intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam

Chia sẻ: Phạm Minh Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

250
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục đích đánh giá lại thực trạng pháp lý và những khó khăn trong quá trình thực hiện M&A ở Việt Nam, trong thời gian từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành đến khi hoàn thành nghiên cứu này, từ đó đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về M&A ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam

Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại<br /> Việt Nam<br /> <br /> Tom, Nguyen<br /> Biên tập viên tạp chí khoa học tổng hợp<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> <br /> Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, hiện có khoảng hơn 500 ngàn doanh<br /> nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng hơn 90%.<br /> Ngoài ra, với sự ra đời của thị trường chứng khoán (Việt Nam hiện tại có 2<br /> sàn chứng khoán với tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết đến cuối tháng<br /> 9/2011 là khoảng 695 và khoảng 1 ngàn công ty đại chúng chưa niêm yết trên<br /> thị trường chứng khoán) là một điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng<br /> cổ phần dễ dàng đối với các cổ đông của công ty. Do có số lượng doanh<br /> nghiệp vừa và nhỏ lớn, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, do<br /> đó hoạt động M&A sẽ là một hình thức rất quan trọng qua đó giúp các doanh<br /> nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn thông qua việc bán<br /> cổ phần cho các doanh nghiệp lớn hơn (hình thức M&A). Ngoài ra, hoạt động<br /> M&A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh<br /> vực kinh tế khác nhau và hình thành nên các công ty lớn đủ sức cạnh tranh<br /> với các công ty nước ngoài.<br /> <br /> Trong những năm qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều thương vụ M&A với giá<br /> trị giao dịch ngày càng tăng. Năm 2006 số thương vụ M&A là 38 với tổng giá<br /> trị giao dịch là 229 triệu USD, đến năm 2010 số thương vụ M&A là 345 với<br /> tổng giá trị 1,75 tỷ USD.<br /> <br /> Tuy nhiên, việc thực hiện M&A ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn<br /> về phương diện pháp lý, bởi vì khung pháp lý cho M&A chưa hoàn chỉnh,<br /> chưa đầy đủ và nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau, hơn nữa, sự không<br /> nhất quán về định nghĩa, cách hiểu M&A cũng tạo nên khó khăn cho các công<br /> ty muốn thực hiện M&A. Trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều thương<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> vụ M&A gặp khó khăn về mặt thủ tục và hợp nhất vốn chủ sở hữu (theo cách<br /> hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh là vốn chủ sở hữu sau sáp nhập là tổng<br /> vốn của hai công ty) như vụ Hà Tiên 1 sáp nhập vào Hà Tiên 2, vụ công ty<br /> Dược MPK được xem là nhà đầu tư nước ngoài (bởi vì có tỷ lệ sở hữu của<br /> nhà đầu tư nước ngoài là 4%) nên không được phân phối dược phẩm.<br /> <br /> <br /> Với những khó khăn nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tính<br /> đầy đủ và hoàn thiện của khung pháp lý hiện tại để từ đó đưa ra những kiến<br /> nghị phù hợp cho việc hình thành một thị trường M&A ở Việt Nam.<br /> <br /> <br /> Mục đích nghiên cứu của nghiên cứu này là đánh giá lại thực trạng pháp lý và<br /> những khó khăn trong quá trình thực hiện M&A ở Việt Nam, trong thời gian<br /> từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được hình thành đến khi<br /> hoàn thành nghiên cứu này, từ đó đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn<br /> thiện khung pháp lý về M&A ở Việt Nam.<br /> <br /> <br /> 2. Câu hỏi nghiên cứu<br /> <br /> Với mục đích nghiên cứu như vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: (1) có cần<br /> thiết ban hành một văn bản pháp luật riêng cho hoạt động M&A hay là bổ<br /> xung và sửa đổi khung pháp lý hiện tại về M&A; (2) có cần thiết hình thành<br /> một thị trường M&A hay là xem M&A là cách thức tổ chức lại doanh nghiệp.<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Hoạt động M&A diễn ra rất phức tạp vì nó liên quan tới rất nhiều văn bản luật<br /> khác nhau và các ngành nghề khác nhau, vì vậy M&A cũng có những đặc thù<br /> khác nhau, chẳng hạn M&A của các Ngân hàng thương mại sẽ khác so với<br /> các công ty chứng khoán, cũng như các doanh nghiệp thông thường. Ngoài ra,<br /> các loại hình công ty khác nhau thì hoạt động M&A cũng sẽ khác nhau, M&A<br /> của các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sẽ khác so với công ty cổ phần<br /> (CTCP), trong đó, trong công ty cổ phần lại chia ra, công ty cổ phần đại<br /> <br /> <br /> 2<br /> chúng và công ty cổ phần chưa đại chúng thì hoạt động M&A cũng sẽ khác<br /> nhau về phương diện pháp lý. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong nghiên<br /> cứu này là các công ty cổ phần và công ty TNHH nhưng với điều kiện là sắp<br /> cổ phần hóa; phạm vi nghiên cứu là hoạt động M&A của các công ty thuộc<br /> các tất cả các ngành nghề, trừ các Ngân hàng thương mại, công ty chứng<br /> khoán, các công ty thuộc lĩnh vực viễn thong, cũng như hoạt động cổ phần<br /> hoá của doanh nghiệp nhà nước.<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu là tùy<br /> theo các chương khác nhau mà phương pháp phân tích diễn dịch hay quy nạp<br /> được thực hiện, ngoài ra phương pháp mô tả hiện tượng cũng được sử dụng<br /> trong nghiên cứu này.<br /> <br /> 5. Kết cấu của nghiên cứu<br /> <br /> Kết cấu của nghiên cứu này gồm ba (03) chương. Chương 1, tổng quan về<br /> hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), chương này giới thiệu một cách<br /> chung nhất về những định nghĩa M&A, cách thức tiến hành M&A, các loại<br /> hình M&A, cũng như cách thức tiến hành M&A theo pháp luật Việt Nam.<br /> Chương 2, đánh giá tính hoàn thiện và đầy đủ của khung pháp lý cho hoạt<br /> động M&A ở Việt Nam, chương này phân tích thực trạng khung pháp lý và<br /> những khó khăn khi thực hiện M&A ở Việt Nam. Chương 3, Kết luận và kiến<br /> nghị, chương này đưa ra những kết luận về khung pháp lý từ đó đề xuất<br /> những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý ở Việt Nam.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP<br /> NHẬP DOANH NGHIỆP<br /> <br /> 1. Tổng quan về M&A<br /> <br /> 1.1. Định nghĩa M&A<br /> <br /> Thuật ngữ M&A chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây, khi<br /> thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển và tăng trưởng nóng từ<br /> năm 2006. Tên tiếng Anh của thuật ngữ này là Merger & Acquisition (M&A)<br /> có nghĩa là sáp nhập và mua lại. M&A được hiểu là khi một công ty mua lại<br /> một phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác để giành<br /> quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty đó. Trong trường hợp,<br /> một công ty mua cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác nhưng chưa<br /> thể kiểm soát hoặc chi phối công ty hoạt động1 của công ty đó thì việc mua lại<br /> cổ phần (phần vốn góp) này không được xem là hoạt động M&A.<br /> <br /> <br /> Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A có rất nhiều biến dạng khác nhau,<br /> chứ không đơn giản như định nghĩa được nêu ở trên.<br /> <br /> Trường hợp 1: Công ty A có vốn thực góp của cổ đông là 100 tỷ đồng, công<br /> ty B mua lại 10% cổ phần của công ty A, với tỷ lệ sở hữu này B chưa thể<br /> kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty B. Nhưng nếu như các thành<br /> viên Hội đồng quản trị của B điều nắm giữ cổ phần và chiếm đa số ghế trong<br /> Hội đồng quản trị của A, thì lúc này rõ ràng, công ty B hoàn toàn có thể chi<br /> phối và kiểm soát hoạt động của A. Như vậy, theo định nghĩa ở trên, đây cũng<br /> là một hoạt động M&A, mặc dù với tỷ lệ mà B sở hữu thì chưa thể kiểm soát<br /> công ty A.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Kiểm soát hay chi phối trong nghiên cứu này được hiểu là có thể chi phối chính sách tài<br /> tình, chính sách nhân sự, chiến lược phát triển của công ty.<br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Trường hợp 2: Công ty C có 5 công ty con là C1, C2, C3, C4, C5. Do muốn<br /> sở hữu cổ phần của D cho một mục đích nào đó, C mua lại 5% cổ phần của D<br /> và các công ty con của C, mỗi công ty nắm giữ 15% cổ phần của D trước đó.<br /> Rõ ràng, C và các công ty con [tạm gọi là nhóm công ty C] đã nắm giữ 90%<br /> cổ phần của D, với tỷ lệ này, nhóm công ty C hoàn toàn có thể kiểm soát hoạt<br /> động của D. Như vậy, mặc dù C chỉ mua lại 5% cổ phần từ D, nhưng C hoàn<br /> toàn có thể kiểm soát hoạt động của D (do C và các công ty con nắm giữ lên<br /> đến 90% cổ phần của D). Theo định nghĩa như trên, đây cũng là hoạt động<br /> M&A.<br /> <br /> <br /> Trường hợp 3: Chẳng hạn công ty cổ phần đầu tư KanTa (KanTa Holdings)<br /> có công ty con là công ty quản lý quỹ đầu tư KTH. KTH đang quản lý một<br /> quỹ đầu tư có tên là KTH FUND với quy mô lên đến 1.000 tỷ đồng. Do muốn<br /> đầu tư sang lĩnh vực khai khoáng, KanTa Holdings đã mua lại 10% cổ phần<br /> của công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn (SGR). Nhưng hiện tại quỹ KTH<br /> FUND đang nắm giữ 50% cổ phần của SGR. Như vậy, mặc dù chỉ sở hữu<br /> 10%, nhưng KanTa Holdings hoàn toàn có thể kiểm soát và chi phối gần như<br /> mọi hoạt động của SGR. Do đó, mặc dù chỉ mua lại 10% cổ phần và theo định<br /> nghĩa như trên, hành động mua lại 10% cổ phần của SGR được xem là hoạt<br /> động M&A.<br /> <br /> <br /> Trường hợp 4: Công ty cổ phần đầu tư MeKong có 70 cổ đông, do đang<br /> trong tình trạng khó khăn về tài chính, buộc MeKong phải tăng vốn chủ sở<br /> hữu bằng cách bán 25% cổ phần cho công ty thép Bắc Việt. Hợp đồng mua<br /> bán cổ phần giữa MeKong và Bắc Việt có điều khoản: Kể từ ngày trở thành<br /> cổ đông chính thức, mọi chính sách tài chính, chính sách nhân sự, chiến lược<br /> đầu tư và phát triển phải được Bắc Việt chấp thuận thông qua người đại diện<br /> vốn của Bắc Việt tại MeKong. Ngoài ra, theo hợp đồng mua cổ phần thì số<br /> ghế trong Hội đồng quản trị của MeKong được cố định là 7 và số ghế hội<br /> đồng quản trị giành cho Bắc Việt tại MeKong được cố định là 4, chủ tịch Hội<br /> đồng quản trị phải là người đại diện vốn của Bắc Việt tại MeKong và tất cả<br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> những thỏa thuận này phải được thể chế hóa trong điều lệ công ty và quy chế<br /> làm việc của Hội đồng quản trị và phải được Đại hội cổ đông thông qua. Rõ<br /> ràng rằng, với tỷ lệ 25% tại MeKong, thì Bắc Việt chưa thể chi phối và kiểm<br /> soát mọi hoạt động của MeKong, nhưng với những điều khoản được thỏa<br /> thuận trong hợp đồng thì MeKong đã giành quyền kiểm soát và điều hành cho<br /> Bắc Việt. Như vậy, đây chính là hoạt động M&A theo định nghĩa được đề<br /> cập.<br /> <br /> Với bốn ví dụ như trên cho thấy rằng, hoạt động M&A trong thực tế diễn ra ở<br /> nhiều hình thức khác nhau và vô cùng phức tạp. Điều này cho thấy rằng, việc<br /> một công ty nào đó mua lại một tỷ lệ cổ phần (phần vốn góp) chưa đủ tỷ lệ để<br /> chi phối ở một công ty khác, nhưng hoàn toàn có thể chi phối và kiểm soát<br /> mọi hoạt động của công ty đó theo từng trường hợp khác nhau. Như vậy, trên<br /> thực tế để đưa ra một định nghĩa chính xác và nhất quán về M&A là tương<br /> đối khó khăn.<br /> <br /> <br /> 1.2 Định nghĩa M&A theo pháp luật Việt Nam<br /> <br /> Các quy định về M&A của Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản luật khác nhau<br /> như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2006, Thông<br /> tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp<br /> nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các quy định về<br /> M&A trong từng văn bản luật khác nhau.<br /> <br /> <br /> - Theo tinh thần của Luật doanh nghiệp 2005, hoạt động M&A tồn tại ở các<br /> dạng sau đây:<br /> <br /> <br /> Hợp nhất doanh nghiệp (khoản 1, điều 152, Luật doanh nghiệp 2005): Hai<br /> hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp<br /> nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp<br /> nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.<br /> <br /> Sáp nhập doanh nghiệp (khoản 1, điều 153, Luật doanh nghiệp 2005): Một<br /> hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp<br /> nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách<br /> chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận<br /> sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.<br /> <br /> <br /> Mua bán cổ phần (Điều 79, khoản 1, điểm d, Luật doanh nghiệp 2005): Cổ<br /> đông của một công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho<br /> cổ đông khác và người (nhà đầu tư) khác không phải là cổ đông2.<br /> <br /> <br /> - Theo Luật đầu tư 2005, M&A được thể hiện theo nhiều dạng khác nhau:<br /> Điều 17, khoản 1, Luật đầu tư năm 2005, khi thực hiện một dự án đầu tư, nhà<br /> đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đó cho nhà đầu tư<br /> khác. Như vậy, đây chính là hoạt động M&A của dự án chứng không phải là<br /> hoạt động liên quan đến mua bán cổ phần.<br /> <br /> <br /> Ngoài ra, Theo điều 21, khoản 5&6, Luật đầu tư 2005, hình thức M&A còn<br /> được thể hiện dưới dạng: Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt<br /> động đầu tư, đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.<br /> <br /> <br /> - Theo điều 17, Luật cạnh tranh, thì M&A được thể hiện dưới các hình thức<br /> sau:<br /> <br /> 2<br /> Trừ trường hợp: Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận<br /> đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông<br /> của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông<br /> của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội<br /> đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có<br /> quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng<br /> đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ<br /> tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp<br /> khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.<br /> <br /> Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ<br /> tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một<br /> doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp<br /> nhất.<br /> <br /> <br /> Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần<br /> tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một<br /> ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.<br /> <br /> Kết luận: Theo quy định hiện tại thì pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một<br /> định nghĩa thống nhất và cụ thể cho hoạt động M&A. Thật vậy, M&A có<br /> nghĩa là sáp nhập và mua lại, nhưng Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam<br /> chia M&A thành ba dạng đó là: Sáp nhập, hợp nhất và mua lại (cổ phần).<br /> <br /> <br /> Trong khi đó, Luật đầu tư 2005, cũng có đề cập đến hoạt động M&A, nhưng<br /> không định nghĩa M&A. Chú ý rằng, điểm khác biệt chính giữa Luật doanh<br /> nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 là “đối tượng” điều chỉnh. Luật doanh<br /> nghiệp 2005 quy định việc thành lập và tổ chức hoạt động của một công ty.<br /> Sau đó, khi công ty được thành lập, nó sẽ tiến hành đầu tư vào một dự án nào<br /> đó, gọi là dự án đầu tư và Luật đầu tư chủ yếu điều chỉnh hoạt động của dự án<br /> đầu tư đó. Ngoài ra, đối với dự án nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam,<br /> theo quy định của Luật đầu tư 2005, bắt buộc phải có dự án và dự án đó chính<br /> là công ty (hay nói cách khách việc đầu tư dự án chính là việc thành lập công<br /> ty để điều hành dự án đó). Do vậy, trong trường hợp này, khi một công ty nào<br /> đó mua lại dự án cũng đồng nghĩa với việc công ty đó mua lại công ty (với<br /> điều kiện là sau khi bán dự án công ty đó chấm dứt hoạt động). Với những lập<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> luận trên, cho thấy rằng, Luật đầu tư chưa quy định cụ thể việc mua lại dự án<br /> và mua lại công ty mà chỉ quy định chung chung, chưa rõ ràng.<br /> <br /> Luật cạnh tranh 2006 và Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, cũng chia<br /> M&A thành ba hình thức (sáp nhập, hợp nhất và mua lại) nhưng điểm khác<br /> nhau là: Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra khái niệm mua lại doanh<br /> nghiệp mà chỉ đề cập đến mua lại cổ phần, về một phương diện nào đó hai<br /> khai niệm này là tương đồng, những thực chất hai khái niệm này hoàn toàn<br /> khác nhau. Bởi vì khi công ty A mua lại công ty B thì B trở thành công ty con<br /> của A, còn mua cổ phần có thể chỉ là việc nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất<br /> định, chẳng hạn một nhà đầu tư nào đó mua cổ phần của một công ty được<br /> niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br /> <br /> Ngoài ra, ở phần hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp thì cả Luật doanh nghiệp<br /> 2005 và Luật cạnh tranh 2006 điều quy định như nhau và hai luật này chỉ đề<br /> cập đến việc hợp nhất và sáp nhập ở phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích<br /> hợp pháp, chứ không quy định ở phần nguồn vốn. Điều này hàm ý rằng, việc<br /> hợp nhất và sáp nhập hai doanh nghiệp là sự tự nguyện của hai công ty chứ<br /> không thể là sự ép buộc. Thật vậy, nếu hai công ty hợp nhất với nhau tạo<br /> thành một công ty mới và công ty mới này mang lại giá trị cao hơn cho cổ<br /> đông thì việc hợp nhật này mang tính tích cực và ngược lại. Sau đây chúng ta<br /> sẽ phân tích giữa hợp nhất hoặc/và sáp nhập đối với tài sản và nguồn vốn có<br /> điều gì khác nhau hay không?<br /> <br /> <br /> Hãy xem ví dụ sau đây: Chẳng hạn như ông A, ông B và ông C góp mỗi<br /> người 3 tỷ để thành lập công ty ABC. Như vậy, ABC có nguồn vốn là 9 tỷ.<br /> Sau đó ABC dùng nguồn vốn có được để mua xe ô tô (tài sản) có giá trị là 2<br /> tỷ. Chúng ta hãy phân biệt là, khi ABC bán chiếc xe đi chính là việc ABC bán<br /> tài sản của công ty, nhưng các cổ đông của ABC không có sự thay đổi trong<br /> tỷ lệ sở hữu. Ngược lại, nếu công ty ABC bán cổ phần (trị giá 2 tỷ) cho công<br /> ty đầu tư Nam Định để tăng vốn chủ sở hữu thì rõ ràng tỷ lệ sở hữu của ông<br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> A, B và C có sự thay đổi và quyền kiểm soát công ty của ông A, B và C được<br /> chia sẽ cho công ty đầu tư Nam Định. Như vậy, việc bán tài sản và nguồn vốn<br /> là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.<br /> <br /> Tác giả cho rằng việc định nghĩa sáp nhập và hợp nhất như của Luật doanh<br /> nghiệp và Luật cạnh tranh là chưa chính xác. Bởi vì:<br /> <br /> Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ<br /> tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp<br /> khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập (định nghĩa<br /> của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư). Quy định này nhìn bề ngoài có vẽ hợp<br /> lý nhưng phân tích kỹ sẽ thấy những bất cập. Thật vậy, một công ty A chẳng<br /> hạn chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ sang một công ty B bằng cách<br /> nào? chỉ có hai cách là “bán” và “tặng cho” tài sản. Khi A bán toàn bộ tài sản<br /> cho B thì tiền đi vào công ty A và nếu sau đó A chấp dứt sự tồn tại thì tiền<br /> bán tài sản sẽ được chia cho cổ đông của A. Như vậy, việc sáp nhập theo cách<br /> như vậy có thể là không đúng như tinh thần của Luật doanh nghiệp 2005 và<br /> Luật cạnh tranh 2006, có vẽ như tinh thần của Luật doanh nghiệp và Luật<br /> cạnh tranh là sau khi sáp nhập thì cổ đông của công ty A sẽ trở thành cổ đông<br /> của công ty B, nhưng theo phân tích thì quy định của hai luật này dường như<br /> không hợp lý. Vì cổ đông A phải thực hiện một bước nữa là sau khi có tiền từ<br /> việc chia tài sản (A chấm dứt sự tồn tại), các cổ đông này phải tiếp tục mua cổ<br /> phần để trở thành cổ đông của B. Như vậy, việc quy định về mua bán và sáp<br /> nhập theo quy định của hai luật này lại tương đồng (quay trở về) với việc quy<br /> định như mua cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và mua lại doanh<br /> nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh.<br /> <br /> <br /> Nói tóm lại, quy định về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp phải là hợp nhất<br /> bên phần nguồn vốn chứ không thể là phần tài sản như theo định nghĩa của<br /> Luật doanh nghiệp 2005 và Luật cạnh tranh 2006.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> 1.3 Phân loại M&A<br /> <br /> M&A được phân loại theo nhiều tiêu chí và hình thức khác nhau như M&A<br /> theo chiều dọc, M&A theo chiều ngang, M&A hỗn hợp. Chú ý rằng, việc<br /> phân loại ngày được các nhà nghiên cứu phân loại cho mục đích tìm hiểu về<br /> các xu hướng M&A diễn ra trên thực tế, chứ pháp luật Việt Nam không quy<br /> định việc phân loại này.<br /> <br /> <br /> M&A theo chiều dọc: Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, phần lớn các công<br /> ty thường phải tiến hành mua nguyên vật liệu hoặc sử dụng dịch vụ của các<br /> công ty khác để phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các công ty cung<br /> cấp nguyên vật liệu hoặc dịch vụ gọi là các công ty hỗ trợ trong một chuỗi<br /> cung ứng nhất định. Như vậy, M&A diễn ra theo chiều dọc, có nghĩa rằng,<br /> một công ty nào đó tiến hành mua lại các công ty hỗ trợ để làm chủ chuỗi<br /> cung ứng của mình. Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô Quata, để sản xuất được một<br /> chiếc ô tô thì cần rất nhiều linh kiện và nguyên liệu từ các nhà cung cấp khác<br /> nhau, chẳng hạn công ty A chuyên cung cấp ghế ô tô, công ty B chuyên cung<br /> cấp động cơ, công ty C chuyên sản xuất phụ tùng ô tô. Như vậy, khi Quata<br /> mua lại các công ty này thì Quata có thể làm chủ được chuỗi cung ứng trong<br /> quá trình sản xuất của mình, điều này có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau.<br /> <br /> <br /> M&A theo chiều ngang: Là trường hợp một công ty mua lại hoặc sáp nhập<br /> với một công ty khác cùng ngành để tạo thành một doanh nghiệp mới lớn hơn<br /> về thị phần, mở rộng thị trường, tài sản, nguồn vốn và nguồn nhân lực.<br /> <br /> <br /> M&A theo chiều ngang sẽ tạo nên một công ty có thị phần lớn và có thể dẫn<br /> đến tình trạng tập trung kinh tế (độc quyền kinh tế), điều này ảnh hưởng đến<br /> tính cạnh tranh (dẫn đến tình trạng độc quyền) của một ngành hay một thị<br /> trường của một sản phẩm nào đó. Và như vậy, M&A theo chiều ngang còn<br /> được điều chỉnh của luật cạnh tranh 2006. Trong khi đó M&A theo chiều dọc<br /> không bị điều chỉnh bởi luật này. Theo điều 18, Luật cạnh tranh 2006, cấm<br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> hoạt động M&A giữa hai hoặc nhiều công ty, nếu như các công ty này sau khi<br /> M&A có thị phần trên 50%. Ngoài ra, theo điều 20, khoản 1, Luật cạnh tranh<br /> 2006, thì trong trường hợp sau khi M&A, mà thị phần kết hợp từ 30-50%, thì<br /> phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh, trước khi tiến hành M&A.<br /> <br /> <br /> M&A hỗn hợp: Trường hợp này xãy ra khi một công ty nào đó muốn trở<br /> thành một Tập Đoàn kinh tế (conglomerate, như các Chaebol của Hàn Quốc<br /> hay Keiretsu của Nhật) thì nó sẽ tiến hành mua lại các công ty hoạt động ở<br /> nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua M&A, mục tiêu trở thành một Tập<br /> Đoàn kinh tế sẽ rất dễ dàng. Ví dụ, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải mua lại<br /> công ty chè Thuận Phát và công ty vận tải Đà Nẵng là một minh chứng cho<br /> trường hợp M&A hỗn hợp.<br /> <br /> Mặc dù, M&A được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng mục đích<br /> của M&A là tạo ra một công ty mới về thị phần, tài sản, quy mô thị trường, đa<br /> dạng hóa sản phẩm và ngoài ra, M&A là một con đường phù hợp cho các<br /> công ty muốn trở thành một Tập Đoàn kinh tế đa ngành và bành trướng ra<br /> khắp thế giới.<br /> <br /> <br /> 1.4 Cách thức tiến hành và tham gia vào một thương vụ M&A<br /> <br /> Có nhiều cách thức khác nhau để tiến hành một thường vụ M&A, hay nói<br /> cách khác là cách thức công ty nào đó muốn mua cổ phần của một công ty<br /> khác với tỷ lệ sở đủ để nắm quyền chi phối. Sau đây là các cách thức tiến<br /> hành M&A phổ biến ở Việt Nam.<br /> <br /> <br /> Chào mua công khai: Trường hợp này xãy ra khi một công ty A nào đó, muốn<br /> mua lại (thâu tóm) một công ty đại chúng3(công ty mục tiêu). Thì A sẽ tiến<br /> hành chào mua công khai với một mức giá nhất định đối với tất các các cổ<br /> <br /> 3<br /> Hiện tại, chỉ có Luật chứng khoán 2006 và các văn bản dưới luật mới quy định chào mua công khai và đối<br /> tượng điều chỉnh là các công ty cổ phần đại chúng.<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> đông của công ty mục tiêu. Nếu như các cổ đông của công ty mục tiêu đồng ý<br /> bán cổ phần của mình cho công ty A, đến một tỷ lệ mà A có thể kiểm soát<br /> hoặc chi phối hoạt động của công ty mục tiêu, thì lúc này công ty mục tiêu sẽ<br /> trở thành của công ty con của công ty A. Đây chính là cách thức mua lại một<br /> công ty bằng hình thức chào mua công khai.<br /> <br /> <br /> Luật chứng khoán 2006 và Luật sữa đổi bổ sung một điều của Luật chứng<br /> khoán 2006 không đưa ra định nghĩa về chào mua công khai mà chỉ quy định<br /> cách thức tiến hành chào mua công khai (được quy định tại điều 32).<br /> <br /> Hộp 1: Quy định về chào mua công khai<br /> <br /> Điều 32 Luật chứng khoán 2006 đã được sữa đổi<br /> 1. Các trường hợp sau đây phải chào mua công khai:<br /> a) Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ<br /> hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty<br /> đại chúng, quỹ đóng;<br /> b) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ<br /> phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp<br /> từ mười phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đang lưu hành<br /> của công ty đại chúng, quỹ đóng;<br /> c) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ<br /> phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp<br /> từ năm đến dưới mười phần trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng,<br /> quỹ đóng trong thời gian dưới một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai<br /> trước đó.<br /> <br /> <br /> <br /> Tham gia vào IPO (phát hành lần đầu ra công chứng): Khi một công ty cổ<br /> phần chưa phải là công ty đại chúng, tiến hành chào bán cổ phần của chính<br /> công ty đó ra công chúng để trở thành công ty đại chúng và một công ty nào<br /> đó, chẳng hạn A, tham gia mua cổ phần từ cuộc IPO đó, sau khi mua cổ phần,<br /> nếu A nắm giữ một tỷ lệ đủ để chi phối công ty phát hành cổ phần lần đầu ra<br /> công chúng, theo quan điểm về định nghĩa của M&A trong nghiên cứu này thì<br /> đây chính là cách thức để tiến hành một thương vụ M&A.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> Thực tiễn Việt Nam cho thấy rằng, từ khi thị trường chứng khoán (TTCK)<br /> hình thành đến khi hoàn thành nghiên cứu này, thì chưa có một thương vụ<br /> M&A được tiến hành theo cách thức này.<br /> <br /> Chú ý rằng, phương thức IPO sẽ được điều chỉnh bởi Luật chứng khoán 2006<br /> và Luật sửa đổi bổ xung Luật chứng khoán 2006 và các văn bản dưới Luật<br /> hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán (sau đây gọi là Luật chứng khoán<br /> 2006).<br /> <br /> Hộp 2: Phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng<br /> 12. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một<br /> trong các phương thức sau đây:<br /> a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;<br /> b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư<br /> chứng khoán chuyên nghiệp;<br /> c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.<br /> <br /> <br /> <br /> Thương lượng mua lại: Đây là cách thức một công ty B nào đó tiến hành tìm<br /> kiếm và thương lượng để mua lại một công ty khác đủ để nắm quyền chi phối.<br /> Hoặc ngược lại, một công ty nào đó, muốn bán công ty của mình thì cũng có<br /> thể tìm kiếm đối tác để bán lại. Hai trường hợp được đề cập ở trên chính là<br /> một trong những cách thức để tiến hành một thương vu M&A.<br /> <br /> <br /> Thu gom cổ phiếu: Khi một công ty nào đó tiến hanh mua (thu gom) cổ phiếu<br /> của một công ty nào đó bằng cách mua trên thị trường và/hoặc thoả thuận với<br /> các cổ đông của công ty để mua lại, đến một tỷ lệ nhất định có thể kiểm soát<br /> công ty đó. Như vậy, M&A theo hình thức này chỉ có thể mua lại cổ phiếu từ<br /> cổ đông hiện hữu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> 2. Diễn biến hoạt động M&A của Việt Nam trong thời gian qua<br /> <br /> 2.1 Tổng quan M&A ở Việt Nam trong những năm qua<br /> <br /> Đến năm 2009, Việt Nam có khoảng 500 ngàn công ty, trong đó khoảng 90%<br /> là các công ty vừa và nhỏ (SMEs)4. Tuy nhiên, số lượng công ty niêm yết trên<br /> thị trường chứng khoán đến cuối ngày 11/10/2009 mới chỉ khoảng 695, tổng<br /> số lượng công ty cổ phần đại chúng khoảng 1 ngàn. Như vậy, so với hệ thống<br /> các doanh nghiệp Việt Nam, tổng số công ty đại chúng niêm yết và công ty<br /> đại chúng chưa niêm yết là tương đối nhỏ.<br /> <br /> <br /> Trước khi có Luật doanh nghiệp 20055 thì hoạt động M&A ở Việt Nam chưa<br /> có sự phát triển mạnh mẽ. M&A trong thời gian này chủ yếu là các công ty<br /> nước ngoài mua lại các công ty trong nước, hoặc mua lại phần gốn góp trong<br /> liên doanh. Một vài thương vụ M&A tiêu biểu trong giai đoạn này: Khi công<br /> ty Sơn Hải sở hữu thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan đã bán lại cho Colgate<br /> Palmolive với giá 3 triệu USD, công ty Phong Lan chuyên sản xuất kem đánh<br /> răng với thương hiệu kem đánh răng P/S đã bán cho công ty Unilever với giá<br /> 5 triệu USD.<br /> <br /> 4<br /> Điều 3. Nghị định 56/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Định nghĩa<br /> doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký<br /> kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo<br /> quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong<br /> bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn<br /> vốn là tiêu chí ưu tiên), quy định cụ thể xem phụ lục<br /> 5<br /> “Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực<br /> thi hành từ ngày 01/7/2006 (LDN 2005). Những người soạn thảo thường gọi đạo luật<br /> này là “Luật Doanh nghiệp thống nhất”, vì nó được xây dựng trên cơ sở (nói đúng hơn<br /> là với mục tiêu) hợp nhất hai luật: Luật Doanh nghiệp năm 2000 và Luật Doanh nghiệp<br /> nhà nước năm 2003 (Luật DNNN). LDN 2005 ra đời tạo ra một mặt bằng pháp lý thống<br /> nhất, một sân chơi chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br /> kinh tế. Nói cụ thể hơn, LDN 2005 đã xoá bỏ các mô hình tổ chức pháp lý của các<br /> DNNN theo quy định của Luật DNNN, để chuyển sang các mô hình công ty theo quy<br /> định của LDN 2005”. http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/chuyen-111oi-<br /> doanh-nghiep-nha-nuoc-thanh-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-2005-co-phai-la-<br /> 201cbinh-moi-ruou-cu201d<br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> Sau khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời, cùng với sự phát triển của thị trường<br /> chứng khoán từ năm 2006 đến năm 2010. Hoạt động M&A ở Việt Nam diễn<br /> ra rất sôi nổi, trong giai đoạn này, không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài<br /> mua lại các công ty trong nước, mà các công ty trong nước cũng đã mua lại<br /> chính các công ty trong nước. Một vài thương vụ M&A tiêu biểu trong giai<br /> đoạn này gồm: Công ty Bourbon pháp đã bán lại 97 triệu cổ phiếu SBT,<br /> tương đương 68.52% trong vốn cổ phần của công ty mía đường Bourbon Tây<br /> Nin, công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương chào mua công khai công ty thủy<br /> sản An Giang qua đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 51%, công ty chứng khoán gia<br /> quyền EPS bán 49% cổ phần cho công ty đầu tư và chứng khoán KIS Hàn<br /> Quốc.<br /> <br /> Hoạt động M&A của Việt Nam từ năm 2003 đến 2010, diễn ra khá mạnh mẽ,<br /> năm 2003 chỉ giá 41 thương vụ M&A nhưng đến năm 2010, số thương vụ<br /> M&A lên đến 295 với tổng giá trị giao dịch là 1.71 tỷ USD. Chính tháng đầu<br /> năm 2011, theo thông kế của Stox, số thương vụ M&A là 63 với tổng giá trị<br /> lên đến 2.67 tỷ USD. Trong đó, thương vụ công ty Chăn nuôi CP Trung Quốc<br /> (một thành viên của Tập đoàn CP Thái Lan) mua lại 70.82% cổ phần của<br /> công ty chăn nuôi CP Việt Nam (cũng là một thành viên của Tập đoàn CP<br /> Thái Lan) tương đương 680 triệu USD. Tuy nhiên thương vụ này, tiền đi vào<br /> CP Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, đây là một<br /> trong những thương vụ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam.<br /> <br /> <br /> Bảng : Số lượng và giá trị M&A<br /> M&A Giá trị giao dịch Số thương vụ M&A<br /> 2003 118 41<br /> 2005 61 22<br /> 2006 229 38<br /> 2007 1,719 108<br /> 2008 1,009 146<br /> 2009 1.1 295<br /> 2010 1.75 345<br /> Nguồn: Báo cáo các thương vụ M&A của công ty truyền thông Stox, 2011<br /> <br /> <br /> 16<br /> Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các thương vụ M&A tại Việt Nam trong chín<br /> tháng qua chủ yếu là các công ty nước ngoài hoặc các quỹ đầu tư mua lại<br /> công ty Việt Nam, với tỷ lệ khoảng 81.3% tương đương 2.1 tỷ USD. Trong<br /> khi đó, tỷ lệ các công ty Việt Nam mua lại công ty Việt Nam chiếm tỷ phần<br /> còn kiêm tốn 18.7% tương đương 501.7 triệu USD.<br /> <br /> <br /> Số liệu trên cũng minh họa phần nào thị trường M&A ở Việt Nam, bởi vì các<br /> công ty Việt Nam thường có nguồn vốn chủ sở hữu còn tương đối nhỏ và việc<br /> tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp nhận đầu tư của<br /> của các công ty nước ngoài sẽ giúp các công ty trong nước gia tăng vốn và tài<br /> trợ cho các dự án đầu tư phục vụ sự tăng trưởng của công ty trong dài hạn.<br /> <br /> Một thực tế chứng minh rằng, đến thời điểm nghiên cứu này được hoàn thành<br /> thì chưa ghi nhận một công ty Việt Nam nào đầu tư gián tiếp (mua cổ phần) ở<br /> nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là dưới hình thức<br /> liên doanh với nước ngoài hoặc đầu tư một cách trực tiếp. Một vài dự án tiêu<br /> biểu là Tập đoàn HAGL đầu tư thủy điện ở Lào, Campuchia, công ty viễn<br /> thông Quân Đội liên doanh với đối tác Mozambique là SPI&Invespar để<br /> thành lập công ty viễn thông Movitel.<br /> <br /> 2.2 Tiềm năng hoạt động M&A ở Việt Nam<br /> <br /> Do số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam rất lớn, lên đến 90% so<br /> với hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp này thường<br /> có vốn chủ sở hữu rất thấp, cùng với việc tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng rất<br /> khó khăn, kinh nghiệm quản trị công ty còn khiêm tốn và tính cạnh tranh ngày<br /> càng tăng do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước và các<br /> doanh nghiệp nước ngoài. Để có vốn mở rộng buộc các doanh doanh nghiệp<br /> vừa và nhỏ phải bán cổ phần cho các công ty nước ngoài hoặc các công ty lớn<br /> trong nước.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> Ngoài ra, với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày càng<br /> nhiều công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc<br /> mua lại cổ phần sẽ dễ dàng hơn.<br /> <br /> Hoạt động M&A là một trong những cách dễ dàng để mở rộng hoạt động kinh<br /> doanh vì thông qua M&A sẽ có thể tận dụng mạng lưới kinh doanh, số lượng<br /> khách hàng, thương hiệu hiện có.<br /> <br /> Riêng đối với lĩnh vực Ngân hàng thì trong những năm tới hoạt động M&A<br /> được dự báo sẽ rất lớn. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 46 Ngân hàng, nhưng<br /> đa phần quy mô vốn của hệ thống Ngân hàng còn nhỏ. Theo nghị định<br /> 10/2009 của Nghị chính phủ sửa đổi nghị định 141/2006 về vốn pháp định<br /> của Ngân hàng thì đến hết năm 2011 vốn pháp định của Ngân hàng thương<br /> mại tối thiểu là 3 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, với mức vốn này cũng tương đối<br /> nhỏ, vì vậy Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư số 04/2010 về sáp nhập<br /> các tổ chức tín dụng để chuẩn bị cho việc sáp nhập các Ngân hàng thương mại<br /> Việt Nam trong tương cho việc tạo thành các Ngân hàng lớn về quy mô vốn<br /> và tổng tài sản đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống Ngân<br /> hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH HOÀN THIỆN VÀ ĐẦY ĐỦ CỦA<br /> KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG M&A Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 1. Khái quát khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A<br /> <br /> Hiện tại, khung pháp liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam nằm ở nhiều<br /> văn bản luật khác nhau (vì hoạt động M&A liên quan đến rất nhiều vấn đề)<br /> như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Bộ<br /> Luật dân sự, Luật thuế, Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật các tổ chức tín<br /> dụng, Luật đất đai, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các văn<br /> bản cam kết quốc tế của Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh quản lý<br /> ngoại hối. Thật vậy, mỗi văn bản luật trên chi phối hay điều chỉnh các vấn đề<br /> khác nhau liên quan đến hoạt động M&A.<br /> <br /> <br /> Luật doanh nghiệp: Liên quan đến hoạt động M&A, luật này điều chỉnh về<br /> mua bán cổ phần, cách thức tổ chức lại công ty (sáp nhập, hợp nhất, mua cổ<br /> phần) và các thủ tục đăng ký kinh doanh cần thực hiện với cơ quan nhà nước.<br /> Ngoài ra, Luật doanh nghiệp còn quy định về tỷ lệ biểu quyết thông qua tại<br /> đại hội cổ đông khi công ty bán tài sản có giá trị lớn, sáp nhập với một công<br /> ty khác, mua lại một công ty khác.<br /> <br /> <br /> Hộp 3: Tỷ lệ cổ phần thông qua và tổ chức lại công ty<br /> Điều 104, khoản 3, điểm b, Luật doanh nghiệp 2005<br /> Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào<br /> bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài<br /> sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài<br /> chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số<br /> cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp<br /> thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.<br /> <br /> Điều 104, khoản 5, Luật doanh nghiệp 2005<br /> Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định<br /> của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75%<br /> tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.<br /> <br /> Ghi chú: Tổ chức lại theo luật doanh nghiệp là sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; đầu<br /> tư là đầu tư vào một công ty khác (bằng cách mua cổ phần, góp vốn) hoặc vào dự án<br /> đầu tư.<br /> <br /> <br /> 19<br /> Luật chứng khoán: Liên quan đến vấn đề M&A, Luật chứng khoán và các văn<br /> bản hướng dẫn quy định về cách thức chào bán, mua cổ phần, chào mua công<br /> khai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty cổ phần đại chúng.<br /> <br /> <br /> Hộp 4: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong Ngân hàng TMCP Việt Nam<br /> <br /> Điều 4, Nghị định 69, Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng<br /> thương mại Việt Nam<br /> <br /> 1. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước<br /> ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá<br /> 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.<br /> <br /> 2. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng<br /> nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn<br /> điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.<br /> <br /> 3. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của<br /> tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng<br /> Việt Nam.<br /> <br /> 4. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của<br /> nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân<br /> hàng Việt Nam.<br /> <br /> Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước<br /> Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và<br /> người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng<br /> không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.<br /> <br /> Điều 2, Quyết định 55 của Thủ tướng chính phủ, về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước<br /> ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước<br /> ngoài tại công ty đại chúng là 49% (trường hợp luật chuyên ngành quy định khác thì áp<br /> dụng theo luật chuyên ngành).<br /> <br /> <br /> Bộ luật dân sự: Đối với hoạt động M&A, sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự<br /> chủ yếu là hợp đồng mua bán cổ phần. Ngoài ra, hợp đồng mua bán cổ phần<br /> giữa các công ty phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật chuyên ngành.<br /> Có hai loại hợp đồng liên quan đến M&A: Hợp đồng mua bán cổ phần (phần<br /> góp vốn) giữa công ty A và cổ đông của công ty B và hợp đồng mua bán cổ<br /> phần của công ty A với công ty B. Hai loại hợp đồng này là hoàn toàn khác<br /> <br /> <br /> <br /> 20<br /> nhau, hợp đồng thứ 2 đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cổ đông thông qua<br /> Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Còn hợp đồng thứ 1, là sự thỏa thuận<br /> giữa các bên, không liên quan đến công ty (trường hợp này là công ty B).<br /> <br /> Luật thuế: Khi công ty A mua lại công ty B (tỷ lệ đủ để kiểm soát B hoặc mua<br /> lại 100% cổ phần của B_từ các cổ đông của B) thì trong trường hợp này có<br /> thể sẽ phải đóng thuế chuyển nhượng vốn. Hoặc nếu A đang được miễn giảm<br /> thuế, nếu B sáp nhập với A, thì công ty có thể sẽ được miễn giảm thuế.<br /> <br /> <br /> Luật kế toán: Luật này quy định việc hợp nhất báo cáo tài chính, khi công ty<br /> A mua lại công ty B với điều kiện là tỷ lệ nắm giữ của A tại B là lớn hơn hoặc<br /> bằng 51%, hoặc trong trường hợp với tỷ lệ nhỏ hơn kèm thêm một vài điều<br /> kiện khác thì A và B cũng phải hợp nhất báo cáo tài chính. Việc hợp nhất<br /> được quy định cụ thể trong Điều 45 Luật kế toán và chuẩn mực kế toán số 11<br /> - Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kế toán số 25 - Báo cáo Tài chính hợp<br /> nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư số 21/2006/TT-<br /> BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC.<br /> <br /> <br /> Luật cạnh tranh: Điều chỉnh của Luật cạnh tranh đối với hoạt động M&A chủ<br /> yếu là vấn đề liên quan đến tính cạnh tranh của ngành, hoặc sản phẩm nào đó<br /> trên thị trường. Chẳng hạn, nếu một công nào đó mua lại công ty khác mà<br /> tổng thị phần quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền có thể ảnh hưởng đến<br /> quyền lợi của người tiêu dùng.<br /> <br /> <br /> Luật lao động: Sau khi công ty A mua lại công ty B (hoặc B được được sáp<br /> nhập vào A và B chấm dứt sự tồn tại) thì có thể xãy ra tình trạng giảm biên<br /> chế đối với nhân viên của B, do đó A cần phải tham chiếu với Luật lao động<br /> để thực hiện đúng pháp luật.<br /> <br /> Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín<br /> dụng(ban hành 11/02/2010): Văn bản dưới luật này chỉ điều chỉnh hoạt động<br /> <br /> <br /> <br /> 21<br /> M&A của các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính,<br /> công ty cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác. Mặc dù, đã có quy định<br /> pháp lý về M&A trong lĩnh vực Ngân hàng nhưng đến thời điểm hiện tại chưa<br /> có Ngân hàng nội địa nào của Việt Nam tiến hành sáp nhập với nhau. Có lẽ<br /> Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư này là để chuẩn bị cho việc sáp nhập<br /> các Ngân hàng trong thời gian tới.<br /> <br /> Luật đất đai: Liên quan đến luật đất đai, khi công ty A nào đó bán toàn bộ cổ<br /> phẩn cho công ty B, chủ yếu là vấn đế xác định quyền sử dụng đất là đất thuê<br /> của nhà nước thu tiền một lần hay là thu tiền từng năm, đất được nhà nước<br /> giao đất có thu tiền sử dụng đất hay là không thu tiền sử dụng đất hay là đất<br /> thuộc sở hữu của công ty (do công ty mua). Ngoài ra, trong hoạt động M&A<br /> cần phải xác định giá trị của quyền sử dụng đất để tiến hành định giá giá trị<br /> của công ty.<br /> <br /> <br /> Pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nghị định 59/2011/NĐ-<br /> CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần<br /> thay thế Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007.<br /> <br /> Hộp 5: Quy định đầu tư của doanh nghiệp nhà nước<br /> Điều 12, Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ về “quy chế quản lý tài<br /> chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”, quy<br /> định: “Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng<br /> khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu<br /> tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn<br /> góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức<br /> 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá<br /> quy định này công ty nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.<br /> <br /> Nhưng nay, quy định trên đang hướng tới siết chặt hơn, khi ngày 23/9 vừa qua, Bộ Tài<br /> chính tổ chức hội thảo bàn về dự thảo nghị định quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà<br /> nước tại doanh nghiệp. Theo dự thảo, doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư, góp vốn vào<br /> ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn góp ở từng<br /> lĩnh vực không được vượt quá 10% vốn điều lệ tổ chức nhận góp vốn và tổng mức vốn đầu<br /> tư vào các lĩnh vực trên không quá 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.<br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Hoài Vneconomy “Vận đen” với hai ngân hàng tăng vốn, ngày 03/10/2011<br /> <br /> <br /> 22<br /> Luật đầu tư: Quy định M&A đối với các dự án đầu trư trong nước và các<br /> doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.<br /> <br /> <br /> 2. Các bước thực hiện một thương vụ M&A<br /> <br /> Thực hiện một thương vụ M&A tại Việt Nam là một quá trình rất phức tạp,<br /> bởi vì nó trải qua nhiều công đoạn và được điều chỉnh nhiều văn bản pháp<br /> luật. Trước hết, công ty chào mua (công ty A) tiến hành nghiên cứu và tìm<br /> hiểu công ty mục tiêu (công ty B), sau khi đạt được các tiêu chí hoặc mong<br /> muốn, A tiến hành các cách thức để mua lại B, tiếp đến, A tiến hành các thủ<br /> tục pháp lý cần thiết để hoàn tất thương vụ mua lại và chuẩn bị cho các vấn đề<br /> phát sinh sau hầu mua lại.<br /> <br /> <br /> Tìm kiếm để mua lại: Trước khi tiến hành M&A, công ty mua lại (công ty A)<br /> đặt mục tiêu là M&A để làm gì? (mở rộng thị phần, gia tăng năng lực sản<br /> xuất, đạt quy mô kinh tế, bành trướng và muốn trở thành một Tập Đoàn đa<br /> ngành). Do đó, A phải tiến hành tìm kiếm, tìm hiểu và đánh giá các công ty<br /> phù hợp cho phù hợp với mục tiêu đề ra.<br /> <br /> Thẩm định chi tiết: Sau khi đã chọn được công ty theo các tiêu chí đề ra, A sẽ<br /> tiến hành thẩm tra chi tiết về các vấn đề liên quan đến công ty định mua lại<br /> như: Nhân sự, tài chính, pháp lý, đất đai, chiến lược phát triển.<br /> <br /> <br /> Cách thức mua lại: Như đã đề cập ở chương 1, có nhiều cách thức mua lại tùy<br /> vào điều kiện và hoàn cảnh khác nhau có thể là chào mua công khai, thông<br /> qua chào bán cổ phần riêng lẽ, thu mua cổ phiếu trên thị trường, đàm phán<br /> mua lại, … .<br /> <br /> <br /> Thủ tục pháp lý sau khi mua lại: Sau khi tiến hành mua lại, công ty bị mua lại<br /> sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất thương vụ và giải quyết<br /> các vấn đề khác phát sinh chẳng hạn như việc tái cấu trúc công ty thường đi<br /> kèm với tinh giảm biên chế nhân viên.<br /> <br /> <br /> 23<br /> 3. Thủ tục pháp lý hiện tại cho hoạt động M&A<br /> <br /> 3.1 Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp<br /> <br /> Theo Điều 152 – Luật Doanh Nghiệp năm 2005 thì thủ tục hợp nhất doanh<br /> nghiệp được thực hiện như sau:<br /> <br /> Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải<br /> có các nội dung chủ yếu như sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị<br /> hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện<br /> hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển<br /> đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp<br /> nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn<br /> thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;<br /> <br /> Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp<br /> nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ<br /> nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị,<br /> Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh<br /> doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản<br /> hướng dẫn thi hành.<br /> <br /> Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao<br /> động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.<br /> <br /> Sau đó, hồ sơ nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm:<br /> <br /> Trường hợp hợp nhất một số công ty cùng loại thành một công ty mới, ngoài<br /> giấy tờ quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định 436 về đăng ký doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> 6<br /> - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;<br /> - Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại<br /> diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ<br /> đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách<br /> nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;<br /> <br /> <br /> <br /> 24<br /> ban hành ngày 15/04/2010 (sau đây gọi tắt là Nghị định 43), hồ sơ đăng ký<br /> doanh nghiệp phải có hợp đồng hợp nhất công ty theo quy định tại Điều 152<br /> của Luật Doanh nghiệp, biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên<br /> đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp và<br /> quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc hợp nhất<br /> và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký<br /> doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.<br /> <br /> <br /> 3.2 Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp<br /> <br /> Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty<br /> nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa<br /> chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công<br /> ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động;<br /> thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ<br /> phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái<br /> phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;<br /> <br /> Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên<br /> quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến<br /> hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này.<br /> <br /> <br /> - Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> quy định. Kèm theo danh sách cổ đông sáng lập phải có:<br /> - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định<br /> 43 đối với cổ đông sáng lập là cá nhân;<br /> - Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy<br /> chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một<br /> trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43 của người đại<br /> diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp<br /> nhân<br /> - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty<br /> kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;<br /> - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân đối với công ty cổ<br /> phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng<br /> chỉ hành nghề.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 25<br /> Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp<br /> nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo<br /> cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.<br /> Hồ sơ nộp cho việc thực hiện sáp nhấp giống như hồ sơ trong trường hợp hợp<br /> nhất.<br /> <br /> 4. Những trở ngại về mặt pháp lý đối với hoạt động M&A ở Việt Nam<br /> <br /> 4.1 Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài<br /> <br /> Theo điều 3, khoản 5 Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức,<br /> cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam7. Theo<br /> định nghĩa này thì chưa xác định cụ thể thế nào là nhà đầu tư nước ngoài.<br /> Theo điều khoản về quốc tịch doanh nghiệp8 thì có thể xác định tổ chức nước<br /> ngoài là doanh nghiệp được thành lập và/hoặc đăng ký kinh doanh ở nước,<br /> vùng lãnh thổ không phải là Việt Nam. Nếu theo cách hiểu này thì khá đơn<br /> giản để xác định nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trong trường hợp, một nhà đầu<br /> tư nước ngoài thành lập một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước<br /> ngoài đó tại Việt Nam, trong trường hợp này, công ty được thành lập tại Việt<br /> Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài.<br /> <br /> Nhưng vấn đề sẽ phức tạp hơn, nếu như một doanh nghiệp nước ngoài nào đó<br /> liên doanh (tham gia góp vốn) với một doanh nghiệp trong nước thì công ty<br /> được thành được (công ty A) coi là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư<br /> trong nước. Hiện t
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2