intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu nhiều hơn về tác giả, khám phá những nét độc đáo trong việc vận dụng thủ pháp nghệ thuật tu từ của nhà thơ Trần Tế Xương, đặc biệt là câu hỏi tu từ trong thơ ông. Mặt khác, người viết có thể cũng cố và vận dụng kiến thức đã học trong những năm vừa qua vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN Hậu Giang - 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ TÂM NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN MSSV: 1056010033 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang - 2014
  5. LỜI CẢM TẠ HÖI Trong suốt bốn năm rèn luyện và học tại trường, người viết đã được các thầy, cô truyền đạt những kiến thức bổ ích. Đó là hành trang để người viết bước vào đời. Với người viết, luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên và cũng là dịp để người viết vận dụng toàn bộ kiến thức đã học vào việc nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, người viết cũng gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, người viết đã vượt qua. Người viết xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý th cô trong khoa Khoa học cơ bản đã tạo điều kiện cho người viết ầy thực hiện và hoàn thành luận văn của mình. Người viết xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Tâm - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy và giúp đỡ cho người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Người viết xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã luôn động viên, ủng hộ người viết về nhiều mặt trong những lúc khó khăn. Mặc dù bản thân người viết đã cố gắng nhiều nhưng vì kiến thức còn hạn hẹp, hạn chế về thời gian nên người viết cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý th cô và bạn bè ầy để luận văn của người viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Liên i
  6. LỜI CAM ĐOAN HÖI Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Liên ii
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................6 4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU, CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ CÂU HỎI ............................................................8 1.1.1. Khái niệm về câu ..................................................................................8 1.1.2. Khái niệm về câu hỏi và phân loại câu hỏi ...........................................9 1.2. CÂU HỎI TU TỪ VÀ PHÂN LOẠI CÂU HỎI TU TỪ ..............................18 1.2.1. Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm .................................................18 1.2.2. Quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc ..............................................21 1.2.3. Quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Nở .............................................23 1.3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ .......................27 1.3.1. Về mục đích giao tiếp .........................................................................27 1.3.2. Về nội dung giao tiếp ..........................................................................28 1.3.3. Về phạm vi sử dụng ............................................................................29 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG 2.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ....................................................30 2.1.1. Vài nét về tác giả.................................................................................30 2.1.2. Vài nét về tác phẩm.............................................................................32 2.2. CÁC DẠNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG ...........33 2.2.1. Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn .......................................................34 2.2.2. Dạng câu hỏi tu từ không có từ nghi vấn ............................................45 2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG .........................................................................................................46 2.3.1. Nhận xét về cách dùng câu hỏi tu từ trong thơ ...................................46 2.3.2. Nhận xét về ngôn ngữ và hình ảnh thơ trong các câu hỏi tu từ ..........50 iii
  8. CHƯƠNG 3. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG 3.1. SỬ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ CHÂM BIẾM, MỈA MAI XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI ..............................................................................................54 3.1.1. Sử dụng câu hỏi tu từ để châm biếm, mỉa mai bọn quan lại ...............54 3.1.2. Sử dụng câu hỏi tu từ để châm biếm, mỉa mai sự xuống cấp về đạo đức lối sống .........................................................................................59 3.2. SỬ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ TỰ TRÀO ..............................................64 3.2.1. Sử sụng câu hỏi tu từ để tự trào về công danh, thi cử .........................64 3.2.2. Sử dụng câu hỏi tu từ để tự trào về gia cảnh của bản thân .................67 3.3. SỬ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN NỖI ĐAU TRƯỚC THỜI CUỘC VÀ VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC ................................................71 3.3.1. Sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện nỗi lo lắng trước thời cuộc và vận mệnh của đất nước ..............................................................................71 3.3.2. Sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện triết lý v lẽ sống ...........................74 ề 3.4. SỬ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH CẢM VỚI BẠN BÈ .75 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Trong số tác giả ở giai đoạn này, người viết đặc biệt quan tâm đến vị tú tài Trần Tế Xương, thường gọi là Tú Xương. Vì ông là một nhà thơ đã phản ánh cả một xã hội với đủ mọi hàng người và sự suy đồi về đạo đức luân lí trong thời buổi giao thời. Thơ Trần Tế Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc, những mối ưu tư với số phận của đất nước. Trên con đường phát triển của thi ca Việt Nam, thơ của Trần Tế Xương có giá trị đóng góp về cả nội dung và hình thức. Bậc “thần thơ thánh chữ” này xứng đáng là nhà tiên phong, tiêu biểu nhất trong việc viết về người thực, việc thực. Trong thơ Trần Tế Xương có hình bóng của con người, cảnh sinh hoạt trong xã hội cũ đã “thực dân hóa” và có hình bóng những nhân vật mới, sinh hoạt mới do xã hội thực dân đem lại. Đó là xã hội mà bọn thực dân với chính sách thống trị buổi đầu của chúng, bọn phong kiến sa đọa thối nát làm tay sai cho giặc, đồng tiền với sức mạnh ma quái của nó, sự suy tàn và sụp đổ của nền Hán học, kèm theo chế độ thi chữ Hán. Trước cuộc đổi thay của các trật tự trong xã hội, cảnh suy vi của đạo lí con người… Trần Tế Xương không chỉ đơn giản tái hiện lại bức tranh xã hội con người cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, mà còn bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của mình về xã hội đó một cách thẳng thắn, trực diện. Đọc thơ Trần Tế Xương, người đọc có thể cười, khóc, thở than theo nhịp vui buồn của bài thơ. Bởi lẽ, những điều ông gửi vào thơ là những lời tâm sự của ông và nỗi lòng u hoài của một nhà nho cuối mùa. Ngoài việc sử dụng tài tình, độc đáo ngôn từ đầy màu sắc, âm thanh, nhịp điệu của dân tộc… thì thủ pháp nghệ thuật tu từ cũng được Trần Tế Xương khai thác triệt để, trong đó không thể không nhắc đến câu hỏi tu từ - thủ pháp nghệ thuật giúp nhà thơ bày tỏ đầy đủ tâm tư, tình cảm của mình. Qua khảo sát khoảng hơn 100 bài thơ chữ Nôm, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau của Trần Tế Xương, người viết nhận thấy tần số xuất hiện của câu hỏi tu từ khá nhiều. Với sự xuất hiện dày đặc của những câu hỏi tu từ như thế, chắc chắn nó có tác dụng không nhỏ trong việc giúp thơ ông thâm túy, sắc sảo và nhạy bén. 1
  10. Là sinh viên ngành Ngữ Văn, tôi được học rất nhiều những tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Mỗi nhà văn, mỗi nhà thơ đều có nét riêng trong sáng tác của mình. Nhưng tôi có ấn tượng nhiều đến tác phẩm thơ Trần Tế Xương. Bởi lẽ, ông là người có tài và có sở trường về thơ trào phúng với sức châm biến mạnh mẽ, sâu sắc. Tiếng cười trong thơ ông bao giờ cũng cất lên từ nền tảng trữ tình mang nội dung nhân đạo và lòng yêu nước thiết tha. Những câu thơ của ông được tôi học thuộc lòng một cách rất tự nhiên: Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba, Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra. Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Việc gì mà thức một mình ta? (Chợt giấc) Chính từ những lí do trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Qua việc nghiên cứu này, người viết muốn bổ sung thêm kiến thức, góp phần bé nhỏ của mình vào việc đánh giá, nhận xét những giá trị của các tác phẩm thơ của Trần Tế Xương đối với văn học trung đại nói riêng và dòng văn học dân tộc nói chung. Đặc biệt là đóng góp về lĩnh vực nghệ thuật sử dụng câu hỏi tu từ trong thơ. 2. Lịch sử vấn đề Nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX có rất nhiều cây bút đặc sắc. Thời kì này đã có những tác giả nổi tiếng, trong đó có Trần Tế Xương. Tuy không phải là người thành danh, không đỗ đạt cao, không quan cao tước trọng nhưng tên tuổi của ông đã đi vào lòng độc giả qua những sáng tác của mình. Những vấn đề về tác phẩm thơ của Trần Tế Xương trong nhiều năm qua, như là “thanh nam châm” thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và thơ Trần Tế Xương của biết bao thế hệ các nhà nghiên cứu có tâm huyết. Có thể điểm qua các công trình của các nhà nghiên cứu văn chương sau: Trong quyển Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, với bài viết Trông dòng sông vị, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã đánh giá cao các giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Tú Xương. Và khẳng định: “Cái sự nghiệp văn chương của ông để lại cho chúng ta, cho nước Việt Nam, là một di sản quý báu vô ng [16; tr.63]. ần” 2
  11. Trong Thơ văn Tú Xương, Đỗ Đức Hiếu cũng đã nhận định: “Sau Hồ Xuân Hương, trong thời kỳ văn học cận đại, Tú Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng nhân dân, cả về phương diện tư tưởng và nghệ thuật” [16; tr.172]. Trong mục Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương, Nguyễn Sĩ Tế đặc biệt đánh giá cao Tú Xương: “Có thể nói rằng nhà thơ non Côi sông Vị đã ghi công đầu trong nền thi ca trào phúng của nước nhà. Cho cả đến ngày nay, hệ thống trào phúng của ông hầu như chưa có ai vượt trội được. Nếu như Nguyễn Du xứng danh là một thi bá trong ngành thơ tình cảm, thì Trần Tế Xương đáng kể là một thi hào trong ngành thơ trào phúng Việt Nam” [16; tr.281]. Bên cạnh việc đi tìm nguyên nhân bởi các yếu tố khách quan (xã hội) và yếu tố chủ quan (bản thân), nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Tế còn tập trung phân tích hình thức nghệ thuật trào phúng với các sắc thái “một cái cười sâu sắc khốc liệt” và “một cái cười phong phú và linh động”, từ đó đi đến biểu dương: “Đã tàn nhẫn, tỷ mỷ, cụ thể như thế, Trần Tế Xương lại còn biết đánh trúng vào trọng tâm cái xấu. Bao giờ ông cũng chú trọng cái hỏng bên trong của sự vật và khéo khôn liên kết cái trong với cái ngoài. Những bài thơ trào phúng của ông có phải là nói chuyện khôi hài, vui đùa chốc lát đâu. Ông công kích cốt yếu là cái xấu tinh thần của người ta… Đã nửa thế kỷ nay nhà thơ non Côi sông Vị đã trả lại hình hài cho cát bụi, tiếng nói của ông, tiếng nói của thi ca, của trào phúng đạt đến mực Chân – Thiện – Mỹ vẫn còn vang dội non sông đất Việt. Trần Tế Xương là một thiên tài trào phúng đã đi vào cõi bất diệt” [16; tr.290 – 293]. Qua trang viết Tú Xương với những phóng sự bằng thơ, nhà nghiên cứu Trần Thị Trâm trên cơ sở thống kê, phân tích về 45 nhân vật bị lôi đích danh, 39 cái tên địa danh, 31 bài viết về thi cử, 10 bài giễu quan dốt, 23 bài viết về sự vô đạo trong gia đình, đã đi tới nhận xét: “Thơ Tú Xương không chỉ nhằm hướng đến cái tâm, cái đạo mà là nhằm phản ánh những điều trong thấy. Vì vậy, ông đã lựa chọn một thủ pháp biểu hiện mới mẻ và hữu hiệu nhằm tạo nên những điển hình. Ông đã chọn cách điệu méo mó, đẩy sự vật đến cực đoan, từ đó mà phát hiện ra bản chất sự vật […] Tú Xương là một nhà thơ lớn bởi ông là người đầu tiên góp cho lịch sử văn học những “phóng sự” bằng thơ vô giá” [16; tr.434 - 435]. Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, trong chương chín – Trần Tế Xương (1870 – 1907), nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc không chỉ nhấn 3
  12. mạnh bức tranh xã hội mà đã quan tâm đúng mức đến các vấn đề cốt lõi khác như “Cái tôi trong thơ Tú Xương, một điển hình nghệ thuật”, “Kết cấu trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương”. Tác giả đã có những đúc kết chuẩn mực:“Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng... Ngự trị trong thơ ông là cái ngôn ngữ hoạt bát mà sắc cạnh, uyển chuyển mà chính xác, đa dạng trong cách nói, phong phú trong cách thể hiện; ngôn ngữ hằng ngày nhiều ví von, nhiều tục ngữ, thành ngữ, một ngôn ngữ đầy sức sống của dân tộc, của thời đại... Tú Xương là một trong những nhà thơ có một ảnh hưởng rõ nét đối với đời sau” [9; tr.797 – 798]. Trong quyển Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam, với mục Thơ Tú Xương, tác giả Kiều Văn đã đánh giá về thơ Tú Xương như sau: “Ông đã có công lớn phát huy khả năng phong phú và đặc thù của tiếng Việt, một ngôn ngữ sắc bén, có sức công phá mạnh mẽ và vô cùng “hóm”. Ông có biệt tài dùng những từ ngữ cửa miệng của người bình dân để sáng tác nên những bài thơ đặc sắc mang phong cách hoàn toàn riêng biệt của ông” [21; tr.173]. Trong cuốn Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, tác giả Đào Hồng Nguyên đã góp thêm một hướng tiếp cận về thơ Tú Xương, định vị thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Tác giả đã kết luận: “Với nhiều chuyển biến khác lạ và những đột phá táo bạo vào qui phạm thơ ca trung đại và hệ thống tư duy thơ trung đại, thơ ông Tú xứng đáng được xem là nhịp nối liền hai dòng thơ cổ điển và hiện đại, là cái ngạch nối, là mắt xích quan trọng cho sự phát triển liên tục của thơ ca dân tộc từ trung đại sang hiện đại” [11; tr.270]. Và khẳng định: “Tiến trình phát triển của văn học dân tộc nói chung và tiến trình vận động phát triển của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại nói riêng là một tiến trình phát triển liên tục và không ngừng... Những yếu tố khác lạ mang đậm tính thị dân có xu hướng đột phá nhằm vượt ra khỏi phạm trù cổ điển để vươn tới phạm trù hiện trong thơ Tú Xương là những nhân tố đặc biệt cần thiết cho tiến trình ấy” [11; tr.270]. Trong cuốn Tú Xương con người và tác phẩm, với phần Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương, Tú Mỡ đã khẳng định: “Tú Xương là một nhà thơ toàn diện, vừa trữ tình vừa trào phúng, mà nổi nhất là mặt trào phúng hòa vào trữ tình một cách tự nhiên, rất khoái lạc. Tú Xương có bản lĩnh kiên cường, xứng danh là bậc 4
  13. thầy đã cống hiến trong việc gây dựng tiếng cười Việt Nam nhiều bút thuật quí báu cho chúng ta học tập” [15; tr.214 - 215]. Trong cuốn Đến với thơ Tú Xương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú, trong bài viết Tú Xương bậc thần thơ thánh chữ, đã khẳng định: “Tú Xương xứng đáng là nhà tiên phong và cũng là tiêu biểu nhất trong việc viết về người thực việc thực. Ngôn ngữ thơ của Tú Xương là ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình thường, trần trụi, từ khẩu ngữ dân gian” [3; tr.648]. Hứng thú theo đuổi đề tài Tú Xương, nhà văn Nguyễn Tuân, trong mục bài Thời và thơ Tú Xương, đã góp thêm cách hình dung mới về bài thơ Sông Lấp trong những liên tưởng, so sánh sắc nét: “Cái tiếng gọi đò u hoài trong thơ Sông Lấp Tú Xương còn là cái tiếng gọi của cả một đoạn sử ta cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX… Bài thơ Sông Lấp là một cái hồi quang trung thực của một thời đại khó khăn và đau khổ đó. Phẩm chất nó rất hiện thực, nhưng phong cách nó lại tượng trưng và tác động của nó lại trữ tình… Sông Lấp là tiêu biểu của hơi thơ, giọng thơ của Tú Xương đồng thời tiêu biểu cho cái thời Tú Xương” [3; tr.315]. Từ những ý ki n, nhận xét qua lăng kính khác nhau, các nhà nghiên cứu đã ế khám phá, phát hiện những giá trị mới mẻ trong thơ ông, góp phần khẳng định vị trí nhà thơ Trần Tế Xương trong văn học Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu cho người viết trong quá trình thưc hiện luận văn. Tuy nhiên, người viết nhận thấy chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ của ông, nhất là câu hỏi tu từ. Vì lẽ đó, đề tài về Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương của người viết là một đề tài khá mới mẻ và có tính chuyên biệt. Khi nghiên cứu về Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương, người viết còn phải kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến vấn đề câu hỏi tu từ: Giáo trình tiếng Việt của Bùi Tất Tươm, 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở… Những công trình này, đều đưa ra những khái niệm về câu hỏi tu từ, phân loại về câu hỏi tu từ… Đó là cơ sở lý thuy giúp cho người viết có một quan điểm, một cái nhìn đúng ết đắn khi nghiên cứu đề tài này. Trong lịch sử văn chương Việt Nam, thơ Tú Xương là một hiện tượng độc đáo. Hiện tượng ấy ngay từ ngày đầu xuất hiện không chỉ được công chúng đón nhận nồng nhiệt mà qua năm tháng vẫn luôn hấp dẫn với các nhà nghiên cứu. Với đề tài 5
  14. Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương, người viết muốn góp một phần bé nhỏ của mình vào việc tìm hiểu và đánh giá tài năng của “bậc thần thơ thánh chữ” này. Cũng qua đề tài này, người viết muốn cũng cố lại kiến thức đã học và bổ sung thêm kiến thức mới cho mình. Người viết hi vọng qua việc nghiên cứu này, sẽ hiểu hơn và đánh giá đúng hơn về tài năng của nhà thơ Trần Tế Xương. 3. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương, một mặt người viết có thể tìm hiểu nhiều hơn về tác giả, khám phá những nét độc đáo trong việc vận dụng thủ pháp nghệ thuật tu từ của nhà thơ Trần Tế Xương, đặc biệt là câu hỏi tu từ trong thơ ông. Mặt khác, người viết có thể cũng cố và vận dụng kiến thức đã học trong những năm vừa qua vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Không những thế, việc nghiên cứu còn có thể khẳng định giá trị về nội dung và cả nghệ thuật trong thơ Trần tế Xương. Qua đó, người viết có thể hiểu thêm về tác dụng của câu hỏi tu từ trong thơ của ông. Từ đó đánh giá về tài năng của nhà thơ này. Ngoài ra, đây là bước đầu giúp người viết làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn trang bị cho người viết vốn kiến thức và cách vận dụng kiến thức trong công việc nghiên cứu. Điều này sẽ là hành trang cho người viết trong công việc sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong việc nghiên cứu về nhà thơ Trần Tế Xương, do thời gian có hạn và đây cũng là lần đầu tiên người viết thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, vì thế người viết chỉ tập trung nghiên cứu về Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương. Trước hết, người viết đi sâu vào tìm hiểu lí thuyết về câu hỏi tu từ trong các công trình phong cách học và ngữ pháp tiếng Việt của những tác giả ngôn ngữ. Từ đó, người viết vận dụng những hiểu biết về lí thuyết của câu hỏi tu từ để phân tích, phân loại các câu hỏi tu từ trong thơ của ông. Từ việc phân loại này, người viết đi vào đánh giá hiệu quả của câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương. Cùng với việc tham khảo và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các bài phân tích, phê bình, bình luận văn học của các nhà nghiên cứu viết về thơ Trần Tế Xương. Đây là những vấn đề chính để người viết giải quyết trong đề tài nghiên cứu Câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương. 6
  15. Qua khảo sát và tìm hiểu về sự nghiệp thơ của Trần Tế Xương, người viết nhận thấy thơ Trần Tế Xương được ghi chép, sưu tầm, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, nhiều tác giả và thời gian khác nhau. Vì lẽ đó, những công trình tập hợp thơ ông không tránh khỏi những sai lệch, nhầm lẫn. Vì vậy, người viết chọn văn bản thơ Trần Tế Xương thơ và đời của Nhà xuất bản Văn học, 2012 để khảo sát trong quá trình làm luận văn của mình. Thêm vào đó, người viết chọn thêm tư liệu Tú Xương toàn tập của Nhà xuất bản Văn học, 2010. Từ cách chọn này, người viết hy vọng sẽ làm tốt phần nghiên cứu trong luận văn của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này và có hiệu quả nhất, người viết thực hiện các phương pháp sau: Phương pháp hệ thống: Đây là bước đầu tiên trong việc nghiên cứu, người viết sưu tầm, tập hợp các tài liệu, hệ thống hóa các tài liệu để có cơ sở khoa học nhằm kế thừa và phát huy, cũng như phát hiện những nét mới trong thơ Trần Tế Xương. Phương pháp thống kê, phận loại: Với phương pháp này, người viết thống kê các câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương, cũng như phân loại chúng theo các dạng khác nhau. Qua việc thống kê, phân loại, người viết có số liệu chính xác về câu hỏi tu từ. Từ đó người viết có được cơ sở chắc chắn để nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học và chính xác hơn về vấn đề này. Phương pháp so sánh đối chiếu: Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm so sánh, đối chiếu giữa các dạng câu hỏi tu từ trong thơ Trần Tế Xương. Bên cạnh đó, người viết còn so sánh với các dạng câu hỏi tu từ của một số nhà thơ khác để nhìn thấy sự độc đáo, sự khác biệt và tài năng riêng của Trần Tế Xương trong lĩnh vực câu hỏi tu từ. Tất cả các phương pháp trên được người viết sử dụng một cách tổng hợp cùng các phương pháp phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. 7
  16. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU, CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ CÂU HỎI 1.1.1. Khái niệm về câu Về định nghĩa câu, từ trước đến nay có trên 300 định nghĩa (theo A. AKhmanova – Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học). Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote cho rằng: “Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt đó cũng có ý nghĩa độc lập” [8; tr.100]. Học phái ngữ pháp Alexxanđri (Thế kỷ III – II trước CN) nêu “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” [8; tr.100]. Tác giả Nguyễn Kim Thản không đưa ra định nghĩa trực tiếp mà chọn định nghĩa về câu của V.V.Vinogradov: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tư tưởng. Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực” [17; tr.500]. Định nghĩa trên đã đi vào đúng bản chất của câu, đó là xem xét mặt nội dung của câu, mối liên hệ của câu với hiện thực nhưng bỏ qua mặt hình thức của câu. Tiếp thu và kế thừa ý ki n của những người đi trước, Diệp Quang Ban đã đưa ế ra định nghĩa: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình dung và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [1; tr.107]. Định nghĩa về câu trên đây đã đáp ứng nhu cầu đầy đủ cả hai mặt nội dung và hình thức cấu tạo nên câu, tuy vậy mà rườm rà, chưa đáp ứng tính ngắn gọn, súc tích của định nghĩa. Theo Bùi Tất Tươm: “Câu là kết cấu ngữ pháp có chức năng thông báo. Câu là kết cấu lớn nhất thuộc ngôn ngữ, là đơn vị thông báo nhỏ nhất của lời nói. Về mặt ý nghĩa, câu chứa đựng một một nội dung tương đối trọn vẹn, về mặt cấu tạo, câu là một kết cấu ngữ pháp độc lập, luôn kèm theo một ngữ điệu, về mặt chức năng, câu dùng để thông báo. Câu là ngôn bản nhỏ nhất” [19; tr.120]. Đỗ Thị Kim Liên đưa ra định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích 8
  17. thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc” [8; tr.101]. Qua khảo sát một số định nghĩa về câu, người viết thấy rằng tình hình nghiên cứu về câu vẫn tồn tại nhiều vấn đề hết sức phức tạp và chưa đi đến một quan niệm nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đã ít nhiều nêu lên những đặc điểm cơ bản của câu. Đó là: tính độc lập về mặt ngữ pháp, tính thông báo, tính tình thái và ngữ điệu kết thúc. Càng về sau, định nghĩa về câu càng được khái quát trên cả ba phương diện: về hình thức, về nội dung và về chức năng. Về hình thức: câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài. Về nội dung: trước đây chủ yếu đề cập đến tính thông báo hay nghĩa sự việc của câu. Về sau, câu được đề cập đến tính tình thái hay nghĩa tình thái của câu. Về chức năng: câu là đơn vị nhỏ nhất, truyền đạt tư tưởng, tình cảm của con người. 1.1.2. Khái niệm về câu hỏi và phân loại câu hỏi Trong đời sống, cụ thể là trong giao tiếp, chúng ta sử dụng câu nghi vấn (câu hỏi) rất nhiều. Bởi ai cũng có những câu hỏi thắc mắc về một vấn đề nào đó. Nhưng định nghĩa như thế nào cho chính xác và đầy đủ về câu nghi vấn là một vấn đề, bởi có nhiều ý ki n tương đối khác nhau của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. ế 1.1.2.1. Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban a) Khái niệm về câu hỏi Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, tác giả Diệp Quang Ban đã nhận định: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định” [2; tr.275]. Câu nghi vấn tiếng Việt thường sử dụng các phương tiện sau đây: - Các đại từ nghi vấn - Các phụ từ nghi vấn - Quan hệ từ lựa chọn hay - Các tiểu từ chuyên dụng b) Phân loại về câu hỏi (Câu nghi vấn) Trong Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, Diệp Quang Ban phân loại câu hỏi (câu nghi vấn) thành 4 loại: câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn; câu nghi vấn dùng 9
  18. quan hệ từ lựa chọn hay; câu nghi vấn dùng phó từ; câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng. ™ Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn: “Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay cả khi câu bị tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi. Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm” [2; tr. 276]. - Hỏi về người, vật, sự việc: + Ai: hỏi về người + Gì: hỏi về vật và việc nói chung, hỏi chung về tính chất của vật. + Nào: hỏi về thuộc tính được quy chiếu. - Hỏi về số lượng, thứ tự: + Số lượng: bao nhiêu, mấy + Thứ tự: thứ - Hỏi về thời gian: bao giờ, khi nào, bao lâu, chừng nào. - Hỏi về không gian: ở đâu, chỗ nào, hướng nào, đằng nào, đâu, … - Hỏi về tính chất và cách thức: thế nào, sao. - Hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, sao… - Hỏi về điều kiện và mục đích: nào, gì. ™ Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn: “hay” “Quan hệ từ “hay” là quan hệ bình đẳng, nó được dùng trong câu nghi vấn để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này được gọi là câu nghi vấn lựa chọn. Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn đều không được lựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ toàn bộ chúng” [2; tr. 290]. Ví dụ: + Anh lấy quyển sách này hay quyển sách kia? x Tôi lấy quyển này. x Tôi không lấy quyển này. x Tôi lấy cả hai quyển. x Tôi không lấy quyển nào cả. (Bác bỏ) + Trang đọc hay Thư đọc? + Bạn về quê hay ở lại? 10
  19. + Dũng hay Kha đi Đà Lạt? + Họ đã đến hay chưa? ™ Câu nghi vấn dùng phó từ: Để tạo câu nghi vấn, tiếng Việt sử dụng các cặp phó từ làm thành các khuôn nghi vấn sau đây, với nội dung hỏi khái quát có khác nhau: - Có... không? (hoặc có không) - Có phải… không? (hoặc (có) phải không) ¾ Hỏi về tính khẳng định/ tính phủ định - Đã… chưa? ¾ Hỏi về sự xảy ra/ còn không xảy ra: - … xong (rồi, xong rồi) chưa? ¾ Hỏi về tính hoàn thành/ không hoàn thành ™ Câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng: “Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, nếu không có các phương tiện tạo tính nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra khỏi ngữ cảnh. Vì vậy, có thể gọi đây là câu nghi vấn không rõ trọng điểm” [2; tr. 292]. Các ngữ thái từ chuyên dụng thường gặp là à, ư, ạ, a, hả, hử, hở, chứ, nhỉ… Ví dụ: + Cậu đọc quyển sách này rồi hả? + Hôm qua bạn về quê (đấy) à ? 1.1.2.2. Quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên a) Khái niệm về câu hỏi Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, Đỗ Thị Kim Liên đã định nghĩa: “Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong muốn người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [8; tr.134]. Ví dụ: + Hỏi: Bạn học bài chưa? x Trả lời: Rồi. Nhờ trọng điểm hỏi chứa ở đại từ để hỏi cùng các yếu tố từ vựng trong câu hỏi mà câu đáp có thể có dạng đầy đủ hoặc tỉnh lược chỉ còn chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ… Tùy theo vị thế của người đáp trong quan hệ tương tác với người hỏi mà người đáp có thể sử dụng các kiểu câu đáp với những tình thái phù hợp. Việc sử dụng từ xưng hô đứng trước hay cuối câu có ảnh hưởng đến sự thể hiện thái độ của 11
  20. người đáp: tôn trọng, suồng sã, khinh ghét, chống đối, ngang ngạnh, bình đẳng, thân mật. Ví dụ: + Hỏi: Thằng này tên gì? x Trả lời: Lâm. → không có chủ ngữ thể hiện thái độ khinh bỉ. + Các bạn hay tin gì chưa? x Trả lời: Chưa. → không có chủ ngữ thể hiện sự bình đẳng. + Hỏi: Sao đến muộn thế? x Trả lời: Còn phải trang điểm nữa. → không có chủ ngữ thể hiện sự thân mật. b) Phân loại về câu hỏi Theo Đỗ Thị Kim Liên, câu hỏi được chia thành 5 loại. Đó là: câu hỏi có đại từ nghi vấn; câu hỏi có cặp phó từ nghi vấn; câu hỏi có quan hệ lựa chọn hay; câu hỏi dùng tình thái biểu thị sắc thái nghi vấn; câu hỏi dùng ngữ điệu. ™ Câu hỏi có đại từ nghi vấn: “Loại này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Ở câu đáp, nội dung thông tin thường làm sáng tỏ những trọng điểm hỏi đó” [9; tr.134]. Các đại từ nghi vấn: bao giờ, mấy, ở đâu, gì, ai, bao lâu, vì sao, sao mà, thế nào mà… Ví dụ: + Hỏi: Bao giờ anh đi? x Trả lời: Sáng mai. → hỏi về thời gian + Anh đang ở đâu vậy? x Trả lời: Cơ quan. → hỏi về vị trí + Hỏi: Chị được mấy cháu rồi? x Trả lời: Ba đứa, hai gái, một trai. → hỏi về số lượng + Hỏi: Em đi học bằng gì ? x Trả lời: Xe đạp. → hỏi về phương tiện + Hỏi: Ai hỏi đấy ? x Trả lời: Tôi. → hỏi về người ™ Câu hỏi có cặp phó từ: - Có… không? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2