intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này đề cập đến sự thích ứng với xã hội số nói chung và với thương mại điện tử nói riêng của người cao tuổi Việt Nam, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm khoảng cách số ở người cao tuổi để hỗ trợ họ tích cực hòa nhập vào xã hội số nói chung cũng như các hoạt động mua sắm trực tuyến nói riêng và qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách

  1. 348 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 KHOẢNG CÁCH SỐ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc PGS.TS. Đào Thanh Bình PGS.TS. Nguyễn Danh Nguyên Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội GS. TS. Barysheva Galina Anzelmovna Trường Đại học Bách khoa Tomsk, Liên Bang Nga Email: binh.daothanh@hust.edu.vn Tóm tắt: Sự phát triển bùng nổ của công nghệ số hiện đã tạo ra những cơ hội to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam theo xu hướng số hóa những tương tác và giao dịch kinh tế. Thương mại điện tử, với vai trò trụ cột của nền kinh tế số, là cầu nối thông minh và là công cụ giúp giao dịch dễ dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, công nghệ số cũng có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội, tạo ra khoảng cách số ở những người lớn tuổi, bởi khả năng tiếp cận hạn chế với công nghệ số do đặc điểm tuổi già. Nghiên cứu này đề cập đến sự thích ứng với xã hội số nói chung và với thương mại điện tử nói riêng của người cao tuổi Việt Nam, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm khoảng cách số ở người cao tuổi để hỗ trợ họ tích cực hòa nhập vào xã hội số nói chung cũng như các hoạt động mua sắm trực tuyến nói riêng và qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, người cao tuổi, khoảng cách số, thích ứng số *** Bài viết này thuộc công trình được hỗ trợ bởi Quỹ nghiên cứu cơ bản của Liên bang Nga (Chương trình nghiên cứu số 21-510-92007, “Ảnh hưởng của không gian công nghệ đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi”) THE DIGITAL DIVIDE OF THE ELDERLY AND E-COMMERCE IN VIETNAM: THE SITUATION AND POLICY IMPLICATIONS Abstract: The explosive development of digital technology has now created enormous opportunities for socio-economic development in Vietnam in direction of in all fields. E-commerce, as a pillar of the digital economy, is a smart bridge and a tool for easy transactions between buyers and sellers at anytime and anywhere. However, digital technologies can also increase social inequality, creating a digital
  2. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 349 divide within older people due to aging characteristics that caused limited access to digital technology. This study examines the digital adaptation of Vietnamese older persons to digital society in general and to e-commerce in particular, proposes policy implications aimed to reduce the digital divide among the elderly and encourage them to actively integrate into digital life and participate in online shopping to improve their quality of life in the context of ongoing digital transformation in Vietnam. Keywords: digital transformation, digital economy, e-commerce, the elderly, digital divide, digital adaptation *** This paper belongs to research work supported by the Russian Foundation for Basis Research (Project No.21-510-92007, “Influence of regional technological space on the life guality of elderly population”). 1. Đặt vấn đề Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Việt Nam nhằm mục tiêu kép là vừa xây dựng và phát triển ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số (KTS) và Xã hội số (XHS), vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số (CNS) có năng lực đi ra toàn cầu. Với quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số (CĐS), Chương trình cũng đưa ra các biện pháp thúc đẩy, nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNS cho người dân và doanh nghiệp, hình thành văn hóa số để phát triển XHS với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Ở Việt Nam, những năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, nhưng lại kích thích tăng trưởng hoạt động mua bán trực tuyến. Tổng giá trị thương mại điện tử (eCommerce - TMĐT) bán lẻ (doanh thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh TMĐT, không bao gồm doanh thu vận tải & ẩm thực, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính) tính theo USD đạt 5 tỷ năm 2019, tăng lên 11 tỷ năm 2021 (chiếm tỷ trọng 61% tổng trị giá KTS), dự kiến đạt 14 tỷ năm 2022 và 32 tỷ vào năm 2025 (Google, Temasek, Bain & Company, 2022; Bộ Công Thương, 2022). Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2021 tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam chiếm 73% tổng dân số và có đến 74,5% người dùng Internet đã từng tham gia mua sắm trực tuyến; trong thời gian đại dịch COVD-19, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tăng từ 40% năm 2020 lên 49% năm 2021, tăng 9%, thấp hơn tỷ lệ tăng trung bình 12% trong các nước ASEAN. Tỷ lệ người tham gia TMĐT ở lứa tuổi 18-25 tham gia nhiều nhất với tỷ lệ 35%; thấp nhất là độ dưới 18 tuổi (4%) và 45 tuổi trở lên (9%) (Bộ Công Thương, 2022). Khi CNS trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống thì ngày càng có nhiều dịch vụ truyền thống chuyển sang trực tuyến. Vì vậy, người cao tuổi (NCT) với những đặc điểm lứa tuổi về sức khỏe, tâm - sinh lý, thói quen sống, v.v. khó tiếp cận với CNS, có nguy cơ bị loại trừ số (digital exclusion) trong một XHS đang phát triển nhanh chóng, tạo ra khoảng cách số (digital divide - KCS) vì họ ít kết nối mạng hơn so với người trẻ. Trong dịch COVID-19 nhiều NCT gặp khó khăn trong việc tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội do họ không thể tiếp cận trực tuyến (UNECE, 2021). Nguy cơ này càng trầm trọng hơn bởi già hóa dân số là một hiện tượng chung toàn cầu. Trên thế giới số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 1 tỷ vào năm 2020 lên 1,4 tỷ vào năm 2030, sẽ tăng gấp đôi với 2,1 tỷ người vào năm 2050 (WHO, 2021). Ở Việt Nam, già hóa dân số đã được ghi nhận. Năm 2019, số người 60 tuổi trở lên tới trên 11,41 triệu, chiếm tỷ lệ 11,86% tổng dân số; đến năm 2049, con số này sẽ tăng lên đến 28,61 triệu, chiếm 24,88% tổng dân
  3. 350 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 số (TCTK, 2021). Bối cảnh này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về KCS ở NCT, khả năng thích ứng số (digital inclusion) nói chung và sự thích ứng với TMĐT nói riêng, để từ đó đưa ra các hàm ý chính sách hỗ trợ NCT hội nhập với XHS đang phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. 2. Tổng quan nghiên cứu về thương mại điện tử và khoảng cách số ở người cao tuổi 2.1. Thương mại điện tử Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, nơi mọi thứ được kết nối, làm nền KTS phát triển bùng nổ. KTS dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang thúc đẩy những thay đổi lớn về tổ chức và cách thức sản xuất, kinh doanh, kích thích TMĐT phát triển. Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum- WEF, 2019) ước tính rằng vào năm 2022 tới 60% GDP toàn cầu dự kiến ​​ dựa vào các công nghệ số; KTS toàn cầu sẽ đạt mức sẽ định giá trị 20,8 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tăng 40% so với mức 14,5 nghìn tỷ USD vào năm 2021 (WEF, 2022). Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển nhấn mạnh rằng với sự tăng trưởng nhanh chóng của KTS, các nhóm dân số dễ bị tổn thương không thể kết nối hoặc sử dụng CNS ở cả các nước đang phát triển và đã phát triển có nguy cơ bị bỏ lại phía sau kể cả trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 (UNCTAD, 2021). Khái niệm TMĐT đã len lỏi vào lĩnh vực kinh doanh sau những năm 1970 cùng sự xuất hiện của CNTT-TT, được định hình vào những năm 1990 (Wigand, 1995,1997; Wigand & Benjamin, 1995). Có rất nhiều khái niệm về TMĐT, nhưng hiện nay, các khái niệm về TMĐT được dùng thường xuyên là của Tổ chức Thương mại Thế giới, xác định đó là “việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử” (WTO, 1998), và định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cho rằng giao dịch TMĐT là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện qua mạng máy tính giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ và các tổ chức công hoặc tư nhân khác, bằng các phương pháp được thiết kế riêng cho mục đích đặt hoặc nhận hàng. Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng theo các phương thức đó, nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa hoặc dịch vụ cuối cùng được thực hiện trực tuyến hoặc ngoại tuyến (OECD, 2011). Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng tham gia, TMĐT được phân thành 6 loại hình cơ bản: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B), Doanh nghiệp với chính phủ (hành chính công) (B2A), Khách hàng với Chính phủ (C2A). Khái niệm TMĐT sử dụng trong nghiên cứu này hạn chế ở loại hình B2C, hàm ý chỉ thị trường bán lẻ của TMĐT. Quy mô thị trường bán lẻ (Retail ecommerce sales) của TMĐT toàn cầu rất tiềm năng và tăng trưởng nhanh chóng, tăng từ 3,351 nghìn tỷ USD năm 2019 lên tới 4,921 nghìn tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt 7,385 nghìn tỷ USD vào năm 2025 (Sara, 2021). Hình 1. Quy mô thị trường TMĐT B2C toàn cầu, nghìn tỷ USD; Nguồn: Sara, 2021
  4. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 351 TMĐT là chìa khóa để mở ra kinh doanh điện tử (Jacek Unold, 2003), được đánh giá là lĩnh vực quan trọng nhất trong 5 lĩnh vực hàng đầu (TMĐT, vận tải và ẩm thực, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính) của KTS (Google, Temasek, Bain & Company, 2022). Ở Việt Nam, mục tiêu của “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, đến năm 2025” được đặt ra là KTS đạt tỷ trọng 20% GDP; tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%. Đến năm 2030 KTS chiếm khoảng 30% GDP; tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%. Những số liệu này cũng tương đồng với dự báo của Google, Temasek, Bain & Company (2022): nền KTS Việt Nam đạt 23 tỷ đô la vào năm 2022 và có khả năng đạt gần 50 tỷ đô la vào năm 2025 với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 2022-2025 là 31%, và lên tới 120-200 tỷ USD vào năm 2030, trở thành thị trường phát triển nhanh nhất của khu vực ASEAN nhờ vào sự bùng nổ của lĩnh vực TMĐT. 2.2. Người cao tuổi và khoảng cách số ở người cao tuổi NCT theo Luật Người cao tuổi Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Ở nhiều nước phát triển, NCT là người đủ 65 tuổi trở lên. Số liệu các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở từ 1989 - 2019 cho thấy già hóa dân số với chỉ số già hóa tăng hơn gấp 2.7 lần trong 30 năm, từ 18.2% năm 1989 lên 48,8% năm 2019 (CCSC, 2020) bởi tỷ lệ người dưới 15 tuổi giảm và tỷ lệ người 60 tuổi tăng; tỷ lệ số người trên 65 tuổi so với tổng dân số chiếm 4,7 năm 1989 và tăng lên 7,7% vào năm 2019 cho thấy rằng Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số bởi tỷ lệ đã vượt ngưỡng khái niệm quốc tế thông thường của Liên Hợp Quốc về một “xã hội già hóa” khi tỷ lệ người già vượt quá 7%. Hình 2. Đặc điểm nhân khẩu học dân số Việt Nam trong giai đoạn 1989-2019. Nguồn: (CCSC, 2010, tr. 43) và (CCSC, 2020, tr. 62-64) Nghiên cứu nhân khẩu học và thực trạng kinh tế của NCT qua các số liệu của báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam” (TCTK, 2021) cho thấy: - Trong số NCT ở Việt Nam ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ cao hơn nam (58,13% so với 41,87%); tỷ trọng NCT ở nông thôn cao gấp đôi ở thành thị (67,16% so với 32,84%). - Trình độ văn hóa của NCT có sự khác biệt theo độ tuổi, giới tính và khu vực sống, trong đó người càng cao tuổi hơn, phụ nữ và NCT ở nông thôn có tỷ lệ đạt ở bậc học thấp cao hơn người trẻ tuổi hơn, nam giới và NCT ở thành thị; - Đa số NCT gặp khó khăn trong cuộc sống. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2019 (BLĐ-TB-XH, 2019), chỉ 27% NCT có lương hưu hoặc thu nhập ổn định, 73% còn lại sống không có lương hưu, phụ thuộc vào con cái của họ và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; có tới 72,3% NCT sống cùng con cháu; trên 35% NCT ở Việt Nam vẫn đang lao động kiếm sống, trong đó tỷ lệ ở nông thôn cao gấp đôi so với thành thị (41,56% so với 21,78%).
  5. 352 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 - Tuổi cao làm NCT gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất, chức năng nhận thức, vận động và sức khỏe tinh thần của NCT và gặp ít nhất một khó khăn trong việc thực hiện một chức năng. Hình 3. Tỷ lệ NCT có khó khăn theo loại chức năng, năm 2019 (%); nguồn: TCTK, 2021. Nhìn chung, NCT Việt Nam có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhóm dân số lớn tuổi chiếm 11,86% dân số Việt Nam (TCTK, 2021) này dễ bị tổn thương và cô lập trong xã hội khi mà CĐS đang diễn ra trên các lĩnh vực tại Việt Nam và dường như bị lãng quên trong các nghiên cứu trong lĩnh vực này, tạo ra khoảng trống trong nghiên cứu về NCT trong XHS. KCS được quan sát và ghi nhận trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc tháng 10 năm 2019 (UN, 2019), gần một nửa dân số thế giới vẫn bị loại trừ khỏi các lợi ích của CĐS. Ở Đông Nam Á, ước tính khoảng 150 triệu người trưởng thành - tương đương 31% dân số bị loại trừ số (digital exclusion-không có khả năng kết nối Internet (Hassan, 2021) bởi các nguyên nhân chính như khuyết tật, mù chữ, tuổi tác, đói nghèo, bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế giữa thành thị và nông thôn, v.v. (John & Sulina, 2021). Khái niệm KCS xuất hiện từ 1995 (NTIA,1998), dùng để chỉ sự khác biệt về tỷ lệ truy cập vào Internet của người dân trong mối liên hệ với các đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, chủng tộc, trình độ học vấn, loại hộ gia đình, thu nhập và địa lý (nơi cư trú). Đến năm 2001 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã đưa ra một định nghĩa rộng rãi về KCS, xem như là “khoảng cách giữa các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các khu vực địa lý ở các mức độ kinh tế xã hội khác nhau liên quan đến cơ hội của họ tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT ) và sử dụng Internet cho nhiều hoạt động khác nhau” (OECD, 2001). Van Dijk (2005) - nhà nghiên cứu hàng đầu về KCS đưa ra Lý thuyết KCS về nguồn lực và chiếm hữu (Resources and Appropriation Theory of the Digital Divide), theo đó, đặc tính nhân khẩu (đặc tính cá nhân và vị trí, Hình 4) có tác động đến ba cấp độ KCS là truy cập vật lý hay khả năng kết nối (physical access), kỹ năng và sử dụng Internet (Internet skills and usage) và kết quả đem lại (outcomes) (Van Dijk, 2020). Hình 4. Mô hình Lý thuyết khoảng cách số về nguồn lực và chiếm hữu Nguồn: Van Dijk, 2005, 2020
  6. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 353 Hiểu theo cách khác, những đặc điểm nhân khẩu, nhân chủng học, điều kiện kinh tế - xã hội bên ngoài và nội tại của cá nhân tác động và tạo ra sự khác biệt trong cả ba cấp độ KCS. Theo Haight và cộng sự (2014), KCS phản ánh sự bất bình đẳng số (digital inequality) hiện có trong xã hội phụ thuộc thu nhập, giáo dục, nơi cư trú, tình trạng nhập cư và tuổi tác là những yếu tố tác động mạnh mẽ về việc sử dụng mạng; những người trên 55 tuổi gặp khó khăn nhiều hơn so với những người trẻ tuổi trong việc truy cập Internet. 2.3. Thương mại điện tử và khoảng cách số ở người cao tuổi Lão hóa ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, bao gồm cả việc ra quyết định (Cole et al., 2008; Goldberg, 2009). Maria, R. & Leigh, S. (2021) đã chứng minh rằng dù có kết nối Internet, tính tích cực tham gia hoạt động TMĐT giảm dần khi tuổi tác tăng lên và đưa ra mô hình nguyên tắc về hai yếu tố chính tác động đến hoạt động TMĐT ở NCT: (1) đặc điểm và điều kiện cá nhân; (2) hành vi khi tham gia TMĐT, liên quan trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin về hàng hóa và dịch vụ trên mạng, mua sắm trực tuyến và giao dịch thanh toán. Sourbati, M. (2009) khẳng định già hóa và những vấn đề liên quan đến sức khỏe tuổi già cản trở hoạt động mua sắm trên mạng. Tại Việt Nam, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về khả năng kết nối Internet của người dân, đặc điểm chung người tiêu dùng khi tham gia TMĐT, nhưng chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng là giới trẻ. Có rất ít nghiên cứu về NCT trong thời đại số ở Việt Nam, kể cả về mức độ tích cực của họ với TMĐT B2C. Ngay cả cơ quan như Bộ Công Thương, khi phân tích kết quả khảo sát 4.584 người trả lời khảo sát tham gia TMĐT trên phạm vi toàn quốc cũng chỉ công bố tỷ lệ người tham gia hoạt động TMĐT 45 tuổi trở lên là 9% (Bộ Công Thương, 2022) mà không phân tích cho độ tuổi 60 trở lên. Đáng chú ý, nghiên cứu của Hoàng (2022), sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích kết quả khảo sát với 256 đáp viên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố đông dân nhất Việt Nam, cho thấy hơn 81% người cao tuổi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số được kết nối và tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi; gần 87% người cao tuổi có thái độ tích cực đối với việc ứng dụng CNS để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hòa và cộng sự (2022) dựa vào kết quả khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đối với NCT Việt Nam trong môi trường số, với hơn 1000 người trả lời từ 46/65 tỉnh và thành phố ở Việt Nam, cho rằng các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế-xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thích ứng số của người cao tuổi Việt Nam với XHS đang đang định hình, trong đó có thích ứng với TMĐT. Ngọc và cộng sự (2022) dựa vào kết quả khảo sát trên đã chứng minh rằng cả ba cấp độ của KCS (kết nối mạng, kỹ năng và kết quả sử dụng sử dụng mạng) có tồn tại ở NCT Việt Nam; tỷ lệ NCT 60 tuổi trở lên sử dụng Internet là 78,81% trên tổng số người trả lời khảo sát. Kinh nghiệm một số nước về khảo sát, quản lý và thu hẹp KCS ở NCT, ngụ ý chính sách cho Việt Nam cũng được nghiên cứu bởi Ngọc & Hòa (2022), trong đó đề cập đến những giải pháp khuyến khích NCT sử dụng các dịch vụ trực tuyến (TMĐT, ngân hàng trực tuyến, dịch vụ e-government, v.v.). Xét về góc độ CNTT-TT, các nghiên cứu kể trên đề cập đến tính tích cực tham gia hoạt động TMĐT của NCT phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng truy cập và kỹ năng sử dụng Internet và kết quả sử dụng, tức là mức độ thích ứng số (Arthur & Jerzy 2003). Nói cách khác, tính tích cực trong hoạt động TMĐT bị tác động bởi các cấp độ KCS. Tóm lại, tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố cho thấy: (1) xu hướng phát triển của TMĐT là tất yếu trong thời đại số; (2) những đặc điểm lứa tuổi về nhân
  7. 354 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 khẩu học và xã hội học của NCT và các vấn đề liên quan đến sức khỏe là những yếu tố tác động đến KCS, khả năng thích ứng số nói chung và khả năng tham gia hoạt động TMĐT B2C nói riêng của NCT. Vấn đề nghiên cứu trong bài viết này tập trung làm rõ: - Xu hướng phát triển của TMĐT B2C tại Việt Nam và vai trò của nó trong nền KTS; - Các nguyên nhân mang tính rào cản NCT tham gia các hoạt động TMĐT: KCS từ phía NCT và sự quan tâm chưa đầy đủ tới nhóm NCT trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ số từ phía các nhà cung cấp các dịch vụ mua sắm trực tuyến và các dịch vụ khác có liên quan. - Đề xuất hàm ý chính sách nhằm khuyến khích NCT hòa nhập với môi trường số nói chung và với TMĐT nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả và phân tích tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá các số liệu thu thập và kết quả khảo sát để minh chứng các vấn đề nghiên cứu đã nêu trên. Trong bài báo có sử dụng các số liệu thứ cấp như số liệu công bố trong các nghiên cứu, báo cáo khoa học, số liệu thống kê trong nước và nước ngoài đã công bố. Một số kết quả khảo sát xã hội học về NCT với môi trường số của nhóm nghiên cứu ĐHBKHN cũng được phân tích đánh giá nhằm chứng minh giả thiết đã nêu. Khảo sát xã hội học này được thực hiện vào tháng 10/2021 với hơn 1000 đáp viên từ 41 tỉnh, 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 84,93% người được hỏi đã trả lời trực tuyến và 15,07% còn lại sống ở ngoại thành Hà Nội được phỏng vấn trực tiếp. Số đáp viên từ 55-59 có 406 người (202 nam và 204 nữ) và hầu hết họ đều là người sử dụng Internet, được coi là nhóm cận cao tuổi nên chỉ để so sánh với kết quả thu được từ nhóm đáp viên thực sự là NCT. Đáp viên từ 60 tuổi trở lên là 637 người. Bảng 1. Phân tích mẫu khảo sát theo giới tính, nơi cư trú và trình độ học vấn của người sử dụng Internet và người không sử dụng Internet, (người) Khu vực cư trú Trình độ học vấn Nông thôn và Thành thị Tiểu học THCS và THPT Đại học trở lên Tổng vùng xa Độ tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Người dùng Internet 246 166 80 76 125 45 60-64 246 66 100 37 43 31 45 55 70 17 28 109 70 39 32 51 26 65- 69 109 41 29 27 12 20 12 30 21 18 8 122 60 62 69 42 11 70-79 122 26 34 35 27 32 37 23 19 6 5 80+ 25 13 12 17 4 4 25 6 7 10 2 12 5 - 4 4 - Total 502 139 170 109 84 95 99 108 114 45 41 502 502 502
  8. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 355 Người không dùng Internet 27 7 20 13 11 3 60-64 27 3 4 9 11 6 7 4 7 2 1 22 5 17 17 5 0 65- 69 22 2 3 5 12 4 13 3 2 0 0 58 19 39 41 16 1 70-79 58 11 8 9 30 28 13 6 10 1 0 28 10 18 20 8 0 80+ 28 8 2 6 12 10 10 4 4 0 0 135 24 17 29 65 48 43 17 23 3 1 Tổng 135 135 135 Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021 Số lượng và tỷ lệ người sử dụng Internet và không sử dụng Internet từ 60 tuổi trở lên chia theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và nơi cư trú được thể hiện trong Bảng 1. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam và vai trò của nó trong nền kinh tế số Trong nền KTS, TMĐT có vai trò quan trọng và được coi như trụ cột chính, bởi TMĐT và một số ứng dụng phổ biến liên quan đến nó thương mại điện tử như: ví kỹ thuật số, ngân hàng trực tuyến, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, v.v. góp phần phát triển KTS (Sylwia, 2018; Gazieva, L.,2021). Tại Việt Nam, tỷ trọng TMĐT so với tổng giá trị (GMV) của KTS rất cao trong những năm qua. Theo Google, Temasek, Bain & Company (2022), nếu chỉ tính riêng doanh thu của thị trường TMĐT thì thì tỷ trọng này là 77,54% vào năm 2019 và dự báo đạt 59,57% vào năm 2022; mức tăng trưởng trung bình hàng năm trong 4 năm giai đoạn 2019-2022 là 27,5%, thấp hơn so với tăng trưởng trung bình thời gian này ở một số nước trong khu vực như Malaysia (28,5%), Thái Lan (30%) và Philippines (36%); nhưng nếu xét về mức tăng trưởng dự báo năm 2020 thì của Việt Nam khá cao với 37%, trong khi ở các nước trên dự báo lần lượt là 10%, 17% và 13%. Hình 5. Quy mô doanh thu TMĐT B2C và tổng giá trị KTS Việt Nam năm 2012 - 2022 (tỷ USD) Nguồn: Google, Temasek, Bain & Company (2022);* số liệu dự báo Ngoài ra, doanh thu TMĐT năm 2022 đạt 12 tỷ USD, trong khi doanh thu các thành phần khác của KTS như vận tải và ẩm thực, du lịch trực tuyến và truyền thông trực tuyến đạt lần lượt là 1,5, 0,4 và 2,6 tỷ USD.
  9. 356 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Bảng 2. Thương mại điện tử Việt Nam 2017-2022: một số chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022* Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, (triệu người) 33,6 39,9 49,3 54,6 57-60 Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người, (USD) 186 202 225 240 251 260 - 285 Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và 3,6 4,2 4,9 5,5 7 7,2-7,8 dịch vụ tiêu dùng cả nước, (%) Tỷ lệ người dân sử dụng Internet, (%) 58,1 60 66 70 73 75 Nguồn: Bộ Công Thương, 2022 Số liệu trong Bảng 2 cũng khẳng định thêm xu hướng phát triển của TMĐT tại Việt Nam là tất yếu và nhiều triển vọng, làm trụ cột chính cho nền KTS của Việt Nam. 4.2. Tác động của khoảng cách số đến tính tích cực hoạt động thương mại điện tử của người cao tuổi Việt Nam KCS ở NCT Việt Nam tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng số của họ, cản trở họ hòa nhập số trong một xã hội số đang hình thành (Ngọc và cộng sự, 2022a). Theo lý thuyết KCS của Van Dijk (2005; 2020) thì các yếu tố nhân khẩu học (chủng tộc, giới tính, lứa tuổi, văn hóa, nơi cư trú, tính cách, sức khỏe, thu nhập, thói quen v.v.) và kinh tế xã hội (địa vị, nghề nghiệp, v.v.) có tác động đến cả ba cấp độ KCS là khả năng truy cập, kỹ năng số và sử dụng Internet và kết quả đem lại, tạo ra sự khác biệt đối với mỗi NCT. Phân tích số liệu Bảng 1 cho thấy: - Số NCT sử dụng Internet chiếm 78,81% trên tổng số đáp viên; ở các độ tuổi, tỷ lệ sử dụng Internet của nam giới có sự khác biệt nhỏ so với nữ giới (49,40 so với 50,6%); - Trình độ học vấn tác động tới truy cập Internet cũng được thể hiện. Ví dụ, trong tổng số 285 người có trình độ tiểu học và THCS thì số người sử dụng Internet là 194 người, chiếm 68,07%, trong khi tỷ lệ này ở những người có trình độ học vấn cao hơn là 96% (96/100); - Tỷ lệ người sử dụng Internet giảm dần theo độ tuổi không phân biệt giới tính, nơi cư trú và trình độ học vấn. Ở các nhóm tuổi 60-64, 65-69, 70-79 và trên 80 thì tỷ lệ người sử dụng Internet trên tổng số người được hỏi lần lượt là 90,11% (246/273), 83,20 % (109/131), 67,78% (122/180) và 47,17% (25/53); - Trong số người sử dụng Internet, 61,55% (209/502) sống ở thành thị và 38,45% còn lại sống ở nông thôn. Ngược lại, trong số 135 người không sử dụng Internet thì có 94 người sống ở nông thôn, chiếm 69,63%, cao gấp hơn 2 lần so với thành thị (30,37%). Điều này được giải thích là do người dân sống ở thành thị có điều kiện sống và khả năng tiếp cận Internet tốt hơn so với nông thôn; thu nhập hộ gia đình khu vực thành thị cao gấp 1,5 lần hộ gia đình nông thôn (TCTK, 2021); đa số NCT gặp khó khăn trong cuộc sống như đã trình bày ở mục 2.3. Hiểu biết và kỹ năng số của NCT còn thấp tạo ra sự khác biệt về kỹ năng và cách sử dụng mạng được minh chứng thông qua mục đích sử dụng Internet. Hình 6. Mục đích sử dụng Internet (số người); Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021.
  10. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 357 Các ứng dụng dễ dùng như gọi điện/nhắn tin chiếm đa số với 449 ý kiến phản hồi, chiếm 89,44%; tiếp theo là giải trí với ý kiến (82,27%); tỷ lệ người tham gia ngân hàng số trực tuyến và TMĐT - những ứng dụng đòi hỏi hiểu biết kỹ năng số và sự tập trung cao ở mức thấp, lần lượt là 34,26% (172 người) và 27,29% (137 người). Do kỹ năng số kém, có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tuổi tác như trí nhớ, khả năng tập trung, nghe, nhìn nên NCT thường gặp rủi ro khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng, nhất là TMĐT và ngân hàng số (chọn nhầm hàng hóa, tài khoản, số tiền thanh toán, thanh toán sai địa chỉ hay quên mật khẩu, v.v.); tỷ lệ gặp vấn đề rủi ro khi sử dụng các ứng dụng và tiện ích trực tuyến tăng theo độ tuổi. Hình 7. Kỹ năng số: tỷ lệ % người dùng Internet gặp và không gặp sự cố hoặc rủi ro khi sử dụng dịch vụ trực tuyến theo nhóm tuổi; Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021 Như vậy, các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế-xã hội tác động tới KCS ở NCT Việt Nam ở cả ba cấp độ, ảnh hưởng tiêu cực đến động lực, khả năng truy cập, kỹ năng và cách sử dụng mạng, cũng như cản trở sự thích ứng với công nghệ số, trong đó có hoạt động TMĐT của họ. 4.3. Sự quan tâm chưa đúng mức từ phía các tổ chức, cơ quan chính quyền các cấp, các nhà cung ứng dịch vụ TMĐT và dịch vụ liên quan Chương trình Quốc gia về CĐS của Việt Nam lấy con người làm trung tâm, khuyến khích người dân nâng cao hiểu biết và kỹ năng số để bắt kịp sự phát triển của xã hội số với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Bảng 3. Những lý do chính khiến người cao tuổi không sử dụng dịch vụ trực tuyến Tổng số Do giao diện phức Không có thói Do không có hướng Các ngguyên nhân Độ tuổi người không tạp khó dùng quen dùng dẫn cụ thể khác dùng DV Số ý % Số ý % Số ý % Số ý kiến % trực tuyến kiến kiến kiến 60-64 133 35 26,31 93 69,92 32 24,06 18 13,53 (246-113) (35/133) (93/133) (32/133) (18/133) 65-69 66 14 21,21 40 60,60 15 22,72 5 7,57 (109-43) (14/66) (40/66) (15/66) (5/66) 70-79 87 23 26,43 46 52,87 21 24,13 10 8,04 (122-35) (23/87) (46/87) (21/87) (10/87) 80+ 22 12 54,54 14 63,63 10 45,45 3 11,49 (25-3) (12/22) (14/22) (10/22) (3/22) Tổng 308 68 22,07 170 55,19 70 22,01 33 10,71 (502-194) (68/308) (170/308) (70/308) Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021 Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy một thực tế là các cơ quan chính quyền các cấp cũng như các công ty CNTT-TT và các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến chưa thực sự quan
  11. 358 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 tâm đến cuộc sống số (digital life) của NCT. Có thể minh chứng điều này qua trả lời của đáp viên có dùng Internet về lý do không dùng dịch vụ trực tuyến, trong đó có mua sắm trực tuyến. Bảng 3 cho thấy những khó khăn cho NCT khi sử dụng những dịch vụ trực tuyến như thiếu hướng dẫn cụ thể và giao diện phức tạp hoặc những nguyên nhân khác như điều kiện kinh tế không cho phép... cũng đã làm cho NCT ngại tiếp xúc với các dịch vụ trực tuyến này và làm cho thói quen sử dụng của họ giảm đi. Nguyên nhân của vấn đề này phần nào được lý giải do còn thiếu sự quan tâm thực chất từ phía các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có cung cấp các dịch vụ trực tuyến, trong đó có TMĐT. Trả lời cho câu hỏi “Chính sách/biện pháp nào bạn mong đợi nhất từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp CNTT-TT và cách nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và các tổ chức xã hội để hỗ trợ bạn hòa nhập với xã hội số?”, cả người dùng Internet và người không dùng Internet đã đưa ra 433 ý kiến (có đáp viên nêu hai ý kiến trở lên) thể hiện các mong muốn khác nhau, chủ yếu tập trung vào 5 khía cạnh được thể hiện trong Hình 8. Hình 8. Mong muốn của NCT dùng và chưa dùng Internet theo độ tuổi Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021 Những mong muốn cải thiện cuộc sống và bảo đảm an sinh xã hội, phổ biến kiến thức số của NCT chủ yếu liên quan đến cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương các cấp và tổ chức xã hội và trách nhiệm toàn cộng đồng; giảm giá cước và giá thiết bị số, phát triển hạ tầng CNTT-TT, bảo vệ an ninh mạng liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp CNTT-TT và cơ quan chính quyền từ của địa phương đến trung ương; đơn giản hóa giao diện web và ứng dụng trực tuyến để có thể phổ cập, tiện và dễ sử dụng cho người dùng là hoạt động thường xuyên của các nhà cung cấp dịch vụ. Việc thỏa mãn mong muốn nói trên của NCT chính là giảm bớt đi KCS, khuyến khích họ thích ứng với môi trường số trong một xã hội số. 5. Luận bàn và ngụ ý chính sách 5.1. Sự phù hợp với các nghiên cứu trước Các vấn đề nghiên cứu đặt ra được xác thực bởi những phân tích và đánh giá số liệu thống kê và kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu ĐHBKHN, 2021. l Vấn đề nghiên cứu đặt ra về xu hướng phát triển đột phá của TMĐT ở Việt Nam và vai trò trụ cột chính của nó trong KTS được xác thực và phù hợp với các nghiên cứu của Sara L. (2021) và Google, Temasek, Bain & Company (2022), Bộ Công Thương (2022) với tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT Việt Nam trong 4 năm gần đây là 27,5%, tuy thấp hơn so với tăng trưởng trung bình thời gian này ở một số nước trong khu vực như đã trình bày trong mục 4.1, nhưng nếu xét về mức tăng trưởng dự báo với 37% vào năm 2020 là khá cao, trong khi tăng trưởng TMĐT ở các nước trong ASEAN khác dự báo vào khoảng 10%-20%; TMĐT
  12. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 359 có bước phát triển vượt trội so với các thành phần khác của nền KTS Việt Nam với doanh thu dự kiến năm 2022 gần 14 tỷ USD trong khi 3 thành phần khác của KTS như vận tải và ẩm thực, du lịch trực tuyến và truyền thông trực tuyến lần lượt đạt 3, 2 và 4,3 tỷ USD; tới năm 2025 doanh thu của 4 thành phần này dự báo lần lượt sẽ đạt 32, 5, 6 và 6 tỷ USD. Tỷ trọng doanh thu của thị trường TMĐT so với tổng doanh thu của nền KTS là 77,54% vào năm 2019 và dự báo đạt 59,57% vào năm 2022 (Google, Temasek, Bain & Company, 2022); tỷ trọng này giảm đi là do doanh thu du lịch trực tuyến, vận tải và ẩm thực sẽ phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19. Như vậy, TMĐT có triển vọng phát triển bùng nổ và luôn là trụ cột, là chìa khóa của nền KTS Việt Nam trong cả hiện tại và tương lai. l Các đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng kinh tế - xã hội và các vấn đề tuổi tác của NCT Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến KCS và sự thích ứng của họ với xã hội số, trong đó tính tích cực hoạt động TMĐT. Nhận định này hoàn toàn phù hợp về lý thuyết và thực tiễn với các nghiên cứu trước đó của Cole et al. (2008) Goldberg (2009), Maria, R. & Leigh, S. (2021), Sourbati, M. (2009) cho rằng tính tích cực tham gia hoạt động TMĐT của NCT giảm dần khi tuổi tác tăng lên và bị tác động bởi các cấp độ KCS; tính tích cực tham gia hoạt động TMĐT và các lĩnh vực liên quan như ngân hàng số, thanh toán bằng ví điện tử, v.v. của NCT Việt Nam bị tác động bởi KCS được minh chứng trong phần 4.2. ở cả ba cấp độ KCS; tỷ lệ 27,29% NCT Việt Nam tham gia TMĐT là thấp, trong khi tỷ lệ này ví dụ ở Anh năm 2018 là 54% (The Guardian, 2019), ở Đức trong độ tuổi 65-75 là 43,2% vào năm 2021 (Kasia Davies, 2022), ở Hàn Quốc độ tuổi 60 trở lên khoảng 32,1% vào năm 2021(Statista, 2022). Thực tế này là gợi ý cần có chính sách và các biện pháp nhằm giảm KCS ở NCT, khuyến khích họ tham gia vào đời sống số nói chung và TMĐT nói riêng. l Các tổ chức, cơ quan chính quyền các cấp, và các nhà cung ứng dịch vụ TMĐT và dịch vụ liên quan khác chưa phát huy được trách nhiệm và vai trò trong việc khuyến khích NCT tham gia hoạt động TMĐT. Sự thiếu vắng các chính sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích họ hội nhập XHS được xác thực thông qua khảo sát về nguyên nhân NCT không sử dụng dịch vụ trực tuyến và những mong muốn của họ. Điều này cản trở NCT thích ứng với môi trường số và gia tăng KCS ở cả ba cấp độ. 5.2. Hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu này còn có hạn chế về các số liệu thứ cấp liên quan đến KCS của NCT do ở Việt Nam chưa đặt ra mục thống kê dữ liệu KCS ở NCT; chưa có số liệu thông kê và phân tích chuyên sâu về tham gia của NCT trong các lĩnh vực kinh tế, trong đó có TMĐT. Các số liệu điều tra xã hội học do các nhóm nghiên cứu trong nước thực hiện cũng có số lượng mẫu chưa đủ lớn để có tính đại diện bao phủ trên toàn quốc. 5.3. Hàm ý chính sách Như đã trình bày ở trên, NCT ít tham gia vào TMĐT bởi KCS và những vấn đề tuổi tác chi phối tới khả năng hội nhập số của họ ở cả ba cấp độ KCS (khả năng kết nối, kỹ năng sử dụng và hiệu quả đem lại). Tuy tỷ lệ NCT kết nối mạng đạt 78,81% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ở các nước phát triển như ở Anh độ tuổi 65-74 là 87,1% (ONS, 2020), tại Đan Mạch với 94%, Luxembourg và Thụy Điển là 91% (Eurostat, 2021). Giảm thiểu KCS là chìa khóa làm cho NCT tích cực hơn trong hòa nhập với xã hội số, hưởng lợi ích mà CNS đem lại, trong đó có TMĐT- cho phép NCT tự mình thực hiện các mua sắm để đáp ứng các nhu cầu cá nhân và gia đình trong cuộc sống hàng ngày mà không cần dựa vào những người xung quanh.
  13. 360 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Thứ nhất, về giảm thiểu KCS ở NCT: l Trước hết, cần thu thập và quản lý các dữ liệu về KCS. Cần có các số liệu thông kê cập nhật định kỳ về số lượng người sử dụng Internet theo giới tính, nhóm tuổi (rất nhiều nước thống kê từ 5 tuổi trở lên), dân tộc, học vấn và khu vực cư trú, thu nhập, v.v. để có thể liên tục điều chỉnh các chính sách nhằm phổ cập truy cập, nâng cao kiến thức và kỹ năng số và kết quả tích cực khi sử dụng mạng; cần giao việc thống kê và cập nhật loại số liệu này cho một tổ chức nhà nước chủ trì và đưa vào hệ thống và cơ sở dữ liệu liệu thống kê quốc gia (Ngọc & Hòa (2022). l Cần có những chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm cải thiện các chỉ số nhân khẩu học gắn liền với các chương trình quốc gia về phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt đối với khu vực nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh để giảm thiểu bất bình đẳng số đang tồn tại theo giới tính, dân tộc, học vấn, thu nhập, nơi cư trú, nâng cao trình độ học vấn và điều kiện sống để có thể phổ cập truy cập Internet cho tất cả các đối tượng (Hòa, et al., 2022; Ngọc, et al., 2022). Các cơ quan chính quyền, các nhà cung cấp CNTT-TT và dịch vụ trực tuyến cần thay đổi nhận thức về NCT trong bối cảnh CĐS, coi họ là nhóm khách hàng tiềm năng ngày càng tăng. Các công ty CNTT-TT cần cải thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo phủ sóng băng thông rộng đến các vùng sâu vùng xa và có chính sách hỗ trợ NCT sử dụng thiết bị kỹ thuật số với giá ưu đãi, giảm giá cước dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều khách hàng cao tuổi. Cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội, trong đó có Hội NCT Việt Nam cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT-TT và dịch vụ trực tuyến để tổ chức các hình thức truyền bá kiến ​​ thức số và nâng cao kỹ năng số cho NCT bởi dù tỷ lệ truy cập mạng cao cũng chưa giải quyết được vấn đề KCS (Van Deursen & Van Dijk, 2018); khuyến khích các nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của KCS ở NCT đến TMĐT và các lĩnh vực khác có liên quan. Ngoài ra, cần có khung pháp lý thống nhất, bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân cho công dân nói chung và NCT nói riêng khi khai tham gia các giao dịch số. Thứ hai, về cải thiện hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ TMĐT và các dịch vụ khác liên quan: l Giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế trang web quảng cáo, bán hàng và các ứng dụng trực tuyến khác với giao diện thân thiện và dễ sử dụng phù hợp với đặc điểm của NCT ở trình độ học vấn và độ tuổi khác nhau để nâng cao những lợi ích (kết quả) mà Internet và TMĐT đem lại; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng và tích cực phòng chống lừa đảo trên không gian mạng. l Phối hợp với các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ ngân hàng số và đơn vị giao hàng đơn giản hóa và xem xét quy trình thanh toán qua ngân hàng trực tuyến bằng cả hoặc tiền mặt khi giao và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng, giải quyết vấn đề tâm lý sợ rủi ro, nhầm lẫn hay lộ thông tin các nhân của NCT. l Các tổ chức kinh doanh TMĐT cần nghiên cứu sâu về sở thích, thói quen, đặc điểm tiêu dùng của NCT để cải thiện kinh doanh trên các nền tảng TMĐT và có chính sách phù hợp với đối tượng khách hàng cao tuổi. Ngoài ra, các cá nhân trong cộng đồng, trong mỗi gia đình cần thể hiện tính nhân văn trong việc chăm sóc NCT, quan tâm đến đời sống số của NCT, đơn giản là có thể trao cho họ cơ hội kết nối bằng cách giúp họ có thiết bị số thông minh (kể cả đã cũ), hướng dẫn họ sử dụng và làm quen với các dịch vụ trực tuyến, bởi có tới 62.8% NCT có được kiến thức và kỹ năng số thông qua con cháu và bạn bè xung quanh (Hòa & cộng sự, 2022).
  14. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 361 Kết luận Dân số Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn già hóa trong bối cảnh phát triển bùng nổ của công nghệ số, nền KTS, trong đó có TMĐT. Số NCT Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng và là phân khúc khách hàng đông đảo đầy tiềm của thị trường TMĐT. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT và dịch vụ trực tuyến khác chưa thực sự quan tâm đến sự thích ứng của NCT với xã hội số đang định hình tại Việt Nam; hoạt động TMĐT chưa chú ý đến nhóm khách hàng cao tuổi, chưa có những nghiên cứu sâu về những yếu tố chi phối đến thói quen và hành vi mua sắm trực tuyến của họ. Vì vậy, nghiên cứu này đã tập trung khẳng định KCS ở NCT trên cả ba cấp độ và những vấn đề do tuổi tác mà họ gặp phải tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng và sử dụng các dịch vụ trực tuyến nói chung và hoạt động TMĐT nói riêng của họ. Các ngụ ý chính sách và biện pháp mà nhóm tác giả đề xuất có thể hữu ích đối với các cơ quan chính quyền các cấp; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT và trực tuyến cần thay đổi thái độ đối với khách hàng cao tuổi và đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm giảm KCS, khuyến khích họ tích cực tham gia vào đời sống số, trong đó có thị trường TMĐT và hướng tới phát triển xã hội số bình đẳng hơn cho tất cả người dân Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arthur T., & Jerzy, L. (2003). The Internet, E-commerce and older people: an actor-network approach to researching reasons for adoption and use. Logistics Information Management. 16. 10.1108/09576050310453741. Bộ Công Thuơng (2022). Sách Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020. Bộ LĐTBXH (2019). Cuộc sống cho người cao tuổi. Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH, Việt Nam. URL: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=29546 CCSC (2010). The 2009 Vietnam Population and Housing Census: Major findings. Hanoi, 2010, p. 492. CCSC, 2020 [Central Census Steering Committee] (2020). Results. The Vietnam Population and Housing Census of 00:00 hour on 1 April 2019. Statistical Publishing house, Hanoi, 2020. Cole, C, Laurent, G, Drolet, A, Ebert, J, Gutchess, A, Lambert-Pandraud, R, Mullet, E, Norton, MI and Peters, E (2008) Decision making and brand choice by older consumers. Marketing Letters 19, 355-365 Eurostat (2021). How popular is Internet use among older people? Europian Commision, May 17, 2021. URL: https://ec.europa.eu/eurostat/web/products-eurostat-news/-/edn-20210517-1 Gazieva, L.(2021). The Impact Of E-Commerce On The Digital Economy. International Conference on Finance, Entrepreneurship and Technologies in Digital Economy, 121-126. 10.15405/epsbs.2021.03.16. Goldberg, ME (2009) Consumer decision making and aging: a commentary from a public policy/ marketing perspective. Journal of Consumer Psychology 19, 28-34 Google, Temasek, Bain & Company (2022 ). e-Conomy SEA 2022. Through the waves, towards a sea of opportunity. Haight, M, Quan-Haase, A and Corbett, BA (2014) Revisiting the digital divide in Canada: the impact of demographic factors on access to the Internet, level of online activity, and social networking site usage. Information Communication & Society. 17, 503-519 Hassan Umar (2021). What is digital exclusion and how does it affect people in the UK? Jan 1, 2021, https://umarhassan96.medium.com/what-is-digital-exclusion-and-how-does-it-affect-people-in-the-uk- 1f2afebac758
  15. 362 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Hòa và cộng sự [Hoa, Nguyen, Thi Xuan, Thi Bich Ngoc Tran, Thanh Binh Dao, Galina Barysheva, Chien Thang Nguyen, An Ha Nguyen, and Tran Si Lam] (2022). Elderly People’s Adaptation to the Evolving DigitalSociety: A Case Study in Vietnam. Social Sciences 11: 324. https://doi.org/10.3390/socsci11080324 Hoang, Huu Nguyen (2022). The older adults and digital technologies in Ho Chi Minh city, Vietnam). J Socialogy, vol.1(157), March, 2022. 19-32 John, L., Damien, D., Sulina, K. (2021). Bridging the digital divide / Improving digital inclusion in Southeast Asia. Rolad Berger research. Munich, 2021. Kasia Davies (2022 ). Share of online shoppers in Germany 2021, by age group. Truy cập từ: https:// www.statista.com/statistics/506181/e-commerce-online-shoppers-by-age-group-germany/ NTIA (1998). Falling Through the Net II: New Data on the Digital Divide. NTIA, July 1998. OECD (2001). Understanding the Digital Divide. OECD Digital Economy Papers, No. 49, OECD Publishing, Paris. http://dx.doi.org/10.1787/236405667766 OECD (2011). OECD Guide to Measuring the Information Society 2011. Available at: https://www. oecd.org/digital/ieconomy/oecdguidetomeasuringtheinformationsociety2011.htm ONS (2020). Internet users by age, sex, disability, ethnic group, economic activity and geographical location. https://www.ons.gov.uk/businessindustryandtrade/itandInternetindustry/datasets/Internetusers Pangsy-Kania, Sylwia. (2018). E-commerce - a key component of digital economy in EU countries. In “Contemporary issues and economic problems”. Martina Blašková, Sylwia Pangsy-Kania, Karolina Drela, Aneta Sokół (eds.). Rybaczewska, Maria & Sparks, Leigh. (2021). Ageing consumers and e-commerce activities. Ageing and Society. 42. 1-20. 10.1017/S0144686X20001932. Sars, L. (2021). Worldwide ecommerce continues double-digit growth following pandemic push to online. Insider Intelligence, eMarketer. Truy cập từ: https://www.insiderintelligence.com/content/worldwide- ecommerce-continues-double-digit-growth-following-pandemic-push-online Sourbati, M. (2009). ‘It could be useful, but not for me at the moment’: Older people, internet access and e-public service provision. New Media & Society, 11(7), 1083-1100. https://doi.org/10.1177/1461444809340786 Statista (2022). Online shopping penetration in South Korea 2021, by age. URL: https://www.statista. com/statistics/226782/share-of-internet-shoppers-in-south-korea-by-age-group/ TCTK (2021). Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. Hà Nội, tháng 7 năm 2021. The Guardian (2019). More than half of people aged 65 and over now shop online - ONS. Theguardian, August, 12 2019. Truy cập từ: https://www.theguardian.com/money/2019/aug/12/more-than-half-of-people- aged-65-and-over-now-shop-online-ons Trần Thị Bích Ngọc & Nguyễn Thị Xuân Hòa (2022). Kinh nghiệm một số nước về hẹp khoảng cách số ở người cao tuổi. Kinh tế Châu Á-Thái bình dương, 9/2022, 40-45. Tran Thi Bich Ngoc, Nguyen Thi Xuan Hoa, Duong Manh Cuong, Do Duy Hoan (2022). Digital Divide Within Elderly People in Vietnam: Evidence from a Sociological Survey. Proceeding materials. 10th International Conference on Emerging Challenges (ICECH): Strategic Adaptation in the World of Uncertainties, 4-5 November 2022 at UEH University, Ho Chi Minh City, Viet Nam. UNCTAD (2021). Digital Economy Report 2021: Cross-border data flows and development: For whom the data flow. United Nations publication. New York and Geneva, 2021. UNECE [United Nations Economic Commission for Europe] (2021). 2021. Aging in the digital era - UNECE highlights critical actions to ensure the digital inclusion of older persons. Available online: https:// unece.org/media/Population/press/358156 Van Deursen Alexander JAM & Jan AGM van Dijk (2018). The first-level Digital divide Shifts from Inequalities in Physical Access to Inequalities in Material Access. New media & society. Vol. 21(2), 2018, 354-375. DOI:10.1177/1461444818797082
  16. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 363 Van Dijk Jan A.G.M. (2005). The Deepening Divide: Inequality in the Information Society. SAGE, 2005. Van Dijk, Jan A.G.M.. (2020). CLOSING THE DIGITAL DIVIDE. The Role of Digital Technologies on Social Development, Well-Being of All and the Approach of the Covid-19 Pandemic. Conference: Virtual Expert Group UN Meeting on “Socially just transition towards sustainable development: The role of digital technologies on social development and well-being of all”. WEF (2019). Our Shared Digital Future Responsible Digital Transformation - Board Briefing. Geneva, 2019. WEF (2022). Digital trust: How to unleash the trillion-dollar opportunity for our global economy. August 17, 2022, available at: https://www.weforum.org/agenda/2022/08/digital-trust-how-to-unleash-the- trillion-dollar-opportunity-for-our-global-economy/ WHO (2021). Ageing and Health. Key facts. 4 October 2021. URL: https://www.who.int/news-room/ fact-sheets/detail/ageing-and-health Wigand, R. T., and Benjamin, R. I. (1995). Electronic commerce: Effects on electronic markets. J.Computer Mediated Commun.3. URL: http://www.usc.edu/dept/annenberg/vol1/issue3. Wigand, Rolf. (1995). Electronic Commerce and Reduced Transactions Costs: Firms’ Migration Into Highly Interconnected Electronic Markets. Electronic Markets. 5. 1-5. 10.1080/10196789500000028. Wigand, Rolf. (1997). Electronic Commerce: Definition, Theory, and Context. Journal Inf. Soc. 13. 1-16. 10.1080/019722497129241. WTO (1998). Work programme on electronic commerce. Retrieved from: https://docs.wto.org/dol2fe/ Pages/FE_Search/DDFDocuments/31348/T/WT/L/274.DOC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2