intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được những điểm mạnh và nhận diện được những hạn chế tồn tại trong SXKD của HTX; trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD chè của HTX chè Thịnh An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ HƯƠNG TUYỀN Tên đề tài: TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ CHÈ THỊNH AN TẠI THỊ TRẤN SÔNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ HƯƠNG TUYỀN Tên đề tài: TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ CHÈ THỊNH AN TẠI THỊ TRẤN SÔNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” được nghiên cứu và thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin có sắn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc, đa số các thông tin thu thập từ điều tra thực tế các hộ ở địa phương. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học viên nào. Thái Nguyên, ngày..… tháng... .năm 2019 Sinh viên Lý Hương Tuyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa cùng với các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến ThS. Đỗ Hoàng Sơn đã hướng dẫn tận tình trong quá trình làm đề tài, một lần nữa xin cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khỏe. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến HTX chè Thịnh An, toàn thể bà con nhân dân xóm 9 và UBND thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã tạo điền kiện giúp đỡ và cung cấp những số liệu cần thiết cho tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu tại địa phương. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khóa luận. Vì vậy khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2019 Sinh viên Lý Hương Tuyền
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của HTX .............................. 33 Bảng 3.2: Tình hình đầu tư vốn SXKD của HTX Thịnh An .......................... 34 Bảng 3.3: Chi phí cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ...................... 35 Bảng 3.4: Doanh thu từ hoạt động sản xuất chè của HTX năm 2017 ............ 36 Bảng 3.5: Lợi nhuận từ kinh doanh chè của HTX chè Thịnh An ................... 37 Bảng 3.6: Phân tích SWOT của HTX chè Thịnh An ...................................... 45
  6. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức HTX chè Thịnh An....................................... 29 Hình 3.2: Kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ tại thị trấn Sông Cầu ......................................................................................... 38
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CLT Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan 2 DN Doanh nghiệp 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 HTX Hợp tác xã 5 ICA Liên minh hợp tác xã quốc tế 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 SX Sản xuất 9 SXKD Sản xuất kinh doanh
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ............................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4 1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4 1.3.2. Phương pháp thực thực hiện ................................................................... 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6 1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 6 1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 6 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7 2.1.1. Một số vấn đề về hợp tác xã.................................................................... 7 2.1.2. Một số vấn đề về HTX nông nghiệp ..................................................... 10 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nước trên thế giới .................. 13 2.2.2. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam ............................. 19 PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 26 3.1. Khái quát chung về HTX chè Thịnh An .................................................. 26 3.1.1. Những thông tin cơ bản về HTX chè Thịnh An ................................... 26
  9. vii 3.1.2. Tổ chức bộ máy HTX ........................................................................... 28 3.1.3. Những thành tựu đạt được của HTX ..................................................... 29 3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh tại HTX chè Thịnh An .... 30 3.2. Đánh giá đầu tư, lợi nhuận trong SXKD của HTX chè Thịnh An........... 32 3.2.1. Tình hình đầu tư nhà xưởng và diện tích vùng chè của HTX Thịnh An......32 3.2.2. Đầu tư trang thiết bị tại HTX chè Thịnh An ......................................... 32 3.2.3. Tình hình đầu tư vốn cho SXKD tại HTX chè Thịnh An ..................... 34 3.2.4. Chi phí hàng năm của HTX .................................................................. 35 3.2.5. Kết quả sản xuất của HTX chè Thịnh An ............................................. 36 3.3. Đánh giá quá trình trải nghiệm và bài học rút ra từ thực tiễn .................. 38 3.3.1. Tham gia vào quá trình sản xuất chế biến trong HTX .......................... 38 3.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển HTX chè ............................. 42 3.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân rút ra từ thực tế trải nghiệm ..... 43 3.3.4. Quy trình sản xuất và bài học rút ra trong chế biến chè tại HTX Thịnh An......44 3.4. Đánh giá SWOT và đề xuất giải pháp cho phát triển HTX chè Thịnh An .....45 3.4.1. Phân tích SWOT của HTX chè Thịnh An ............................................ 45 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển HTX chè Thịnh An ............... 46 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 51 4.1. Kết luận .................................................................................................... 51 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52 4.2.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền ....................................................... 52 4.2.2. Đối với HTX ......................................................................................... 53 4.2.3. Đối với địa phương ............................................................................... 53 4.2.4. Đối với hộ nông dân .............................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hộ nông dân trồng chè trên cả nước nói chung, hộ nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng quy mô sản xuất (SX) thường nhỏ, chủ yếu sử dụng lao động gia đình với kỹ thuật canh tác thủ công. Trong một nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh khốc liệt, đầy biến động, rủi ro thì các hộ nông dân sản xuất chè thường thua thiệt trong tiêu thụ sản phẩm, do hạn chế trong áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và chế biến, chi phí sản xuất cao, quản lý chất lượng sản phẩm kém và khâu quản bá tiêu thụ sản phẩm ít được chú trọng. Đặc trưng của SX chế biến chè mang tính hàng hóa rất cao, dù ở quy mô nông hộ, vì vậy mức độ phụ thuộc vào thị trường rất lớn. Liên kết với nhau để cùng hình thành nên các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) sẽ góp phần khắc phục tính nhỏ lẻ, manh mún của hộ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở tham gia các tổ hợp tác, nhất là tham gia hợp tác xã, thông qua các tổ chức này, nhờ lợi thế của quy mô (economy of scale), hộ trồng chè sẽ có được vị thế thuận lợi hơn nhiều trong liên kết với các doanh nghiệp, cung ứng vật tư, thu mua chè nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu chè, giảm được chi phí giao dịch, tránh bị ép giá. Liên kết giữa các hộ trồng chè thông qua HTX, các hộ mua được các vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng với giá mua thấp, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất từ các doanh nghiệp (DN), tạo ra vùng nguyên liệu chè có chất lượng đồng đều, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, có xuất sứ địa lý rõ ràng. Nhờ đó sản phẩm chè sau chế biến có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế một cách vững bền với hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng chè.
  11. 2 Thái Nguyên - tỉnh nổi tiếng với cây chè đặc sản, hiện có trên 17000 ha chè, tạo ra giá trị thu nhập khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm, chiếm gần 15% giá trị sản xuất nông nghiệp(SXNN) của tỉnh. Sản lượng chè búp tươi hàng năm của tỉnh đạt khoảng 125 đến 140 nghìn tấn. Tuy vậy, SX lượng chè chế biến công nghiệp chỉ đạt từ 20-25% tổng sản lượng chè búp tươi, còn lại chủ yếu được sơ chế, chế biến theo quy mô hộ. Hầu hết các công ty chế biến chè ở Thái Nguyên hiện nay chưa có hợp đồng chặt chẽ với nông dân và cũng chưa có doanh nghiệp nào cam kết bao tiêu sản phẩm ổn định cho bà con. Tóm lại trong nền kinh tế thị trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế, liên kết giữa các hộ trồng chè trong SX, tiêu thụ chè giúp đảm bảo lợi ích cho các hộ trồng chè và các bên liên quan nhằm đảm bảo phát triển ngành chè bền vững là hết sức cần thiết. Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du, miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, với đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Sau hơn 10 năm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên cho SX chè đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt từ khâu giống, kỹ thuật chăm sóc, chế biến từ đó chất lượng chè đã được nâng lên. Trong quá trình hình thành các vùng chuyên canh chè, nhiều HTX chè cũng được hình thành, tuy nhiên nhiều HTX chè tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả hạn chế, chưa giải quyết tốt được vấn đề đầu ra cho sản phẩm chè tại cho các thành viên HTX. Các câu hỏi cấp thiết cần có câu trả lời đặt ra hiện nay là: Tại sao hiệu quả hoạt động SXKD của các HTX chè chưa cao? Trong khâu tổ chức HTX có những hạn chế gì? Hoạt động SXKD được triển khai như thế nào? Những khó khăn trong đầu tư phát triển là gì? Các nguồn lực của HTX được quản lý, phát triển và sử dụng như thế nào? Khả năng phát triển của các HTX chè đến đâu? Làm sao để các HTX chè đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo thu nhập và việc làm ổn định cho các thành viên HTX?
  12. 3 Để góp phần trả lời các câu hỏi cấp thiết đặt ra ở trên đối với các HTX chè, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được những điểm mạnh và nhận diện được những hạn chế tồn tại trong SXKD của HTX. Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD chè của HTX chè Thịnh An. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ - Tìm hiểu được thực trạng công tác tổ chức và hoạt động SXKD của HTX Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Có được những kiến thức, kỹ năng và những bài học kinh nghiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại HTX chè Thịnh An về công tác tổ chức và hoạt động SXKD của HTX chè. - Phân tích được những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An. - Đề xuất được một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An. 1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Có được ý thức kỷ luật trong công việc, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của HTX trong thời gian thực tập. - Chủ động sẵn sàng trong các công việc của HTX, tham gia hỗ trợ các xã viên HTX trong các khâu sản xuất.
  13. 4 - Tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, kịp thời, làm đến nơi đến chốn để đạt kết quả tốt nhất các phần việc được giao khi thực tập tại HTX. 1.2.2.3. Về kỹ năng làm việc - Học được kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch một cách khoa học. - Nâng cao được kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng hỗ trợ nhau trong công việc để đạt mục tiêu HTX đề ra. 1.2.2.4. Về kỹ năng sống - Có được sự tự tin trong công việc, trong giao tiếp và biết cách sống hòa đồng cùng với mọi người tại cơ sở thực tập. - Tạo được tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi công việc giúp cho việc tự lập sau khi ra trường. - Biết lắng nghe học hỏi từ những lời khuyên của người khác. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của HTX. - Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phương thức tổ chức hoạt động sản xuất của HTX. - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. - Đề xuất các giải pháp về tổ chức, về sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX chè Thịnh An. 1.3.2. Phương pháp thực thực hiện - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Đề tài thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các cơ quan tổ chức tại huyện Đồng Hỷ, tại UBND thị trấn Sông Cầu, tại HTX Thịnh An và các thông tin, số liệu trên các sách báo, internet. Các thông tin số liệu thứ cấp chính cần thu thập bao gồm:
  14. 5 + Thông tin có liên quan đến HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. + Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Sông Cầu. + Các thông tin số liệu có liên quan đến tình hình SXKD chè trên địa bàn nghiên cứu. + Thông tin về tổ chức, về hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An. - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ HTX chè Thịnh An, để thu thập số liệu sơ cấp, tôi đã sử dụng phương pháp chủ yếu sau: + Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với giám đốc HTX chè Thịnh An để tìm hiểu về quá trình hình thành, triển khai, thực hiện mô hình kinh tế HTX, những thông tin về tình hình cơ bản của HTX như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, số thành viên, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động SXKD của HTX như: Tình hình các khoản chi, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, cách thức tổ chức sản xuất, cách thức quản lý. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lại. + Trực tiếp tham gia trải nghiệm quá trình SX: Trực tiếp tham gia vào quá trình SX của HTX như: thu hái chè, vò, sao chè (là héo), đóng gói, thu gom chè tươi. Từ đó dánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà HTX gặp phải trong quá trình thu gom cũng như hoạt động SX của HTX. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động của HTX, nhằm có cái nhìn tổng quan về HTX, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà giám đốc HTX cung cấp. + Phương pháp thảo luận: Cùng với giám đốc HTX, các xã viên thảo luận về những vấn đề khó khăn tồn tại trong HTX đang gặp phải.
  15. 6 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập - Thời gian: Từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến ngày 23 tháng 12 năm 2018. 1.4.2. Địa điểm thực tập - Địa điểm: Tại HTX chè Thịnh An, xóm 9, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
  16. 7 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số vấn đề về hợp tác xã 2.1.1.1. Khái niệm về HTX Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester - Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác xã như sau: "HTX là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ" [8]. Ở Việt Nam, Luật hợp tác xã năm 1996 định nghĩa về hợp tác xã như sau: "HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động SX, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [5]. Luật HTX năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật HTX năm 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế HTX, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập nên HTX dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động SX, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, so với Luật HTX năm 1996, thì ở Luật HTX năm 2003 đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia HTX đó là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và được coi như một loại hình doanh nghiệp (DN), có tư cách pháp
  17. 8 nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển về số lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vàoHTX. Luật HTX 2012 đã khẳng định rõ HTX không phải là DN, điều này cũng đã có những tranh luận gay gắt giữa các nhà làm Luật Việt Nam với các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi Luật được thông qua. Như vậy ta có thể hiểu: “HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và 7 hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” [1]. 2.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX Theo điều 7 - Luật HTX 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX như sau: 1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã. 2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên. 3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. 4. HTX, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
  18. 9 5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. 6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế [1]. 2.1.1.3. Điều lệ HTX Mỗi HTX có Điều lệ riêng, Điều lệ HTX phải phù hợp với các quy định của Luật HTX và các quy định khác của pháp luật. Điều lệ HTX có các nội dung chủ yếu sau đây: a, Tên HTX, biểu tượng của HTX (nếu có); b, Địa chỉ trụ sở chính của HTX; c, Ngành, nghề, SXKD; d, Các quy định về đối tượng, điều kiện, thủ tục gia nhập HTX và ra khỏi HTX của xã viên; đ, Các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên; e, Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. g, Vốn điều lệ của HTX; h, Vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại vốn góp của xã viên;
  19. 10 i, Thẩm quyền và phương thức huy động vốn; k, Nguyên tắc trả công, xử lý các khoản lỗ; chia lãi theo vốn góp, theo công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX; trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ của HTX; l, Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích luỹ của HTX khi HTX đang hoạt động và khi HTX giải thể; m, Cơ cấu tổ chức quản lý HTX; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX, Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho HTX. n, Người đại diện theo pháp luật của HTX; o, Thể thức tiến hành đại hội và thông qua quyết định của Đại hội xã viên; p, Chế độ xử lý vi phạm Điều lệ HTX và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; q, Thể thức sửa đổi Điều lệ HTX; r, Các quy định khác do Đại hội xã viên tự quyết định nhưng không trái với các quy định của pháp luật. Khi sửa đổi Điều lệ HTX, HTX phải gửi Điều lệ có sửa đổi kèm theo biên bản của Đại hội xã viên đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho HTX. Chính phủ ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân và HTX phi nông nghiệp [9]. 2.1.2. Một số vấn đề về HTX nông nghiệp 2.1.2.1. Quan niệm về kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động, những người sản xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh của các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững [3].
  20. 11 Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế hợp tác đó là: + Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể độc lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng. + Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác nhau như: hợp tác trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, liên kết nhau lại thành tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hộ nông nghiệp ở nước ta nhỏ bé, sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nông dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh đó, sự hợp tác này còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư và tiềm lực kinh tế của địa phương [2]. 2.1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp... vì vậy hoạt động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông nghiệp, nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2