intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tổng quan về dược Vi lượng đồng căn và ứng dụng trong điều trị một số bệnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Tổng quan về dược vi lượng đồng căn và ứng dụng trong điều trị một số bệnh" là giới thiệu về hệ thống y học Vi lượng đồng căn và Dược Vi lượng đồng căn; bàn luận về tiềm năng ứng dụng của Vi lượng đồng căn trong điều trị một số bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tổng quan về dược Vi lượng đồng căn và ứng dụng trong điều trị một số bệnh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN HẢI YẾN TỔNG QUAN VỀ DƯỢC VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN HẢI YẾN TỔNG QUAN VỀ DƯỢC VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hải Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Thanh Hải – Chủ nhiệm Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, người thầy đã định hướng, tận tâm chỉ dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành Khóa luận này. Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức học thuật mà còn trang bị cho em thêm nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Quý thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ, giảng viên trực thuộc Trường Đại học Y Dược và các thầy cô tại các cơ sở liên kết đào tạo với Trường Đại học Y Dược đã nhiệt tình chỉ dạy cho em từ những điều cơ bản nhất tới những tri thức to lớn trong suốt thời gian 5 năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu chuyên ngành Dược học tại nơi đây. Do kiến thức em còn hạn hẹp, thời gian tìm tòi, nghiên cứu không được nhiều nên Khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô để Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, quan tâm, động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong mọi mặt để em có thể có kết quả như ngày hôm nay. Xin cảm ơn và chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc! Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Hải Yến
  4. DANH MỤC KÍ HIỆU STT Kí hiệu Tên tiếng Anh/Đức Tên tiếng Việt 1 VLĐC Homeopathy Vi lượng đồng căn The Homeopathic Dược điển Vi lượng đồng 2 HPUS Pharmacopoeia of the United căn của Hoa Kỳ State 3 Ph.Eur European Pharmacopoeia Dược điển Châu Âu Bristish Homeopathic Dược điển Vi lượng đồng 4 BHP Pharmacopoeia căn của Anh 5 BP Bristish Pharmacopoeia Dược điển Anh Quốc Cơ quan Quản lý Thuốc và Medicines and Healthcare 6 MHRA Sản phẩm chăm sóc sức products Regulator Agency khỏe German Homeopathic Dược điển Vi lượng đồng 7 GHP Pharmacopoeia căn của Đức Homeopathic Dược điển Vi lượng đồng 8 HPI Pharmacopoeia of India căn Ấn Độ Dược điển Vi lượng đồng 9 HAB Homöopathische Arzneibuch căn đầu tiên của Đức High-performance liquid 10 HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao chromatography Attention Bệnh Tăng động giảm chú 11 AD/ADHD Deficit/Hyperactivity ý Disorder
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tên hình ảnh Trang Hình 1.1 Các địa điểm quan tâm đến VLĐC ở Đức 3 Hình 1.2 Nơi sinh của Samuel Hahnemann 4 Hình 1.3 Gia phả của dòng họ Hahnemann 4 Hình 1.4 Tượng Samuel Hahnemann tại công viên Meissen, Đức 5 Hình 1.5 Hai chiếc mũ lụa và nhung của Samuel Hahnemann 8 Hình 1.6 Samuel Hahnemann năm 1841 8 Hình 1.7 Hộp thuốc VLĐC đầu tiên của Samuel Hahnemann 9 Hình 1.8 Hai trong số các cuốn sách kinh điển của Hahnemann 9 Trang bìa cuốn HPUS (2017) được đăng bán trên Hình 3.1 29 Amazon Hình 3.2 Trang bìa cuốn Ph. Eur tái bản lần thứ 10 29 Hình 3.3 Trang bìa cuốn BHP (1870) 30 Hình 3.4 Trang bìa bộ BP (2020) 30 Hình 3.5 Trang bìa cuốn GHP (2003) 31 Hình 3.6 Trang bìa cuốn HPI (2013) 32 Hình 3.7 Các vệt HPLC của Urtica từ các nguồn khác nhau 33 Hình 3.8 Các cột lọc nguyên liệu thô 37 Hình 3.9 Quá trình làm tăng hiệu lực thuốc 39 Hình 3.10 Sơ đồ tóm tắt quy trình điều chế thuốc VLĐC 43 Hình 3.11 Tẩm thuốc lên viên nén trong lọ 14g 43 Các dạng thuốc rắn (từ trái: viên nén, viên nén mềm, Hình 3.12 44 viên, tinh thể và hạt) Hình 3.13 Các liều thuốc dạng bột 47 Hình 3.14 Các chế phẩm thuốc tiêm làm từ cây Tầm gửi 51 Mô hình điều trị cấp tính điển hình cho bài thuốc Hình 3.15 59 VLĐC: Belladona trong bệnh viêm amidan Mô hình phản ứng mãn tính điển hình cho bài thuốc vi Hình 3.16 lượng đồng căn: mạt bụi nhà trong bệnh viêm mũi lâu 63 năm
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Các hiệu lực bách phân 41 Bảng 3.2 Các hiệu lực thập phân 42 Bảng 3.3 Các câu hỏi WWHAM 58 Bảng 4.1 Các triệu chứng/phàn nàn được thể hiện (n=211) 72-73 Bảng 4.2 Các thuốc được kê đơn (n=211) 74
  7. BẢNG CHÚ THÍCH STT Từ ngữ Giải thích Một liên minh các bộ tộc người German cổ. Hậu 1 Người Saxon duệ của người Saxon ngày nay là người Đức, người Hà Lan, người Frisia và người Anh. 2 Transylvania Vùng đất lịch sử ở trung bộ nước Romania tên đội quân đóng tại bờ biển phía bắc nước Pháp 3 Grande Armeé trong kế hoạch xâm lược Anh Quốc 4 Long não Cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Á Tên thường gọi là Canh ki na, cây bụi lớn thân gỗ 5 Cinchona nguồn gốc ở Nam Mỹ Tên thông thường của Philippus Aureolus Theophrastus Bombastus von Hohenheim, một 6 Paracelsus bác sĩ và nhà giả kim sinh ra ở Thụy Sĩ vào năm 1493 7 Elizabeth Danciger Một nhà y học theo dõi sự phát triển của VLĐC Tên đầy đủ là Atropa belladonna, chính là cà độc 8 Belladonna dược Thường được viết tắt là oz, là một đơn vị đo khối 9 Ounce lượng quốc tế có trọng lượng là 28.34 gr (chính xác là 28.3495231) 10 Sepia Chất mực có trong các loài cá mực, mực nang The Doctrine of Signatures - hệ thống tri thức cổ xưa cho rằng các loại thảo mộc tương tự hình 11 Học thuyết dấu hiệu dáng bộ phận trên cơ thể người sẽ cho tác dụng có lợi cho bộ phận đó. 12 Law of Similars Luật tương tự Russian Homeopathic Association Hiệp hội Vi lượng 13 đồng căn Nga (Web: http://www.homeoint.org/books4/kotok/). Tiến sĩ, nhà khoa học theo dõi hệ thống y học 14 B. Leckridge VLĐC đến từ Vương quốc Anh Hệ thống thư viện về các tài liệu y học thực chứng The Cochrane 15 Collaboration (Web : https://www.cochrane.org/) Liệu pháp cổ đại ở Trung Đông và Nam Á, xây 16 Y học Unani dựng theo lời dạy của Hippocrates Những nhà y học ủng hộ và hoạt động trong hệ 17 Homepaths thống y học VLĐC 18 Isopathy Liệu pháp đồng căn điều trị cá bệnh dị ứng
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN ........................ 2 1.1.Bối cảnh lịch sử....................................................................................... 2 1.1.1. Samuel Hahnemann – Người sáng lập ......................................... 2 1.1.2. Sự ra đời của Vi lượng đồng căn .................................................. 8 1.1.3. Sự phát triển của Vi lượng đồng căn trên toàn thế giới .............. 13 1.2.Những hiểu viết về VLĐC ở thế kỷ 21 ................................................. 15 1.2.1. Giới thiệu về y học bổ sung và thay thế (CAM)......................... 15 1.2.2. Y học vi lượng đồng căn ............................................................. 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 26 2.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 2.2.Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 26 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 26 2.2.2. Phân tích - Tổng hợp................................................................... 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ....................................................................... 28 3.1. Dược vi lượng đồng căn ....................................................................... 28 3.1.1. Các nguồn tài liệu tham chiếu....................................................... 28 3.1.2. Nguồn nguyên liệu thô .................................................................. 32 3.1.3. Quy trình chuẩn bị các bài thuốc .................................................. 37
  9. 3.1.4. Các dạng bào chế ........................................................................ 44 3.1.5. Đóng gói và bảo quản thuốc ....................................................... 52 3.1.6. Chọn lựa và kê đơn thuốc ........................................................... 53 3.2.Ứng dụng trong điều trị một số bệnh .................................................... 64 3.2.1. Bệnh nhi khoa (tăng động) ........................................................... 64 3.2.2. Ứng dụng trong điều trị bệnh nha khoa ....................................... 65 3.2.3. Ứng dụng trong điều trị bệnh mạn tính ...................................... 67 3.2.4. Ứng dụng trong điều trị ung thư ................................................. 68 3.2.5. Ứng dụng trong điều trị COVID-19 ........................................... 70 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................... 75 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 77
  10. MỞ ĐẦU Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với không ít những cuộc khủng hoảng mà nền y học thế giới đã có sự phát triển đa dạng như ngày nay. Suốt chiều dài lịch sử ấy, y học không chỉ phát triển theo năm tháng, theo vùng miền mà còn có mối liên kết chặt chẽ với tôn giáo, với nền kinh tế, văn hóa và chính trị của từng dân tộc. Kể từ khi khoa học hiện đại ra đời, công nghệ khoa học cũng như sự chuyên môn hóa ngành y đã phát triển trở thành trụ cột của nền y học hiện đại mà bây giờ đã trở thành nền y học chính thống trên toàn thế giới. Tuy nhiên, song hành cùng với y học hiện đại vẫn luôn tồn tại những hệ thống y học khác mà không thể bác bỏ như y học cổ truyền, y học dân tộc, y học bổ sung và thay thế. Những nền y học này không được phát triển như y học hiện đại, thậm chí có những liệu pháp y học dường như còn đang bị “lãng quên”, nhưng cũng đã có những đóng góp đáng kể cho sự cải thiện sức khỏe con người. Vi lượng đồng căn (Homeopathy) chính là một trong những số đó. Đây là liệu pháp y học được ra đời từ cuối thế kỷ XVIII bởi một bác sĩ người Đức tên Samuel Christian Hahnemann dựa trên quy luật tự nhiên “lấy độc trị độc” để giảm các triệu chứng bệnh, giúp cơ thể tự phục hồi và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vi lượng đồng căn phát triển mạnh mẽ nhất ở thể kỷ XIX và dần bị lấn át bởi chính sự phát triển như vũ bão của nền y học hiện đại. Ngày nay, tuy không còn được phổ biến nhưng các thuốc vi lượng đồng căn vẫn còn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ, Ấn Độ, … Ở Việt Nam, vi lượng đồng căn vẫn còn là một liệu pháp y học xa lạ và chưa được biết đến rộng rãi. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Tổng quan về Dược vi lượng đồng căn và ứng dụng trong điều trị một số bệnh” với những mục tiêu sau: 1. Giới thiệu về hệ thống y học Vi lượng đồng căn và Dược Vi lượng đồng căn. 2. Bàn luận về tiềm năng ứng dụng của Vi lượng đồng căn trong điều trị một số bệnh. 1
  11. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN 1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.1. Samuel Hahnemann – Người sáng lập Cách thủ đô Berlin của Đức khoảng 160 km, bên bờ sông Elbe rộng lớn ở miền Đông, có một thị trấn cổ của người Saxon1. (Hình 1.1). Chính tại nơi đây, Christian Friedrich Samuel Hahnemann, người sáng lập ra phương pháp Vi lượng đồng căn (viết tắt VLĐC), đã được sinh ra vào nửa đêm ngày 10 tháng 4 năm 1755, trong một ngôi nhà ba tầng nằm ở một góc phố nhỏ.(Hình 1.2). Cha của ông là Christian Gottfried Hahnemann, một thợ sơn tại nhà máy sản xuất đồ sứ có tiếng tại địa phương và mẹ của ông là bà Johanna Christiane, con gái của Đội trưởng Đội hậu cần (Hình 1.3). Để tránh nhầm lẫn với các thành viên khác trong gia đình đều được gọi là Christian, đứa bé được gọi là Samuel. [1] Hình 1.1. Các địa điểm quan tâm đến VLĐC ở Đức 2
  12. Hình 1.2. Nơi sinh của Samuel Hahnemann Hình 1.3. Gia phả của dòng họ Hahnemann 3
  13. Hiện tại ngôi nhà đã bị dỡ bỏ để xây dựng lại và trở thành một khách sạn với ở tầng trệt được mở một phòng khám nha khoa, được gắn một tấm biển để tưởng nhớ nơi này về sự ra đời của Hahnemann. Ngoài ra còn có một bức tượng của người sáng lập được gắn trên một cột đá trong một công viên nhỏ Meissen ở trung tâm thị trấn (Hình 1.4).[1] Hình 1.4. Tượng Samuel Hahnemann tại công viên Meissen, Đức Khi đến tuổi đi học. Samuel được nhận vào học lớp hai tại một trường học địa phương. Cậu tỏ ra rất thông minh và học tập hăng say, đặc biệt xuất sắc trong các môn ngôn ngữ. Tuy nhiên, hoàn cảnh kinh tế của gia đình quá khó khăn nên cha cậu đã muốn cho cậu đi học nghề để thiết thực hơn. Ngay trước sinh nhật lần thứ 15 của mình, Samuel được gửi đến làm việc trong một cửa hàng tạp hóa ở Leipzig để lấy những kinh nghiệm cần thiết cho việc trở thành một thương gia theo mong muốn của cha cậu.[2] Điều này cậu hết sức chán nản và cậu đã nhờ mẹ thuyết phục cha cho mình. Cuối cùng thì cha cậu cũng chấp thuận để cậu có thể được tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Cậu bé Samuel tiếp tục học tập hăng say, thậm chí còn tự làm một chiếc chân đèn bằng đất sét để đặt một cái giá đỡ, nơi mà cậu có thể đặt những cuốn sách lên đó và đọc chúng vào đêm muộn.[2] 4
  14. Vào mùa xuân năm 1775, khi Samuel tròn 20 tuổi, ông đã rời trường học với số tiền chỉ khoảng €10 và một túi quần áo được gấp cẩn thận, ông nhập học vào Học viện Giáo dục nổi tiếng nhất ở Đức thời bấy giờ, Đại học Leipzig, được thành lập vào năm 1409. Tuy nhiên đến năm 1977 ông phải tạm dừng việc học để xin đi làm thêm tại một bệnh viên để kiếm thêm thu nhập. thời gian này ông đã vừa làm và vừa tự học miệt mài. Vào năm 24 tuổi, Hahnemann đã thành thạo ít nhất bảy thứ tiếng. Ông đã phiên dịch được hơn 20 các văn bản, bài nghiên cứu về y học và khoa học.[1] Để trang trải cho việc học, Hahnemann phải dành 21 tháng chỉ để biên soạn các mục lục sách cho Thống đốc Transylvania2. Đến năm 1779, ông đã quay trở lại việc học của mình, lần này là tại Đại học Frederick Alexander ở Erlangen, nơi ông lấy bằng y khoa vào tháng 8 năm đó và trở thành một bác sĩ. Bác sĩ Hahnemann đã đảm nhận vị trí nhân viên y tế cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe cho thị trấn Gommern với mức lương “khá cao” ngay sau khi ông đính hôn với Johanna Leopoldine Henriette Küchler, con gái của một chủ tiệm thuốc tại địa phương vào năm 1782. Vào thời điểm này, bệnh tật được xem như một kẻ xâm lược cơ thể, phải chiến đấu bằng bất kỳ hóa chất hoặc phương pháp nào hiện đang được ưa chuộng. Tất cả các phương pháp đều chỉ xoay quanh lấy máu, tẩy rửa, gây nôn, … thậm chí sử dụng cả một lượng lớn hóa chất như asen và thủy ngân để điều trị bệnh. Khi bệnh nhân chết, các thầy thuốc đều đổ lỗi cho nhau - đặc biệt là người cuối cùng từng điều trị cho bệnh nhân đó. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bình phục, thì tất cả họ đều nhận trách nhiệm. Ngày càng bất mãn với các phương pháp điều trị đó, đặc biệt là việc khám chữa bệnh lặp đi lặp lại, khiến Hahnemann rút lui hoàn toàn khỏi hành nghề y tế. Gia đình ông chuyển đến Dresden và ông tập trung vào việc viết lách từ năm 1785 đến năm 1789.[11] Hahnemann đã không còn tin vào tay nghề của những dược sĩ pha chế thuốc thời đó và ông bắt đầu việc giảm dần lượng thuốc sử dụng bởi ông tin tưởng vào sức mạnh của “thuốc đơn giản” hoặc các loại thuốc riêng lẻ, thay vì hỗn hợp được pha chế phức tạp. Năm 1793, Hahnemann xuất bản cuốn sách “Apothecaries’ Lexicon” gồm 4 tập và nó được một nhà phê bình mô tả là “một tác phẩm xuất sắc mà mọi tiệm thuốc tây nên có”. Cuốn sách đã nêu ra quy trình pha chế thuốc cần được tuân thủ, bao gồm cả các lưu ý, biện pháp phòng ngừa. Trong quãng thời gian 5
  15. về sau này, khi ông đến cư trú tại một thị trấn nhỏ Köthen (Hình 1.1) ở số 270 (sau này là 47) Mauerstraße ('Phố Wall') ông đã viết ra rất nhiều cuốn sách khác như một sự đóng góp đáng kể cho phương pháp chữa bệnh VLĐC.[1] VLĐC và Hahnemann - đã trở nên phổ biến sau mùa đông giá lạnh khủng khiếp năm 1812. Sau thất bại của 'Grande Armée' 3 trong trận chiến kéo dài 3 ngày ở Leipzig vào năm 1813, một trận dịch bệnh thương hàn đáng sợ đã bùng phát. Hahnemann đã điều trị 180 trường hợp bằng phương pháp VLĐC và chỉ mất một bệnh nhân. Danh tiếng của ông nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu.[1] Công trình y tế quan trọng cuối cùng của Hahnemann có tựa đề ‘Các bệnh mãn tính, Bản chất và Điều trị Vi lượng đồng căn”. Cuốn sách ban đầu được xuất bản tại Dresden vào năm 1828, dày đến 1600 trang và năm tập. Nó đã gây ra làn sóng chỉ trích nặng nề trong số các phương pháp VLĐC cũng như các phương pháp vi lượng, do các tuyên bố về tác động rằng bảy phần tám tất cả các bệnh mãn tính là do di truyền hoặc mắc phải 'nhiễm độc'. Năm 1831–1832 một trận dịch tả lan rộng khắp châu Âu khiến nhiều người chết, Hahnemann đã phát hành một số cuốn sách nhỏ về chủ đề này, ủng hộ sử dụng đơn lẻ thuốc Long não 4. Ông công nhận rằng bệnh tả có thể do một sinh vật (hoặc 'miasm') gây ra và bệnh có thể phát triển nặng hơn và lây lan khi tiếp xúc với người khác. Điều này khiến ông yêu cầu cách ly và khử trùng, cũng có ý kiến cho rằng nhân viên y tế là nguồn lây nhiễm nhiều nhất. Quan điểm này của ông được đông đảo các thành viên giới y khoa thời bấy giờ ủng hộ. Sau thành công này, ngày càng có nhiều bác sĩ từ khắp nước Đức và trên thế giới đến xin lời khuyên từ ông.[1, 2] Vài ngày sau sinh nhật lần thứ 88 của mình, khi sức khỏe của Hahnemann bị ảnh hưởng bởi chứng viêm phế quản, một tình trạng mà ông thường mắc vào mỗi mùa xuân. Lần này bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài khoảng 10 tuần. Hahnemann tự kê đơn cho mình nhưng ông cũng tự nhận thấy rằng bản thân không thể qua khỏi đợt bạo bệnh này. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 2 tháng 7 năm 1843, Hahnemann đã qua đời. Bà Melanie Hahnemann – người vợ thứ hai của ông đã ướp xác chồng và yêu cầu cảnh sát cho phép để không chôn cất anh ta trong 20 ngày. [1] 6
  16. Tại khoa VLĐC, trụ sở Hahnemannian House tại Luton có trưng bày một số kỷ vật thú vị bao gồm chiếc mũ Hahnemann đội khi ngồi làm việc (Hình 1.5), ống nghe, bàn làm việc… và một bức ảnh gốc chụp ông vào ngày 30 tháng 09 năm 1841 bởi một thợ nhiếp ảnh của Paris (Hình 1.6). Ngoài ra toàn bộ các tài liệu và các tác phẩm kinh điển của Hahnemann cũng đã được một người đồng nghiệp người Đức là Robert Bosch mua lại (Hình 1.7, 1.8) và được lưu trữ tại Viện Lịch sử y học (IGM - Institut für Geschichte der Medizin der Robert Bosch Stiftung) thành lập năm 1980. [1] [11] Hình 1.6. Samuel Hahnemann năm 1841 Năm 1898, các nhà chức trách ở Paris đã xử phạt một cuộc khai quật từ ngôi mộ nhỏ ở Montmartre, nơi ban đầu được chôn cất Hahnemann, và cuối cùng ông đã được an nghỉ trong nghĩa trang Père Lachaise xinh đẹp. Buổi lễ có sự tham dự của các đại diện trong ngành y tế từ khắp Châu Âu với một sự tôn trọng và kính nể với những đóng góp của ông cho y học. [11] Hình 1.5. Hai chiếc mũ lụa và nhung của Samuel Hahnemann 7
  17. Hình 1.7. Hộp thuốc VLĐC đầu tiên của Samuel Hahnemann Hình 1.8. Hai trong số các cuốn sách kinh điển của Hahnemann 1.1.2. Sự ra đời của Vi lượng đồng căn Năm 1790, Hahnemann đã hình thành quan diểm vi lượng đồng căn trong khi dịch một luận văn y tế của một bác sĩ, nhà hóa học nổi tiếng người Scotland là William Cullen (1710–1790) sang tiếng Đức. Các quy trình điều trị bệnh của Cullen cùng với người học trò John Brown (1735–1788) , hầu hết đều dựa trên việc trích máu hoặc sử dụng thuốc chống co thắt và chất kích thích. Tác phẩm của Cullen đã được xuất bản lần đầu tiên ở London vào khoảng 17 năm trước đó, với một lần tái bản xuất hiện vào năm 1789. Trong ấn bản thứ hai, Tiến sĩ Cullen đã dành 20 trang cho vỏ cây Peru, còn được gọi là Cinchona 5 theo tên Nữ công tước xứ Cinchon. Loại thuốc này được các nhà truyền giáo mang đến Tây Ban Nha vào năm 1640 và đã được sử dụng rộng rãi kể từ đó để điều trị một chứng bệnh khi đó được gọi là 8
  18. “sốt ague” hoặc “sốt đầm lầy”, hiện nay được gọi là sốt rét. Cullen đã cho rằng Cinchona có hiệu quả vì vị đắng và chát đến khô miệng của nó. Nghi ngờ giả thuyết của Cullen rằng cây Cinchona chữa được bệnh sốt rét vì nó có vị đắng, Hahnemann đã ăn một số loại vỏ cây của loài cây này để tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra và ông đã bị sốt, run rẩy và đau khớp. Ông nhận thấy các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng của bệnh sốt rét. Từ đó Hahnemann nghĩ rằng tất cả các loại thuốc hiệu quả đều tạo ra những triệu chứng ở người khỏe mạnh tương tự như bệnh mà họ điều trị. [1, 2] Trong thời gian làm việc cho Thống đốc Transylvania, Hahnemann đã dành gần 2 năm tại vùng đầm lầy ở vùng hạ lưu Hungary, nơi có rất nhiều người bị sốt rét và được coi là “vùng dịch bệnh” thời bấy giờ. Do đó, ông đã tìm hiểu và tích lũy được kiến thức toàn diện về tình trạng bệnh, sự quan tâm của ông đối với những tuyên bố của Cullen là rất lớn. Tuy nhiên Hahnemann biết không phải cứ chất làm khô chát miệng nào cũng là thuốc chống sốt rét, vì vậy ông quyết định thử nghiệm Cinchona trên chính cơ thể mình. Ông đã dùng những liều thuốc đáng kể, cẩn thận ghi lại tất cả các triệu chứng về thể chất và tinh thần xảy ra trong thời gian sử dụng. Hahnemann phát hiện ra rằng độc tính được tạo ra bởi thuốc của Cinchona (ngày nay thường được gọi là Canhkina ) phản ánh cụ thể và rõ ràng các triệu chứng có thể thấy ở một người bị sốt rét. Sau đó ông bắt đầu một quy trình để kiểm tra tác động của các chất khác nhau có thể tạo ra ở người và gọi quy trình đó là "chứng minh vi lượng đồng căn". Các thử nghiệm này yêu cầu các đối tượng kiểm tra tác động của việc ăn phải các chất bằng cách ghi lại tất cả các triệu chứng của họ cũng như các điều kiện phụ mà chúng xuất hiện.[3] Ông đã xuất bản một bộ sưu tập các chứng minh vào năm 1805, và bộ sưu tập thứ hai gồm 65 chế phẩm xuất hiện trong cuốn sách của ông, Materia Medica Pura (1810).[4] Một năm trước khi tiến hành các thử nghiệm của mình, Hahnemann đã lưu ý rằng bệnh giang mai được chữa khỏi bằng thủy ngân, như mọi người vẫn nghĩ, vì nó kích thích tiết nước bọt, đổ mồ hôi, tiêu chảy và gia tăng số lần đi tiểu, mà vì nó đánh thức cái mà ông gọi là “sốt thương hàn”, một cơn sốt giống như theo một số cách thì căn bệnh này có khả năng chữa khỏi. Vì vậy, tại thời điểm thử nghiệm Cinchona, ông đã ghi nhận được ít nhất một trường hợp khác về sự tương đồng rõ ràng giữa việc chữa bệnh bằng thuốc và các triệu chứng khi mắc chính những chứng bệnh đó. Thông qua khám phá của mình về sức mạnh của vỏ cây Cinchona và thủy ngân để tạo ra các triệu chứng của 9
  19. bệnh tật, cũng như khả năng chữa khỏi căn bệnh đó, Hahnemann đã bắt gặp - mặc dù sơ sài - về thứ có thể được mô tả như là một “luật chữa bệnh”. Đối với ông, những quan sát từ việc sử dụng Cinchona có tầm quan trọng tương đương quả táo rơi của Newton.[1, 11] Những phát hiện đáng chú ý này không hoàn toàn mới lạ, vì những hiện tượng tương tự đã được thực hiện trước đó bởi ít nhất hai người. Đầu tiên là Hippocrates khi ông có viết một tác phẩm vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đã khuyến nghị điều trị nôn mửa bằng thuốc gây nôn. Người thứ hai là vào khoảng gần 300 năm trước những quan sát của Hahnemann, Paracelsus6 đã tuyên bố rằng, nếu sử dụng với liều lượng nhỏ, “điều gì khiến một người đàn ông bị ốm cũng sẽ chữa khỏi”. Ông nổi tiếng là người đã chữa khỏi bệnh dịch hạch cho nhiều người vào mùa hè năm 1534 bằng cách uống một viên thuốc làm từ bánh mì có chứa lượng nhỏ chất thải của bệnh nhân mà anh ta đã lấy ra trên một mũi kim. Elizabeth Danciger (1987) 7 chỉ ra trong cuốn sách “Sự xuất hiện của vi lượng đồng căn” của mình rằng nhiều người đã liên tưởng những phát hiện của Paracelsus với công việc của Hahnemann có nhiều điểm tương đồng. Hahnemann được cho là đã bác bỏ bất kỳ mối liên quan nào khi được hỏi về việc này, nhưng với việc nghiên cứu sâu rộng các tài liệu y học mà ông thực hiện, không thể ngờ rằng ông không biết về công việc của Paracelsus.[2] Có hai bằng chứng khác hỗ trợ minh chứng cho phương pháp chữa bệnh mới này của Hahnemann. Đầu tiên là liên quan đến việc điều trị bệnh ban đỏ ở trẻ em, một căn bệnh phổ biến vào thời Hahnemann. Các triệu chứng độc hại của việc ăn phải Belladonna8 đã được biết đến nhiều, thường là kết quả của các hành vi cố ý đầu độc. Từ lâu, Hahnemann đã thiết lập mối liên quan chặt chẽ giữa những tác dụng có hại với các triệu chứng được ghi nhận trên lâm sàng của bệnh ban đỏ, cả hai đều tạo ra vết mẩn đỏ trên da. Ông cho rằng loại thuốc này có thể được sử dụng để dự phòng bệnh cũng như điều trị. Mãi cho đến năm 1812, các đồng nghiệp của Hahnemann đã thực hiện các bước để thử nghiệm ý tưởng này, khi một trận dịch ban đỏ trầm trọng khiến tỷ lệ tử vong tăng nhanh chóng. Hahnemann đã gửi ba hạt chiết xuất Belladonna được sơ chế cẩn thận và được nghiền nhỏ trong cối với một ounce9 nước cất, sau đó một lượng rượu tương đương đã được thêm vào. Với chế phẩm này, đã được sử dụng để tiêm với liều lượng là một giọt cho trẻ em dưới 9 10
  20. tuổi, hai giọt cho những người trên 9 tuổi, cứ 3 hoặc 4 ngày một lần. Có rất nhiều báo cáo từ các đồng nghiệp rằng việc sử dụng Belladonna đã giảm thiểu đáng kể những tác hại của căn bệnh này. [2, 11] Một bằng chứng thứ hai không dễ chứng thực, liên quan đến việc sử dụng Sepia10 như một phương thuốc vi lượng đồng căn. Hahnemann được một họa sĩ ở Leipzig vẽ bức chân dung của mình. Người đàn ông này thường phàn nàn với Hahnemann về một tình trạng có thể được mô tả giống như là “trầm cảm” trong thuật ngữ hiện đại. Ông ta sử dụng màu nâu đỏ có nguồn gốc từ mực của mực nang làm màu sơn và Hahnemann đã quan sát thấy rằng sau khi nhúng cọ vẽ của mình vào mực, người nghệ sĩ đã liếm nó để làm cho lông bàn chải trở nên sắc nét. Hahnemann nghĩ rằng người họa sĩ có thể đã bị ảnh hưởng từ chính cách làm này. Vì vậy ông đã lấy một mẫu màu sơn của người họa sĩ và pha chế thành một phương thuốc VLĐC sau đó ông sử dụng để chữa trị cho họa sĩ. Thật kì diệu là những người có triệu chứng tâm thần đã được giải quyết nhanh chóng. [1] Sau đó, Hahnemann đã thử một số hoạt chất riêng lẻ trên bản thân, gia đình và những người tình nguyện khỏe mạnh để thu thập bằng chứng chứng minh cho phát hiện của mình. Trong mỗi trường hợp, ông nhận thấy rằng các phương pháp điều trị đó gây ra các triệu chứng của bệnh mà chúng đang được sử dụng như một phương pháp điều trị. Ông đã xây dựng một quy trình thử nghiệm có hệ thống đối với các chất trong cơ thể người khỏe mạnh để làm sáng tỏ các triệu chứng phản ánh việc sử dụng thuốc chứng minh ở Pruefung của Đức, có nghĩa là một cuộc kiểm tra hoặc thử nghiệm. Cụ thể là mỗi ‘người thử nghiệm’ phải là một người khỏe mạnh không hút thuốc, uống rượu mạnh, trà, cà phê hay ăn thức ăn cay. Để đảm bảo rằng tất cả các triệu chứng được ghi lại một cách chính xác, các hành vi gây mất tập trung như chơi bi-a, bài hoặc cờ vua cũng bị cấm. Các chuyên gia tham gia phân tích thử nghiệm được yêu cầu mang theo một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại bất kỳ phản ứng nào bất cứ khi nào họ được báo cáo. Hahnemann đã kiểm tra chặt chẽ các ghi chép của các chuyên gia để đảm bảo rằng kết quả không bị sai sót hay làm giả. Có thể thấy Hahneman đã có một nghiên cứu rất cẩn thận, hiệu quả và coi như là “phương pháp tiếp cận khoa học”. Việc chứng minh không chỉ là một phương pháp thực tế để xác định khả năng chữa bệnh của thuốc mà còn có tầm quan trọng lý thuyết lớn đối với quan điểm thực nghiệm của y học, nơi kinh nghiệm thay vì suy 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2