intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa tập huấn quốc gia: Quản lý khu bảo tồn biển

Chia sẻ: Đinh Tường Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa tập huấn quốc gia: Quản lý khu bảo tồn biển giới thiệu đến bạn đọc một số nội dung tổng quan về tình hình phát triển du lịch, phát triển du lịch và những ảnh hưởng của hoạt động du lịch, tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa tập huấn quốc gia: Quản lý khu bảo tồn biển

  1. DỰ ÁN KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN KHOÁ TẬP HUẤN QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Phạm Trung Lương Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nha Trang , tháng 8 năm 2003
  2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM 1. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch 1.1. Trên thế giới Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới (WTO), năm 2002 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 715 triệu lượt khách, tăng 3,1% so với năm 2001, thu nhập từ du lịch đạt 500 tỷ USD, tương đương 6,7 - 6,8% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thế giới. Du lịch là ngành tạo nhiều việc làm và hiện thu hút khoảng 227 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,9% lực lượng lao động thế giới - cứ 9 người lao động có 1 người làm nghề du lịch. WTO dự báo, năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới ước lên tới 1.006 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại, nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2002, Châu Âu vẫn là khu vực đứng đầu với 57,5 % thị phần khách du lịch quốc tế (đón 411,1 triệu lượt khách). Lần đầu tiên, Đông á - Thái Bình Dương đã vượt Châu Mỹ với 17,5 % thị phần , đón được 125,1 triệu lượt khách; tiếp đó là Châu Mỹ với 18,6 %,... Từ cuối thế kỷ XX, hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Đông á-Thái Bình Dương. Theo dự báo của WTO, đến 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông á- Thái Bình Dương đạt 22,08% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt Châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu, và đến năm 2020 sẽ là 27,34%. Trong khu vực Đông á - Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Bốn nước ASEAN có ngành du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Những nước này đều đã vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế một năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch. Năm 2002, Malaysia đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, Thái Lan đón trên 10 triệu, Singapore đón gần 7 triệu; Indonesia do tình hình chính trị trong nước mất ổn định nhưng vẫn đón được 5,1 triệu lượt khách quốc tế. Việt Nam và Philippin là hai nước thu hút được lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 nước Đông Nam á còn lại, nhưng cũng chỉ đạt xấp xỉ 1/3 lượng khách quốc tế so với bốn nước trên (năm 2002 Philippin đón 2,2 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập 2,53 tỷ USD; Việt Nam đón 2,62 triệu, thu nhập trên 1,3 tỷ USD). Theo dự báo của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam á là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2010 là 6%/năm, so với 1-2% của thời kỳ 1998-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực.
  3. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển 1.2. ở Việt Nam “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao” (Trích Pháp lệnh Du lịch, 2/1999). Đảng và Nhà nước đã xác định "phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(Trích Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí Thư Trung ương Đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”(Trích Văn kiện Đại hội Đảng IX). Mặc dù ngành du lịch được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, song hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1990 đến năm 2002, lượng khách du lịch quốc tế tăng 10,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên 2,62 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 13,0 lần từ 1,0 triệu lên 13,0 triệu lượt. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng với tốc độ đáng kể, thường đạt mức trên 30%/năm, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, đến năm 2002 đạt 23.500 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cũng phát triển nhanh. Năm 1991 cả nước mới có trên 11,4 nghìn phòng khách sạn thì đến năm 2002 đã có trên 72 nghìn phòng. Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, sân golf đã được đưa vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và đường biển trên phạm vi cả nước, phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành gồm khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền các loại đã góp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách. Du lịch là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đến năm 2002, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành du lịch được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 5,78 tỷ USD. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền thống... ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên. 2. Phát triển du lịch và những ảnh hưởng của hoạt động du lịch 2.1. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch Với tư cách là một ngành kinh tế, để phát triển du lịch cần thiết phải xuất hiện và tồn tại 2 yếu tố cơ bản là “Cung” và “Cầu” Quản lý phát triển du lịch biển 3 Phạm Trung Lương
  4. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cung” du lịch bao gồm : - Tài nguyên du lịch : Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch …. là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” (Pháp lệnh Du lịch). - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch : Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. - Đội ngũ lao động : Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. - Cơ chế, chính sách : Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến. Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cầu” du lịch bao gồm : - Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. - Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch : được xem là yếu tố để tăng “Cầu”; yếu tố cầu nối giữa “Cung” và “Cầu” trong du lịch. Bên cạnh những điều kiện cơ bản để có thể hình thành thị trường (mua - bán) và phát triển du lịch, hoạt động du lịch chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện : - Có môi trường trong lành về tự nhiên, xã hội, và không có dịch bệnh: du lịch là ngành kinh tế rất nhạy cảm và gắn liền với các yếu tố môi trường. Sự suy giảm đột ngột của du lịch bởi bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp SARS gần đây ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là một minh chứng cụ thể về vấn đề này. - Đảm bảo an ninh, không có khủng bố, xung đột vũ trang : Tình hình bất ổn định ở Indonesia, Phillippine; khủng bố ở Mỹ; chiến tranh ở Trung Đông; v.v. đều được xem là nguyên nhân chính làm giảm lượng khách du lịch đến những khu vực này. 2.2. Các tác động ảnh hưởng chính của hoạt động du lịch "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". (Pháp lệnh Du lịch, 2/1999). Quản lý phát triển du lịch biển 4 Phạm Trung Lương
  5. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển Hoạt động phát triển du lịch có tác động ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế, văn hoá - xã hội và tài nguyên, môi trường. Đối với kinh tế - xã hội, tác động của hoạt động du lịch thể hiện ở các mặt chủ yếu : - Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu tại chỗ - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - Góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao mức sống của người dân nơi có du lịch phát triển. - Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, đổi mới “bộ mặt” đô thị - Góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc - Góp phần tăng cường giao lưu quốc tế Bên cạnh những tác động tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình hoạt động phát triển du lịch bao gồm : - Một số giá trị văn hoá có thể bị biến đổi do thương mại hoá - Tạo sự cách biệt về kinh tế, sự thay đổi trong nếp sống truyền thống của cộng đồng - Tệ nạn xã hội gia tăng Đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bên cạnh những tác động tích cực như góp phần làm tăng giá trị sử dụng đất; phục hồi, tôn tạo cảnh quan đối với những không gian được quy hoạch xây dựng các khu du lịch; bảo vệ và phát triển một số loài sinh vật quý hiếm, bản địa để phục vụ tham quan du lịch; .v.v. hoạt động du lịch có thể có những ảnh hưởng chính bao gồm : - Góp phần làm mất đi nơi cư trú (habitat) của nhiều loài sinh vật do việc san lấp tạo mặt bằng xây dựng các công trình dịch vụ du lịch. - Kích thích việc săn bắt, khai thác các loài sinh vật quý hiếm, hoang dã - Khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển - Tăng lượng chất thải ra môi trường, góp phần làm suy giảm và ô nhiễm môi trường. - Tăng khả năng ô nhiễm không khí cục bộ - Tăng khả năng lây truyền dịch bệnh Các môi trường chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch : - Môi trường đất - Môi trường nước - Môi trường sinh thái - Môi trường không khí (cục bộ) Quản lý phát triển du lịch biển 5 Phạm Trung Lương
  6. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển 2.3. Các yêu cầu quản lý để hạn chế tác động đến tài nguyên, môi trường + Quản lý về “sức chứa” Phân tích sức chứa là phương pháp được sử dụng nhằm xác định giới hạn phát triển du lịch/giới hạn cao nhất có thể khai thác sử dụng tài nguyên du lịch ở một điểm du lịch nào đó. Mathieson và Wall (1982) định nghĩa : “sức chứa” là số lượng người tối đa có thể tham quan điểm du lịch mà không gây ra sự thay đổi không thể chấp nhận được về môi trường tự nhiên và sự suy giảm không thể chấp nhận được về những gì du khách cảm nhận được ở một điểm du lịch”. Innskeep (1991) đã bổ sung “không gây tác động xấu tới xã hội, kinh tế, văn hoá của điểm du lịch tới mức không thể chấp nhận được”. Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch như sau: AR CPI = a Trong đó: CPI : Sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR : Diện tích của khu vực (Size of area) a : Tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho một người) TR CPD = CPI x TR = --------- a trong đó: CPD : Sức chứa hàng ngày (Daily capacity) TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) CPD AR x TR CPY = = PR a x PR Trong đó: Quản lý phát triển du lịch biển 6 Phạm Trung Lương
  7. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển CPY : Sức chứa hàng năm (Yearly capacity) PR : Ngày sử dụng(Tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm). (Sử dụng cả đêm 1/ 365 x OR) OR : Công suất sử dụng giường (Occupancy rate) * Công thức trên có thể áp dụng cho các hoạt động có yêu cầu sử dụng diện tích. Trong trường hợp có trước nhu cầu du lịch thì diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó có thể được tính như sau: TD x a x PR AR = TR Trong đó: TD : Nhu cầu du lịch (Tourism demand) Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (ví dụ làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn ...). Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói một cách khác mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá đông đúc. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều du khách đến điểm tham quan làm du khách phải chịu nhiều tác động do du khách khác gây ra (ví dụ khó quan sát được các loài thú hoang dã, đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh do rác thải ...). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của khách. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác phá vỡ, bị xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này năng lực quản lý Quản lý phát triển du lịch biển 7 Phạm Trung Lương
  8. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Do khái niệm sức chứa bao gồm cả tính định tính và tính định lượng vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên phải thừa nhận việc xác định “sức chứa” của một điểm du lịch là một công việc phức tạp và thường không thể có được một số định lượng chính xác. Phân tích “sức chứa” không thể thay thế công tác đánh giá chi tiết tác động kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động phát triển du lịch. + Đóng góp từ du lịch cho bảo tồn Cho đến nay có thể nói, du lịch mới quan tâm đến việc khai thác các giá trị tài nguyên, môi trường phục vụ sự tăng trưởng của ngành và qua đó là sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội chung của đất nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch đứng từ góc độ tài nguyên và môi trường. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý hoạt động du lịch sao cho có sự đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn từ những lợi ích về vật chất mà du lịch thu được. Điều này càng trở nên quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát triển các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nơi du lịch khai thác, trong điều kiện đầu tư cho công tác bảo tồn từ ngân sách chính phủ rất hạn chế. + Sự tham gia của cộng đồng Một điều phải thừa nhận là hiện nay cuộc sống của cộng đồng ở phần lớn các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên còn nhiều khó khăn do thiếu việc làm. Điều này tạo sức ép không nhỏ đến việc bảo tồn ở những khu vực này. Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Chính vì vậy việc quản lý các hoạt động du lịch sao cho việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch càng rộng rãi, sẽ càng có lợi cho công tác bảo tồn. 3. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển 3.1 Tiềm năng Theo số liệu điều tra, trên chiều dài hơn 3.260km đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có những bãi tắm lớn mà chiều dài tới 15-18km và nhiều bãi tắm nhỏ chiều dài 1-2km đủ điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Quản lý phát triển du lịch biển 8 Phạm Trung Lương
  9. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên... Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng nên khu du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đường bờ biển dài, nước ta có hệ thống đảo và quần đảo phong phú trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, nước ta có 2.773 đảo ven bờ (cách xa bờ trong khoảng 100km). Tổng diện tích đảo ven bờ nước ta vào khoảng 1700km2. Trong số đó có 24 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10km2); 03 đảo có diện tích trên 100km2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà. Hệ thống đảo ven bờ nước ta có giá trị lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, trong đó có du lịch. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ còn giữ được tính đa dạng sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặc điểm trên của các đảo ven bờ là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Vịnh Hạ Long với hơn 2000 đảo đá vôi lớn nhỏ là hình thái địa hình đặc biệt - địa hình karst ngập nước đã và đang được du khách trên khắp thế giới biết đến như một kỳ quan tuyệt vời của tạo hoá. Các giá trị về cảnh quan và địa chất của vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Đây là minh chứng cho sự thừa nhận của thế giới về một điểm du lịch biển tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam. Nguồn nước khoáng ở vùng ven biển Việt Nam khá phong phú có thể khai thác phục vụ du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh. Đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn được nhiều thị trường du lịch quan tâm như Nhật Bản, Tây Âu... Tài nguyên sinh vật vùng ven biển nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá - lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển. Trong số 25 vườn quốc gia hiện nay ở Việt Nam có 4 VQG trên đảo (VQG Cát Bà, VQG Bái Tử Long, VQG Côn Đảo và VQG Phú Quốc), 7 VQG thuộc các tỉnh ven biển là Bạch Mã (TT- Huế), Bến En (Thanh Hoá), Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), U Minh Thượng (Kiên Giang). Quản lý phát triển du lịch biển 9 Phạm Trung Lương
  10. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển Ngoài ra ở vùng ven biển hiện có 22 trên tổng số 55 khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, trong đó nhiều khu bảo tồn có giá trị du lịch như Sơn Trà, Bà Nà ở Đà Nẵng, Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, Hòn Mun ở Khánh Hoà, Núi Chúa ở Ninh Thuận, Bình Châu – Phước Bửu ở Bà Rịa – Vũng Tàu ... Trong số 34 khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường trên toàn quốc thì 17 khu tập trung ở vùng ven biển, điển hình là các khu Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hoa Lư, Ngọc Trạo, Nam Hải Vân, Bắc Hải Vân, Đèo Cả - Hòn Nưa.... Các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hoá lịch sử môi trường là những tiềm năng du lịch lớn ở vùng ven biển để phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái. Trên phạm vi toàn quốc hiện có khoảng gần 40 ngàn di tích, trong đó, tính đến năm 2000 có 2.509 di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Có 915 di tích được xếp hạng (chiếm 36% tổng số ) tập trung ở các tỉnh ven biển. Đáng chú ý là 3 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận của Việt Nam đều nằm ở các tỉnh ven biển. Trong số khoảng 100 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam, vùng ven biển có 35 lễ hội. Đặc trưng cho các lễ hội của vùng ven biển là lễ hội Nghinh Ông hay lễ cúng cá Ông (cá voi). Đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Việt Nam. Đánh giá chung: - Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có giá trị cao với hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao-mạo hiểm, tham quan, sinh thái, ... - Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển có mức độ tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Mỗi khu vực có thế mạnh, có khả năng liên kết các loại hình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành các điểm, cụm, tuyến, trung tâm du lịch biển và tổ chức xây dựng một số khu du lich biển lớn làm đòn bẩy cho phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch cả nước nói chung. 3.2. Hiện trạng phát triển + Theo ngành Trong xu thế phát triển chung của du lịch Việt Nam, từng bước khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong những năm qua, hoạt động du lịch Quản lý phát triển du lịch biển 10 Phạm Trung Lương
  11. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển biển chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của toàn ngành du lịch Việt Nam nói riêng và kinh tế xã hội vùng biển nói chung. Cụ thể: + Bình quân trong cả nước, số khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt trên 73% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, số khách nội địa chiếm khoảng 56%. Năm 2002 các tỉnh ven biển đã đón 9,7 triệu lượt khách quốc tế và 11,8 triệu lượt khách nội địa. + Năm 2000, tổng GDP du lịch các tỉnh ven biển chiếm 63% tổng GDP du lịch cả nước. + Tính đến năm 2000, thu hút được 233 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch chiếm 64,36% cả nước với số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD (chiếm 64,5% cả nước). + Du lịch biển hiện tạo ra việc làm cho khoảng 50 ngàn lao động trực tiếp và 110 ngàn lao động gián tiếp. + Các loại hình du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới đã phân loại các loại hình du lịch chính theo các mục đích cơ bản của thị trường khách: nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát; thăm người thân, bạn bè; thương mại, công vụ; chữa bệnh; tín ngưỡng và các mục đích khác. Tất cả những mục đích này đều hoặc là đi du lịch vì ý thích (nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát) hoặc là đi du lịch vì nghĩa vụ (thương mại, công vụ, chữa bệnh). Cũng như vậy, có thể chia các loại hình du lịch biển thành 2 nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì nghĩa vụ. Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại: đi du lịch vì những sở thích chung và đi du lịch vì sở thích đặc biệt. Thị trường khách đi du lịch có sở thích chung thường là những thị trường chính trong khi đi du lịch và sở thích đặc biệt là thị trường nhỏ, đặc biệt (niche market). Hình 1: Phân loại các loại hình du lịch biển Quản lý phát triển du lịch biển 11 Phạm Trung Lương
  12. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển C¸c lo¹i h×nh du lÞch biÓn Du lÞch theo së thÝch ý muèn Du lÞch theo nghÜa vô, tr¸ch nhiÖm Du lÞch theo së thÝch chung Du lÞch theo së thÝch ®Æc biÖt Du lÞch ch÷a bÖnh Th−¬ng m¹i, c«ng vô NghØ d−ìng biÓn ThÓ thao biÓn Héi nghÞ, héi th¶o, héi chî Tham quan biÓn M¹o hiÓm biÓn Du lÞch tµu biÓn Sinh th¸i biÓn T×m hiÓu lèi sèng céng ®ång LÔ héi biÓn V¨n hãa, nghÖ thuËt Mặc dù tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam là khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên vì nhiều lý do, các sản phẩm du lịch nói chung, các sản phẩm du lịch biển nói riêng hiện còn tương đối đơn điệu và trùng lặp. Phổ biến nhất hiện nay ở các khu du lịch biển vẫn chỉ là nghỉ dưỡng và tắm biển. Các sản phẩm du lịch biển cao cấp còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế khả năng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và mức tăng trưởng của du lịch biển nói riêng, du lịch nói chung ở Việt Nam. + Những ảnh hưởng chính của du lịch biển Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Chính vì vậy, ảnh hưởng của du lịch biển hoàn toàn giống với những ảnh hưởng của du lịch nói chung đến kinh tế, văn hoá - xã hội và tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên do vùng biển là vùng địa lý với các hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi các tác động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai, chính vì vậy một số ảnh hưởng chính của hoạt động du lịch ở khu vực này cần lưu ý bao gồm : - Khai thác quá mức nước ngầm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa du lịch : kết quả sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm mặn các bể nước ngầm, làm giảm chất lượng nước. - Nước thải từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch không qua xử lý : làm tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ vùng nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn tự nhiên và chính bản thân hoạt động du lịch Quản lý phát triển du lịch biển 12 Phạm Trung Lương
  13. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển - ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu, thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi giải trí, thể thao nước gây ra - ô nhiễm hữu cơ do mật độ người tắm tập trung, đặc biệt vào thời gian nghỉ cuối tuần, mùa du lịch. - Khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm, góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới điển hình này - Đánh bắt quá mức các loài sinh vật biển quý hiếm trong tự nhiên phục vụ nhu cầu ẩm thực và làm hàng lưu niệm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học biển. - Xây dựng các công trình lưu trú, dịch vụ du lịch trên các đảo không theo quy hoạch, chiếm nhiều diện tích các khu rừng ngập mặn hoặc quá gần đường bờ làm tăng nguy cơ xói lở đường bờ, làm thay đổi hệ sinh thái biển - đảo vốn rất nhạy cảm. 3.3. Những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch biển Qua phân tích thực trạng phát triển du lịch biển, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của phát triển du lịch, có thể thấy một số vấn đề chính đặt ra cho phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam bao gồm : - Hiện nay du lịch biển chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ... - Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tầu du lịch biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển. - Môi trường biển, đặc biệt ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như Hạ Long-Cát Bà, Huế-Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...đã có sự suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố có chiều hướng gia tăng. - Việc khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý. - Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía ngành và chính quyền địa phương. - Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. 4. Du lịch Hòn Mun và những vấn đề đặt ra Quản lý phát triển du lịch biển 13 Phạm Trung Lương
  14. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển 4.1. Vị trí của du lịch Hòn Mun Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 đã xác định khu vực Nha Trang - Ninh Chữ là một trong 5 khu vực trọng điểm phát triển của du lịch Việt Nam ở vùng ven biển bao gồm : Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang - Ninh Chữ và phụ cận, Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo và Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc. Đây là sự khẳng định về tiềm năng và vị trí của du lịch Nha Trang đối với sự phát triển của du lịch cả nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 cũng xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của địa phương. Khu bảo tồn Hòn Mun, với tư cách là một trong những nhóm đảo có tiềm năng du lịch đặc sắc trong vịnh Nha Trang, được xem là điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh chức năng trọng yếu là bảo về môi trường, sinh cảnh và đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam. 4.2. Mục tiêu của du lịch Hòn Mun : Xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực. Chức năng chính của Khu bảo tồn biển Hòn Mun được quy định là bảo tồn các giá trị môi trường và đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển ở khu vực này. Chính vì vậy mục tiêu chính của mọi hoạt động ở khu vực này đều phải đặt “Bảo tồn” lên trên hết. “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Chính vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái, ngoài ý nghĩa là một loại hình du lịch hấp dẫn, được xem là một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo tồn tự nhiên. Việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực ở khu vực này phải hướng tới : + Giáo dục, nâng cao nhận thức du khách về các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực này nhằm qua đó du khách sẽ có sự tôn trọng và những đóng góp cụ thể về vật chất cho những nỗ lực bảo tồn ở đây. + Tạo cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng nhằm từng bước thay đổi thói quen, nghề đánh bắt khai thác thuỷ sản tự nhiên, hạn chế những tác động tiêu cực của cộng đồng đến các hệ sinh thái tự nhiên ở khu vực này. Quản lý phát triển du lịch biển 14 Phạm Trung Lương
  15. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển + Tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn từ hoạt động du lịch để có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển các giá trị môi trường, sinh thái của khu vực. + Tạo ra một sản du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương. 4.3. Những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch Hòn Mun Trước khi Hòn Mun được công nhận là khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam, hoạt động du lịch ở khu vực này đã từng phát triển. Tuy nhiên mục tiêu của du lịch khi đó hoàn toàn thuần tuý là kinh tế. Chính vì vậy để có thể xây dựng và phát triển du lịch sinh thái đích thực ở khu vực này với những mục tiêu đặt ra trên đây, một số vấn đề chính đặt ra cần thực hiện bao gồm : + Quy hoạch phát triển du lịch du lịch sinh thái : Việc thực hiện quy hoạch phải trả lời được những câu hỏi cơ bản sau : - Có những tài nguyên du lịch sinh thái gì ? - Khai thác những tiềm năng đó như thế nào mà không làm tổn hại đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên? -Dự báo khả năng thu hút khách đến điểm du lịch này (số lượng, loại khách) ? - Quan hệ trong phát triển du lịch sinh thái ở đây với các điểm du lịch khác ở Nha Trang/khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào để làm tăng sự hấp dẫn du lịch chung ? -Tổ chức không gian hoạt động du lịch ở khu vực này như thế nào để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đồng thời tuân thủ các quy định của khu bảo tồn ? - Đầu tư xây dựng những công trình gì ? Nguồn vốn ở đâu ?, Lộ trình đầu tư ? - Đánh giá tác động môi trường của phương án phát triển - v.v. + Nghiên cứu xây dựng một số chính sách chủ yếu cho phát triển du lịch sinh thái: chính sách thu hút đầu tư, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động du lịch, cơ chế đảm bảo có sự đóng góp từ du lịch cho công tác bảo tồn, v.v. Quản lý phát triển du lịch biển 15 Phạm Trung Lương
  16. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển + Xây dựng kế hoạch quản lý điểm du lịch: bao gồm việc xác định “sức chứa”của điểm du lịch, xây dựng quy chế quản lý các hoạt động du lịch phù hợp với “sức chứa” + Tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia đầy đủ vào hoạt động du lịch: Trên cơ sở những chính sách cụ thể đề xuất được các cấp có thẩm quyền chấp thuận cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng và tạo những điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch như hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, .v.v. + Tuyên truyền quảng bá (có trách nhiệm): Đây được xem như một hoạt động có tính nguyên tắc mà bất kỳ một điểm du lịch sinh thái đích thực nào cũng cần phải thực hiện nghiêm túc bởi bên cạnh việc giới thiệu đầy đủ những giá trị đặc biệt về du lịch, cần cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin về những điều “có thể” và “không nên” làm khi đến điểm du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du khách đến môi trường và các giá trị tự nhiên ở đây. Điều này yêu cầu phải có những nghiên cứu toàn diện về các tác động có thể có từ du khách và chuẩn bị những phương thức, nội dung tuyên truyền quảng cáo phù hợp. + Đào tạo đội ngũ có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch đặc biệt này. Khác với những loại hình du lịch khác, ngoài những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cơ bản, các cán bộ tham gia thực hiện các hoạt động quản lý, nghiệp vụ phải nắm vững các nguyên tắc của du lịch sinh thái, am hiểu về tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực này. Điều này đòi hỏi phải tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm về du lịch sinh thái./. Tài liệu tham khảo chính 1. Pham Trung Luong “Vietnam Tourism planning Development with Concerns of Ecology and Environment” Proceedings of APO Meeting on “Ecology and Tourism planning and Development: Concerns and Opportunities” Hawaii, USA, 29/9-3/10/1997. Quản lý phát triển du lịch biển 16 Phạm Trung Lương
  17. Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển 2. Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung "Tổ chức hoạt động du lịch trong các khu bảo tồn thiên nhiên" Tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia"Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam". TP. HCM, 17- 18/12/1997. 3. Phạm Trung Lương “Phát triển du lịch sinh thái với bảo tồn di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long” Tuyển tập Hội thảo QG “Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long”. Hạ Long, 30/4/2000. 4. Phạm Trung Lương, nnk Sách “Du lịch sinh thái : Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 6/2002. 5. Phạm Trung Lương “Phát triển du lịch sinh thái biển : Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” Tuyển tập Hội thảo IUCN/UBND Hải Phòng “Phát triển du lịch sinh thái biển Hải Phòng”. Hải Phòng, 15/10/2002. 6. Pham Trung Luong “Nature-based Tourism Development as Tool for Biodiversity Conservation in Vietnam” Proceedings of International Symposium on “Sustainable Nature-based Tourism in Southeast Asia”, New Yok City, 20 - 21/3/2003. Quản lý phát triển du lịch biển 17 Phạm Trung Lương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2