intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

19
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định những cơ sở lí luận liên quan đến nghiên cứu địa danh và địa danh học; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và các phương thức định danh của địa danh tỉnh Cà Mau; chỉ ra nguyên nhân biến đổi cũng như các quy luật biến đổi của địa danh tỉnh Cà Mau; lí giải nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh tiêu biểu, qua đó làm nổi bật các đặc điểm địa lí, truyền thống lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của tỉnh Cà Mau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU ĐỊA DANH TỈNH CÀ MAU HUỲNH THU THẢO Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU ĐỊA DANH TỈNH CÀ MAU Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: ThS. TĂNG TẤN LỘC HUỲNH THU THẢO Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN  Bằng sự học tập, tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc, đề tài “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” đã hoàn thành, kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Tăng Tấn Lộc - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và luôn quan tâm, theo dõi, động viên để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành kính lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Võ Trường Toản đã hỗ trợ, tạo điều kiện và quan tâm trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên, chia sẻ của gia đình và bạn bè. Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, trao đổi và góp ý để khóa luận thêm hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Thầy Cô và các bạn. Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn nhiều sức khỏe! Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Huỳnh Thu Thảo i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Huỳnh Thu Thảo ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................... 2 2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam .................................................... 2 2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Nam Bộ ....................................................... 5 2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Cà Mau........................................................ 6 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 TIỂU KẾT ..................................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................ 10 1.1. Vấn đề chung về địa danh và địa danh học ....................................................... 10 1.1.1. Định nghĩa về địa danh ................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại địa danh ........................................................................................... 12 1.1.3. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học ........................................................ 13 1.1.4. Vấn đề viết hoa địa danh ................................................................................ 13 1.2. Khái quát về tỉnh Cà Mau ..................................................................................... 14 1.2.1. Về địa lí............................................................................................................. 14 1.2.2. Về lịch sử .......................................................................................................... 16 1.2.3. Về hành chính .................................................................................................. 18 1.2.4. Về dân cư và con người .................................................................................. 20 1.2.5. Về đời sống văn hóa ........................................................................................ 20 1.2.6. Về ngôn ngữ ..................................................................................................... 21 TIỂU KẾT ......................................................................................................................... 21 iii
  6. CHƢƠNG 2. PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH TỈNH CÀ MAU ............................ 23 2.1. Phƣơng thức định danh .......................................................................................... 23 2.1.1. Khái quát về phương thức định danh ............................................................. 23 2.1.2. Các phương thức định danh địa danh tỉnh Cà Mau ...................................... 24 2.1.2.1. Phương thức tự tạo .................................................................................. 24 2.1.2.2. Phương thức chuyển hóa ........................................................................ 25 2.2. Đặc điểm cấu tạo ...................................................................................................... 27 2.2.1. Cấu tạo địa danh tỉnh Cà Mau ......................................................................... 27 2.2.1.1. Địa danh có cấu tạo đơn ......................................................................... 28 2.2.1.2. Địa danh có cấu tạo phức ....................................................................... 28 2.2.2. Mô hình cấu trúc phức thể hiện trong địa danh tỉnh Cà Mau...................... 29 2.2.2.1. Thành tố chung ........................................................................................ 30 2.2.2.2. Tên riêng ................................................................................................... 36 2.2.3. Các thành tố có tần số xuất hiện cao trong địa danh tỉnh Cà Mau ............. 38 2.3. Vấn đề biến đổi địa danh tỉnh Cà Mau ............................................................... 40 2.3.1. Nguyên nhân biến đổi ...................................................................................... 40 2.3.2. Quy luật biến đổi............................................................................................... 41 TIỂU KẾT ......................................................................................................................... 41 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC – Ý NGHĨA VÀ G IÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC CỦA ĐỊA DANH TỈNH CÀ MAU .... 43 3.1. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh tỉnh Cà Mau ................................... 44 3.1.1. Phản ánh lịch sử ................................................................................................ 44 3.1.1.1. Phản ánh quá trình di trú......................................................................... 44 3.1.1.2. Phản ánh những biến cố, sự kiện lịch sử .............................................. 45 3.1.1.3. Phản ánh những tấm gương văn hóa lịch sử ........................................ 47 3.1.2. Phản ánh địa lí tự nhiên.................................................................................... 52 3.1.2.1. Phản ánh địa hình .................................................................................... 52 3.1.2.2. Phản ánh thực vật .................................................................................... 52 3.1.2.3. Phản ánh động vật ................................................................................... 53 iv
  7. 3.1.3. Phản ánh kinh tế xã hội .................................................................................... 53 3.1.4. Phản ánh văn hóa .............................................................................................. 54 3.2. Các nhóm nghĩa của địa danh tỉnh Cà Mau ...................................................... 55 3.2.1. Cách phân loại ................................................................................................... 55 3.2.2. Các nhóm nghĩa ................................................................................................ 56 3.2.2.1. Nhóm địa danh mô tả .............................................................................. 56 3.2.2.2. Nhóm địa danh ước vọng ....................................................................... 59 3.3. Nguồn gốc – ý nghĩa của một số địa danh tỉnh Cà Mau.................................. 60 TIỂU KẾT ......................................................................................................................... 65 KẾT LUẬN ..............................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn tại Cà Mau Bảng 2: Mô hình tổng quát cấu trúc phức trong địa danh tỉnh Cà Mau Bảng 3: Kết quả thống kê cấu tạo của các thành tố chung Bảng 4: Kết quả thống kê địa danh theo số lượng âm tiết trong tên riêng Bảng 5: Kết quả thống kê các thành tố thường gặp trong địa danh tỉnh Cà Mau vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long TP. CM: Thành phố Cà Mau TVT: Trần Văn Thời UM: U Minh CN: Cái Nước ĐD: Đầm Dơi NH: Ngọc Hiển PT: Phú Tân NC: Năm Căn TB: Thới Bình LNT: Lâm ngư trường TT: Thị trấn P1: Phường 1 P2: Phường 2 P4: Phường 4 P5: Phường 5 P6: Phường 6 P7: Phường 7 P8: Phường 8 P9: Phường 9 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thế giới khách quan, hầu hết các sự vật hiện tượng ra đời và tồn tại đều có tên gọi cụ thể, đó có thể là tên người, tên các đồ vật hay tên các sông, các núi, các vùng miền, các đơn vị hành chính,… những tên gọi ấy được đặt ra không chỉ để gọi mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về các tên gọi ấy đã hình thành nên một ngành khoa học gọi là Danh xưng học. Danh xưng học nghiên cứu về người thì được gọi là Nhân danh học, còn nghiên cứu về các đối tượng địa lí thì gọi là Địa danh học. Địa danh được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, chịu sự tác động và chi phối của ngôn ngữ, vì thế chúng ta khó có thể hiểu và giải thích một cách đầy đủ về địa danh nếu như không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ, nhưng đồng thời, nghiên cứu về địa danh cũng chính là góp phần làm cho nội dung ngôn ngữ thêm phong phú. Trong ngôn ngữ thì nhìn chung cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng đều có sự chi phối nhất định đối với việc cấu tạo địa danh, vì vậy có thể xem địa danh như là một nguồn tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ. Địa danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó còn gắn bó chặt chẽ với văn hóa, có mối quan hệ khăng khít với địa lí, con người cũng như lịch sử phát triển của một vùng đất nhất định. Qua một địa danh nào đó, ta có thể tìm hiểu được quá trình lịch sử, đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt, hay thậm chí là ước mơ, khát vọng của con người ở vùng đất đó. Trong một vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, địa danh ở nơi đó cũng mang dấu tích của nhiều ngôn ngữ khác nhau, việc nghiên cứu địa danh là góp phần cũng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, đồng thời phát huy được sự phong phú và nét đặc trưng của ngôn ngữ địa phương. Cà Mau – vùng đất cuối trời của Tổ quốc, đóng vai trò như chiếc mũi tàu ngày đêm không ngừng bồi đăp phù sa lấn ra biển lớn. Cà Mau là vùng sông nước với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phần lớn diện tích là chăn nuôi thủy sản, cư dân ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Khmer và một bộ phận nhỏ các dân tộc ít người khác, con người ở đây sống phóng khoáng, giản dị và vô cùng hiếu khách. Cà Mau là một vùng đất trẻ, là tỉnh được khai khẩn muộn màng so với các tỉnh khác trong khu vực, với lịch sử hình thành và phát triển khoảng 300 năm, nhưng cho đến hiện tại Cà Mau đã khẳng định được vị trí của mình trong khu 1
  11. vực cũng như trong cả nước. Những đặc điểm đó của Cà Mau đã phần nào thể hiện qua các địa danh ở Cà Mau. Là sinh viên ngành Văn học, có điều kiện học tập về ngôn ngữ học, nhận thấy rằng việc tìm hiểu nguồn gốc và lí giải ý nghĩa của một từ, một tên người hay một địa danh có nhiều điều thú vị. Đồng thời cũng là một người con của vùng đất Cà Mau, nhiều lần tôi thắc mắc vì sao tỉnh mình lại có tên gọi là Cà Mau mà không phải là một tên nào khác, trong tỉnh thì có tên gọi của các huyện, tại sao gọi là huyện Đầm Dơi, U Minh, Năm Căn, Trần Văn Thời…, những tên gọi đó vì đâu mà có và nó có ý nghĩa gì? Những thắc mắc đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu để tìm ra câu trả lời. Việc tìm hiểu về những địa danh ở Cà Mau đã có một số bài báo viết về các giai thoại của các địa danh, ví dụ như “Giai thoại về địa danh Năm Căn”, “Giai thoại về địa danh Cái Tàu”,… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về các địa danh ở Cà Mau. Vì những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Có thể nói ngành Địa danh học ở Việt Nam là một ngành khoa học còn khá trẻ, việc nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam bắt đầu muộn hơn so với các nước phương Tây, mặc dù vậy, từ thời Bắc thuộc, địa danh Việt Nam đã được đề cập đến trong các sách: Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Địa lí chí,… tuy nhiên, các sách này là sách do người Hán biên soạn và mục đích biên soạn chủ yếu là để tìm hiểu địa lí, địa danh nhằm phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta. Sau thời Bắc thuộc, đặc biệt là từ thế kỉ XIV trở đi, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện, lúc này địa danh bước đầu được thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu đó là: An Nam chí lược của Lê Hắc (1333), Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1435), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776); Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú); Đại Nam nhất thống chí của Đặng Xuân Bảng (1882),… Đến giữa thế kỉ XX, khi mà ngành Địa danh học trên thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt Nam mới dần dần hình thành, có thể nói vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể từ năm 1960 2
  12. trở đi với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964) của Hoàng Thị Châu, đây được xem là công trình đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Tiếp sau đó là bài Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm, nêu lên một số vấn đề cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam. Công trình khoa học Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh là luận án phó tiến sĩ của Lê Trung Hoa được bảo vệ thành công vào năm 1990, sau khi bảo vệ luận án thành công, ông in thành sách Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991). Đây là công trình trình đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học và trình bày khá hệ thống những vấn đề mà người nghiên cứu địa danh cần quan tâm (phân loại và định nghĩa địa danh, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, các phương thức đặt địa danh, cấu tạo địa danh, ý nghĩa và nguồn gốc một số địa danh,…) Ngoài ra, thời gian này còn có một luận án phó tiến sĩ và hai luận án tiến sĩ về địa danh, đó là: Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (1996) của Nguyễn Kiên Trường, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2003) của Từ Thu Mai và Những đặc điểm chính của địa danh Đak Lak (2003) của Trần Văn Dũng. Bên cạnh những luận án trên, còn có cuốn sách Địa danh Việt Nam (1993) sau này tái bản đổi tên thành Một số vấn đề về Địa danh học Việt Nam (2000) của Nguyễn Văn Âu nêu khái quát về đặc điểm địa danh Việt Nam, phân loại và phân vùng địa danh rồi khảo sát cụ thể 8 loại địa danh. - Về phân loại, ông phân loại địa danh theo 3 cấp: loại, kiểu và dạng địa danh. + Loại địa danh: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội + Kiểu địa danh (7 kiểu): thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh - thành phố và quốc gia. + Dạng địa danh (12 dạng): sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng, truông trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. [3; 38-41] Nhìn chung, cách phân loại của Nguyễn Văn Âu khá chi tiết và phức tạp. - Theo Nguyễn Văn Âu, “phân vùng địa danh là sự phân chia địa danh thành các khu vự khác nhau trên lãnh thổ, công việc này có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, 3
  13. đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc” [3; 41]. Ông phân vùng địa danh thành: miền địa danh, khu địa danh và vùng địa danh. + Có các miền địa danh: Nam Á, Nam đảo, Hán - Tạng + Các khu địa danh: Việt - Mường, Mol – Khmer, Tày Thái, H’Mông – Dao, Chàm – Jarai, Ê đê, Tạng - Miến, Hán – Hoa + Các vùng địa danh: Việt, Mường, Banar – Tà ôi, Thái, Khmer, Dao, Tày – Nùng, Càm, Ê đê,… Cuốn Địa danh học Việt Nam (2006) của Lê Trung Hoa đã có những đóng góp mới mẻ hơn vào ngành Địa danh học Việt Nam. Về phân loại: - “Theo đối tượng, ta có thể phân ra: + Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên (địa danh chỉ địa hình) + Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh công trình xây dựng) + Địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính) + Địa danh chỉ vùng (địa danh vùng)” [8; 16] - “Theo ngữ nguyên, ta có thể chia địa danh thành 4 nhóm lớn: + Địa danh thuần Việt + Địa danh Hán Việt +Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc tiểu số +Địa danh bằng các ngoại ngữ” [8; 17] Cách phân loại theo đối tượng của Lê Trung Hoa khá dễ hiểu, rõ ràng và logic. Ngoài ra, công trình này đã trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với những ai quan tâm đến Địa danh học, trong công trình này ông đã trình bày rất nhiều nội dung về địa danh, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, các phương thức đặt địa danh và cấu tạo địa danh,… Ngoài ra còn có một số cuốn từ điển địa danh đáng chú ý: Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dược – Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô Đặng Lợi chủ biên… 4
  14. 2.2. Nghiên cứu điạ danh ở Nam Bộ Về vấn đề nghiên cứu địa danh ở Nam Bộ, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Lê Trung Hoa, trước hết là quyển Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991), kế đó là quyển Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học (2002) tập hợp những bài viết ngắn của Lê Trung Hoa về nhiều vấn đề, trong đó có khảo sát được địa danh của một vài tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần Thơ, tìm hiểu địa danh bằng chữ và địa danh bằng số, vấn đề dịch các địa danh thuần Việt ở Nam Bộ từ các văn bản Hán,… Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn (2003) gồm khoảng 4700 địa danh là toàn bộ những địa danh đã xuất hiện từ thế kỉ XVII trên địa bàn Sài Gòn – Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh nay, kể cả những địa danh đã mất. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều bài viết về vấn đề nghiên cứu địa danh, mà đặc biệt là địa danh ở Nam Bộ như: Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của thành tố chung “Cái” trong địa danh Nam Bộ, Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở miền Đông Nam Bộ , Vài nét về địa danh Tây Ninh, Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ,... Có thể xem Lê Trung Hoa như một người tiên phong, một người thầy, một người có nhiều đóng góp và ảnh hưởng đáng kể trong ngành Địa danh học Việt Nam. Ngoài ra, còn có công trình Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ (1999) của Bùi Đức Tịnh, trong công trình này, tác giả đã chỉ ra 4 nhóm loại vật thể thường được dùng trong việc đặt địa danh, đó là: - Các loại vật thể tự nhiên với cách gọi tên đặc biệt của Nam Bộ “Tên gọi chung từng loại vật thể là một danh từ chung, d ùng cho tất cả các vật thể cùng một loại. Nhưng thường để tạo địa danh, chỉ cần kết hợp một danh từ chung với một danh từ chung khác, hay một tính từ, một ngữ. Do đó, biết được định nghĩa của loại danh từ chung đặc biệt chỉ các vật thể tự nhiên này là có đ ược một chỉ dẫn cần thiết trong việc tìm hiểu một số địa danh ở Nam Bộ” [16; 11]. Theo đó, ông đưa ra 28 danh từ chung thuộc loại này, ví dụ như: rạch, bãi, cồn, hòn, đầm, gành, xẻo, rạch,… - Các vị trí liên hệ đến giao thông: bến, vàm, cầu, dốc, truông,… - Các vị trí tập hợp cư dân: xóm và chợ - Các đơn vị hành chính, quân sự: dinh, trấn, thành, đồn, thủ,… 5
  15. Công trình này đã trình bày một cách tổng quát việc tìm hiểu các địa danh ở Nam Bộ, tạo điều kiện để củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, đồng thời phát huy khả năng đóng góp của từ địa phương vào sự phong phú hóa ngôn ngữ thống nhất. Nhìn chung, ngành nghiên cứu địa danh ở Nam Bộ còn non trẻ, nhưng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, nhiều luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu địa danh, ví dụ như luận văn thạc sĩ “Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long” (2008) của Nguyễn Tuấn Anh, luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ học “Tìm hiểu địa danh Bến Tre”,… 2.3. Nghiên cứu địa danh trong tỉnh Cà Mau Cà Mau xưa là quyển sách do hai tác giả Nghê Văn Lương và Huỳnh Minh đã sưu khảo và ghi chép lại những đặc điểm, những dữ kiện về vùng đất, lịch sử, địa lí, văn hóa, con người của vùng đất Cà Mau, trong đó tác giả có nói về địa danh Cà Mau như sau: “Cũng như nhiều tỉnh khác, tên sông, rạch, xóm và ấp thường đặt ra do thổ sản hoặc lấy tên người đến lập nghiệp trước nhất, hoặc căn cứ vào một vài kỉ niệm nào đó. Rồi lâu ngày theo lối truyền khẩu, địa danh trở nên sai lệch, nhiều khi không còn ý nghĩa gì hết, nhưng ai nấy cũng gọi theo thói quen” [13; 196]. Tác giả đưa ra bằng chứng: - Đặt địa danh theo tên những người đến ở trước: xóm ông Tự, kinh xáng Bà Kẹo, lung Bà Đội Om, xóm bà Bèo,… - Đặt theo thổ sản, thú vật và cây cối: rạch Muối, rạch Vọp, Bàu Sen, xóm Ô Rô, sông Gành Hào,… - Đặt theo tục lệ hay một vài kỉ niệm: kinh 16, sông Bảy Háp, vịnh La Làng, vịnh Nước Sôi,… Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về địa danh tỉnh Cà Mau là một vấn đề còn nhiều mới mẻ, cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về địa danh Cà Mau một cách có hệ thống dưới góc độ ngôn ngữ, chỉ có những bài báo lí giải tên gọi một số địa danh riêng lẻ, hay những cuốn sách viết về lịch sử đảng bộ tỉnh Cà Mau và các huyện cũng có đề cập đến địa danh, hay một số ít công trình nghiên cứu tổng hợp như Cà Mau xưa,… Vì thế, chúng tôi hi vọng rằng, luận văn sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề có liên quan đến địa danh tỉnh Cà Mau. 6
  16. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” sẽ hướng đến những mục đích cụ thể sau đây: - Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến nghiên cứu địa danh và địa danh học. - Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và các phương thức định danh của địa danh tỉnh Cà Mau. - Chỉ ra nguyên nhân biến đổi cũng như các quy luật biến đổi của địa danh tỉnh Cà Mau. - Lí giải nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh tiêu biểu, qua đó làm nổi bật các đặc điểm địa lí, truyền thống lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của tỉnh Cà Mau. - Trong chừng mực nhất định, chỉ ra được giá trị, vị trí, vai trò và mối liên hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là ngôn ngữ học. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh có ở Cà Mau, trong đó bao gồm các địa danh hành chính, các địa danh nhân tạo (cầu, đường, cống,…), các địa danh thiên tạo (sông, núi,…) và các địa danh có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên sự ấn tượng, đặc biệt của Cà Mau so với các tỉnh thành khác trong vùng. Vấn đề nghiên cứu địa danh rất phức tạp, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu của những người đi trước cộng với điều kiện hiện tại luận văn chỉ tập trung vào các nội dung chủ yếu như: phương thức đặt địa danh, cấu tạo địa danh, vấn đề biến đổi địa danh, cũng như nguồn gốc - ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của những địa danh ở Cà Mau. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây: 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ Địa danh học là nột khoa học liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ, nên phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ sẽ là phương pháp mà chúng tôi sử dụng phổ biến trong luận văn này. Phương pháp này thường dựa vào nghĩa của từ để nghiên cứu địa danh. Địa danh được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì? Tên gọi đó có liên quan gì đến đối tượng, phản ánh được đặc điểm gì của đối tượng? Đó là một vài câu hỏi cơ bản ta cần phải trả lời khi tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh. Ngoài ra, 7
  17. trong phương pháp này, đôi khi ta còn cần phải tìm hiểu nghĩa gốc của từ, hoặc các ngôn ngữ của dân tộc khác để nghiên cứu địa danh. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành Đây cũng là một phương pháp không kén quan trọng, bởi địa danh không chỉ liên quan đến ngôn ngữ học mà còn liên quan đến các ngành khoa học khác như địa lí học, lịch sử học, văn hóa học,... Trong luận văn “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” đòi hỏi người nghiên cứu phải biết được địa lí, lịch sử, hiểu được tập quán, đời sống văn hóa của người dân Cà Mau để từ đó vận dụng vào việc lí giải nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của các địa danh. 5.3. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về địa danh. Trước khi tiến hành nghiên cứu địa danh của một vùng cần phải tiến hành thống kê, phân loại địa danh của vùng đó: thống kê và phân loại địa danh giúp người nghiên cứu nắm bắt được số lượng địa danh, phân chia địa danh thành từng loại theo các tiêu chí, qua đó nhận diện đặc điểm riêng của từng loại và khái quát đặc điểm chung của toàn bộ địa danh trong vùng. Trước khi tiến hành thống kê địa danh ở Cà Mau, chúng tôi đã thu thập cứ liệu trên bản đồ Cà Mau, các tạp chí tại địa phương, các trang báo mạng và tiến hành liên hệ thực tế tại địa phương. Sau bước thống kê là tiến hành phân loại, địa danh Cà Mau được phân loại theo các tiêu chí: địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính,… Ngoài ra, địa danh Cà Mau còn được chia thành những loại nhỏ hơn, như: địa danh mang tên người, địa danh mang tên con vật, địa danh mang tên cây cối, địa danh nói lên đặc điểm địa hình… Ngoài ra, địa danh còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác như điền dã, giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp,… để có cái nhìn đa chiều, chính xác hơn về địa danh. TIỂU KẾT Địa danh học là một ngành khoa học đầy thú vị, nghiên cứu địa danh là nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa, cấu tạo và giá trị hiện thực mà địa danh nó phản ánh. Ngành nghiên cứu về Địa danh học ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, ngoài những nhà nghiên cứu kì cựu về Địa danh học như Lê Trung hoa, Bùi Đức 8
  18. Tịnh, Nguyễn Văn Âu, thì ngày càng thu hút được sự quan tâm của những sinh viên, những nghiên cứu sinh trẻ tuổi. Nghiên cứu địa danh là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp nghiên cứu, có nhiều phương pháp như: ngôn ngữ học kết hợp với lịch sử học, đị lí học, văn hóa học, thống kê - phân loại, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, giải thích, điền dã,… Địa danh Cà Mau phong phú và đa dạng, là một đề tài còn mới mẻ, chưa có nhiều người nghiên cứu. 9
  19. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Vấn đề chung về địa danh và địa danh học 1.1.1. Định nghĩa về địa danh Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về địa lí, lịch sử của nước mình, mỗi nước có hệ thống tên gọi riêng về tên người, địa lí,... đặc biệt về tên gọi địa lí (còn gọi là địa danh) thì hoàn toàn khác biệt, bởi mỗi nước, mỗi vùng có những cách đặt tên mang tính đặc trưng. Vì vậy, địa danh rất phong phú và đa dạng. Địa danh - Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, lí giải một cách đầy đủ và chính xác khái niệm địa danh là gì không hề đơn giản. Nếu hiểu theo lối chiết tự thì "địa danh" là tên đất. Cách hiểu này mang tính bó hẹp phạm vi của địa danh. Bởi địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lí gắn với từng vùng đất cụ thể mà còn có thể là tên gọi đối tượng địa lí cư trú sinh sống (địa danh hành chính), hay các công trình do con người xây dựng (địa danh nhân tạo), hoặc đối tượng địa hình thiên nhiên (địa danh thiên nhiên). Địa danh nói riêng và từ nói chung đều nằm trong kho từ vựng của một ngôn ngữ. Vì thế, nó được sử dụng và chịu sự tác động của các quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Hiện nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất nhau về khái niệm địa danh. Địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong hai cuốn từ điển: Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải thích "Địa danh là tên gọi các miền đất", còn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại coi "Địa danh là tên đất, tên địa phương". Gần với cách hiểu này, Nguyễn Văn Âu cũng quan niệm địa danh là "tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lí" [3]. Định nghĩa một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn sau khi trình bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh, A.V.Supêranskaia trong cuốn Địa danh là gì? đã viết như sau: "Địa danh học - đó là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc". Còn nhiều cách định nghĩa khác có thể lí giải rõ ràng hơn về địa danh, ở đây có thể chia làm hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất nghiêng về nghiên cứu địa danh gắn với địa lí - văn hoá, Nguyễn Văn Âu đại diện cho quan điểm này cho rằng: "Địa 10
  20. danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc... hay là tên các địa phương, các dân tộc" [3; 15]. Quan điểm thứ hai nghiêng về nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho quan điểm này là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phạm Xuân Đạm. Lê Trung Hoa quan niệm: "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ" [6; 15]. Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [17; 16]. Từ Thu Mai cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [14; 21]. Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức định danh” [4; 12]. Như vậy, trừ định nghĩa của Nguyễn Văn Âu, các định nghĩa còn lại đều nêu rất cụ thể về những vấn đề liên quan đến địa danh, tuy nhiên mỗi định nghĩa vẫn có nét riêng, định nghĩa địa danh của Phạm Xuân Đạm vừa mang tính kế thừa những người đi trước vừa có tính tiến bộ khi nhấn mạnh hơn vào chức năng và đối tượng của địa danh. Lê Trung Hoa mặc dù đã gắn địa danh với ngôn ngữ nhưng thiên về tính lí thuyết và việc chỉ ra phạm vi của định nghĩa, cách phân loại các địa danh. Còn Nguyễn Kiên Trường, trong định nghĩa của mình đã nêu giới hạn phạm vi của địa danh "...có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [17]. Cũng giống như Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại nhỏ, ngoài ra, ông còn tiến hành phân loại theo nguồn gốc, chức năng của địa danh. Từ Thu Mai khẳng định, khi phân tích định nghĩa địa danh cần chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân định nghĩa. Trong bốn định nghĩa nằm trong quan điểm thứ hai, theo chúng tôi, định nghĩa của Phạm Xuân Đạm là chuẩn xác hơn cả bởi định nghĩa này nhấn mạnh đủ các đối tượng và đặc điểm chức năng của địa danh. Chính vì thế, chúng tôi hiểu địa danh theo quan niệm của Phạm Xuân Đạm và trong quá trình nghiên cứu địa danh Cà Mau, chúng tôi cũng đi theo hướng này. Qua tất cả những điều đã trình bày ở 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2