intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa sự biến động giá vàng và lạm phát tại Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm chuỗi chỉ số lạm phát và chỉ số giá vàng theo thời gian với tần suất tháng, được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam

Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM<br /> Thân Thị Thu Thủy1 và Lê Thị Thu Hồng2<br /> 1<br /> <br /> TS. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh<br /> ThS. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 03/03/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 16/05/14<br /> Ngày chấp nhận đăng:<br /> 30/07/14<br /> Title:<br /> An investigation of the causal<br /> relation between gold price<br /> and inflation in Vietnam<br /> Từ khóa:<br /> Kiểm định Granger, giá vàng,<br /> lạm phát<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This paper investigates the causal relationship between gold price and inflation<br /> in Vietnam. It employs monthly data of the inflation rate and the gold price from<br /> January 2000 to December 2013. The result of Granger test reveals that there is<br /> a correlation between inflation and gold price in the economy of Vietnam.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa sự biến động<br /> giá vàng và lạm phát tại Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm<br /> chuỗi chỉ số lạm phát và chỉ số giá vàng theo thời gian với tần suất tháng, được<br /> thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013. Sử<br /> dụng kiểm định Granger, kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của lạm phát<br /> có ảnh hưởng đến giá vàng. Ngược lại, sự biến động giá vàng cũng tác động đến<br /> lạm phát.<br /> <br /> Keywords:<br /> Granger testing, gold prices,<br /> inflation<br /> <br /> do yếu tố tâm lý làm cho người dân đổ xô đi mua<br /> vàng, làm cho cầu tăng, cung không đáp ứng, dẫn<br /> đến nạn nhập lậu vàng xảy ra. Bên cạnh đó, diễn<br /> biến lạm phát trong giai đoạn này cũng phức tạp,<br /> năm 2008 lạm phát ở mức 19.87%, giảm xuống<br /> còn 6.52% vào năm 2009, sau đó có đà tăng lên<br /> năm 2010 là 11.75% và tiếp tục tăng lên 18.13%<br /> trong năm 2011. Do đó, nhóm nghiên cứu tập<br /> trung kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và giá<br /> vàng tại Việt Nam nhằm cung cấp các luận cứ<br /> khoa học để giúp các nhà làm chính sách xây<br /> dựng các chính sách góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Bắt đầu từ năm 2001 là thời kỳ khởi đầu của chu<br /> kỳ tăng giá vàng dài nhất trong vòng 3 thập kỷ<br /> qua. Nếu như mức giá vàng thế giới trong giai<br /> đoạn 1991-1995 và 1996-2000 giảm lần lượt là 1.44% và -29.65% thì giai đoạn 2001-2005 tăng<br /> mạnh đến 90.04%. Trong vòng 2 năm 2006-2007<br /> giá vàng thế giới liên tục tăng cao từ 517.2<br /> USD/oz lên 833.2 USD/oz, tương đương 61%.<br /> Năm 2008, thế giới chứng kiến sự bứt phá chưa<br /> từng thấy của giá vàng đã phá vỡ các kỷ lục cũ<br /> khi ngày 17/03/2008 giá vàng tăng đột biến lên<br /> 1,032 USD/oz. Trong điều kiện nền kinh tế Việt<br /> Nam hội nhập với thế giới và trong điều kiện<br /> thông tin hiện đại đã khiến cho giá vàng tại Việt<br /> Nam cũng tăng nhanh. Do vàng ở Việt Nam chủ<br /> yếu là từ nguồn nhập khẩu, giá vàng Việt Nam<br /> liên thông với giá vàng thế giới thông qua tỷ giá<br /> USD. Tuy vậy, mức tăng của giá vàng Việt Nam<br /> có lúc vượt xa mức tăng của giá vàng thế giới là<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Trong nghiên cứu này, kiểm định Granger<br /> (Granger causality test) được sử dụng để xác định<br /> mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và giá vàng<br /> tại Việt Nam. Kiểm định Granger yêu cầu các<br /> chuỗi số liệu phải có tính dừng (stationary). Vì<br /> vậy, trước khi kiểm định Granger, kiểm định<br /> <br /> 58<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> nghiệm đơn vị (unit root test) được sử dụng để<br /> kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu này.<br /> Kiểm định nghiệm đơn vị nghĩa là kiểm định<br /> đồng liên kết (Gujarati, 1999) cho rằng mặc dù<br /> các chuỗi thời gian không dừng nhưng rất có thể<br /> vẫn còn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa<br /> chúng nếu các chuỗi thời gian đó đồng liên kết –<br /> nghĩa là phần dư từ phương trình hồi quy của các<br /> chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng.<br /> <br /> Trong đó k: độ trễ (k=1,2,3,4,5,6); αi, λi: hệ số hồi<br /> qui thứ i của lạm phát; βi, δi: hệ số hồi qui thứ i<br /> của tỷ lệ giá vàng.<br /> Nếu αi khác không và có ý nghĩa thống kê, nhưng<br /> δ1 không có ý nghĩa thì chúng ta kết luận rằng sự<br /> biến động của Y là nguyên nhân gây ra sự biến<br /> động của X (uni-directional causality).<br /> <br /> Giả sử hồi quy Y theo X: Yt = β1+ β2Xt+ut (2.1)<br /> <br /> Nếu αi không có ý nghĩa thống kê, nhưng δ1 khác<br /> không và có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luận<br /> rằng Y chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của X<br /> (uni-directional causality).<br /> <br /> Hay có thể viết lại là : ut = Yt - β1 – β2Xt (2.2)<br /> Trong đó: X là tỷ lệ biến động giá vàng; Y là tỷ<br /> lệ lạm phát; β1 là hằng số; β2 là hệ số hồi qui; ut<br /> là phần dư.<br /> <br /> Nếu α1 và δ1 đều khác không và có ý nghĩa thống<br /> kê, thì chúng ta kết luận rằng X và Y tác động qua<br /> lại lẫn nhau (bi-directional causality).<br /> <br /> Vậy nếu như phần dư của phương trình hồi quy là<br /> một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy của phương<br /> trình (2.1) có ý nghĩa, tức không có hiện tượng<br /> tương quan giả. Trong trường hợp này, hai biến X<br /> và Y được gọi là đồng liên kết và hệ số ước lượng<br /> β2 được gọi là hệ số hồi quy đồng liên kết. Nói<br /> theo ngôn ngữ kinh tế học, hai biến đồng liên kết<br /> khi chúng có mối quan hệ dài hạn, hay ổn định<br /> với nhau. Như thế thì nếu kiểm định phần dư từ<br /> phương trình (2.1) và nhận thấy phần dư là dừng<br /> tức là có phân phối chuẩn, thì các kiểm định<br /> truyền thống vẫn áp dụng được cho chuỗi thời<br /> gian không dừng.<br /> <br /> Nếu α1 và δ1 đều không có ý nghĩa thống kê, thì<br /> chúng ta kết luận rằng X và Y là độc lập với nhau.<br /> Trong nghiên cứu này, Y là giá vàng, X là lạm<br /> phát, chiều dài độ trễ (k) trong kiểm định Granger<br /> được lựa chọn là 6 tháng theo kết quả nghiên cứu<br /> của Greg Tkacz - Ngân hàng Trung ương Canada<br /> ứng với trường hợp của Trung Quốc. Do Việt<br /> Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khá tương<br /> đồng cả về chính sách cũng như tâm lý tích trữ<br /> vàng của người dân. (Trích trong Gold prices and<br /> inflation – Bank of Canada working paper, 2007-35).<br /> <br /> Để kiểm định đồng liên kết, người ta sử dụng<br /> kiểm định DF hoặc ADF theo các bước sau đây:<br /> <br /> Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm<br /> chuỗi chỉ số lạm phát và chỉ số giá vàng theo thời<br /> gian với tần suất tháng, được thu thập trong<br /> khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng<br /> 12 năm 2013. Các chuỗi số liệu này được thu thập<br /> từ website của Tổng cục thống kê<br /> (wwww.gso.gov.vn) và Công ty TNHH MTV<br /> Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC (www.sjc.com.vn).<br /> <br /> Hồi quy phương trình dạng như phương trình<br /> (2.1) và có được phần dư ut<br /> Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư<br /> ut. Nếu giá trị tuyệt đối |τ| tính toán lớn hơn giá trị<br /> tuyệt đối |τ| tra bảng thì phần dư là một chuỗi<br /> dừng, và vì thế phương trình (2.1) là phương trình<br /> hồi quy đồng liên kết. Lúc này có thể kết luận X<br /> và Y thực sự có mối quan hệ dài hạn.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Do giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế<br /> giới qua tỷ giá USD nên nhóm nghiên cứu kiểm<br /> định tỷ giá USD/VND xem có phải là biến thừa<br /> trong mô hình không.<br /> <br /> Kiểm định Granger: được sử dụng trong nghiên<br /> cứu nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa hai<br /> biến số. Phương trình hồi qui trong kiểm định<br /> Granger có dạng như sau:<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả kiểm định tỷ giá USD/VND ảnh hưởng đến lạm phát và giá vàng tại Việt Nam<br /> Giả thuyết (H0)<br /> Tỷ giá tác động<br /> <br /> Giá trị<br /> <br /> 59<br /> <br /> Xác suất<br /> <br /> 1.287676<br /> <br /> Thống kê F<br /> <br /> Sai phân<br /> (6,143)<br /> <br /> 0.2666<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62<br /> đến lạm phát<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Tỷ số ln hàm hợp lý<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0.2021<br /> <br /> Thống kê F<br /> <br /> Tỷ giá tác động<br /> đến giá vàng<br /> <br /> 8.524334<br /> 1.163421<br /> <br /> (6,143)<br /> <br /> 0.3293<br /> <br /> Tỷ số ln hàm hợp lý<br /> <br /> 7.721053<br /> 6<br /> (Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 7.0)<br /> <br /> Kết quả kiểm định cho thấy giá trị xác suất Prob.<br /> F(6,134) > α = 5%, chấp nhận giả thuyết H0, có<br /> nghĩa là các biến tỷ giá là những biến thừa trong<br /> <br /> 0.2593<br /> <br /> mô hình, hay nói cách khác tỷ giá không tác động<br /> đến lạm phát, giá vàng.<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả kiểm định đồng liên kết giá vàng và lạm phát<br /> Giả thuyết<br /> <br /> Vectơ đặc trưng<br /> <br /> Thống kê Trace<br /> <br /> Giá trị tới hạn 0.05<br /> <br /> Xác suất<br /> <br /> Không *<br /> <br /> 0.177552<br /> <br /> 34.45839<br /> <br /> 15.4947<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tối đa 1 *<br /> 0.015805<br /> 2.596727<br /> (Nguồn : Tính toán từ phần mềm Eviews 7.0)<br /> <br /> 3.84147<br /> <br /> 0.1071<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2 chỉ<br /> ra rằng giả thuyết H0 về tính không dừng của lạm<br /> phát và giá vàng cũng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa<br /> 5%. Kết quả này cho phép chúng ta kết luận rằng<br /> <br /> lạm phát, giá vàng là có tính dừng. Điều này có<br /> nghĩa là hai chuỗi số liệu này thỏa mãn điều kiện<br /> của kiểm định Granger.<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả kiểm định quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam<br /> Giả thuyết<br /> <br /> Giá trị<br /> <br /> Sai phân<br /> <br /> Xác suất<br /> <br /> Lạm phát tác động<br /> đến giá vàng<br /> <br /> Thống kê F<br /> <br /> 61.75803<br /> <br /> (6, 149)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tỷ số ln hàm hợp lý<br /> <br /> 202.34010<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0<br /> <br /> Giá vàng tác động<br /> lạm phát<br /> <br /> Thống kê F<br /> <br /> 4.17940<br /> <br /> (6, 149)<br /> <br /> 0.00070<br /> <br /> Tỷ số ln hàm hợp lý<br /> 25.19875<br /> 6<br /> (Nguồn : Tính toán từ phần mềm Eviews 7.0)<br /> <br /> Kết quả kiểm định cho thấy giá trị xác suất Prob.<br /> F(6,134) < α = 5%, bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa<br /> là chỉ số lạm phát và giá vàng không phải là<br /> <br /> 0.00030<br /> <br /> những biến thừa trong mô hình, hay nói cách<br /> khác, sự tăng giảm của giá vàng có tác động đến<br /> lạm phát và ngược lại.<br /> <br /> Bảng 4. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam<br /> Độ trễ (k)<br /> <br /> Xác suất (α)<br /> <br /> Giả thuyết (H0)<br /> Giá vàng không có quan hệ nhân quả với lạm phát<br /> <br /> 6<br /> <br /> Lạm phát không có quan hệ nhân quả với giá vàng<br /> <br /> 0.0000002<br /> 0.0000100<br /> <br /> Lạm phát không có quan hệ nhân quả với giá vàng<br /> <br /> 0.0000020<br /> 0.0000400<br /> <br /> Lạm phát không có quan hệ nhân quả với giá vàng<br /> <br /> 0.0000050<br /> <br /> Giá vàng không có quan hệ nhân quả với lạm phát<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0.0000400<br /> <br /> Giá vàng không có quan hệ nhân quả với lạm phát<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0.0000001<br /> <br /> Giá vàng không có quan hệ nhân quả với lạm phát<br /> <br /> 3<br /> <br /> Lạm phát không có quan hệ nhân quả với giá vàng<br /> Giá vàng không có quan hệ nhân quả với lạm phát<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0.0000010<br /> <br /> 0.0001000<br /> <br /> Lạm phát không có quan hệ nhân quả với giá vàng<br /> (Nguồn : Tính toán từ phần mềm Eviews 7.0)<br /> <br /> 0.0000200<br /> <br /> Với mức ý nghĩa α = 5%, kết quả kiểm định quan<br /> hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và lạm phát<br /> cho thấy giá vàng và lạm phát có tác động qua lại,<br /> <br /> lạm phát tăng làm giá vàng tăng, hay giá vàng<br /> tăng cũng sẽ làm cho lạm phát tăng.<br /> <br /> 60<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH<br /> <br /> Thành lập Trung tâm giao dịch vàng Việt Nam<br /> <br /> Kết quả kiểm định từ mô hình Granger đã chứng<br /> tỏ rằng giá vàng và lạm phát có mối quan hệ qua<br /> lại, giá vàng thay đổi làm ảnh hưởng đến lạm phát<br /> và ngược lại. Từ đó, nhóm nghiên cứu có một số<br /> khuyến nghị như sau:<br /> <br /> Việc Trung tâm giao dịch vàng quốc gia ra đời sẽ<br /> góp phần giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu<br /> vàng. Khi có Trung tâm giao dịch thì giá vàng<br /> trong nước và thế giới sẽ liên thông với nhau, góp<br /> phần hình thành mức giá đồng nhất trên thị<br /> trường, tránh được tình trạng đầu cơ làm giá như<br /> hiện nay. Đây là nơi tập trung nhiều nhà đầu tư có<br /> nhu cầu mua và bán vàng, là nơi phản ánh trung<br /> thực, khách quan về giá cả, không để các doanh<br /> nghiệp tự công bố giá. Bên cạnh đó, Trung tâm<br /> giao dịch vàng có thể áp dụng các công cụ phái<br /> sinh, giúp nhà đầu tư phòng ngừa và kiểm soát<br /> các rủi ro trước biến động giá vàng. Nhà nước có<br /> thể huy động nguồn vốn lớn từ trong dân thông<br /> qua nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản,<br /> giúp mở rộng thị trường vàng.<br /> <br /> Ổn định tâm lý người dân<br /> Các nhà điều hành kinh tế phải hướng đến mục<br /> tiêu làm cho người dân tin tưởng vào giá trị đồng<br /> nội tệ, sẽ không làm cho giá vàng tăng đột biến.<br /> Tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá, tâm lý thiếu lòng<br /> tin vào đồng tiền VND trong lúc lo ngại giá vàng<br /> trong nước sẽ còn tăng nữa khiến nhu cầu vàng<br /> tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn, đã khiến<br /> thị trường chứng kiến các hiện tượng giá vàng<br /> tăng mạnh như trong thời gian qua. Có hai nguyên<br /> nhân khiến người dân theo các cơn sốt giá vàng.<br /> Thứ nhất là sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư<br /> ngắn hạn của người dân đối với các tài sản có giá<br /> trị như vàng. Rất nhiều người hy vọng vào những<br /> cơn sốt để tạo sự chênh lệch giá cao để sinh lợi<br /> lớn. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nhỏ chủ động<br /> đầu cơ là có lãi, còn lại đa số người dân bị cuốn<br /> vào dòng xoáy tâm lý là bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều<br /> người dân vẫn quen tích trữ vàng như tài sản đảm<br /> bảo. Khi giá biến động, người dân sợ mất giá trị<br /> tài sản nên vội đổ ra mua bán gây xáo trộn thị<br /> trường, tạo nên cơn sốt vàng.<br /> <br /> Ngoài ra, hình thức kinh doanh này phù hợp với<br /> xu hướng quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh<br /> doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông<br /> hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường<br /> thế giới. Ngoài hình thức giao dịch nhanh chóng,<br /> hình thức này còn khắc phục được các công đoạn,<br /> các chi phí phát sinh từ nhập đến lưu thông như<br /> vận chuyển, chế tác, bảo hiểm, lưu giữ vàng. Hình<br /> thức giao dịch này không chỉ khiến lượng vàng<br /> vật chất nhập về giảm đi, tiết kiệm được ngoại tệ<br /> và các chi phí cho xã hội, mà còn giúp các ngân<br /> hàng huy động, cân đối được nguồn vốn bằng<br /> vàng trong dân, từ đó góp phần làm minh bạch, rõ<br /> ràng, tập trung được các hoạt động giao dịch.<br /> <br /> Nhà nước cần dự trữ vàng hợp lý<br /> Vàng giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối<br /> của quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát<br /> triển thì lượng vàng dự trữ có xu hướng tăng theo<br /> sự tăng lên của tổng dự trữ ngoại hối. Do đó, Việt<br /> Nam cần nghiên cứu việc tăng lượng vàng dự trữ<br /> tương ứng với mức tăng tổng dự trữ ngoại hối.<br /> Điều này sẽ giúp bình ổn giá cả và kiềm chế lạm<br /> phát bởi vì nếu dự trữ ngoại hối chỉ có ngoại tệ<br /> như USD thì nếu giá trị USD bị mất giá sẽ ảnh<br /> hưởng đến nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Tăng<br /> cường sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối<br /> với thị trường vàng cũng đồng nghĩa việc Ngân<br /> hàng Nhà nước kiểm soát tỷ giá và thị trường<br /> ngoại hối. Một khi điều hành được tỷ giá và thị<br /> trường ngoại hối linh hoạt, bình ổn được giá cả<br /> các mặt hàng nhập khẩu thì sẽ góp phần kiềm chế<br /> được lạm phát.<br /> <br /> Tuy trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định<br /> 24/2012/NĐ-CP có qui định về hoạt động kinh<br /> doanh vàng, bao gồm hoạt động sản xuất, gia<br /> công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh<br /> doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt<br /> động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động<br /> xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh<br /> doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh<br /> doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh<br /> về vàng. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa có văn bản<br /> hướng dẫn việc thực hiện kinh doanh vàng trên tài<br /> khoản.<br /> Trước mắt, cơ quan chức năng cần xác định được<br /> các tiêu chí, điều kiện thành lập Trung tâm giao<br /> dịch vàng, một số nguyên tắc hoạt động đảm bảo<br /> cân đối quyền lợi giữa đơn vị quản lý trung tâm<br /> với các nhà đầu tư; nhận diện các dạng vi phạm<br /> <br /> 61<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> và hướng xử lý, cơ quan có trách nhiệm xử lý vi<br /> phạm.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Greg, T. (2007). Gold prices and Inflation. Bank of<br /> Canada working paper, 2007-35<br /> Phạm Minh Quang. (2013). Giải pháp kiềm chế lạm<br /> phát và tăng trưởng kinh tế bền vững. Tạp chí Diễn<br /> đàn nghiên cứu về thị trường tiền tệ, 7, 26-28.<br /> Trần Trọng Quốc Khanh. (Ngày 23 tháng 10 năm<br /> 2010). Nhiều hệ lụy khi giá vàng tăng cao.<br /> Vnexpress.<br /> Truy<br /> cập<br /> từ<br /> http://kinhdoanh.vnexpress.net<br /> Thu Phương. (Ngày 04 tháng 07 năm 2012). Năm 2013<br /> tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát.<br /> Tin mới. Truy cập từ http://www.tinmoi.vn<br /> Nguyễn Trọng Hoài. (2009). Dự báo và phân tích dữ<br /> liệu trong kinh tế và tài chính. Hà Nội: Nhà xuất<br /> bản thống kê Hà Nội.<br /> Nghị định 24/2012/NĐ-CP. (Ngày 03/04/2012). Về<br /> quản lý hoạt động kinh doanh vàng.<br /> Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Website<br /> http://www.sbv.gov.vn.<br /> Công ty TNHH một TV Vàng bạc đá quý Sài Gòn.<br /> Website http://www.sjc.com.vn.<br /> Tổng cục Thống kê Việt Nam. Website<br /> http://www.gso.gov.vn.<br /> <br /> Tiến tới tự do hóa thị trường vàng<br /> Cùng với quá trình tự do hóa thị trường tài chính,<br /> thị trường vàng cũng cần được tự do từng bước<br /> nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của<br /> thị trường tài chính. Hoạt động xuất nhập khẩu<br /> vàng do liên quan đến cung cầu ngoại tệ nên trong<br /> điều kiện còn các biện pháp kiểm soát ngoại hối,<br /> quản lý tỷ giá thì vẫn cần thực hiện kiểm soát hoạt<br /> động xuất nhập khẩu vàng. Nên cho phép xuất<br /> nhập khẩu vàng như loại hàng hóa thông thường,<br /> vấn đề là chính sách thuế và phí đối với xuất nhập<br /> khẩu vàng. Nên sử dụng công cụ thị trường trong<br /> quản lý vàng, hơn là dùng các quyết định hành<br /> chính. Có như vậy, sự khác biệt giữa vàng trong<br /> nước và quốc tế sẽ giảm dần, từ đó giảm hoạt<br /> động đầu cơ lũng đoạn thị trường. Theo kinh<br /> nghiệm của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc,<br /> tiến trình tự do hóa thị trường vàng bắt đầu từ tự<br /> do hóa thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh<br /> doanh vàng tài khoản và cuối cùng là xóa bỏ kiểm<br /> soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng.<br /> <br /> 62<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2