intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin được thực hiện với mục tiêu nhằm khái quát lại những nội dung cơ bản của mảng thơ viết về hình ảnh người Mẹ trong thơ trữ tình X.Êxênhin, từ đó khẳng định hình ảnh người Mẹ là một trong những đề tài thành công nhất của X.Êxênhin. Giúp hiểu thêm về tình cảm mà nhà thơ dành cho Mẹ cũng như tâm hồn tha thiết với quê hương; thể hiện ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa giáo dục con người về tình mẫu tử thông qua thơ của X.Êxênhin. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNHIN TRẦN THỊ KIM THOA Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNHIN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NÂU TRẦN THỊ KIM THOA Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy và bạn bè đã giúp tôi vượt qua khó khăn đó. Qua đây tôi xin gởi lời chân thành cám ơn đến: Quý thầy cô, các anh chị trong thư viện Thành phố Cần Thơ, thư viện Thành phố Vĩnh Long, trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cùng với các thầy cô Khoa khoa học cơ bản, cán bộ của thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản luôn luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp tôi sớm hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt tôi ghi lòng cảm ơn đến cô Trần Thị Nâu với tư cách là một người giáo viên, người hướng dẫn đã dành nhiều thời gian quý báu của mình truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn giúp tôi tìm được hướng đi và phương pháp cụ thể trong quá trình thực hiện khóa luận. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót và khuyết điểm. Kính mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các công trình nghiên cứu, bài viết được thu thập, sưu tầm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này cũng như kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đây. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài nghiên cứu này được triển khai trong ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. + Phần mở đầu: chủ yếu nói về các yêu cầu cơ bản mà người nghiên cứu phải tiến hành như lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, giới hạn vấn đề, phương hướng và phương pháp nghiên cứu. + Phần nội dung: là phần quan trọng nhất mà đề tài hướng đến. Ở phần này, được tiến hành trong ba chương: - Chương 1: Người viết khái quát về những nội dung cơ bản liên quan đến thời đại, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của X.Êxênhin, giúp người nghiên cứu có cái nhìn bao quát về phạm vị nghiên cứu của đề tài. - Chương 2: Đây là chương trong tâm, xoáy sâu vào nội dung đề tài. Chương này người viết tập trung các nội dung sau: liên hệ các sáng tác thơ ca về hình ảnh người mẹ của một số nhà thơ nổi tiếng; những yếu tố xã hội, hoàn cảnh làm nên hình ảnh người mẹ trong sáng tác của X.Êxênhin và nội dung thơ ca viết về đề tài người mẹ của ông. - Chương 3: Nghiên cứu về các biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ X.Êxênhin sử dụng để khắc họa hình ảnh người mẹ trong thơ. Qua đó, tìm ra những giá trị, đóng góp quan trọng về nghệ thuật thơ ca của nhà thơ đối với thi ca Nga nói chung và thi ca thế giới nói riêng. + Phần kết luận: Là phần đúc kết, hệ thống lại những vấn đề chính trong đề tài hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin, đúc kết lại những ý nghĩa xã hội, nhân văn mà đề tài đem lại. iii
  6. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1-6 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 6 NỘI DUNG .............................................................................................................. 7 - 62 Chương 1: Khái quát về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca X.Êxênhin. .... 7 - 24 1.1. Sơ lược về thời đại của X.Êxênhin .......................................................................... 7 1.2. Cuộc đời của nhà thơ X.Êxênhin ............................................................................. 8 1.3. Sự nghiệp thơ ca của X.Êxênhin .............................................................................. 9 1.3.1. Nội dung thơ ca của X.Êxênhin ............................................................................... 9 1.3.1.1. Tình yêu quê hương, đất nước .......................................................................... 9 1.3.1.2. Tình yêu đôi lứa .............................................................................................. 12 1.3.1.3. Tình yêu đối với loài vật................................................................................. 14 1.3.1.4. Chất triết lí và những suy tư về cuộc sống ..................................................... 15 1.3.2. Đặc điểm thơ ca X.Êxênhin .................................................................................. 18 1.3.2.1. Sự chân thành từ cảm xúc đến tình cảm ......................................................... 18 iv
  7. 1.3.2.2. Giọng thơ thể hiện nỗi buồn sâu lắng ............................................................. 19 1.3.2.3. Sự dụng biện pháp nhân cách hóa .................................................................. 22 1.3.2.4. Hình ảnh, ý tưởng mới lạ tạo nên cái tôi riêng ............................................... 23 Chương 2: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ....................................... 25 - 49 2.1. Người mẹ - đề tài lớn trong thơ ca ......................................................................... 25 2.2. Những yếu tố hình thành hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ...................... 30 2.2.1. X.Êxênhin là người sống giàu tình cảm ............................................................... 30 2.2.2. Mẹ là cội nguồi của tình yêu nghệ thuật và cái Đẹp trong tâm hồn nhà thơ ....... 32 2.2.3. Tình cảm tôn giáo đã góp phần dựng nên hình ảnh người mẹ huyền thoại ......... 32 2.3. Nội dung mảng thơ viết về hình ảnh người mẹ của X.Êxênhin ............................ 33 2.3.1. Hình ảnh người mẹ gắn liền với gia đình và nông thôn Nga ................................. 33 2.3.2. Hình ảnh người mẹ cụ thế gắn liền với những khúc hát ru ................................... 35 2.3.3. Hình ảnh người mẹ tảo tần, vất vả, giản dị ............................................................ 37 2.3.4. Hình ảnh người mẹ yêu thương, hi sinh vì con hết mình ...................................... 40 2.3.5. Mẹ - người bạn sẻ chia, nguồn động lực của con trong cuộc sống........................ 44 2.3.6. Hình ảnh người mẹ mang màu sắc huyền thoại ..................................................... 47 Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ...... 50 - 62 3.1. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................................. 50 3.1.1. Nhà thơ dùng gam màu xanh làm chủ đạo........................................................... 50 3.1.2. Sử dụng từ ngữ rất đắc khi nói về đức tính người mẹ ......................................... 51 v
  8. 3.1.3. Miêu tả ngoại hình của người mẹ ........................................................................ 52 3.1.4. Miêu tả đôi mắt của người mẹ ............................................................................. 54 3.1.5. Miêu tả hơi thở thân quen của người mẹ ............................................................. 54 3.1.6. Khắc họa hình ảnh người mẹ với cái Chân – Thiện – Mĩ .................................... 55 3.2. Kết cấu mới lạ ........................................................................................................ 55 3.2.1. Hình thức câu thơ tự do........................................................................................ 55 3.2.2. Sáng tạo trong cách sử dụng kết hợp thể loại thơ và thư ..................................... 56 3.2.3. Kết cấu câu thơ theo kiểu vòng tròn .................................................................... 56 3.3. Nghệ thuật so sánh, tượng trưng ............................................................................ 57 3.3.1. Nhà thơ so sánh mẹ với những hình ảnh, từ ngữ đẹp đẽ...................................... 57 3.3.2. Ánh sáng – hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thánh thiện của ngưới mẹ ............ 58 3.4. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và đậm chất dân ca ................................................. 60 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 63 - 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 65 vi
  9. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Ở Việt Nam, nền văn học Nga đã được giới thiệu và nghiên cứu khá nhiều, luôn dành được vị trí cao trong đời sống văn hóa lẫn văn học của người Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn học Nga, nhất là từ những tên tuổi vĩ đại như: A.X.Puskin, M.Gorki, L.N.Tonxtoi, F.M.Doxtoiepxki, M.A.Solokhop…Trong đó, Xecgay Alechxandovich Êxênhin (X.Êxênhin) là đại diện tiêu biểu của nền thi ca Nga thế kỉ XX. Dù là một người chưa đặt chân tới nước Nga, chưa sống tại đồng quê nước Nga, nhưng tôi có thể cảm nhận được thiên nhiên Nga qua những câu thơ trong trẻo, tươi tắn và thanh thoát của X.Êxênhin. Ông luôn được ngợi khen là “ca sĩ của đồng quê” nhưng cũng không quên ông là một người con rất yêu kính mẹ của mình. Nói đến X.Êxênhin là nói đến một tâm hồn Nga trong sáng, đằm thắm và đầy xúc cảm. Thơ X.Êxênhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu thẳm sâu của ông về đất nước, con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử. Nhà thơ viết nhiều về nước Nga yêu dấu, về những tình yêu đẹp đẽ, về những con vật nhỏ bé và về người mẹ dấu yêu của mình. Đó là chân dung người mẹ chất phác, cao thượng của X.Êxênhin, một người mẹ đượm màu huyền thoại như mẹ của toàn nhân loại, khiến cho chúng ta phải khóc, phải cười, phải đau đớn, xót xa… mỗi khi đọc và cảm nhận. Vì thế tôi đã quyết định chọn “Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây không phải là đề tài mới mẻ trong văn học, nhưng mang ý nghĩa lớn lao. Đó là món quà nhà thơ dành tặng cho đấng sinh thành, được vẽ lên từ chất liệu cuộc sống và những kỉ niệm với mẹ trong cuộc đời nhà thơ. Qua đó X.Êxênhin gửi gắm quan niệm triết lí sâu xa: Phải sống hiếu đạo với mẹ cha, để sau này không phải hối tiếc vì những gì sẽ mất. “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, Đừng để buồn trên mắt mẹ, nghe không?” ( Giáo lý nhà Phật). Trong cuộc đời này, chúng ta có quyền lựa chọn rất nhiều thứ. Chúng ta có quyền lựa chọn ăn món này hay ăn món kia, đi học hoặc ở nhà chơi cùng chúng GVHD: Trần Thị Nâu 1 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  10. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin bạn, xem phim thiếu nhi hay phim tình cảm…Nhưng có một điều chúng ta không được quyền lựa chọn, đó là không có mẹ. Mẹ là Phật tại thế, là người mang chúng ta đến với thế giới này, nuôi chúng ta bằng dòng sữa, lời ru, luôn bên cạnh chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành, khi chúng ta thành công và cả khi chúng ta vấp ngã trên đường đời. Chúng ta phải sống hiếu đạo với mẹ, đừng làm tổn thương, làm mẹ buồn phiền, lo âu. Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta không thể phủ nhận thành công lớn lao của X.Êxênhin khi viết về đề tài người mẹ. Trải qua bao thăng trầm, đổi thay của nền văn học thế giới nói chung và nền văn học Nga nói riêng, nhưng độc giả vẫn luôn đánh giá cao, trân trọng và ưu ái cho tình yêu chân thành mà X.Êxênhin dành cho mẹ trong thơ ca. Đề tài đã giúp tôi hiểu thêm nội dung thơ X.Êxênhin cũng như lịch sử, văn hóa và văn học Nga. Tôi viết và nghĩ rất nhiều về người mẹ của X.Êxênhin như mẹ của tôi, với tất cả lòng thành kính. Tóm lại, đây là đề tài có ý nghĩa nhân văn thiết thực về tình cảm gia đình nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách con người trong thời buổi hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin. Trên cơ sở khảo sát những bài thơ viết về mẹ của X.Êxênhin, người nghiên cứu đã làm nổi bật một số nội dung chính sau : - Khái quát lại những nội dung cơ bản của mảng thơ viết về hình ảnh người Mẹ trong thơ trữ tình X.Êxênhin, từ đó khẳng định hình ảnh người Mẹ là một trong những đề tài thành công nhất của X.Êxênhin. - Giúp hiểu thêm về tình cảm mà nhà thơ dành cho Mẹ cũng như tâm hồn tha thiết với quê hương ; thể hiện ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa giáo dục con người về tình mẫu tử thông qua thơ của X.Êxênhin. - Việc nghiên cứu đề tài còn giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, chính những biến cố đặc biệt trong cuộc đời đã làm thơ trữ tình của ông phong phú, đa dạng và mang nhiều ý nghĩa đối với nhân loại. - Bài nghiên cứu còn góp phần bổ sung nguồn tài liệu phục vụ cho những nghiên cứu sau này. Vì lẽ đó, bài nghiên cứu về đề tài này của tôi sẽ đi sâu vào khai thác những bài thơ của X.Êxênhin về hình ảnh người mẹ. Đề tài tập trung vào nội dung thơ viết GVHD: Trần Thị Nâu 2 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  11. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin về mẹ của ông cũng như những bút phát nghệ thuật mà nhà thơ đã sử dụng khắc hoạ chân dung người mẹ. 3. Lịch sử vấn đê: Năm 1995, kỷ niệm 100 năm ngày sinh X.Êxênhin. Tên tuổi của ông đã được bạn đọc và giới phê bình Nga xếp bên cạnh A. Pushkin, M. Lermontov, A. Blok... những nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga. Ông là một trong những nhà thơ được mến mộ nhất, các bài thơ được đọc nhiều nhất ở Nga và nổi tiếng trên toàn thế giới. Thơ của ông được dịch ra hơn 150 thứ tiếng. Thơ X.Êxênhin đã từng đến với bạn đọc nước ta qua bản dịch của nhiều dịch giả, được Thuý Toàn tập hợp thành “Tuyển tập thơ X.Êxênhin”. Nghiên cứu về thơ trữ tình của X.Êxênhin, các nhà phê bình Việt Nam thường tập trung về tiểu sử, nội dung thơ X.Êxênhin (tình yêu quê hương, người Mẹ, cây bạch dương hay màu sắc trữ tình trong thơ...), bằng những bài báo khoa học được in rải rác qua nhiều năm, có thể điểm qua những bài báo sau: 1. Nguyễn Hải Hà (1995). “Nhìn lại văn học Nga thế kỷ XX”, Tập chí Văn học (03). 2. Nguyễn Hải Hà (2002). “Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Hải Hà (2002). “Quê hương trong thơ Êxenhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Hải Hà (2002). “Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục. 5. Hà Thị Hòa, X.Êxêhin, Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Mạnh Hiền (2010). “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Exênhin”, Văn nghệ Công An, Báo Công An Nhân dân. 7. Nguyễn Trọng Tạo (giới thiệu), (2009). “Đôi lời khi xem lại bản dịch”, Thơ trữ tình X.Êxênhin. Hà Nội. 8. Nguyễn Trọng Tạo (2006). “Esenin – Nhà thơ của thiên nhiên và tình người”, Tập chí Văn học nước ngoài (06). 9. Hoàng Thị Tâm (2007). Màu sắc trong thơ trữ tình X.Êxênhin. ĐH Quốc gia Hà Nội. GVHD: Trần Thị Nâu 3 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  12. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin 10. Đỗ Lai Thúy (2009). “X.Êxênhin nhìn từ phương Đông”, Từ cái nhìn văn hóa. Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc. 11. Thuý Toàn (1982). “M.Gorki nói về Êxênin”, Các nhà văn Xô Viết -Chân dung văn học. H: Tp Hồ Chí Minh. 12. Thúy Toàn (1983). “Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blôk – Êxênhin”, Tuyển tập thơ X.Êxênhin. Hà Nội: Nxb Văn học. 13. Thúy Toàn (1995). “Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin”. Hà Nội: Nxb Văn học. 14. “Thư gửi mẹ - Bài thơ cuộc đời, bài thơ số phận”, Những bài văn mẫu. TP.Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia. 15. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009). “Sergei Esenin và tình yêu nước Nga trong tập thơ "Những giai điệu Ba Tư"”, Tập chí Khoa học (tập XXXVIII; số 1B). Ở Nga, khi nghiên cứu về cuộc đời cũng như thơ ca X.Êxênhin có các bài nghiên cứu, phát biểu, hồi kí của các tác giả như: Blôk, M.Gorki, A.Vôrônxki, F.Ellenx…“Tài năng vang dội của Exênhin cho thấy có một diện tích sáng tạo lớn lao. Tôi tin rằng Xergây Exênhin còn có thể làm được nhiều nữa.” (L.Leônnốp). Trong bài X.Êxênhin, sách giáo khoa lớp X của Nga có mục soạn giả viết: “Lòng trung thành, sự thủy chung, sự hết mình, sự chịu đựng vô hạn – tất cả những cái đó đã được X.Êxênhin khái quát và thi vị hóa trong hình ảnh bà mẹ” [4; tr.348]. Ở Việt Nam, trong sách Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp của tác giả Nguyễn Hải Hà đã khai thác những nội dung thơ trữ tình của X.Êxênhin. Tác giả đã tập trung phân tích hình ảnh bà mẹ luôn gắn liền với những kỉ niệm gia đình trong thơ X.Êxênhin: “Tuy sống phiêu bạc, đi nhiều nhưng hầu như năm nào Êxenhin cũng về quê thăm bố mẹ. Ngay những khi lầm lạc, sa đà nơi quán rượu, Êxenhin vẫn nhớ bố mẹ như chổ dựa tinh thần vững chắc của mình”. “Trong thơ Êxenhin nhắc nhiều tới ông ngoại, em gái nhưng bà mẹ đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong các sáng tác của nhà thơ” [1; tr.342 ]. Trong bài viết “Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxenhin” thì Nguyễn Hải Hà cũng đề cập đến những giá trị to lớn mà bài thơ nổi tiếng của X.Êxênhin mang lại cho sự nghiệp sáng tác của ông: “ Lòng chung thành, sự chung thuỷ, sự hết mình, sự chịu đựng vô hạn – tất cả những cái đó đã được Êxenhin khái GVHD: Trần Thị Nâu 4 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  13. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin quát và thi vị hoá trong hình ảnh bà mẹ. Ôi người mẹ hiền nhẫn nại của con ơi! ” [2; tr.348]. Trong bài viết Thư gửi mẹ - Bài thơ cuộc đời, bài thơ số phận ( Sách Những bài văn mẫu, Nxb Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh), người viết đã nhấn mạnh những chi tiết huyền thoại khi nói về mẹ của X.Êxênhin: “Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Êxênin mang tầm vóc nữ thần Đất - người mẹ của anh hùng Ăng tê trong thần thoại Hy Lạp. Với lòng kính yêu bao la, Êxênin đã sáng tạo nên hình tượng người mẹ vô cùng vĩ đại” ” [14; tr.57]. Tác giả Phùng Hoài Ngọc trong Giáo trình Văn học Nga (ĐH An Giang, 2008) cũng đã nhận định chung về vai trò của hình ảnh người mẹ: “Người mẹ của Esenin mà cũng là người mẹ của muôn đời, người mẹ của phương Đông và phương Tây. Người mẹ mòn mỏi vì thương con, bất cứ nó còn nhỏ hay trưởng thành, không cần biết nó đã trở thành anh hùng hay thi sĩ” [13; tr.79]. Từ những bài viết đã tìm hiểu trên, tôi nhận thấy đa phần mang tính chất giới thiệu nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của X.Êxênhin (Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin; Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blôk – Êxênhin; Đôi lời khi xem lại bản dịch, Thơ trữ tình X.Êxênhin; X.Êxêhin…). Một số bài viết tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về đề tài, nội dung đáng quan tâm trong thơ X.Êxênhin như tình yêu quê hương đất nước (Quê hương trong thơ Êxênhin; Khảo sát thơ trữ tình phong cảnh của Êxênhin; Sergei Esenin và tình yêu nước Nga trong tập thơ "Những giai điệu Ba Tư"; Esenin – Nhà thơ của thiên nhiên và tình người; Trần Đăng Khoa lạc về khu vườn trắng nước Nga… Những bài viết về hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ( Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin; Về giá trị của bài thơ “ Thư gửi mẹ” của Êxênhin…) và một số bài viết liên quan như: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Êxênhin, Thơ X.Êxênhin nhìn từ phương Đông. Tóm lại, trong các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của X.Êxênhin ở Nga khá nhiều. Nhưng ở Việt Nam tính đến thời điểm này, chưa có công trình nghiên cứu nào có hệ thống về đề tài hình ảnh người mẹ trong thơ trữ tình X.Êxênhin ngoài những bài viết của tác giả Nguyễn Hải Hà đã được nêu ở trên. GVHD: Trần Thị Nâu 5 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  14. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính là mảng thơ viết về hình ảnh người mẹ của X.Êxênhin. Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về những yếu tố tạo nên hình ảnh người mẹ và nội dung thơ trữ tình viết về người mẹ của ông. Về mặt tài liệu, ngoài việc khảo sát thơ trữ tình của X.Êxênhin thì trong quá trình nghiên cứu còn tham khảo thêm những tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, các bài phê bình văn học về thơ ông…Nhưng quan trọng nhất là các tuyển tập thơ của X.Êxênhin được dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, tôi có sử dụng những công trình, bài nghiên cứu của các nhà thơ khác như: Puskin, Blôck, Pestesnak, Nekrasov… và các công trình nghiên cứu, bài viết ở Việt Nam của các tác giả như: Nguyễn Hải Hà, Đỗ Lai Thuý, Nguyễn Trọng Tạo, Hà Thị Hoà… Bài nghiên cứu còn sử dụng tài liệu của văn học Việt Nam như thơ, báo, phê bình tác phẩm có liên quan đến đề tài hình ảnh người mẹ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp gồm nhiều thao tác như: phân tích, liệt kê, liên hệ, đối chiếu. Kết hợp với công trình nghiên cứu, các bài báo của nhiều tác giả để so sánh nhằm tìm ra hướng nghiên cứu cho đề tài này. Thao tác chính được sử dụng là liệt kê những bài thơ có liên quan, sau đó phân tích nhằm tìm ra nội dung mảng thơ mà đề tài hướng đến. So sánh với các sáng tác, các bài phê bình, nghiên cứu… về mẹ của các tác giả cùng giai đoạn với X.Êxênhin như Puskin, Tiutchev, Pastesnak…và cả các sáng tác của một số nhà thơ trong Văn học Việt Nam nhằm rút ra những điểm giống và khác nhau, làm cơ sở khẳng định hình ảnh người mẹ là một trong những đề tài nổi bật, thành công nhất, được nâng lên thành biểu tượng nghệ thuật của thơ trữ tình X. Êxênhin. GVHD: Trần Thị Nâu 6 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  15. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA X.ÊXÊNHIN 1.1. SƠ LƢỢC VỀ THỜI ĐẠI X.ÊXÊNHIN: X.Êxênhin sống ở giai đoạn đầu của thế kỉ XX. Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng: Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), nội chiến (1918 – 1920) và xây dựng công cuộc kinh tế lần thứ nhất (1922 – 1927). Cách mạng Tháng Mười với tính chất triệt để, bạo lực của nó làm cho nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thấy ngỡ ngàng, hoài nghi. Kể cả những nhà văn có tinh thần cách mạng cao như Macxim Gorki vẫn phải lột xác, tái sinh mới bắt tay vào xây dựng nền văn học Xô Viết. Và chính đều này cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp thơ ca và cuộc đời X.Êxênhin. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, hồn thơ X.Êxênhin là hồn thơ đầy nhiệt huyết, hồn nhiên, trong sáng với bao ước mơ, hi vọng về một nước Nga dân chủ. Cách mạng Tháng Mười thành công, thế chiến thứ hai kết thúc. Bao đổi thay cả về chính trị, kinh tế lẫn văn học. Dù từng khoác trên mình chiếc áo lính nhưng mãi về sau ông mới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh ấy. Và X.Êxênhin bỏ quần áo lính, trở nên thù ghét giới quý phái đô thị. Yêu nông thôn Nga, ông lưu luyến nước Nga bằng gỗ nên ông không hiểu hết được ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Bao lo ngại, hoài nghi về một nước Nga công nghiệp sẽ làm tổn thương tới thiên nhiên nông thôn và cá tính con người. Và vì thế, ông rơi vào bi kịch tinh thần dữ dội, sa ngã rượu chè, ăn chơi ngất ngưỡng và bế tắc thật sự. Thơ ca X.Êxênhin kể từ đó cũng trở nên buồn trĩu nặng. X.Êxênhin từng tâm sự: “Lúc này tôi rất buồn vì lịch sử đang trải qua thời đại nặng nề của sự huỷ diệt cá nhân sống động bởi những gì đang diễn ra không phải thứ chủ nghĩa xã hội mà tôi đã từng nghĩ.” (Xergây Êxênin - Toàn tập). Chính những lúc bế tắc, sa đà ấy, ông đã nghĩ về mẹ bởi bản thân ông đã không còn niềm tin, hi vọng vào một nước Nga dân chủ, tươi đẹp. Lúc này, hình GVHD: Trần Thị Nâu 7 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  16. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ảnh người mẹ đã trở nên gần gũi và xuyên suốt trong thơ ông, trở thành một đề tài lớn, gặt hái nhiều thành công. Nhà thơ còn thể hiện sự luyến tiếc về nước Nga bằng gỗ với niềm cay đắng, xót xa. Mà vì thế thơ ông thể hiện tâm trạng buồn sâu lắng. Không thể chấp nhận thực tế cuộc sống trong khung cảnh mới và thích nghi với đường lối mới ấy. Nên nhà thơ đã tự tử khi tuổi đời con quá trẻ. Thơ X.Êxênin đã phản ánh chân thực và sinh động hiện thực Nga muôn màu, muôn vẻ với nhiều kịch tính, những biến động dữ dội của lịch sử xã hội mang tính bước ngoặt và trọng đại của dân tộc Nga. 1.2. SƠ LƢỢC VỀ CUỘC ĐỜI X.ÊXÊNHIN: Xergây Alecxandrôvích Êxênhin (X.Êxênhin) sinh ngày 3.10.1895 trong một gia đình nông thôn thuộc làng Kônxtatinôva (nay thuộc làng Êxênhin), xã Kôdơminxkaia, vùng bình nguyên Rian, tỉnh Rian của nước Nga. Do ba mẹ phải làm ăn xa, mẹ và bà nội X.Êxênhin mâu thuẫn nên thời thơ ấu ông sống bên gia đình ông bà ngoại. Vì thế nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống phóng túng của ông ngoại và tín ngưỡng Thiên chúa giáo từ bà ngoại(1). Năm 1909 – 1912, X.Êxênhin sống và học tập ở trường dòng nội trú, cách nhà khoảng một trăm cây số. Năm 1913, X.Êxênhin lên Macxcơva với bố. Tại đây X.Êxênhin làm công việc sửa bản in cho nhà xuất bản và đi học thêm tại Đại học Nhân dân Saniapxki, nhưng lại bỏ học hai năm sau đó. Năm 1914, X.Êxênhin kết hôn và đến Xanh Pêtecbua theo đuổi sự nghiệp thơ ca của mình. Đây là khoảng thời gian khó khăn, gian nan trong sự nghiệp của nhà thơ. Năm 1915, Blôc phát hiện ra tài năng độc đáo của X.Êxênhin. Giới văn học Xanh Pêtecbua chào đón nhà thơ nồng nhiệt như “ một đặt phái viên của làng quê Nga”. Năm 1916, tập thơ đầu tay của X.Êxênhin – “Lễ cầu hồn” ra đời, tên tuổi của ông nhanh chóng nổi tiếng. Ngay sau đó, X.Êxênhin bị gọi vào lính và phục vụ cho quân đội Sa hoàng dù bản thân không hề muốn. Năm 1918, X.Êxênhin về sống tại Macxcơva, tham gia sáng lập nhóm các nhà thơ chủ nghĩa hình tượng nhưng không mang lại kết quả. CHÚ THÍCH (1): Thúy Toàn (1995). Xergây Exênhin. Nxb Văn học, tr 13. GVHD: Trần Thị Nâu 8 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  17. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin Năm 1919 -1921, ông đi nhiều nơi và viết vở kịch thơ Pugatsốp. Năm 1922 – 1923, cuộc hôn nhân lần đầu tan vỡ, X.Êxênhin lập gia đình với vũ nữ Đunan và đi du lịch nhiều nơi nhưng luôn mang trong lòng nỗi buồn nhớ quê hương da diết. Cuối 1923, nhà thơ chia tay Đuncan và ngay sau đó trở về nước Nga. Năm 1924, X.Êxênhin về Macxcơva sống trong một tâm trạng bàng hoàng, cô đơn trước những thay đổi về chính trị - xã hội của đất nước và sự bất mãn của đám văn nghệ sĩ. Tháng 06.1925, ông kết hôn lần thứ ba với Xôphia cao quý ( cháu gái L.Tônxtôi) nhưng không bao lâu thì chia tay. Ngày 28.12.1925, nhà thơ đã tự sát tại khách sạn Angleterre, Leningrat (nay là Xanh Pêtecbua) sau những cuộc đấu tranh dai dẳng trong nội tâm và ông xem đây là cách giải thoát cho cuộc đời mình. Tuy nhiên cái chết của X.Êxênhin có nhiều nghi vấn là vụ mưu sát, cho đến nay vẫn còn là ẩn số(1). X.Êxênhin để lại khá nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lễ cầu hồn (1916); Đồng chí (1918); Người đánh trống trời, Lễ biến hình, Miếu thờ hương thôn, Trinh bạch Gioocđani (1912 – 1914); Pugatsop ( kịch, 1924); Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại (Trường ca, 1925); Anna Xneghina (Trường ca); Thơ về nước Nga và cách mạng, Nước Nga Xô Viết;… 1.3. SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA X.ÊXÊNHIN: 1.3.1. Nội dung thơ ca của X.Êxênhin: 1.3.1.1. Tình yêu quê hương, đất nước: Là một trong những nhà thơ trưởng thành và gắn liền cuộc đời với Cách mạng Nga, với nhân dân, với nông thôn Nga tươi đẹp. Chính những điều này đã ảnh hưởng lớn lao và xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của X.Êxênhin, qua hai mảng đề tài chính là tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương. - Tình yêu thiên nhiên: Thiên nhiên trong thơ X.Êxênhin là thiên nhiên của lòng người hòa nhập. Thiên nhiên được thổ lộ bằng hơi thở của X.Êxênhin, cảm và nghĩ bằng trái tim thi sĩ. Cảnh trong thơ ông bao giờ cũng như để chuẩn bị cho cái gì đó sâu xa hơn. Đó là lòng người: Màu xám bạc của một ngày u ám Nhừu lông bay lượn giữa bầu trời GVHD: Trần Thị Nâu 9 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  18. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin Và nỗi buồn của buổi chiều ảm đạm Xao xuyến hoài không dứt giữa lòng tôi (Tôi lại về đây) Nhà thơ luôn có sự rung cảm mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dù đó là những vật bình thường nhất. X.Êxênhin luôn biết cách làm nó trở nên sinh động, tràn đầy sức sống và có mối liên hệ với nhau: Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng Tưới dầm những luống dài bắp cải Cây phong non ngửng đầu chới với Uống dòng sữa mẹ, sữa màu xanh. (Thuý Toàn dịch) Trong thơ X.Êxênhin, chúng ta thấy hiện lên tất cả những gì đặc trưng của thiên nhiên Nga, đặc biệt mùa đông nước Nga không lạnh lẽo, đìu hiu mà là phong cảnh đẹp. Đó là những cánh rừng bạch dương, cánh đồng, ánh trăng, dòng sông…qua cảm nhận của thi nhân đều trở nên ấm ấp và gần gũi: Cánh đồng tuyết trắng Ánh trăng thanh mỏng manh vàng chanh Con tim ngọt ngào với nỗi đau yên lặng… Tuyết bên thềm như ai rắc cát trắng Dưới trăng thanh có ai nói nên lời. (Màn sương xanh) Thiên nhiên trong thơ X.Êxênhin luôn có hồn và hòa quyện với con người. Là một thiên nhiên tuyệt vời duyên dáng, bởi nó chứa một tâm hồn cao đẹp được bộc lộ đến tận cùng với vẻ duyên dáng trời cho: - Tình yêu quê hương: Quê hương trong thơ X.Êxênhin luôn gắn liền những kỉ niệm với bạn bè, ngưười thân. Đó là con đường làng, nhà cửa xóm thôn, mảnh vườn, cây cối, con vật…tất cả luôn có mối quan hệ gắn bó và tồn tại trong cuộc sống thường nhật của nhà thơ. Nhà thơ yêu “nước Nga mầu xanh da trời”, yêu “ nước Nga, cánh đồng màu thắm đỏ” và kêu gọi “ Nước Nga vàng hãy ngân vang réo rắt”, “Ôi, nước Nga thân thiết của tôi ơi” . Nỗi nhớ quê hương nghèo khó luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi: GVHD: Trần Thị Nâu 10 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  19. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin Ôi miền đất rậm bong cỏ ngựa Mặt phẳng phiu thân thiết với lòng ta Nhưng ẩn giữa bao la rừng cỏ đó Một nỗi buồn cứ đau quặn diết da. (Thuý Toàn dịch) X.Êxênhin luôn gắn bó với nước Nga, khi đi du lịch nhiều nơi trên thế giới nhưng ông luôn mang một nỗi buồn ảm đạm. Nhà thơ sẵn sàng từ bỏ tất cả để được sống và chết trên chính mảnh đất yêu dấu của mình: Ôi nếu như thiên thần lên tiếng gọi “Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường!” Tôi sẽ đáp: “Thiên đường xin để đấy. Cho tôi xin được Tổ quốc yêu thương!” (Thuý Toàn dịch) Cây bạch dương – biểu tượng của nước Nga, xuất hiện trong cuộc đời và thơ ông như một điều tất yếu. Trong suy nghĩ của X.Êxênhin, cây bạch dương luôn sống động, biết vui buồn giữa cuộc đời và nhà thơ luôn yêu thương, trân trọng: Tôi trống việc đến dự ngày lễ thánh Hồn phải lòng những chiếc lá bạch dương. (Đoàn Minh Tuấn dịch) X.Êxênhin không hề xấu hổ với nguồn gốc nông dân của mình. Nhà thơ cho rằng, con người chúng ta dù đi đâu, làm gì thì cuối cùng cũng phải về lại quê hương. Nơi được sinh ra, lớn lên cũng là nơi nằm xuống. Thậm chí: Ngay cả đến con chó Về chết sân chủ nhà. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ luôn được trở đi trở lại trong những trang thơ của ông. Nỗi nhớ là một trạng thái cảm xúc thuộc về lĩnh vực tinh thần: “Dìm trong anh nỗi nhớ Ta-lian-ka Bằng hơi thở ngập tràn hương quyến rũ” (Con đường của tôi) Ông yêu quê hương sâu đậm và trân trọng từ những thứ bé nhỏ, tầm thường: Thấy con bò sắp vào nơi xẻ thịt Hắn ta ngả mũ chào GVHD: Trần Thị Nâu 11 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
  20. Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin Và nếu gặp một người đánh xe Hắn lại nhớ mùi phân ở quê. (Đoàn Minh Tuấn dịch) Quê hương, tổ quốc là một trong những cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của X.Êxênhin. Quê hương trong thơ ông hiện lên từ những hình ảnh thân thương, gần gũi và rất đổi bình dị. 1.3.1.2. Ttình yêu đôi lứa: Trong văn học Nga, Puskin luôn được những người yêu thơ tình dành cho sự ưu ái đặc biệt, tình yêu trong thơ ông luôn mãnh liệt, lãng mạn và cũng lắm đắng cay. Trong khi đó, thơ tình yêu của X.Êxênhin cũng được yêu mến không kém, bởi sự trong sáng, hồn nhiên và trinh bạch: Chẳng phải ai cũng có một người thân Nhưng với tôi cô gái ấy là bài ca tuổi trẻ, Những bức thư tôi buộc nơi cổ chó Cô ta chưa một lần cầm. ( Con con chó – Anh Ngọc dịch) Nhà thơ luôn trân trọng phụ nữ và dành cho họ những vần thơ đẹp đẽ.khiến vẻ đẹp ấy hiện lên trong thơ ông đầy nét quyến rũ nhưng không trần tục mà đằm thắm, dịu dàng và thánh thiện: Mái tóc xanh Lòng ngực tròn thiếu nữ Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dẻ, Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm? ( Mái tóc xanh – Anh Ngọc dịch) Lãng tử, hào hoa, đa tình và tâm hồn thi sĩ. Bao nhiêu đó cũng đủ để hiểu vì sao nhà thơ được nhiều cô say mê, yêu quý. Nhưng đâu phải tình yêu của họ bao giờ cũng được ông đáp trả, tình yêu có lí lẽ riêng của nó mà đôi khi vì thế ông đã vô tình làm tổn thương người con gái ấy: Đừng cười khẩy, đôi tay đừng vặn vẹo, Tôi đã yêu người khác, phải đâu cô. Chính cô cũng biết thừa còn chi nữa Tôi chẳng nhìn cô, chẳng tìm cô. GVHD: Trần Thị Nâu 12 SVTH: Trần Thị Kim Thoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0