intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: Cái Gì | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

103
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tập trung luận giải và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng. Đồng thời nghiên cứu các nội dung liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng áp dụng với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNNo&PTNT VN nói riêng,... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> ---o0o---<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> ĐỀ TÀI:<br /> <br /> PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN<br /> HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br /> NÔNG THÔN VIỆT NAM<br /> <br /> SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN DUY KHANH<br /> MÃ SINH VIÊN<br /> <br /> : A16384<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH<br /> <br /> : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> ---o0o---<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> ĐỀ TÀI:<br /> <br /> PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN<br /> HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br /> NÔNG THÔN VIỆT NAM<br /> <br /> Giáo viên hướng dẫn<br /> <br /> : TS. Nguyễn Thị Thúy<br /> <br /> Sinh viên thực hiện<br /> <br /> : Nguyễn Duy Khanh<br /> <br /> Mã sinh viên<br /> <br /> : A16384<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : Tài chính – Ngân hàng<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo,<br /> Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó,<br /> em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học<br /> Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể<br /> hoàn thành bài khóa luận này.<br /> Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển<br /> nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã<br /> tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này.<br /> Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài<br /> khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo<br /> của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.<br /> Em xin chân thành cảm ơn!<br /> <br /> Sinh viên<br /> <br /> Nguyễn Duy Khanh<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Nhìn nhận trên giác độ tăng trưởng và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được<br /> những tiến bộ quan trọng trong hai thập kỷ qua. Có thể nói đó là những thành tựu hết sức ấn<br /> tượng, góp phần cải thiện mức sống của người dân khá rõ rệt. Một trong những động lực<br /> chính cho sự tăng trưởng và phát triển là việc thực hiện những cuộc cải cách kinh tế, khởi<br /> xướng việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường<br /> định hướng XHCN. Khu vực tài chính đóng vai trò quan trọng và trở thành trung tâm cho<br /> những nỗ lực nhằm cải cách nền kinh tế Việt Nam. Việc hình thành một khu vực tài chính<br /> mang tính thị trường đã cải thiển đáng kể hoạt động huy động vốn, đa dạng hoá các loại hình<br /> dịch vụ ngân hàng và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong nền kinh tế. Với những cải cách<br /> hiện thời và trong tương lai tới khu vực tài chính sẽ hy vọng vào một sự thay đổi sâu sắc<br /> nhằm tạo ra một cơ cấu phù hợp hơn với mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam.<br /> Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế và luôn giữ vai trò vô cùng quan<br /> trọng. Trong những năm qua, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu<br /> đáng khích lệ như góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực thi hiệu quả chính sách tiền<br /> tệ quốc gia,…Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là điều khó tránh<br /> khỏi, đặc biệt là rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng bởi nó có khả năng<br /> gây ra phản ứng dây truyền lây lan và càng ngày càng biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của một<br /> ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, có thể lan<br /> rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia thậm chí là cả khu vực và toàn cầu.<br /> Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính Ngân hàng sẽ luôn phải đối mặt với sự<br /> cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát điểm của<br /> các Ngân hàng trong nước thấp hơn so với trung bình trong khu vực nên việc tập trung phát<br /> triển và quan tâm đến lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này đã khiến cho công tác<br /> quản lý rủi ro của các Ngân hàng dường như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây<br /> dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đó là nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ xấu cũng như<br /> nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại<br /> hầu hết các NHTM hiện nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam<br /> (NHNNo&PTNT VN) cũng không phải ngoại lệ bởi bản thân ngân hàng là một định chế tài<br /> chính hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông với hoạt động tín dụng là chủ đạo (chiếm tỷ<br /> trọng 90% trong tổng thu nhập Ngân hàng). Do vậy, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có<br /> ý nghĩa quyết định đến sự đi lên của NHNNo&PTNT VN.<br /> Trước thực tiễn yêu cầu như trên, tác giả đã chọn vấn đề: “ Phòng ngừa rủi ro tín<br /> dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu<br /> cho khoá luận của mình.<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br /> Luận giải và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói<br /> chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.<br /> Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng áp dụng với các<br /> NHTM Việt Nam nói chung và NHNNo&PTNT VN nói riêng<br /> Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với phân tích thực trạng và đặc thù hành động của<br /> NHNNo&PTNT VN để xây dựng một chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, từ đó<br /> đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của<br /> NHNNo&PTNT VN góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông<br /> thôn theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập và<br /> phát triển.<br /> 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt<br /> Nam.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Tâp trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro<br /> tín dụng của NHNNo&PTNT VN giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Từ đó đề xuất các<br /> kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại<br /> NHNNo&PTNT VN.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoá luận này bao gồm: phương<br /> pháp thu thập dữ liệu, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp… kết hợp với<br /> những minh hoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho nghiên cứu trở nên trực quan<br /> hơn.<br /> 5. Kết cấu của đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.<br /> Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông thôn Việt Nam.<br /> Chương 3: Giải pháp phòng ngừa trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2