intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khối ngân hàng nước ngoài đóng vai trò tích cực trong việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khối ngân hàng nước ngoài đóng vai trò tích cực trong việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trình bày nhận diện thị phần của khối ngân hàng nước ngoài tại nền kinh tế Việt Nam; Chiến lược hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài tại nền kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khối ngân hàng nước ngoài đóng vai trò tích cực trong việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 27. KHỐI NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐÓNG VAI TRÒ TÍCH CỰC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TS. Kim Quang Chiêu* Tóm tắt Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khối ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% thị phần đầu tư vốn tín dụng trong toàn bộ ngành ngân hàng. Tuy nhiên, thế mạnh của khối ngân hàng nước ngoài là cho vay các dự án lớn, các dự án của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tài trợ xuất - nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ. Bên cạnh đó, với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, khối ngân hảng nước ngoài còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư dự án FDI tại Việt Nam, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam, thúc đẩy các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) các doanh nghiệp ở nước ta. Trong quá trình Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng với cộng đồng kinh tế quốc tế và khu vực, khối ngân hàng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững GDP của nước ta. Bài viết tập trung phân tích thực trạng này và đưa ra một số khuyến nghị. Từ khóa: Ngân hàng nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng, bền vững 1. NHẬN DIỆN THỊ PHẦN CỦA KHỐI NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Thị phần là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện vị thế cạnh tranh trên thị trường hoạt động tín dụng và đầu tư. Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động kinh doanh, vị thế thị phần vốn đầu tư trong nền kinh tế và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, có thể xem xét và phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của khối này so với các khối ngân hàng khác trong tổng thể các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam đến thời điểm gần nhất. * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 337
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Cho đến nay, chúng ta chưa có số liệu cập nhật đến hết năm 2021 hay số liệu cập nhật đến hết tháng 3/2022 vì còn tùy thuộc vào kết quả tổng hợp và công bố của cơ quan chức năng. Song nếu dựa trên số liệu công bố công khai tính đến ngày 30/9/2021, thì tổng tài sản có toàn hệ thống TCTD tại nền kinh tế Việt Nam đã đạt 15,075 triệu tỷ đồng, tăng 7,53% so với cuối năm trước. Trong đó, tổng tài sản có của khối ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần tăng 9,07% so với cuối năm 2020, lên 6,6 triệu tỷ đồng, chiếm tới 43,79% tổng tài sản của toàn hệ thống. Tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Đại Dương) tăng 7,22% trong 9 tháng đầu năm 2021, tức là đến hết tháng 9/2021 đạt 6,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,22% so với hết năm 2020, chiếm 41,18% tổng tài sản toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) có tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 19,35% lên hơn 52.132 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng liên doanh (sau đây gọi chung là ngân hàng nước ngoài) có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong hai năm gần đây, với tổng tài sản của nhóm này chỉ tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2021, lên hơn 1,5 triệu tỷ đồng vào thời điểm hết năm 2021 (SBV, 2019 - 2021). Có thể tham khảo quy mô tổng tài sản của các khối ngân hàng tại thời điểm hết tháng 9/2021 ở Hình 1 dưới đây.  Hình 1. Tổng tài sản các nhóm ngân hàng tại thời điểm 30/9/2021 (tỷ đồng, %) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – SBV (2019 - 2021) Nếu xem xét về quy mô vốn điều lệ của cả hệ thống TCTD tại nền kinh tế Việt Nam, thì tại thời điểm hết tháng 9/2021, tổng số vốn đạt 750.580 tỷ đồng, tăng 8,32% so với đầu năm 2021. Trong đó, vốn điều lệ của khối NHTM Nhà nước đạt 169.690 tỷ đồng, tăng 9,29%. Vốn điều lệ của khối Ngân hàng TMCP lên tới 348.481 tỷ đồng, tăng 9,88% và gấp đôi so với khối NHTM Nhà nước. Vốn điều lệ của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng tăng mạnh từ 14,79% lên hơn 35.077 tỷ đồng. Còn khối ngân hàng nước ngoài chỉ đạt 134.758 tỷ đồng, chỉ tăng có 2,65% so với cuối năm 2020 (SBV, 2019 - 2021). 338
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Tham khảo diễn biến quy mô vốn điều lệ tại thời điểm hết tháng 9/2021 so với hết năm 2020 ở Hình 2 dưới đây. Hình 2. Vốn điều lệ các nhóm ngân hàng cuối tháng 9/2021 (tỷ đồng, %) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – SBV (2019 - 2021) Phân tích về tỷ lệ an toàn vốn CAR áp dụng theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (Basel II), tỷ lệ này của các NHTM Nhà nước đạt 9,17%, cao hơn mức tối thiểu 8%. Trong khi đó, các Ngân hàng TMCP áp dụng Basel II có CAR đạt 11,38% và nhóm ngân hàng nước ngoài đạt mức cao nhất, lên tới 18,94% (SBV, 2019 - 2021). Số liệu nói trên cho thấy, khối ngân hàng nước ngoài tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế Việt Nam, nhưng với chiến lược thận trọng, an toàn, hiệu quả và chiếm tỷ lệ thị phần khiêm tốn trong hệ thống TCTD tại nước ta hiện nay. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài, trong đó chủ yếu là vốn cho vay và đầu tư, chỉ chiếm khoảng 10% trong toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay và đầu tư các dự án các doanh nghiệp tại nền kinh tế Việt Nam đến hết tháng 9/2021 tương đương khoảng 68 tỷ USD. Đây là con số khá có ý nghĩa, vì đây là vốn thực các ngân hàng nước ngoài giải ngân cho các doanh nghiệp thực hiện tại nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, xét riêng số vốn FDI của các ngân hàng nước ngoài đưa vào nền kinh tế Việt Nam, thành lập pháp nhân, đó chính là vốn điều lệ, đến hết tháng 9/2021 đạt trên 6,2 tỷ USD, vẫn tăng ổn định qua các năm, mặc dù có mức tăng chậm hơn các ngân hàng TMCP của Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài cũng gia tăng vốn điều lệ, đó là đầu tư vốn góp mua cổ phần tại các ngân hàng TMCP của Việt Nam với tư cách cổ đông chiến lược, ước tính khoảng 2 tỷ USD, dự kiến tiếp tục tăng cao nếu Chính phủ Việt Nam tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP và thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo cam kết EVETA, Chính phủ Việt Nam có lộ trình cụ thể tăng tỷ lệ sở hữu vốn cho các ngân hàng thuộc khối Liên minh châu Âu tại một ngân hàng TMCP nước ta. 339
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Về tỷ lệ an toàn khác trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế và theo luật pháp của Việt Nam, có thể xem xét, phân tích một số chỉ tiêu quan trọng sau. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam đến hết tháng 9/2021 là 25,09%. Cụ thể: tỷ lệ này tại khối NHTM Nhà nước là 27,91%, ngân hàng TMCP là 28,39% và tại các công ty tài chính, cho thuê tài chính là 37,25%. Tuy nhiên, số liệu của NHNN không công khai tỷ lệ an toàn này của khối ngân hàng nước ngoài, nhưng qua nghiên cứu bảng số liệu thống kê dưới đây của NHNN Việt Nam cho thấy, thực tế khối này không sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nên hầu như không phát sinh, tức là không đáng lo ngại. Nói cách khác, các ngân hàng nước ngoài tự giác tuân thủ thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng, không sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn, mặc dù luật pháp Việt Nam cho phép (SBV, 2019 - 2021). NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư cho phép các ngân hàng duy trì tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 40% đến ngày 30/9/2021 và sẽ hạ dần trong các năm tiếp theo. Cụ thể là từ ngày 20/01/2021 đến hết ngày 30/9/2022, tỷ lệ hạ xuống là 37%; tiếp đó đến hết ngày 30/9/2023, tỷ lệ này còn 34%; sau đó chỉ còn 30% (SBV, 2019 - 2021). Tham khảo quy mô vốn, thực hiện tỷ lệ an toàn của các ngân hàng nước ngoài so với các khối ngân hàng khác tại Việt Nam tại thời điểm hết tháng 9/2021 ở bảng số liệu dưới đây. 340
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Bảng 1. So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động của các ngân hàng nước ngoài với các khối TCTD khác đến hết tháng 9/2021 Đơn vị: tỷ đồng, % Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – SBV (2019 - 2021) Cũng xét về tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh, khối ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số dư tiền gửi ở thời điểm hết tháng 9/2021 là 41,9%, chỉ bằng 1/2 so với khối Ngân hàng TMCP và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam. Tỷ lệ này cho thấy các ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh khá thận trọng, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, chủ động phòng ngừa rủi ro. Khối ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống TCTD tại Việt Nam, thường xuyên ở mức dưới 1% (SBV, 2019 - 2021). Về hoạt động dịch vụ phi tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài, khối này đang áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới tại Việt Nam trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh và quản trị điều hành, quản lý rủi ro. Khối ngân hàng này có thế mạnh về thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. Riêng thị phần kinh doanh ngoại tệ và tài trợ xuất nhập khẩu chiếm khoảng 15% - 18% lĩnh vực này trong các khối ngân hàng tại Việt Nam. Thế mạnh về nhóm khách hàng của các ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 341
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Về hiệu quả kinh doanh, xem xét khả năng sinh lời qua hai chỉ số cơ bản là ROA và ROE, cho thấy hai tỷ lệ này của nhóm NHTM Nhà nước đến cuối Quý II/2021 lần lượt là 0,55% và 9,48%. Trong khi đó, ROA và ROE của nhóm ngân hàng TMCP ở mức cao hơn đáng kể, lần lượt là 0,87% và 10,23%. Hai tỷ lệ này không được công bố đối với khối ngân hàng nước ngoài, nhưng thực tế ROA và ROE cao hơn rất nhiều các NHTM trong nước, cho thấy khối này hoạt động kinh doanh rất hiệu quả tại nền kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới hoạt động ngân hàng (SBV, 2019 - 2021). 2. CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cho vay vốn và cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, tiện ích, an toàn cho khách hàng của họ tại Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp và cá nhân, mà còn bán buôn vốn cho các NHTM Việt Nam để các NHTM Việt Nam cho vay khách hàng, đầu tư tại nền kinh tế Việt Nam, với tổng trị giá các khoản vay này đến hết tháng 11/2021 đã được ký kết lên tới trên 4 tỷ USD (VNBA, 2019 - 2022). Điển hình về các khoản cho vay hợp vốn được ký kết gần đây nhất, đó là trong năm 2021, Techcombank đã ký kết được khoản vay tín chấp với hai cấu phần: 600 triệu USD với kỳ hạn 3 năm và 200 triệu USD với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất của khoản tín dụng này bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,35%/năm cho kỳ hạn 3 năm và 1,62%/năm cho kỳ hạn 5 năm. Đây là khoản vay có giá trị lớn nhất cho một định chế tài chính của Việt Nam trên thị trường vay hợp vốn quốc tế. Tổng cộng có 28 ngân hàng và định chế tài chính phát triển quốc tế uy tín đã tham gia vào giao dịch cho vay này (VNBA, 2019 - 2022). Standard Chartered Bank (SCB) là ngân hàng nước ngoài ban đầu đứng ra bảo lãnh phát hành và thu xếp khoản vay. Sau đó, Cathay United Bank, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, State Bank of India và Taishin Bank đã cùng tham gia vào giao dịch này với tư cách là các bên được đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và thiết lập sổ chính cho khoản tín dụng này (VNBA, 2019 - 2022). Tháng 11/2021, Vietinbank đã ký kết khoản vay hợp vốn giá trị 1 tỷ USD từ 20 bên. Đây là thương vụ vay hợp vốn thứ hai của Vietinbank trong năm 2021, sau khoản vay 790 triệu USD vào tháng 8/2021. Bốn bên đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và dựng sổ chính gồm: UOB: 300 triệu USD; SMBC: 100 triệu USD; Taipei Fubon: 100 triệu USD; và HSBC: 48 triệu USD. Các bên thu xếp khoản vay gồm: OCBC: 47 triệu USD; Emirates NBD: 45 triệu USD; National Bank of Kuwait Singapore: 45 triệu USD; Bank of Communication Singapore: 42 triệu USD; và Bank of Baroda Singapore: 41 triệu USD... (VNBA, 2019 - 2022). Trước đó, nhiều NHTM của Việt Nam cũng đã huy động vốn quốc tế thông qua các khoản vay hợp vốn từ nước ngoài. VPBank và SMBC đạt thỏa thuận ký kết khoản vay hợp vốn cùng sự tham gia của bốn ngân hàng quốc tế là: CTBC Bank, Hua Nan Commercial Bank, State Bank of India, First Commercial Bank, và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với tư cách là các bên cho vay, tổng giá trị 300 triệu USD. Toàn bộ gói hỗ trợ tài chính quốc tế 342
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 cùng SMBC sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho VPBank nhằm cho vay mới đối với những khách hàng gặp khó khăn gián đoạn dòng tiền bởi đại dịch COVID-19, hỗ trợ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đặc biệt là các doanh nghiệp có phụ nữ làm giám đốc (VNBA, 2019 - 2022). Tương tự, đầu tháng 10/2021 Techcombank cũng huy động khoản vay hợp vốn nước ngoài 800 triệu USD. Khoản vay tín chấp này bao gồm hai cấu phần, 600 triệu USD với kỳ hạn 3 năm và 200 triệu USD với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất của khoản tín dụng này bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,35%/năm cho kỳ hạn 3 năm và 1,62%/ năm cho kỳ hạn 5 năm (VNBA, 2019 - 2022). Một số NHTM khác như HDBank cũng nhận khoản vay hợp vốn 71 triệu USD do Mega Bank thu xếp, nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. HDBank cũng nhận 50 triệu USD từ Proparco, Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp để cho vay phát triển các dự án xanh tại Việt Nam (VNBA, 2019 - 2022). Đặc biệt là, từ tháng 01/2022, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và các bên cho vay quốc tế đã mở rộng gói tín dụng  cấp cho SeABank từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD. Trước đó, tháng 6/2021, IFC và SeABank đã chính thức ký kết gói tài trợ tín dụng có tổng trị giá 150 triệu USD nhằm tài trợ vốn cho SME của Việt Nam, do phụ nữ làm giám đốc, giúp phục hồi phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19. Gói tài trợ này gồm 80 triệu USD từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và 50 triệu USD huy động từ các bên cho vay quốc tế, cùng hạn mức tài trợ thương mại 20 triệu USD, giúp SeABank gia tăng khả năng hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, thu hẹp mức thiếu hụt tài chính, đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, IFC cũng đã triển khai chương trình tư vấn giúp SeABank phát triển danh mục cho vay cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quản lý các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động của ngân hàng (VNBA, 2019 - 2022). Như vậy, chỉ sau 6 tháng hợp tác, với độ tin cậy của một định chế tài chính quốc tế vào một ngân hàng TMCP tư nhân, IFC đã tăng hạn mức tín dụng thêm 70 triệu USD cho SeABank. Trong lộ trình chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, SeABank đã triển khai chính sách ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp có phụ nữ làm giám đốc, nhằm tạo động lực phát triển tối đa cho doanh nghiệp nữ làm chủ thông qua việc đa dạng các loại hình cấp tín dụng doanh nghiệp với tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản bảo đảm cạnh tranh và các gói dịch vụ điện tử miễn phí trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Đặc biệt, hiện tại SeABank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này với lãi suất cho vay VNĐ tối thiểu từ 5,6%/năm, cấp hạn mức thấu chi không có tài sản bảo đảm tối đa 5 tỷ đồng, cấp hạn mức tín dụng thẻ tới 200 triệu đồng… (VNBA, 2019 - 2022). Nguồn vốn bổ sung được cung cấp bởi IFC và các tổ chức cho vay quốc tế như: Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG. 343
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Đây là các định chế tài chính tài chính phát triển hàng đầu với mục tiêu đầu tư tác động hướng tới việc tạo ra các hiệu ứng xã hội và môi trường ngoài lợi ích về tài chính, tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tư nhân và dự án bảo vệ môi trường của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam (VNBA, 2019 - 2022). Cuối tháng 3/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố thỏa thuận khoản vay hợp vốn trị giá 260 triệu USD (khoảng 6.000 tỷ đồng) nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các SME, bao gồm các SME do phụ nữ làm chủ; cá nhân kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh tài trợ vốn mua, sửa chữa nhà cho khách hàng cá nhân. Đây là khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm, bao gồm khoản vay trực tiếp trị giá 100 triệu USD (khoảng 2,300 tỷ đồng) từ ADB và khoản vay hợp vốn trị giá 160 triệu USD (khoảng 3.680 tỷ đồng) do ADB và United Overseas Bank (UOB) của Singapore đồng thu xếp từ 9 định chế tài chính hàng đầu châu Á (VNBA, 2019 - 2022). Trong khuôn khổ thỏa thuận, VIB cũng hợp tác với ADB triển khai chương trình Hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nữ doanh nhân với ngân sách 500.000 USD (khoảng 11,5 tỷ đồng) từ Quỹ sáng kiến tài chính dành cho nữ doanh nhân (WE - FI). Đây là khoản hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên của ADB cho một NHTM Việt Nam nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh của phụ nữ (VNBA, 2019 - 2022). SME chiếm tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp 40% GDP và 50% tổng số việc làm năm 2019. Tuy vậy, tiềm năng phát triển của các SME vẫn còn nhiều thách thức, bao gồm hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn để mở rộng hoạt động. Một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy, chỉ có 37% SME do phụ nữ làm chủ và 47% SME có chủ là nam giới tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng trong 2 năm trước đó (VNBA, 2019 - 2022). Ngoài các khoản tín dụng quốc tế nói trên, còn nhiều khoản vay khác do các ngân hàng nước ngoài bán buôn vốn cho các NHTM Việt Nam đã được ký kết, đã giải ngân hàng, sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Các khoản vốn này đầu tư qua các NHTM Việt Nam vào nền kinh tế nước ta được thực hiện theo nguyên tắc tín dụng quốc tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các ngân hàng nước ngoài, song cũng tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao uy tín quốc tế cho các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn quốc tế này cũng nâng cao được năng lực quản trị kinh doanh, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Một là, tính đến đầu năm 2022, tại Việt Nam có 9 ngân hàng nước ngoài 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cổ đông chiến lược tại khoảng trên 10 ngân hàng TMCP Việt Nam. Hoạt động chính của các ngân hàng này chủ yếu dựa vào khách hàng doanh nghiệp và kinh doanh nguồn vốn. Khối ngân hàng nước ngoài đang cạnh tranh mạnh mẽ tìm kiếm lợi nhuận bền vững, đồng thời góp phần thu hút các nguồn vốn trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, khối này 344
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 cũng gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy các NHTM trong nước tái cơ cấu mạnh mẽ, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, khối ngân hàng nước ngoài đến nay cũng vẫn chỉ chiếm dưới 10% thị phần huy động vốn, cho vay và thị phần dịch vụ phi tín dụng tại Việt Nam, nhưng chất lượng và hiệu quả thì đứng đầu, tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Hai là, ngoài việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tiếp cho các doanh nghiệp, một hoạt động khá quan trọng của ngân hàng nước ngoài chính là đầu tư, đó là sự dịch chuyển dòng vốn ngân hàng xuyên biên giới, qua hình thức đầu tư dự án hay đầu tư thành cổ đông chiến lược tại nhiều NHTM Việt Nam hay công ty cổ phần Việt Nam, cung cấp các khoản tín dụng cho các NHTM Việt Nam để cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam (BVSC, 2019 - 2021). Ba là, các ngân hàng nước ngoài hoạt động cũng vì lợi nhuận, hơn hết họ có chiến lược kinh doanh rất rõ ràng. Khi mục tiêu hiệu quả không đạt hay mức độ thua lỗ đến một mức nào đó, họ rất nhanh và dứt khoát ra quyết định cắt lỗ, chỉ duy trì những mảng kinh doanh vẫn còn hiệu quả như khách hàng doanh nghiệp hay kinh doanh nguồn vốn. Mảng kinh doanh khách hàng cá nhân tại thị trường Việt Nam không thuộc về chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng của Mỹ, châu Âu, Australia và Nhật Bản bởi vì chi phí hoạt động rất cao, đặc biệt là chi phí tiền lương, thuê văn phòng, chi phí rủi ro khác, do đó, các ngân hàng này bán lại mảng dịch vụ bán lẻ cho ngân hàng của các nước khác tại Việt Nam. Bốn là, khối ngân hàng nước ngoài chủ động áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, tư vấn cho doanh nghiệp sở tại và tuân thủ thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam. Năm là, các ngân hàng nước ngoài không chỉ cho vay vốn và cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng của họ tại Việt Nam, mà còn bán buôn vốn cho các NHTM Việt Nam để các NHTM Việt Nam có thêm nguồn vốn quốc tế mở rộng cho vay khách hàng, tổng trị giá các khoản vay này đến đầu năm 2022 đã được ký kết lên tới trên 2,5 tỷ USD (VNBA, 2019 - 2022). 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trên thực tế, các NHTM Việt Nam, so với ngân hàng các nước trong khối ASEAN và khu vực châu Á, còn nhỏ cả về quy mô vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản. Với việc cho phép nhà đầu tư nước nước ngoài nắm giữ 49% cổ phần một NHTM Việt Nam sẽ tạo cú hích cho giá cổ phiếu ngân hàng, giúp cho các NHTM Việt Nam huy động nguồn vốn quan trọng gia tăng năng lực tài chính, để đáp ứng quy định ngày càng cao hơn theo thông lệ quốc tế của NHNN và nâng quy mô vốn, tỷ lệ an toàn, năng lực quản trị rủi ro, công nghệ ngân hàng số tương đương các ngân hàng trong khu vực. Với nhu cầu tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II của hầu hết các ngân hàng, trong thời gian tới, Chính phủ càn sớm nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong một 345
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngân hàng TMCP và nâng tỷ lệ sở hữu của một nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng TMCP. Điều này một mặt nhằm tăng thêm tính hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác nếu thiếu dòng vốn ngoại, các ngân hàng trong nước niêm yết cũng thiếu động lực để đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính. Thậm chí, Chính phủ xem xét có thể tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên tới tỷ lệ 51%, bởi đây là giải pháp hết sức cấp thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Trong khi đó, thực tế là đa phần các ngân hàng toàn cầu, ngân hàng trong khu vực hiện nay đã phải tuân thủ theo Basel III, có nghĩa khả năng tham gia làm cổ đông chiến lược tại các ngân hàng khác sẽ không còn nhiều như trước đây. Vì vậy, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét lại tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam để tăng độ hấp dẫn. Tại Vietcombank, hiện vẫn còn room để phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần cho phép nới thêm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, trong khi vẫn giữ tỷ lệ phần vốn của Nhà nước ở mức 65%. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo NHNN cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhằm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, khuyến khích nhà đầu nước ngoài tham gia xử lý tổ chức tín dụng  yếu kém được mở room lên 100%. Chính phủ và NHNN cần hiện thực hóa chủ trương khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu ngân hàng TMCP yếu kém, quy mô nhỏ, tỷ lệ nợ xấu cao, nhiều năm không tăng thêm được vốn chủ sở hữu. Chính phủ cần cho phép nhà đầu tư ngoại mua lại 100% vốn của những ngân hàng TMCP yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Đây cũng được xem sẽ là cơ hội cho những NHTM này phục hồi và phát triển. Thêm nữa, với kinh nghiệm quản trị quốc tế của các ngân hàng nước ngoài sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những NHTM yếu kém tăng trưởng, phát triển bền vững trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng cao. Từ đó, tác động tích cực tới thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tất nhiên, để làm được điều này, chúng ta cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng như linh hoạt trong thỏa thuận về giá cả M&A lĩnh vực ngân hàng của hai bên. 346
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BIDV (2019 - 2021), “Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính định kỳ”, Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, hàng tháng, bản cứng, tài liệu lưu hành nội bộ, giai đoạn 2015 - 2021. 2. BVSC (2019 - 2021), “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”, các tháng từ năm 2015 đến tháng 12 năm 2021; file mềm gửi cho nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt. 3. SBV (2019 - 2021), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục: tin tức, văn bản quy phạm pháp luật; Thông tin liên quan đã được công bố; truy cập từ ngày 24/2/2022 đến ngày 12/3/2022. 4. SSI (2019 - 2021), “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2019 - 2021”; Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua email cho nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, 2019 - 2021. 5. VNBA (2019 - 2022), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại www.vnba.org.vn, mục: “Thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên, hoạt động của thị trường tài chính”; truy cập từ ngày 24/2/2022 đến ngày 30/3/2022. 347
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2