intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu và thống kê những câu ca dao trong phạm vi Đồng bằng sông Cửu Long; tập hợp những câu ca dao có địa danh, khảo sát và phân tích ý nghĩa, ước muốn của các địa danh mà người xưa mong đợi; phân loại cách đặt tên theo địa danh; tìm hiểu về cội nguồn và sự hình thành các địa danh trong vùng; giải thích nguyên nhân làm thay đổi các địa danh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU ĐỊA DANH TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LƯƠNG HOÀNG THIL Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TÌM HIỂU ĐỊA DANH TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. TĂNG TẤN LỘC LƯƠNG HOÀNG THIL Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Gia đình và những người thân đã tạo điều kiện và động viên để tôi hoàn thành khóa học. - Ban Giám hiệu Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt. - Quý thầy cô Khoa Khoa học Cơ bản cùng quý thầy cô đã giảng dạy trong suốt khóa học. - Đặc biệt tôi xin gửi cảm ơn chân thành đến thầy Tăng Tấn Lộc giảng viên đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. - Cuối cùng là lời cảm ơn đến các bạn lớp Đại học Ngữ văn khóa 2 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Lƣơng Hoàng Thil
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Lƣơng Hoàng Thil
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Giới hạn vấn đề .................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về địa danh ...................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm địa danh ................................................................................... 5 1.1.2. Sơ lược về Đồng bằng sông Cửu Long .................................................... 6 1.2. Tiêu chí phân loại ............................................................................................ 11 1.2.1. Địa danh gắn với đơn vị hành chính ....................................................... 12 1.2.2. Địa danh gắn với lịch sử văn hóa ........................................................... 13 1.2.3. Địa danh gắn với địa hình thiên nhiên …. .............................................. 14 1.2.4. Địa danh gắn với động vật, thực vật.. ..................................................... 14 1.3. Vài nét về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long… ............................................ 15 1.3.1. Khái niệm ca dao… ................................................................................ 15 1.3.2. Đặc điểm ca dao Đồng bằng sông Cửu Long… ..................................... 16 1.3.2.1. Đặc điểm nội dung... ......................................................................... 17 1.3.2.2. Đặc điểm nghệ thuật... ...................................................................... 23 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỊA DANH TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Phân loại địa danh .......................................................................................... 29 2.1.1. Địa danh gắn với các đơn vị hành chánh ................................................ 29 2.1.2. Địa danh gắn với các loại địa hình ......................................................... 30 2.1.3. Địa danh gắn với vật thể nhân tạo... ....................................................... 32 2.1.4. Địa danh gắn với các loài động vật, thực vật... ...................................... 33 2.2. Nhận xét về kết quả thống kê địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long .... ...............................................................................42
  6. CHƢƠNG 3 : NHỮNG GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Tái hiện hoàn cảnh tự nhiên ............................................................................ 48 3.1.1. Tái hiện vùng đất hoang vu buổi đầu khai phá ....................................... 48 3.1.2. Gợi lên bức tranh thiên nhiên khoáng đạt .............................................. 50 3.2. Tô đậm sắc thái địa phương ............................................................................ 53 3.2.1. Biểu lộ sự giàu có, phong phú về sản vật và làng nghề ......................... 53 3.2.1.1. Sản vật… ........................................................................................... 53 3.2.1.2. Làng nghề… ..................................................................................... 56 3.2.2. Nhân vật .................................................................................................. 57 3.2.2.1. Những bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai phá… .......................... 57 3.2.2.2. Những anh hùng có công kháng chiến chống quân xâm lược… ...... 58 3.2.2.3. Danh nhân văn hóa… ....................................................................... 59 KẾT LUẬN ...................................................................................................61
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mà người Việt tham gia khai phá từ thế kỷ XVII. Lịch sử khai phá hơn ba trăm năm khiến nó được xem là vùng đất mới so với mấy nghìn năm tồn tại của đất nước Việt Nam. Lịch sử tồn tại và phát triển của vùng đất luôn gắn liền những cuộc khẩn hoang, khai phá vùng đất, là những cuộc chiến chống quân xâm lược. Nhưng vùng đất này vẫn hiên ngang sừng sững và ngày càng phát triển. Các địa danh nơi đây cũng gắn liền với lịch sử khai phá và đấu tranh chống xâm lược. Việc tìm hiểu các địa danh sẽ giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử vùng đất, về con người, về sự giàu có mà thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây... Địa danh là một phạm trù lịch sử, nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hóa... tại mảnh đất mà nó chào đời. Địa danh có thể do nhân dân tự phát chọn đặt, về sau được nhà nước hợp thức hóa, công nhận, hoặc do chính quyền chủ động chọn đặt [5]. Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử, quá trình định cư, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đó là những tấm bia lịch sử - văn hóa bằng ngôn ngữ. “Nếu bóc tách các lớp vỏ địa danh, chúng ta có thể tiếp cận được những tầng, nền văn hóa khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu địa danh sẽ giúp tìm hiêu thêm về những vùng đất với những đặc trưng riêng mang tính nhân văn sâu sắc trên các lĩnh vực, góp phần tô đậm bản sắc văn hóa địa phương". Được sinh ra và lớn lên trên vùng đất này. Tuổi thơ chắc ai cũng được nghe những bài ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Những bài ca dao ấy không chỉ giúp tôi lạc vào giấc ngủ êm đềm mà còn là thứ món ăn tinh thần không thể thiếu nuôi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt, khi nghe những bài ca dao nói về các địa danh trong đầu luôn tự hỏi vì sao nó có tên gọi là Cửu Long, Cần Thơ, Long Tuyền, Cao Lãnh... Khi bước vào giảng đường đại học có cơ hội tiếp xúc với bộ môn văn học dân gian và được sự hướng dẫn của các thầy cô truyền đạt càng làm bản thân thêm yêu thích tìm hiểu về các địa danh có trong ca dao. Bằng những kiến thức đã học được và hiểu biết trong cuộc sống. Với mong muốn tìm hiểu về các địa danh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có những đóng góp cho quê hương. Chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu về những bài ca dao của Đồng bằng sông Cửu Long nói về địa danh. Để qua đó biết được lịch sử khai phá vùng đất, sự hình thành tên gọi các địa danh, phân loại được các tên gọi, thấy được sự giàu có về các sản vật của vùng... Việc "Tìm hiểu địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long" cũng là tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, là hành trang mang vào cuộc sống, là minh chứng cho những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập. 1
  8. 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu, việc nghiên cứu về địa danh và địa danh trong ca dao đã được nhiều người quan tâm. Trong đó có các công trình nghiên cứu về địa danh trong ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Một số công trình nghiên cứu về địa danh như: + Trong quyển Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, Nguyễn Văn Âu chia địa danh làm ba nhóm là: Địa danh địa lý tự nhiên (núi, sông, hồ, cù lao... ) và địa danh địa lý kinh tế xã hội (địa danh hành chính làng xã, huyện, tỉnh), địa danh lịch sử (gắn với các sự kiện lịch sử) địa danh văn hóa (gắn với các công trình văn hóa). Cách phân chia như vậy chưa phù hợp với thực tế vì: làng xã, huyện, tỉnh… là những đơn vị hành chính không thể nào sếp vào địa danh kinh tế xã hội. + Trong quyển Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Thanh Ba Bùi Đức Tịnh phân loại địa danh thành các vật thể tự nhiên gắn với tên gọi đặc biệt riêng của Nam Bộ (cồn, cù lao, bãi... ) các vị trí liên hệ đến giao thông, vị trí tập hợp dân cư, thường thấy trong địa danh. Nhưng lại không đề cập đến những vật thể nhân tạo đình, chùa, miếu,... + Trong Địa danh học Việt Nam, Lê Trung Hoa đã nêu lên nhiều vấn đề có liên quan đến địa danh như: các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, quan hệ giữa địa danh và nhân danh, cách phân vùng địa danh Việt Nam. Có thể nói đây là một quyển tài liệu có giá trị cho việc tìm hiểu về địa danh Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. + Nguyễn Hữu Hiếu cho rằng địa danh có liên quan đến nhiều lĩnh vực: sử học, địa lý, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử ngôn ngữ học… Do đó khi đề cập đến nguồn gốc địa danh Đồng bằng sông Cửu Long, không thể nào không nói đến vài đặc điểm của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến sự hình thành địa danh như: về địa hình và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… + Trong quyển Cảm nhận ca dao Nam Bộ, Trần Văn Nam đã có những công trình nghiên cứu về vùng đất và con người Cần Thơ: “Cần Thơ đất nước con người qua ca dao, vấn đề dị bản ca dao và câu hò Cần Thơ, khát vọng của người xưa qua địa danh Bình Thủy, Long Tuyền... Vấn đề dị bản ca dao và câu hò Cần Thơ, hay các bài viết liên quan đến địa danh như ca dao Nam Bộ - ca dao vùng đất mới, Nghĩa biểu trưng trong ca dao Nam Bộ. Các bài viết của tác giả nói về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất mới, tên gọi mang đậm dấu ấn dân gian làm 2
  9. gợi lên những hoài niệm về đất về người và về những nhân vật nổi tiếng, đặc thù miền Tây Đô” [25; 48] + Lê Thị Diệu Hà có bài viết Nét riêng của yếu tố địa danh trong ca dao Nam Bộ đăng trên Tạp chí Nguồn Sáng, số 2, 2007, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tác giả nêu bật lên các chủ đề phổ biến trong bộ phận ca dao Nam Bộ có địa danh như: ca ngợi cảnh vật, truyền thống địa phương, chủ đề tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ,... đồng thời phân loại hệ thống địa danh trong ca dao Nam Bộ. Dựa trên những đặc điểm về cách thức định danh, yếu tố địa lý, gốc tích địa danh, tác giả phân chia địa danh gắn với đặc điểm địa lý tự nhiên, địa danh gắn với sản phẩm hay công trình kiến tạo, địa danh ở xa hoặc thuộc điển tích. Trong phần thứ hai, Lê Thị Diệu Hà đã phân tích, lý giải tương đối có cơ sở về một số nội dung biểu hiện trong ca dao Nam Bộ... Những tác phẩm nêu trên có ý nghĩa quan trọng với việc nghiên cứu địa danh nói chung, địa danh Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đây là những cơ sở nhất định để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Tìm hiểu địa danh trong ca Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi hướng đến các mục đích sau: - Tìm hiểu và thống kê những câu ca dao trong phạm vi Đồng bằng sông Cửu Long. Tập hợp những câu ca dao có địa danh, khảo sát và phân tích ý nghĩa, ước muốn của các địa danh mà người xưa mong đợi ... - Phân loại cách đặt tên theo địa danh - Tìm hiểu về cội nguồn và sự hình thánh các địa danh trong vùng - Giải thích nguyên nhân làm thay đổi các địa danh 4. Giới hạn vấn đề Với đề tài “Tìm hiểu địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các bài ca dao chứa yếu tố địa danh được hình thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ” của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, năm 1984, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. “Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long” công trình tập thể của cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ, năm 1997, Nxb Giáo dục. 3
  10. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Mỗi địa danh có một cách gọi tên khác nhau, theo địa hình thiên nhiên, gọi theo đơn vị hành chính nên đề tiếp cận hiệu quả, phục vụ đề tài. - Trong quá trình làm luận văn có sử dụng phương pháp thống kê phân loại: nhằm xác định tần số xuất hiện của các địa danh, phân các địa danh thành từng nhóm, để rút ra đặc điểm của từng loại nói riêng và đặc điểm địa danh toàn vùng nói chung. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đây có thể được xem là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu của mọi vấn đề. Ở đây, người viết đã thu thập các tài liệu có liên quan đến luận văn, chọn lọc và ghi nhận những nội dung cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho luận văn. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu địa danh của Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác để tìm ra những điều giống và khác nhau từ đó thấy được những đặc trưng cơ bản của Đồng bằng sông Cửu Long, mặt khác còn để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh thông qua cách đối chiếu so sánh lịch sử. 4
  11. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về địa danh 1.1.1. Khái niệm địa danh Địa danh là một khái niệm mà hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với nhau về định nghĩa một cách chung nhất. Vẫn còn nhiều cách định nghĩa khác nhau về địa danh như: Trong hầu hết các quyển Từ điển tiếng Việt định nghĩa địa danh là “ tên đất, tên điạ phương” trong số này có các công trình của Hoàng Phê, Minh Tân - Thang Nghi, Xuân Lãm..., các tác giả đều giải thích theo từ nguyên (địa là đất, danh là tên). Quan niệm này còn bó hẹp, nó chỉ giải thích đơn giản đó là tên đất mà chưa thể khái quát hết ý nghĩa từ này bởi nó còn chứa nhiều nghĩa bao hàm hơn. Danh từ địa danh xuất phát trong tiếng Hy Lạp cổ là Toponymie, tức là “tên gọi các địa phương” hay là “tên gọi địa lí”. Ngoài ra, trong danh học, người ta thường thiên về tên riêng (Onomastique), các đối tượng địa lý như: sông Hồng, sông Mã, núi Hoàng Liên, núi Ba Vì, làng Thượng Các, làng Dịch Vọng... [3;3] Quan niệm này cũng chưa thật hoàn chỉnh, vì ngoài tên riêng, cũng có những danh từ chỉ tên chung như các từ chỉ núi (núi, sơn, pu), chỉ sông ( sông, giang, hà), cần phân biệt, nhất là nước ta là một quốc gia đa dân tộc; nếu không sẽ gặp khó khăn trong học tập và nghiên cứu, thậm chí có thể bị sai lầm. [3;3] Trong Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh cho rằng địa danh là tên gọi các miền đất (Nom de terre). Còn trong quyển Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Bùi Đức Tịnh cho rằng “địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong sinh hoạt hành chính hay quân sự”. [34; 10] Dựa vào thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hy Lap: Topos (là địa phương) và Onoma (là tên gọi), trong công trình nghiên cứu một số vấn đề về địa 5
  12. danh học ở Việt Nam khi nêu lên đối tượng nghiên cứu của địa danh, Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh học (Toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương”. [3;5] Lê Trung Hoa đã tập hợp các ý kiến nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về địa danh như sau: “Địa danh là những từ ngữ cố định, được dùng làm tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng về không gian hai chiều, các đơn vị hành chính các vùng lãnh thổ”. [15;18] Đây là một khái niệm dù chưa thật hoàn chỉnh nhưng cũng tương đối đầy đủ để có thể bao hàm ý nghĩa của danh từ địa danh. Khái niệm này nó không chỉ là tên gọi các vật thể tự nhiên như của Bùi Đức Tịnh hay đó là tên địa lý các địa phương của Nguyễn Văn Âu mà nó bao gồm tên các địa hình tự nhiên và các công trình nhân tạo của con người. 1.1.2. Sơ lƣợc về Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000km2 với 3.995.261 ha, chiếm 12% diện tích cả nước, có số dân trên 15 triệu người chiếm 1/5 dân số cả nước. Gồm 12 tỉnh: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ, là đô thị loại 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài ra, tất cả 12 tỉnh trong khu vực đều có các thành phố trực thuộc tỉnh như: Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau, Rạch Giá,... Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất cả nước, có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu mát mẻ, điều hòa quanh năm. Mỗi năm có 2 mùa chính là mùa nắng và mùa mưa. Địa hình có nhiều dòng chảy tự nhiên, hình thành nên mạng lưới sông ngòi dày đặc. Theo thời gian, con người đã đào thêm các con rạch để dẫn nước vào sâu trong các khu vực ruộng đồng để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra còn nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Hiếm có nơi nào mà đời sống con người gắn bó mật thiết với sông nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh bức tranh sông nước ấy, một quang cảnh đặc biệt trên vùng đất này là những cánh đồng lúa mênh mông, màu mỡ. Đồng bằng sông Cửu Long còn được xem là vựa lúa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều 6
  13. vườn cây trái sum suê, trĩu quả: sầu riêng, măng cụt, xoài… Nên theo Sơn Nam trước năm 1945 và có lẽ trước năm 1960, người dân ở đây không gọi nó là Đồng bằng sông Cửu Long mà lại gọi là “Miệt vườn” với câu ca dao phổ biến là: Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh… Lịch sử hình thành và phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ, quá trình đó có thể được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Vùng đất Nam Bộ dưới thời đế quốc Phù Nam (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII) Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch cổ Trung Quốc thì vào khoảng đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ bước vào thời lập quốc. Ở phía nam của Lâm Ấp (Chămpa) tương ứng với vùng đất Nam Bộ ngày nay, đã xuất hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam. Tuy nhiên qua một thời gian dài nền văn minh cổ đại của cư dân Nam Bộ chỉ được biết đến qua các thư tịch cổ. [9;14] 2. Giai đoạn II: Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp (từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVI). Sau khi chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi Thủy Chân Lạp để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với Lục Chân Lạp, tức vùng đất gốc của Chân Lạp [9;23]. Cho đến thế kỷ XVIII, cư dân vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Châu Đạt Quang sứ thần của nhà Nguyên Mông, có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296 - 1297, đã đi ngang qua vùng này để bang giao với Vương quốc Ăngco, mô tả vùng đất Nam Bộ trong Chân Lạp phong thổ ký như sau: Bắt đầu từ vùng Chân Bồ (tức Vũng Tàu đến vùng Gò Công ngày nay) khắp nơi rậm rạp các dãy rừng thấp xen kẽ với những dòng sông chảy dài hàng trăm dậm, các loại cây gỗ um tùm đan kết với các loại dây mây chằng chịt... khắp nơi vang tiếng chim hót, tiếng thú kêu… trên các dãi đồng hoang, hàng trăm trâu rừng tụ họp thành bầy đàn…”. [9; 25] Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - kỹ thuật thời ấy, việc chinh phục Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải được tiến hành từng bước. Lúc bấy giờ,dân số đồng bằng ở thế kỷ XVII khoảng 200.000 người (Gia Định thành thông chí), chỉ tính riêng vùng đất giáp với vùng đất cao Đông Nam Bộ và vùng Châu Đốc. Vùng 7
  14. quanh Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) chỉ được khai phá và có dân định cư từ năm 1672, đến năm 1698 mới đến vùng đông châu thổ, năm 1724 là vùng Hà Tiên, năm 1732 mới đến vùng sông Tiền, năm 1750 vùng Tân An và Gò Công, năm 1757 toàn bộ vùng bắc sông Hậu (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh,) ... 3. Giai đoạn 3: Vùng đất Nam Bộ trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Viêt Nam (từ thế kỷ XVI đến nay). Dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam được đẩy mạnh. Năm 1611, lập dinh Phú Yên. Năm 1693 lập dinh Bình Thuận. Đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chú sai Chưởng cơ trấn thủ dinh Bình Khang Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất đem quân vào kinh lược Chân Lạp, lấy đất Đông Phố lập làm Phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (Gia Định). Người ta gọi chung đó là dân Hai Huyện. Cũng có người cho rằng hai huyện của dinh Quảng Bình, nổi tiếng là “Nhứt Đồng Nai, nhì Hai Huyện”, ghi nhận nguồn cội cuộc di dân từ Quảng Bình vào Nam khẩn hoang, lập ấp. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế, quản lý hơn bốn vạn hộ. Sau năm 1744 vùng đất từ nam Hoành Sơn đến Mũi Cà Mau được chia làm 12 dinh, trong đó vùng đất Nam Bộ chia làm bốn dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và Hà Tiên). Trừ Hà Tiên lúc đầu còn là một dinh phụ thuộc, mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã. Năm 1808, vua Gia Long đổi Trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm năm trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau là Định Tường) và Hà Tiên. Năm 1832 Minh Mạng bãi bỏ Gia Đinh Thành, đổi thành trấn thành sáu tỉnh: Biên Hòa, Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Định Tường (miền Đông), Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (miền Tây). Lúc bấy giờ, các sĩ phu gọi tắt những tỉnh này là Gia, Vĩnh, Định, Hà theo câu cổ ngữ: “Khoái mã gia biên vĩnh định giang hà”, nghĩa là phóng ngựa ra roi giữ yên non nước. Năm 1834, vua Minh Mạng đặt ra Nam Kỳ và chia làm sáu tỉnh (Nam Kỳ Lục Tỉnh). Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là Sài 8
  15. Gòn), Biên Hòa, Định Tường (tỉnh lỵ là Mĩ Tho) ở miền Đông, Vĩnh Long, An Giang (tỉnh lỵ là Châu Đốc) và Hà Tiên ở miền Tây. Năm 1862, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông và năm 1867 chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn. Năm 1868, Nam Kỳ còn hơn 20 hạt và địa hạt do Tham biện cai trị, dinh hành chính gọi là Tòa Tham biện, dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài Gòn. Năm 1868, sau khi chiếm cả Nam Kỳ Lục Tỉnh, thực dân Pháp cho điều tra Tây Nam Kỳ, có hơn nữa triệu hécta (ha) ruộng đất và gần nửa triệu dân, so với một triệu ha đất và một triệu dân toàn Nam Kỳ. Năm 1899, toàn quyền Đông Dương ra quy định đổi tên hạt thành tỉnh, chia Nam Kỳ thành ba miền: Miền Đông có bốn tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa. Miền Trung có chín tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Mĩ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Miền Tây có bảy tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và Vũng Tàu là đơn vị hành chính riêng (Commune mixte). Lúc bấy giờ tỉnh Vĩnh Long là một trong sáu tỉnh Nam Kỳ nên đất đai rộng lớn, gồm Sa Đéc Trà Vinh, thêm một phần Bến Tre và Hậu Giang cũ (gồm cả Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang ngày nay). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền cách mạng chia lại các tỉnh cho phù hợp với chiến trường miền Tây: Long – Châu – Hậu, sau đó là Long - Châu – Hà, Long Châu Sa; chia tỉnh Rạch Giá cho ba tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành Vinh-Trà. Năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm chia tỉnh và quận ở một số nơi để dễ quản lý và bình định. Suốt cuộc chiến tranh, họ còn nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Tỉnh Hà Tiên nhập với Rạch Giá thành tỉnh Kiên Giang, quận Cà Mau tách khỏi Bạc Liêu thành tỉnh An Xuyên, tỉnh lỵ ở Cà Mau. Phần còn lại của tỉnh Bạc Liêu nhập với tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ tách hai huyện bên tả ngạn sông Hậu, phần còn lại thêm huyện Kế Sách của Sóc Trăng và huyện Long Mỹ của Rạch Giá thành tỉnh Phong Dinh, tỉnh lỵ thành thị xã Cần Thơ. Các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên nhập lại thành tỉnh An Giang. Tỉnh Trà Vinh lấy thêm quận Vũng Liêm của Vĩnh Long, quận Cầu Kè và Trà Ôn của Tam Cần lập tỉnh Vĩnh Bình, tỉnh lỵ là thị 9
  16. xã Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long cắt Vũng Liêm cho Trà Vinh, nhập thêm một số quận của tỉnh Sa Đéc và quận Chợ Lách của Bến Tre, tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long. Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Tây, địch lập tỉnh Tam Cần, gồm huyện Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh và hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ; huyện Tam Bình, Vũng Liêm của Vĩnh Long và ba xã thuộc Lai Vung (Sa Đéc), lấy huyện lỵ Trà Ôn làm tỉnh lỵ. Đến năm 1957, địch giải thể Tam Cần. Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng cũng lập và giải thể Tam Cần. Năm 1971, chính quyền cách mạng lập tỉnh Châu Hà, gồm huyện (Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc), Thoại Sơn (Long Xuyên), Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành (Rạch Giá). Năm 1974, lập tỉnh Long Châu Hà gồm tỉnh Châu Hà thêm huyện Châu Thành (Long Xuyên), Châu Phú (Châu Đốc) và hai thị xã Long Xuyên và Châu Đốc. Sáu tỉnh ban đầu dưới triều Nguyễn gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (trừ Biên Hòa và Gia Định hiện tại thuộc miền Đông Nam Bộ). Sau giải phóng, Trung ương chủ trương lập tỉnh lớn. Cửu Long gồm Vĩnh Long -Trà Vinh, Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ-Sóc Trăng và Côn Đảo); Minh Hải gồm Bạc Liêu và Cà Mau, Kiên Giang (Rạch Giá-Hà Tiên), An Giang gồm Long Xuyên và Châu Đốc. Năm 1991, Cửu Long lại tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh; tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, giao Côn Đảo về cho tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Sau đó, năm 1996 Minh Hải được chia thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Thời Pháp thuộc gọi Tiền Giang kể từ tả ngạn sông Hậu lên phía Long An, còn miền Hậu Giang là khu vực hữu ngạn sông Hậu trở xuống Cà Mau, Hà Tiên. Kế đến, Hậu Giang gồm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng; về sau chỉ còn tỉnh Cần Thơ lại tiếp tục chia thành tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương từ năm 2001. Ngày 28-9-2010, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức lễ công nhận thành phố Vị Thanh trực thuộc tỉnh. Như vậy, đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã có 13 tỉnh và có 13/13 thành phố, không còn cấp thị xã như trước. 10
  17. 1.2. Tiêu chí phân loại Ngày nay khi phân loại về địa danh, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều cách hiểu và phân chia chưa nhất quán với nhau. Tùy vào cách hiểu và cách tiếp nhận mà mỗi người khi nghiên cứu có những cách phân loại khác nhau. Theo Bùi Đức Tịnh “Tên gọi chung từng loại vật thể là một danh từ chung, dùng chung cho tất cả các vật thể cùng một loại. Nhưng thường để tạo địa danh, chỉ cần kết hợp một danh từ loại này với một danh từ loại chung khác hay một tính từ, một ngữ. Do đó, biết được định nghĩa của loại danh từ chung đặc biệt chỉ các vật thể tự nhiên này là có được một chỉ dẫn cần thiết trong việc tìm hiểu một số địa danh ở Nam Bộ”. [35;11] Nên khi chia địa danh Bùi Đức Tịnh dựa vào 4 đối tượng là: các vật thể tự nhiên với cách gọi tên đặc biệt của Nam Bộ (bãi, bàu, bưng, cái, cồn, cù lao, đảo, đầm, đồng, động, điền, gành, gãnh, giồng, hố, lạch, láng, mạch, mũi, mương, rạch, rẫy, sân chim, trảng, ụ, vũng, xẻo…), các vị trí liên hệ đến giao thông (bến, cạnh, cầu, dốc, gãy, giáp nước, tắc, thứ, truông, vàm), các vị trí tập hợp dân cư (chợ, xóm) và các đơn vị hành chính, quân sự (dinh, đạo, đồn, tấn, thành, thủ, trấn). [35; 11-35]. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, rất có ích, chứng tỏ tác giả chú trọng đầu tư nhiều thời gian và công sức tìm hiểu nguồn gốc địa danh theo nhiều phương pháp, trong đó không loại trừ phương pháp truy cứu tên địa danh có nguồn gốc lịch đại. Theo Nguyễn Văn Âu, một địa danh luôn hội đủ ba yếu tố: ngôn ngữ, địa lý và xã hội. Nhờ có yếu tố địa lý mà địa danh tồn tại dù chảy qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, ngôn ngữ và xã hội. [3;4] Trong khi đó, qua bài Địa danh Nghệ Tỉnh qua thơ ca dân gian, kỷ yếu Ngữ Học Trẻ 2000, hai tác giả Phan Xuân Đạm và Nguyễn Nhã Bãn (phần nói về ngôn ngữ và văn hóa), phân loại địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên (bao gồm các cảnh quan thiên nhiên như núi, sông, đồng, bãi, khe…) và địa lý nhân văn (các công trình văn hóa hoặc tổ chức xã hội do con người tạo nên trên một vùng lãnh thổ xác định như đền, chùa, cầu cống, cơ quan…). Cách phân chia như vậy chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ cũng có những địa danh mang đủ cả hai tính chất trên. Qua Địa danh trong ca dao Bình Định (đăng trên website), Đinh Hà Triều phân loại: địa danh là tên riêng các đơn vị hành chính các cắp, tên những địa điểm 11
  18. vốn là đối tượng lao động và những địa điểm phục vụ giao thông: sông suối, ao, đầm, núi, rừng, đèo, hang, động, cù lao, bãi, bến… và địa danh là tên những địa điểm sinh hoạt xã hội và những địa điểm sinh hoạt văn hóa tính ngưỡng (đình, chùa, miếu). Trong thi pháp ca dao, phần nói về cách dùng tên riêng chỉ địa điểm, Nguyễn Xuân Kính tán thành quan điểm tên riêng chỉ địa điểm (địa danh) [20;131]. Ông cho rằng có hai cách phân loại địa danh trong ca dao: phân loại theo chức năng định danh và phân loại theo nguồn gốc. [19;133-136] Huỳnh Công Tín đã dựa trên cơ sở ngôn ngữ học để phân loại địa danh. Ông căn cứ vào tiêu chí hệ thống, chia địa danh thành hai nhóm: địa danh theo thành tố chung và địa danh không theo thành tố chung. [34;78] Khi phân loại địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hùng Cường phân địa danh ra thành sáu loại là: địa danh gắn với văn hóa, địa danh gắn với hệ thống giao thông, địa danh gắn với đơn vị hành chính, địa danh gắn với lịch sử, địa danh gắn với hoạt động kinh tế và địa danh gắn với du lịch. [4;19-21] Tuy nhiên cách phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, vì trong quá trình phân loại có những địa danh có thể mang nhiều tính chất đan xen với nhau như: khi nói đến chợ nổi Cái Răng người ta có thể nghỉ ngay đến đó là một chợ nổi trên sông với các hoạt động kinh tế, buôn bán sầm uất, nhưng cũng sẽ có người nghĩ đến nó là một điểm du lịch nổi tiếng, một đơn vị hành chính thuộc thành phố Cần Thơ. Hay khi nói đến Ao Bà Om ở thành phố Trà Vinh vừa là địa danh du lịch, vừa là địa danh lịch sử. Dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về các tiêu chí phân loại địa danh. Nhưng theo cách tiếp cận và mục đích tìm hiểu, chúng tôi phân địa danh thành các loại như sau: 1.2.1. Địa danh gắn với đơn vị hành chính Đây là những địa danh được Nhà nước công nhận trong các văn bản hành chính hoặc có sự thừa nhận trong quá trình giao tiếp, trong quá trình giao lưu văn hóa của cộng đồng dân cư qua các thời kỳ lịch sử như: xóm, ấp, làng, xã, quận, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, tỉnh... Phần lớn các địa danh này sử dụng từ HánViệt để gọi tên như: Phong Dinh, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Vĩnh Long, Long Hồ, Long Phú, Châu Phú, Đông Phú, Phú An, Phú Tân, Phong Mỹ, 12
  19. Thới Thuận, Thuận Hưng, Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Mĩ Hưng, Mĩ Thuận, Mĩ Chánh, Mĩ Hòa, Hòa An… Theo thời gian cùng với những biến cố lịch sử, một số địa danh được nói đến trước đây giờ đã thay đổi tên gọi hay biến mất, không được còn sử dụng trong các văn bản hành chính, mà nó chỉ còn tồn tại trong những bài ca dao hay trong trí nhớ của một số ít người lớn tuổi từng trải nghiệm thì mới có khả năng nhận biết được các địa danh này: Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng), Phong Dinh (nay là Cần Thơ), Định Tường (nay là Vĩnh Long), tỉnh Minh Hải cũ giờ được chia thành Cà Mau và Bạc Liêu… Cùng với các địa danh hành chính có giá trị pháp lí được các cơ quan công quyền thừa nhận, thì ở một số địa phương cư dân vẫn còn quen gọi các địa danh theo “tên Nôm” do những người trong xóm trong ấp gọi lâu thành danh, rồi dần dần được các cơ quan chức năng chính thức thừa nhận như: Cái Mơn là tên dân gian gọi xã Vĩnh Thành thuộc huyện chợ Lách tỉnh Bến Tre. Hay ban đầu xã Tân Phước Hưng huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang có tên riêng là Bún Tàu, rạch Lái Hiếu có tên là ấp Lái Hiếu (nay thuộc phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy - tỉnh Hậu Giang). Đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất, Sài Gòn không còn được sử dụng trong các văn bản hành chính và được gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1976 nhưng nhiều người vẫn gọi với cái tên là Sài Gòn… Các địa danh hành chính không tồn tại vĩnh viễn mà nó có thể thay đổi tùy theo bối cảnh lịch sử xã hội và phụ thuộc vào những quy chế của kiến trúc thượng tầng. 1.2.2 Địa danh gắn với lịch sử, văn hóa Dù là vùng đất mới nhưng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chảy qua nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược. Họ đã ngã xuống cho quê hương có ngày hôm nay. Để ghi nhớ và trân trọng những công lao đó, cũng như là giáo dục đối với thế hệ sau về lòng yêu nước, người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã dùng tên của những vị anh hùng đó để gọi tên cho vùng đất mình đang cư trú như: Bùi Hữu Nghĩa, Phan Thanh Giãn, Thoại Ngọc Hầu, Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương, … Không chỉ có những người anh hùng trong kháng chiến mà những con người bình dân của đời sống cộng đồng, những bậc tiền hiền, hậu hiền khai hoang mở cỏi 13
  20. cũng được chính quyền và nhân dân sở tại công nhận như: Cao Lãnh, Ao Bà Om, Kinh Vĩnh Tế, Kinh Thoại Hà… Một số địa danh gắn với các nhân vật lịch sử ngày nay đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, nơi sinh hoạt tâm linh, tính ngưỡng ở địa phương như: Miếu Ông Điếu Bát ở Trà Ôn - Vĩnh Long, Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc - An Giang.... 1.2.3. Địa danh gắn với địa hình thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi đồi so với miền Bắc, miền Trung. Ở đây có nhiều sông ngòi, kênh rạch làm cho địa hình nơi đây bị chia cắt tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau: bưng, bàu, lung, láng, vàm, cồn, cù lao,.. rồi dần người dân đã dựa vào các những đặc điểm này để gắn vào tên gọi cho địa phương mà minh đang sống như: Vàm Cống, Vàm Nao, Cồn Mĩ Phước, Cồn Khương, Cù Lao An Bình, Cù Lao Dung, Cù Lao Ông Chưởng... Dù đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long một số nơi cũng có địa hình đồi núi, chủ yếu là núi thấp chỉ cao vài trăm mét và chiếm một diện tích nhỏ của đồng bằng, tập trung toàn bộ ở các tỉnh An Giang và Kiên Giang, dọc theo biên giới giáp với Campuchia. Nên Đồng bằng sông Cửu Long có những địa danh tên gọi được gắn với dạng địa hình này: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô,… Ở vùng ngoài khơi ven Vịnh Thái Lan có nhiều hòn, nhiều đảo. Từ lâu người dân đã đặt chân đến những vùng này để khai phá, định cư và gọi tên theo hình dạng của nó: Hòn Chông, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, đảo Phú Quốc… Địa hình Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng: có sông, có núi, có đồng bằng, có biển đảo... Chính những đặc điểm này cũng luôn gắn liền với tên đất, tên làng, dần dần trở thành những địa danh quen thuộc. 1.2.4. Địa danh gắn với động thực vật Là vùng đất mới, có nhiều động vật gắn liền với cuộc sống, quen với người dân. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có diện tích đất phù sa bồi đắp nên thực vật nơi đây luôn tươi tốt quanh năm, nhiều loại cây đã gắn liền với địa phương, trở thành đặc trưng của địa phương, dần dần đã trở thành tên gọi gắn liền với địa phương như: Bến Tre, Gò Quao ở Kiên Giang (do có nhiều cây quao), Thốt Nốt ở Cần Thơ, Cần Đước (Long An), Gành Hào ( Bạc Liêu), Giồng Dứa ( Tiền Giang)… 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2