lục 11 – Kết quả hồi quy mô hình theo REM sau khi loại bỏ 85 biến NPL 12 Phụ lục 12 – Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp 85 nhân tử phóng đại phương sai 13 Phụ lục 13 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc CAP 86 14 Phụ lục 14 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc LDR 86 15 Phụ lục 15 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc ROA 87 16 Phụ lục 16 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc GGDP 88 17 Phụ lục 17 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc INF 89 18 Phụ lục 18 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc UNEM 89 19 Phụ lục 19 – Tổng hợp số liệu đã thu thập của 25 NHTM 90
  14. xiii DANH MỤC CÔNG THỨC Số thứ tự Tên công thức Trang công thức (2.1) Chỉ số trạng thái thanh khoản ròng 7 (2.2) Chỉ số thanh toán ngắn hạn 10 (2.3) Chỉ số thanh toán nhanh 10 (2.4) Chỉ số thanh toán tiền mặt 11 (3.1) Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản 38 (3.2) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 38 (3.3) Quy mô Ngân hàng 38 (3.4) Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động 39 (3.5) Tỷ lệ nợ xấu 39 (3.6) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 39 (4.1) Nhân tử phóng đại phương sai 57 (4.2) Công thức thống kê d cải biên của Theil – Nagar 58
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những tổ chức tín dụng (TCTD) xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức có vai trò trung gian tài chính, nhận tiền gửi từ nguồn tiền nhàn rỗi sau đó cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân cần vốn, chủ yếu là dưới hình thức cho vay. Ngoài ra NHTM còn có chức năng tạo tiền, với chức năng này, hệ thống NHTM góp phần làm tăng tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của xã hội; bên cạnh đó, chức năng trung gian thanh toán cũng là một trong những chức năng quan trọng của NHTM, với chức năng này NHTM sẽ cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán tiện lợi đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng, nhờ đó khách hàng không phải giữ quá nhiều tiền trong túi, điều này giúp thúc đẩy lưu thông/ mua bán hàng hóa, đồng thời giúp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và tiết kiệm nhiều khoản chi phí cho đất nước. Ngoài ra, Ngân hàng (NH) còn giữ vai trò bão lảnh, đại lý và thực hiện chính sách. Do đó, có thể thấy NH được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của NH gần như bao trùm lên các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để vận hành tốt hệ thống NHTM, các NHTM cần hội tụ nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng và vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung và đất nước nói riêng. Tuy nhiên, với vai trò trung gian tài chính và trung gian thanh toán, NHTM đòi hỏi phải có tính thanh khoản tốt để đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân cho các khoản tín dụng của khách hàng đã cam kết. Có thể nói một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Khi NH không có khả năng cung ứng đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như thanh toán tức thời của khách hàng thì NH đó có tính thanh khoản kém, đối diện với rủi ro thanh khoản và có thể dẫn đến khả năng mất khả năng thanh toán. Tính thanh khoản càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
  16. 2 bùng nổ tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế toàn cầu. Vào thời điểm cuộc khủng hoàng 2008 có nhiều NH ở nhiều nước phá sản và một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng và phá sản này là do vấn đề thanh khoản. Do đó, từ sau cuộc khủng hoảng, vấn đề thanh khoản được đa số các NHTM quan tâm vì nó là một trong các yếu tố quyết định sự sống còn của các NHTM vì nếu NH không đủ vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản, mất uy tín và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của toàn hệ thống NH. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề thanh khoản của NH là vô cùng cần thiết đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đa số các NH đều rất chú tâm đến việc nâng cao khả năng thanh khoản. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017" để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là phân tích tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam (VN) giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến nay, thông qua ba mục tiêu trung gian: Mục tiêu 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản của NHTM và các yếu tố tác động đến tính thanh khoản NHTM. Mục tiêu 2: Phân tích tác động của từng nhân tố tác động đến thanh khoản gồm các yếu tố vi mô (tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô NH (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)) và các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP (GGDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNEM)) đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần VN giai đoạn 2009 - 2017. Mục tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích, nêu lên các khuyến nghị cho các NHTM VN và gợi ý chính sách cho cơ quan nhà nước trong quản lý nhằm tăng khả năng thanh khoản.
  17. 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: tính thanh khoản của NHTM và các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: 25 NHTM cổ phần VN. Gồm các NH: NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Công Thương Việt Nam, NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NH Quân Đội, NH Sài Gòn Thương Tín, NH Ngoại Thương Việt Nam, NH Á Châu, NH Quốc Dân, NH Sài Gòn – Hà Nội, NH An Bình, NH Bưu Điện Liên Việt, NH Hàng Hải Việt Nam, NH Kiên Long, NH Kỹ Thương Việt Nam, NH Nam Á, NH Phương Đông Việt Nam, NH Quốc Tế Việt Nam, NH Sài Gòn, NH Sài Gòn Công Thương, NH Tiên Phong, NH Việt Á, NH Việt Nam Thịnh Vượng, NH Xăng Dầu Petrolimex, NH Phát Triển TP.HCM, NH Đông Nam Á. Thời gian: Giai đoạn 2009 – 2017, là giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính 2008 cho đến cuối 2017, dữ liệu được lấy theo năm với số quan sát cho 25 NH là 225 quan sát. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết có liên quan đến đề tài. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ phần cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản. Từ đó tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Phương pháp định lượng: Áp dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel data) bằng các cách kết hợp: Pooled OLS, FEM, REM nhằm xem xét và phân tích tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 8.0. 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu định lượng sẽ góp phần thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến tính thanh khoản của các NHTM, giúp dễ dàng quản
  18. 4 lý thanh khoản và đo lường được các tác động cụ thể hơn. Cụ thể đề tài này thực hiện theo phương pháp định lượng có những đóng góp mới như sau: Một là, các nghiên cứu trước đây của VN chưa nghiên cứu sâu về việc đưa thêm biến vĩ mô (ngoài trừ tốc độ tăng trưởng GDP) vào mô hình. Còn trong nghiên cứu này, tác giả đưa ba biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp vào mô hình giúp tăng thêm tính chính xác hơn cho mô hình. Hai là, các biến đại diện cho tính thanh khoản không đơn thuần là chung chung cho doanh nghiệp (DN) mà nó được xây dựng dựa trên hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, nó sẽ đánh giá chính xác hơn cho tính thanh khoản của NH nói riêng. Ba là, số liệu thu thập được cập nhật hơn, cụ thể nghiên cứu muốn xem xét rằng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến nay các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến tính thanh khoản tại một số NHTM VN như thế nào. 1.6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương này đề tài sẽ nêu ra cơ sở cho việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tóm lược phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của NHTM. Chương này đề tài sẽ tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản và các yếu tố vi mô cũng như vĩ mô. Đồng thời, trình bày kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của NH. Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu Chương này đề tài nêu ra cơ sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu được thực hiện. Chương 4: Thực hiện và phân tích kết quả mô hình nghiên cứu
  19. 5 Chương này đề tài thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình, thực hiện hồi quy và kiểm định mô hình nghiên cứu đồng thời thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương này đề tài nêu tóm tắt lại các vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, những khuyến nghị cho các NHTM VN cũng như cơ quan Nhà Nước nhầm nâng cao khả năng thanh khoản. Đồng thời tác giả cũng trình bày các hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  20. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản và tổng quan về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Đồng thời, chương này cũng khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước về tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản NHTM. 2.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 2.1.1. Khái niệm Tính thanh khoản là mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường nhanh chóng mà giá bán của nó không giảm đáng kể. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một NHTM được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là NH có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà NH đang có. Theo định nghĩa của tài liệu Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervision 2008, thì thanh khoản là khả năng của NH tăng thêm tài sản nhằm đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không gây ra tổn thất cho NH. Sự khác biệt giữa thanh khoản với khả năng thanh toán của NHTM là ở tính chất thời điểm. NH sẽ vẫn còn có khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để chi trả các khoản chi phí. Tuy nhiên, nếu vào thời điểm các khoản nợ đến hạn mà NH không có khả năng thanh toán thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Như vậy, một NH bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh toán trong chừng mực hẹp và không kéo dài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2