intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển

Chia sẻ: Tl Upload | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

452
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty Thái Minh. Tìm hiểu, phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container của công ty để đưa ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH THỦY PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chu yên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xu yên, tháng 06 năm 2008
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chu yên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH THỦY Lớp: DH5 KD. Mã Số SV: DKD041641 Giảng viên hướ ng dẫn: ThS. ĐẶNG HÙNG VŨ Long Xu yên, tháng 06 năm 2008
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH T ẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn Thạc sĩ Đặng Hùng Vũ Người chấm, nhận xét 1: ………………………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: …………………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa lu ận đ ược bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ khóa luận Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2008
  4. LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đ ến tất cả giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người đã d ạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, quý báo cho tôi trong su ốt bốn năm qua. Chính quý thầy cô là người đã trang bị hành trang, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản làm nền tảng để tôi tự tin bước vào đời. Đạt đ ược kết quả như ngày hôm nay đối với tôi là sự thành công lớn của cả một quá trình cố gắng miệt mài, trau dồi của bản thân, trong đó phải kể đến công ơn dạy dỗ, chỉ dẫn, giúp đỡ, ủng hộ của biết bao nhiêu người, những công ơn này tôi xin ghi nhớ mãi. Ngoài ra, đ ể hoàn thành khóa lu ận tốt nghiệp này, công lao to lớn mà tôi mãi không quên là của thầy Đặng Hùng Vũ. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhưng thầy đã dành thời gian hướng dẫn, hiệu chỉnh và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ban lãnh đ ạo và toàn thể công nhân viên công ty cổ phần Thái Minh đã tạo điều kiện cho tôi vào thực tập tại đây, đặc biệt, đối với tất cả các anh, chị trong phòng chứng từ. Riêng anh Chu Hải Vân là những người đã chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp các tài liệu cần thiết để tôi ho àn thành khóa lu ận tốt nghiệp. Thêm vào đó, các anh, chị ở đây còn tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc, tham gia vào các công việc thực tế để có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải - giao nhận. Tiếp theo, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè đã ủ ng hộ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi cũng xin cảm ơn những ý kiến quý báo mà các b ạn đ ã đóng góp giúp tôi hoàn chỉnh hơn cho khóa luận của mình. Và kế tiếp, người mà tôi luôn ghi nhớ công ơn đó chính là cha mẹ. Cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập thật tốt. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc cho tất cả mọi người đều vui, khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong cu ộc sống! Sinh viên Nguyễn Thanh Thủy
  5. TÓM TẮT  Những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa, đ iển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đ ường biển. Trong xu thế chung đó, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ gia tăng thương mại rất đáng kể trong những năm gần đây, bên cạnh những cơ hội về mặt kinh tế mà thương mại thế giới đem lại, nước ta còn có một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên, là một nước có bờ biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thế giới. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đ ặc biệt bằng container. Nhận thấy được tiềm năng này, rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ vận tải – giao nhận đ ược thành lập ở Việt Nam, công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong những công ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận hàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Ngoài công việc kinh doanh thì việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên và hoàn thiện quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận cũng rất quan trọng, nó giúp cho việc kinh doanh của công ty thuận lợi hơn và ngày càng phát triển. Song song đó còn tạo và cũng cố được uy tín của công ty trên thị trường dịch vụ giao nhận. Nhận thấy được sự quan trọng này của quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng bằng container đường biển, tôi đ ã tiến hành phân tích quy trình này thông qua kết quả ho ạt động của công ty Thái Minh, từ đó tiến hành phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng nhập, hàng xu ất sau đó rút ra những khó khăn và thuận lợi mà công ty đang gặp phải khi thực hiện những quy trình này, cu ối cùng đưa ra những giải pháp nhằm để hoàn thiện quy trình. Nội dung của b ài nghiên cứu gồm các chương như sau: Chương 1: MỞ ĐẦU Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XNK TẠI CÔNG TY THÁI MINH Chương 4: P HÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XNK VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ Chương 6: KẾT LUẬN
  6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................ ................................ ............................... 1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.1 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Cấu trúc của bài nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN. .... 3 2.1 Giới thiệu chung về đại lý giao nhận hàng hóa................................................... 3 2.1.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận ..................................................... 3 2.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận ..................................................................... 3 2.1.3 Vai trò của người giao nhận ......................................................................... 4 2.1.4 Hoạt động của ngư ời giao nhận................................ ................................ .... 4 2.1.5 Mối quan hệ của ng ười giao nhận với các bên tham gia ............................... 5 2.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận ............................ 5 2.1.7 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận ................................ ............................... 7 2.2 Các lo ại container đ ường biển ........................................................................... 7 2.3 Những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa b ằng container ................................. 9 2.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa b ằng container .............................................. 10 2.5 Tổng quan về vận chuyển hàng hóa b ằng container ở Việt Nam ...................... 12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÁI MINH. .............................................. 14 3.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thái Minh. .... 14 3.2 Hoạt động và nhiệm vụ của công ty ................................................................. 14 3.2.1 Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................... 14 3.2.2 Nhiệm vụ của công ty.................................................................................. 16 3.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý ................................ ................................ ............... 17 3.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty ................................ ................................ ........... 17 3.3.2 Chức năng và các nhiệm vụ của phòng ban ................................................ 18 3.3.3 Số liệu tình hình lao động của công ty ................................ ........................ 19
  7. 3.4 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ............. 20 3.4.1 Tình hình kinh doanh giao nhận ................................................................. 20 3.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ................................ 22 3.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ....................... 23 3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................... 23 3.5.2 Khó khăn .................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER Đ ƯỜNG BIỂN. ...... 25 4.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xu ất ............................................................ 25 4.2 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng nhập ............................................................ 30 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ ....................... 36 5.1 Các thuận lợi, khó khăn về giao nhận và xử lý chứng từ trong vận chuyển hàng hóa b ằng container đường biển .............................................................................. 36 5.1.1 Thuận lợi .................................................................................................... 36 5.1.2 Khó khăn .................................................................................................... 36 5.1.3 Cơ hội ........................................................................................................ 36 5.1.4 Đe dọa ........................................................................................................ 37 5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ và hoàn thiện quy trình................. 37 5.2.1 Giao nhận hàng xuất khẩu .......................................................................... 37 5.2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu ......................................................................... 38 5.2.3 Một số giải pháp khác ................................................................................ 39 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN......................................................................................... 41 6.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan..................................... 41 6.2 Kết luận................................................................ ................................ ........... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ........................... i PHỤ LỤC .................................................................................................................... ii
  8. DANH MỤC BẢNG BẢNG 3.1: CÁC TUYẾN CHÍNH CÔNG TY TMC ĐANG CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG ................................ .................................................................16 BẢNG 3.2: CƠ CẤU SỐ LIỆU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMC.................20 BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA GIAO NHẬN HÀNG AIR .......22 BẢNG 3.4 TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN CỦA TMC…………...22 DANH MỤC HÌNH HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN .... 5 HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL .........................................................10 HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCL ................................ ........................11 HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT COR .......................................................................................17 HÌNH 4.1 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT ....................................25 HÌNH 4.2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG XUẤT .............27 HÌNH 4.3 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP .....................................30 HÌNH 4.4: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP ..............32 DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ 3.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT TẠI CÔNG TY TMC ................................................................................................20 BIỂU ĐỒ 3.2: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP TẠI CÔNG TY TMC ................................................................................................21
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT  B/L (Bill of lading): vận đơn đường biển CFS: trạm hàng lẻ C/Y: b ãi chứa container CIF (Cost, Insurece, Freight): giá cả, bảo hiểm, phí vận tải D/O (Delivery Order): lệnh giao hàng ETA (Estimated Time of Arrival): ngày đ ến ETD (Estimated Time of Departure): ngày đi FCL (Full Container Load): hàng nguyên container HB/L (House bill of loading) INV (Invoice): hóa đơn thương mại L/C (Letter of Credit): thư tín d ụng LCL (Less than a container load): hàng rời MB/L (Master Bill of Loading): vận đ ơn chủ NK: nhập khẩu P/L (Packing list): phiếu đóng gói S/A (Shipping advice): thông báo lô hàng nhập THAMICO: Thai Minh Company TMC: công ty Thái Minh TNHH: trách nhiệm hữu hạn XK: xu ất khẩu XNK: xu ất nhập khẩu
  10. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, là ngoại thương - một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và giữa các châu lục đ ã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa, đ iển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đ ường biển. Riêng đối với Việt Nam, khi đ ã là thành viên của Hiệp Hội Thương mại Quốc Tế (WTO), chúng ta lại càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bán quốc tế, về các phương thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa b ằng container đường biển, để có thể theo kịp tố c độ phát triển kinh tế của các nước trong tương lai. Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài - 3.260 km với nhiều sông lớn như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác, nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ biển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là rất lớn. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt b ằng container. Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container của thế giới, ở nước ta, trong những năm gần đây đ ã xu ất hiện nhiều công ty giao nhận cũng như đ ại lý hãng tàu. Công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong những công ty đ ược hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận hàng xu ất - nhập khẩu bằng container đường biển. Bên cạnh đó, trong những năm qua, công ty đ ã đạt đ ược nhiều kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Do đó, bằng những kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm thực tế đ ược tích lũy trong quá trình thực tập tại công ty Thái Minh, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích quy trình x ử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển” làm đ ề tài tốt nghiệp. Thông qua đ ề tài này, góp phần giúp cho quy trình xử lý bộ chứng từ của công ty thêm hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, cũng cố và nâng cao u y tín của công ty trên tất cả thị trường trong và ngoài nước. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm: - Phân tích hiệu quả ho ạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ho á xu ất nhập khẩu tại công ty Thái Minh. - Tìm hiểu, phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container của công ty đ ể đưa ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao hiệu qu ả của quy trình giao nhận hàng hóa b ằng container đ ường biển. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Công ty Thái Minh ho ạt động trên nhiều lĩnh vực từ năm 1994 cho đến nay. Tuy nhiên, b ài nghiên cứu này chỉ phân tích quy trình xử lý chứng từ đối với hàng hóa xu ất Trang 1 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  11. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container nhập khẩu bằng container đường biển của công ty cổ phần Thái Minh q ua các năm: 2004, 2005, 2006. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích từng quy trình liên quan đ ến những hoạt động của công ty Thái Minh. Từ đó đưa ra nhận xét và biện pháp thích hợp để cải thiện những khó khăn mà công ty gặp phải. Bên cạnh đó, nguồn số liệu đ ược sử dụng trong b ài nghiên cứu chủ yếu được tôi tham khảo từ các báo cáo của công ty thông qua việc cung cấp của nhân viên các phòng ban. 1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu Đề tài gồm 6 chương: Chương 1: Mở đầu : giới thiệu về bài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích từng quy trình liên quan đến những hoạt động của công ty Thái Minh. Chương 2 : Cơ sở lý luận : nêu những vấn đề cơ bản về lĩnh vực giao nhận b ao gồm khái niệm về giao nhận, người giao nhận, phạm vi dịch vụ giao nhận, vai trò, hoạt động người giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận, tác d ụng của nghiệp vụ giao nhận, các loại container đ ường biển, những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container, nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container và cuối cùng là tổng quan về vận chuyển hàng hóa b ằng container ở Việt Nam. Chương 3: Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận hàng XNK tại công ty Thái Minh: trong chương này tôi trình bày về quá trình hình thành và phát triển của công ty, hoạt động và nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và quản lý, phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, sau đó là đánh giá chung về tình hình ho ạt động kinh doanh của công ty. Chương 4 : Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng hóa XNK vận chuyển đường biển bằng container: b ao gồm phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xu ất và quy trình xử lý bộ chứng từ hàng nhập. Chương 5 : Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận và hoàn thiện quy trình xử lý bộ chứng từ: căn cứ vào những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của công ty, cùng với những yêu cầu, đòi hỏi trong các quy trình xử lý chứng từ kết hợp với những cơ hội, thách thức của ngành từ đó đ ưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ và hoàn thiện quy trình. Chương 6: Kết luận : là những kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan, cuối cùng là tóm tắt lại những gì đã trình bày trong bài nghiên cứu . Trang 2 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  12. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN. 2.1 Giới thiệu chung về đại lý giao nhận hàng hóa 2.1.1 Khái niệm về giao nhận, ng ười giao nhận  Giao nhận: Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đ ến vận tải nhằm đưa hàng đến đích an toàn, là d ịch vụ hải quan, là dịch vụ có liên quan đến vận tải có, là thuê mướn người vận tải, cũng có thể là người vận tải có phương tiện vận tải, có thể tham gia vận tải. Còn có thể định nghĩa giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên qu an đ ến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đ ến quá trình chuyên chở đó. Như vậy, giao nhận là một ngành mang tính chất đặc thù nằm trong khâu lưu thông và phân phối hàng hóa.  Người giao nhận : Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay b ất cứ một người nào khác có đăng ký kinh doanh d ịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như biết kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải khác nhau, biết tận dụng tối đa phương thức, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ gom hàng và biết kết hợp giữa vận tải - giao nhận – XNK. Ngoài ra, còn liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đ ến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đ ại lý tàu, bảo hiểm, ga, cảng... 2.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận - Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng. - Tổ chức xếp dỡ hàng hóa. - Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thu ê tàu, lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc. - Làm thủ tục hải quan. - Mua b ảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán. - Lo liệu việc lưu kho hàng hóa (nếu cần) và b ảo quản hàng hóa. - Cân đo hàng hóa. - Nhận hàng và giao hàng. - Thu xếp chuyển tải hàng hóa. - Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp. - Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu b ãi... - Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải. Trang 3 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  13. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Thông báo tổn thất với người chuyên chở. 2.1.3 Vai trò của người giao nhận  Người môi giới hải quan: Nhiệm vụ của người giao nhận là làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người XK hoặc người NK tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK, NK đ ể khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.  Đại lý: (Agent) Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Ngày nay, người giao nhận còn được quyền nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,...trên cơ sở hợp đồng ủy thác.  Người gom hàng (Cargo Consolidator): Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, d ịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải.  Người chuyên ch ở : Ngày nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng từ nơi này đến nơi khác. 2.1.4 Hoạt động của ng ười giao nhận  Thay mặt người gửi hàng - Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, hãng tàu thích hợp và có uy tín để chuyên chở hàng hóa cho người gửi hàng. - Cung cấp đơn giá liên quan đ ến việc chuyên chở, từ đó giúp nhà XK lập phương án giá XK. - Nhận hàng, cấp chứng từ đã nhận hàng để gửi đi hay cấp House B/L. - Thu xếp việc lưu kho nếu được uỷ thác. - Khai báo hải quan về hàng xu ất khẩu, thu xếp và chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho lô hàng như: giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy tờ hải quan,.. - Thanh toán cước vận chuyển và chi phí liên quan. - Theo dõi quá trình vận chuyển cho tới khi hàng đến tay người nhận, thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải. - Thu xếp chuyển tải hàng hoá.  Thay mặt người nhận hàng - Giám sát lô hàng trong quá trình chuyên chở. - Khi tàu về đến cảng, nhận lệnh giao hàng từ người chuyên chở. Trang 4 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  14. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Khai báo hải quan về lô hàng nhập, và nhận hàng từ người chuyên chở. - Thanh toán cước phí và các chi phí khác. - Thu xếp việc chuyên chở hàng hoá đến tận kho hay người nhận hàng. 2.1.5 Mối quan hệ của ng ười giao nhận với các bên tham gia Cơ quan quản lý XNK - Cơ quan cấp giấy phép XNK - Hải quan - Cơ quan y tế, kiểm dịch - Cảng vụ - Thuế vụ - Lãnh sự, phòng thương mại Người nhận (nhập) Người giao nhận Người gửi (xuất) - Tổ chức dịch vụ Cảng Đại lý giao nhận - Công ty vận tải - Đại lý tàu biển - Công ty bảo hiểm - Cơ quan giám định và kiểm nghiệm - Cung ứng tàu biển - Chủ kho bãi - Ngân hàng và các tổ chức tài chính HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN 2.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận  Quyền và ngh ĩa vụ của người giao nhận - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký hợp đồng, nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo nga y cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. - Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. - Người giao nhận có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại đến Trang 5 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  15. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container phương tiện vận chuyển. Có quyền d ùng b ất cứ phương tiện nào đ ể chuyên chở hàng hóa.  Trách nhiệm của người giao nhận - Khi người giao nhận là đại lý + Khi người giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, anh ta phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ su ất của mình hay người làm thuê cho mình. + Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chu yên chở, hoặc người giao nhận khác…, nếu anh ta chứng minh được là đ ã lựa chọn cẩn thận. - Khi người giao nhận là người chuyên chở chính + Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. + Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải củ a chính mình mà còn trong trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên b ằng phương tiện và người của mình hoặc của người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.  Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh do lỗi của khách hàng ho ặc của người đ ược khách hàng ủ y quyền. - Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng ho ặc người đ ược khách hàng ủ y quyền. - Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp. - Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủ y quyền thực hiện việc xếp/dỡ hàng hóa. - Do khuyết tật của hàng hóa, do có đ ình công và các trường hợp bất khả kháng khác.  Giới hạn trách nhiệm - Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các b ên có thỏa thuận khác trong hợp đồng. - Người làm dịch vụ hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình gây ra. - Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm khi không nhận đ ược thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc (không tính chủ nhật Trang 6 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  16. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container và ngày lễ), kể từ ngày giao hàng. - Ngoài ra, người làm d ịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ không phải chịu trách nhiệm khi không nhận được thông báo bằng văn b ản về việc bị kiện tại trọng tài ho ặc tòa án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng. 2.1.7 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận  Tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả - Doanh nghiệp XNK sẽ giảm được chi phí cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn, đảm bảo thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, sự luân chuyển hàng hóa được thông suốt. - Giảm đ ược chi phí kho hàng do sử dụng kho của người giao nhận hay kho của người giao nhận thu ê, từ đây ta có thể giảm đ ược giá thành hàng hóa XNK, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. - Nhà kinh doanh có thể lựa chọn phương thức, d ịch vụ tốt nhất với giá cả phù hợp để hàng hóa được đến nơi an toàn.  Giảm chi phí vận tải - Do người giao nhận có chuyên môn sâu, cho nên họ thực hiện công việc rất nhanh chóng và đạt hiệu quả cao do họ có thể kết hợp được nhiều phương thức vận tải để thực hiện một chuyến hàng. - Tận dụng đ ược dung tích, trọng tải của công cụ và phương tiện vận tải nhờ vào nghiệp vụ gom hàng. - Họ có quan hệ tốt với các tổ chức có liên quan đ ến q uá trình vận tải hàng hóa như: công ty vận tải, công ty bảo hiểm, kho, cảng... - Người giao nhận có khả năng kết hợp đ ược giữa vận tải, giao nhận và XNK. - Giao nhận là quá trình phức tạp, nó vừa đòi hỏi giải quyết đồng thời một lúc hai công việc đối nội và đối ngoại. Do vậy, ngo ài những nhân tố trên, giao nhận muốn đạt hiệu quả tốt thì cần phải có: - Thời gian giao nhận hợp lý : + Rút ngắn đ ược thời gian giao nhận sẽ giảm đ ược chi phí, mất mát, hư hỏng về hàng hóa. + Tránh ứ đ ọng vốn, tranh thủ thị trường, giảm thời gian lưu kho bãi, thời gian lập chứng từ và giảm thời gian giám định kiểm tra hàng hóa. - Giao nhận chất lượng tốt: giao nhận phải đảm bảo chính xác, có khả năng đáp ứng cao đối với yêu cầu giao nhận và đảm bảo an toàn cho hàng hóa. 2.2 Các loại container đường biển Container có thể được phân loại làm 2 cách:  Phân loại theo cách sử dụng - Container bách hoá (General Cargo Container) Dùng đ ể chở hàng khô, có bao bì nên còn gọi là container hàng khô (Dry cargo container). Vì hàng không cần phải bắt buộc ở một nhiệt độ nhất định trong container nên container có hình dáng như một toa xe thùng có cửa đóng mở và có mui, được dùng nhiều nhất trong các loại container. - Container nhiệt độ (Thermal container) Trang 7 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  17. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container Được thiết kế dùng đ ể chứa loại hàng đ ặc biệt đòi hỏi nhiệt độ ở bên trong container phải ở một mức nhất định, nên vách và mái thường bọc xốp để giảm nhiệt độ bên trong container tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhiệt độ ngoài trời. Có 3 loại container nhiệt độ: + Container lạnh (Refrigerated/ Reefer container): Được thiết kế cho vận chuyển hàng cần giữ độ lạnh cao như thịt, cá, tôm…Có các loại máy làm lạnh được đặt bên trong container và cũng có loại d ùng hơi lạnh được cung cấp qua ống dẫn từ máy làm lạnh bên ngoài. + Container cách nhiệt (Insulated Container): Dùng chở rau trái, dược phẩm…có kết cấu cách nhiệt giữ độ mát, ngăn nhiệt độ gia tăng và thường dùng đá lạnh làm nguồn dây mát. + Container thông gió (Ventilated container): Có các lỗ thông gió ở thành vách dọc hoặc thành vách mặt trước container giúp rau quả bên trong container trao đổi không khí dễ d àng và khỏi bị hư trong thời gian vận chuyển nhất định. - Container đ ặc biệt (Special container) : dùng vận chuyển hàng đặc biệt gồm các kiểu: + Container hàng khô rời (Dry bulk container) đ ược thiết kế đặc biệt để chứa hàng khô: ngũ cốc, phân bón… + Container bồn (Tank container) dùng vận chuyển chất lỏng như: rượu, hóa chất, thực phẩm… + Container mái mở (Open top container): dùng vận chuyển máy móc hoặc gỗ có thân dài. + Container mặt bằng (Platform container) dùng chở hàng nặng: thiết bị máy, sắt thép… + Container mặt bằng có vách hai đầu (Platfrom based container). + Container vách dọc mở (Side open container). + Container chở xe hơi (Car container): dùng chở xe hơi, có thể xếp b ên trong container 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe. + Container chở súc vật (Live-stock/ Pen container): đ ể chở thú hay gia súc. + Container chở da sống (Hide container): đ ể chở da thú sống có mùi nặng và đ ộ ẩm cao, đòi hỏi nhiều điều kiện vệ sinh. + Container sức chứa lớn (High Cubic container): dùng để hàng cồng kềnh có hệ số xếp dỡ cao.  Phân loại theo vật liệu chế tạo  Container thép (Steel container)  Ưu điểm: - Kín nước, ít rò rỉ và ít biến dạng. - Bền chắc, ít hư khi va chạm. - Dễ sửa, dễ mua. - Giá thành thấp so với nhôm và nhựa.  Nhược điểm: Trang 8 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  18. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Tốn sức bảo dưỡng vì thép tương đ ối bị ăn mòn. - Trọng lượng vỏ thép tương đố i nặng.  Container nhôm (Aluminium Container)  Ưu điếm: - Trọng lượng vỏ container nhẹ, thể tích chứa hàng nhiều. - Có dáng ngoài đẹp, ít bị ăn mòn.  Nhược điểm: - Rách khi bị va đập. - Giá thành cao do nhôm đ ắt.  Container chất dẻo - Dung tích chứa hàng lớn hơn. - Hơi nước ít đọng bên trong, hạn chế thiệt hại do nước đọng. - Chống ăn mòn tốt hơn. 2.3 Những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container Vận tải container ngày càng phát triển mạnh vì đ ã mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia:  Đối với chủ hàng - Hàng được bảo vệ tránh được các tổn thất, hư hỏng, mất mát xảy ra trong lúc vận chuyển. - Tiết kiệm đ ược chi phí do giảm thiểu được thời gian kiểm đếm hàng, giúp cho việc giảm sát được tốt hơn, đồng thời làm cho việc chuyển tải nhanh hơn. - Làm giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục trung gian trong lúc vận chuyển nội địa nên tiết kiệm đ ược chi phí điều hành lúc lưu thông. - Hàng được luân chuyển tiện lợi, nhanh, tạo điều kiện giúp cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.  Đối với chủ tàu - Rút ngắn thời gian tàu đậu tại cảng xếp dỡ hàng, tăng nhanh vòng quay khai thác tàu, tạo thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức. Giảm được các khiếu nại từ phía chủ hàng về các hư hỏng hàng xảy ra trong lúc vận chuyển. - Giúp cho người vận tải tận dụng đ ược tối đa trọng tải và dung tích tàu, nâng cao hiệu quả khai thác.  Đối với đại lý vận tải Tạo cơ hội thực hiện chức năng như là một người vận chuyển không khai thác tàu, cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ thu gom hàng lẻ, dịch vụ từ kho đến kho, dịch vụ phát hàng. Trang 9 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  19. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container 2.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container  Gởi hàng đầy và nhận đầy container FCL/FCL (FCL: Full Container Load) Người gởi hàng có lượng hàng với tính chất giống nhau, đủ chứa đầy một hay nhiều container, nên thuê cả một hay nhiều container để gởi hàng. Hãng tàu cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng đóng hàng tại kho riêng ho ặc tại bãi. Container được niêm phong kẹp chì sau khi đã làm thủ tục hải quan kiểm hoá Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đã đ ược niêm phong kẹp chì đ ến bãi chứa container (C/Y) của người vận chuyển để chờ xếp hàng Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi chứa của mình Tại bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu chi phí lo thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL Quy trình: - Container do người vận tải cung cấp được chủ hàng đóng hàng tại kho riêng hoặc tại bãi container. Sau đó, container được niêm phong kẹp chì sau khi đ ã làm thủ tục hải quan kiểm hóa. - Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đ ã đ ược niêm phong kẹp chì đ ến b ãi chứa container của người vận chuyển để chờ xếp lên tàu. - Tại cảng đến, người vận chuyển sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi chứa của mình. - Từ b ãi container, người nhận hàng ho ặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu chi phí lo thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng. Trách nhiệm các bên:  Người gởi hàng (Shipper) - Vận tải hàng của mình từ kho hay nơi chứa hàng đến bãi chứa container của cảng gởi. - Đóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót. - Ghi ký mã hiệu và d ấu hiệu chuyên chở. - Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan. Trang 10 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
  20. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Chịu mọi chi phí liên quan đ ến việc làm trên.  Người nhận hàng (Consignee) - Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. - Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng. - Nhanh chóng rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình đ ể hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở kịp lúc, tránh bị phạt.  Người vận chuyển (Carrier) - Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ người gởi tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả cho người nhận tại bãi chứa ở cảng đến. - Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gởi lên tàu chở đ i, kể cả việc sắp xếp hàng trên tàu. - Dỡ hàng từ tàu xuống b ãi chứa ở cảng đến. - Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp. - Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xu ống tàu.  Gởi hàng lẻ, nhận hàng lẻ LCL/LCL (LCL: Less than a container load) Người gởi hàng vì không đủ lượng hàng để xếp đầy container gởi nên phải gởi hàng lẻ. Người kinh doanh vận chuyển hàng lẻ đ ược gọi là người gom hàng (Cosolidator) sẽ tập trung các lô hàng của nhiều chủ hàng rồi sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong cặp chì theo quy đ ịnh của thủ tục xuất khẩu và hải quan, xếp container xuống b ãi chứa ở cảng đến và giao hàng cho người nhận. Người gom hàng nhận nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau gom vào kho CFS Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình Người vận chuyển xếp container lên tàu Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm hàng lẻ đ ể rút hàng Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu) HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCL Trang 11 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2