intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khu kinh tế - Một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đang được nhân rộng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng và phát triển các KKT là một thực tiễn khách quan và hướng đi đúng đắn đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh và quản lý như thế nào cho phù hợp, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ra sao để thu hút được đầu tư, tạo ra được sự đột phá trong phát triển kinh tế quốc gia đang là bài toán cần nhiều lời giải của các địa phương cũng như các nhà nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khu kinh tế - Một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đang được nhân rộng

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 160-166 KHU KINH TẾ - MỘT HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ ĐANG ĐƯỢC NHÂN RỘNG Nguyễn Thị Hoài Trường Trường Đại học Vinh 1. Mở đầu Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Đó là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ [5]. Hiện nay, hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế rất đa dạng, vừa có các hình thức được tổ chức theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển (các vùng kinh tế, các đơn vị hành chính), vừa có các hình thức được tổ chức theo các khu vực đặc biệt (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế, lãnh thổ công nghiệp tập trung, lãnh thổ nông nghiệp tập trung, khu du lịch...). Trong đó, khu kinh tế (KKT) là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đang được nhân rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, do ưu thế vượt trội của nó trong sự liên kết các ngành kinh tế, các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Có hai loại KKT: khu kinh tế ven biển và KKT cửa khẩu. KKT ven biển là KKT được hình thành ở những khu vực ven biển gắn với các cảng biển. KKT cửa khẩu là KKT được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính [4]. Trong giới hạn bài viết này chỉ tập trung sự phân tích vào KKT ven biển. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận về KKT 2.1.1. Khái niệm và đặc trưng - Thuật ngữ “Khu kinh tế” (Economic zones) xuất hiện từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước và được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc. Cho đến nay, có nhiều 160
  2. Khu kinh tế - một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế... quan niệm khác nhau về KKT. Theo nghĩa rộng, KKT là những khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của khu kinh tế tự do, đầy đủ như một xã hội thu nhỏ. Đó là một khu vực địa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng cũng không bỏ qua thị trường nội địa. KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do, được tổ chức thành các khu chức năng: khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Ở Việt Nam, KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện [8]. - KKT là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế có một số đặc trưng cơ bản sau: + Là khu vực có vị trí địa lý, ranh giới riêng biệt với các vùng khác, một bộ phận lãnh thổ của quốc gia, được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lí riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. + Là nơi có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác. + Là nơi giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Vai trò KKT trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập Thứ nhất, các KKT có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thu hút đầu tư nước ngoài giúp nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp cận và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý hiện đại. Thu hút đầu tư trong nước nhằm khai thác và sử dụng tối ưu nguồn vốn còn chưa được huy động, tạo nên sự thông thương, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm cao hơn trên thị trường quốc tế. Thứ hai, các KKT tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những quốc gia 161
  3. Nguyễn Thị Hoài đang phát triển như Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của quốc gia còn hạn chế, làm thế nào để tăng năng suất lao động, tránh nguy cơ tụt hậu, thua thiệt cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là một bài toán hóc búa. Sự ra đời và đi vào hoạt động của các KKT là một trong những lời giải cho bài toán đó. Với ưu thế đặc biệt, các KKT đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Thứ ba, các KKT góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của quốc gia, của các khu vực. Ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, với sự xuất hiện của các KKT đã làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển sôi động hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở những khu vực có đất đai cằn cỗi, hoang hóa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít có khả năng sinh lợi, khi KKT được xây dựng và đi vào hoạt động với sự thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi hẳn: các vùng thuần nông trở thành các vùng kinh tế đa ngành, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, còn nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Các khu vực Chu Lai, Dung Quất, Vân Phong, Nhơn Hội là những ví dụ điển hình về tác động của các KKT. Thứ tư, các KKT tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Sự hoạt động đa ngành nghề của các KKT đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động địa phương với chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế, trình độ lao động trong các KKT cũng phải được nâng lên xứng tầm. Do đó, khi đi vào hoạt động, các KKT một mặt là thu hút lao động có chất lượng, mặt khác có hỗ trợ để bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động. Đồng thời, với quy chế hoạt động sản xuất, kinh doanh chặt chẽ các KKT còn rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật cho lao động. Nhờ vậy, góp phần đào tạo, nâng cao trình độ lao động đáp ứng cho yêu cầu phát triển của các KKT nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Thứ năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu. Sự phát triển của các KKT với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 sang khi vực 2 và 3. Kéo theo là sự chuyển dịch lao động tương ứng. Nơi đây có sự tập trung và ưu tiên về vốn, khoa học – công nghệ do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều này làm tăng cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa được sản xuất trong các KKT. Thứ sáu, góp phần đổi mới cơ chế quản lí, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển các KKT ở những quốc gia đi trước, các KKT đi sau 162
  4. Khu kinh tế - một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế... cũng ứng dụng các cơ chế quản lý thông thoáng, từ đó cải thiện được rất nhiều môi trường đầu tư. Việc hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm quen, ký kết hợp đồng kinh tế với nhau. 2.1.3. Các tiêu chí đánh giá Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan, tác giả xây dựng các tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả phát triển các KKT như sau: - Diện tích đất tự nhiên, diện tích đất đã cho thuê – Tiêu chí cho phép xác định được quy mô, tính hiệu quả trong sử dụng đất của các KKT và có thể so sánh hiệu quả này giữa các KKT với nhau. - Số dự án đầu tư và vốn đầu tư – Tiêu chí phản ánh khả năng thu hút đầu tư và khai thác các KKT. - Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất, tỉ lệ giá trị tăng thêm trên một diện tích đất KKT. Hai tiêu chí thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích. - Lao động và thu nhập bình quân của lao động – Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm, trình độ khoa học - công nghệ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của KKT. - Tỉ trọng xuất khẩu – Tiêu chí thể hiện “độ mở” của KKT. - Các ngành kinh tế chủ đạo – Tiêu chí phản ánh thế mạnh của KKT, cho phép xác định chức năng, trình độ phát triển của KKT. Ngoài ra, còn có thể sử dụng thêm các tiêu chí: giá trị sản xuất, tỉ trọng giá trị sản xuất KKT/giá trị sản xuất toàn tỉnh, khối lượng sản phẩm, nộp ngân sách... 2.2. Kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển KKT và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 2.2.1. Kinh nghiệm của nước ngoài Trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong xây dựng KKT. Đến nay, quốc gia này đã có 54 KKT và và 5 đặc khu kinh tế. Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế này ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công, đặc biệt là 5 ĐKKT: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định và là một trong bốn “Nền kinh tế mới nổi” (RAG) của thế giới. Kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra trong quá trình xây dựng và phát triển các ĐKKT: Thứ nhất là xác định rõ chức năng của ĐKKT, đây là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của các ĐKKT. Thứ hai là tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các ĐKKT. Thứ ba là thực hiện thể chế quản lý đặc biệt 163
  5. Nguyễn Thị Hoài và hệ thống chính sách ưu đãi mang tính khuyến khích cao. Thứ tư là lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với mục tiêu xây dựng ĐKKT. Thứ năm là lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng ĐKKT[3,9]. Là quốc gia đi sau nhưng Ấn Độ cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng và phát triển các ĐKKT với hệ thống hàng trăm ĐKKT. Ấn Độ là một thành viên trong RAG cùng với Trung Quốc, Brazin, Nga. Kinh nghiệm lớn nhất mà Ấn Độ rút ra trong xây dựng và phát triển các ĐKKT là ban hành luật về ĐKKT. Với việc ban hành luật ĐKKT, các thủ tục, chính sách được đơn giản hóa, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước [7]. Không nhiều về mặt số lượng như Trung Quốc hay Ấn Độ, ở Hàn Quốc mới chỉ xây dựng 5 KKT, với mục đích thúc đẩy thương mại quốc tế, thu hút đầu tư ngoài, từ đó xây dựng thủ đô Seoul và 3 ĐKKT này thành trung tâm tài chính, thương mại có tầm cỡ trong khu vực châu Á như Singapore, Hồng Kông hay Tokyo. KKT của Hàn Quốc được xây dựng theo mô hình phát triển của Singapore và Hồng Kông. Các thủ tục đầu tư và kinh doanh được tinh giản theo phương thức một cửa. Hàn Quốc cũng triển khai một số dự án bổ trợ cho KKT (xây dựng quần thể công nghệ thông tin đa phương tiện, công trình phục vụ du lịch, triển lãm, mở rộng và nâng cấp sân bay, cảng trong KKT...) [9] Một số nước Asean như Malaixia, Philippines cũng xây dựng các KKT và đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng vấn đề các quốc gia này cần phải quan tâm điều chỉnh để các KKT này phát triển hiệu quả hơn và có đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia là tăng cường hơn nữa việc sử dụng nguyên liệu trong nước. 2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đúc rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển các KKT của các quốc gia đi trước, phát triển các KKT ở Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, phải có sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong trong và nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài để khơi dậy tiềm năng trong nước, khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả. Thứ hai, phải có cơ chế ưu đãi đặc biệt, thủ tục hành chính gọn nhẹ (đặc biệt là những cơ chế chính sách riêng mà các nơi khác không có) mới có thể thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài tạo ra sự phát triển nhảy vọt. Thứ ba, ba yếu tố mang tính chất quyết định đến thành công của việc xây dựng và phát triển các KKT là: thời điểm (thời cơ), địa điểm và con người. Chỉ có kết hợp được ba yếu tố này thì việc xây dựng các KKT mới có thể thành công được. Bốn là, phải lựa chọn đúng mô hình KKT phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia, lựa chọn chính xác mục tiêu và đối tác phát triển. 164
  6. Khu kinh tế - một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế... 2.3. Các KKT ở Việt Nam Vận dụng kinh nghiệm của các nước trong việc đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy tiềm năng trong nước tạo nên động lực trong phát triển kinh tế, Việt Nam đã triển khai xây dựng và phát triển các KKT. Từ một KKT đầu tiên được thành lập cách đây bảy năm (KKT Chu Lai: 2003), đến nay Việt Nam đã có 14 KKT trải dọc theo chiều dài ven biển. Việc xây dựng và phát triển các KKT ở Việt Nam bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh. Đến nay, các KKT đã thu hút được trên 250 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 30 tỉ USD. Trong đó, có trên 60 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 19 tỉ USD. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ chung cho KKT được đầu tư và đang dần hoàn thiện. Các KKT cũng đã giải quyết việc làm cho trên 3 vạn lao động, đời sống của người dân đã được nâng lên đáng kể. Bảng 1. Các KKT đã được thành lập tại Việt Nam Thời gian Diện tích Stt Khu kinh tế Địa điểm thành lập (nghìn ha) 1 Chu Lai Quảng Nam 05/06/2003 27,0 2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/03/2005 10,3 3 Nhơn Hội Bình Định 14/06/2005 12,0 4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/01/2006 27,1 5 Phú Quốc – An Thới Kiên Giang 14/02/2006 56,1 6 Vũng Áng Hà Tĩnh 03/04/2006 22,8 7 Vân Phong Khánh Hòa 25/04/2006 150,0 8 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/05/2006 18,6 9 Vân Đồn Quảng Ninh 31/05/2006 217,1 10 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/06/2007 18,8 11 Đình Vũ – Cát Hải Hải Phòng 10/01/2008 21,6 12 Nam Phú Yên Phú Yên 29/04/2008 20,7 13 Hòn La Quảng Bình 10/06/2008 10,0 14 Định An Trà Vinh 27/04/2009 39,0 Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1] Bên cạnh những kết quả đạt được, các KKT của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại: lao động có chuyên môn kỹ thuật thiếu trầm trọng; cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng được với yêu cầu của các nhà đầu tư; chất lượng dự án đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; còn lúng túng trong khi triển khai do mô hình quản lý, cơ chế hoạt động và chính sách đối với các KKT chưa thống nhất, chưa đồng bộ với các quyết định thành lập KKT; việc xây dựng, đưa vào hoạt động và ảnh hưởng của KKT với môi trường, văn hóa cũng là những điều đáng quan tâm... 165
  7. Nguyễn Thị Hoài 3. Kết luận Xây dựng và phát triển các KKT là một thực tiễn khách quan và hướng đi đúng đắn đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh và quản lý như thế nào cho phù hợp, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ra sao để thu hút được đầu tư, tạo ra được sự đột phá trong phát triển kinh tế quốc gia đang là bài toán cần nhiều lời giải của các địa phương cũng như các nhà nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006. Báo cáo đề án “Điều kiện hình thành và Quy hoạch phát triển các Khu Kinh Tế của Việt Nam đến năm 2020”. [2] Đinh Hữu Quý, 2007. Nghiên cứu xây dựng mô hình KKT đặc biệt ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế quốc dân. [3] Hoàng Hồng Hiệp, 2005. Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc thành tựu và bài học kinh nghiệm. Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam. [4] Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, 2009. Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Trích “Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế’. Nxb Chính trị quốc giai. [5] Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), 2005. Bàn về phát triển kinh tế con đường dẫn tới giàu sang. Nxb Chính trị quốc gia. [6] Nguyễn Văn Bào, 2007. Phát triển các KKT ven biển ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp. Tạp chí Thị trường giá cả. [7] Nguyễn Văn Lịch, 2008. Đặc khu kinh tế của Ấn Độ. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới. [8] Nguyễn Văn Phú, 2005. Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam: quan niệm và tình hình phát triển. Trích Kỷ yếu hội thảo “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu”. [9] Võ Đại Lược, 2008. Các KKT tự do thực tiễn thế giới và những gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. ABSTRACT The economic - a form of territorial organization of economic are increasing This article refers to the economic zones - a form of territorial organization of eco- nomic with the contents: the basis of economic zones (the concept, the basic characteristics, role for the processes of Industrialization – National modernization criteria’s for evaluat- ing effectiveness; the foreign experience of developing economic zones: Lessons about the combination of inside and outside resources, the policy mechanisms, the combination of three factors that decide the success of the economic zones: time, place and people, deter- mining the model of economic zones; Practices establishing economic zones in Vietnam: some achievements and limitations. 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2