intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát cholesterol

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng cholesterol máu làm gia tăng đáng kể (gấp đôi) nguy cơ bệnh động mạch vành. Kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, cholesterol làm tăng nguy cơ lên nhiều lần. Vì vậy kiểm soát cholesterol có tầm quan trọng sống còn để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mối liên quan giữa nồng độ cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch giống như xe tăng tốc từ từ khi ra xa lộ. Khi nồng độ cholesterol máu đạt 200 mg/dl, nguy cơ bệnh tim mạch bắt đầu tăng, khi nồng độ cholesterol vượt quá mức trên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát cholesterol

  1. Kiểm soát cholesterol Tăng cholesterol máu làm gia tăng đáng kể (gấp đôi) nguy cơ bệnh động mạch vành. Kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, cholesterol làm tăng nguy cơ lên nhiều lần. Vì vậy kiểm soát cholesterol có tầm quan trọng sống còn để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mối liên quan giữa nồng độ cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch giống như xe tăng tốc từ từ khi ra xa lộ. Khi nồng độ cholesterol máu đạt 200 mg/dl, nguy cơ bệnh tim mạch bắt đầu tăng, khi nồng độ cholesterol vượt quá mức trên, nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim tăng nhanh hơn nhiều. Khi nồng độ cholesterol máu đạt 250 mg/dl thì nguy cơ tử vong vì bệnh tim tăng gấp đôi so với người có cholesterol dưới 200 mg/dl. Ngược lại, hạ thấp một chút nồng độ cholesterol cũng có lợi, càng hạ thấp cholesterol càng có lợi. Người ta ước tính cứ mỗi 1 mg/dl cholesterol hạ xuống thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 2%. Vì vậy, nếu giảm cholesterol được 10 mg/dl thì đã giảm được 20% nguy cơ bệnh tim mạch.
  2. Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất như sáp (ở thể tự nhiên) có trong cơ thể người và mọi loài thú vật khác. Đây là thành phần quan trọng của thành tế bào. Cơ thể cũng cần cholesterol để sản xuất nhiều nội tiết tố khác, cũng như acid mật để tiêu hóa thức ăn. Cơ thể người lấy cholesterol từ hai nguồn: gan sản xuất khá nhiều cholesterol và một lượng đáng kể từ các thức ăn động vật như thịt, trứng. Chúng ta gặp rắc rối khi có quá nhiều cholesterol trong máu. Nồng độ cholesterol trong máu thường sẽ cao khi chúng ta ăn quá nhiều chất béo bão hòa (khiến gan tổng hợp nhiều cholesterol) và quá nhiều thức ăn chứa cholesterol. Để đến được nơi có nhu cầu trong cơ thể, cholesterol được chuyên chở trong máu trên các “xe” có cấu trúc phức tạp gọi là lipoprotein. Khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao, cholesterol thừa sẽ đọng trên thành động mạch dưới dạng các mảng vữa làm cho động mạch bị hẹp lại. Kết quả dẫn tới xơ vữa động mạch, là nền tảng của bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực và cơn đau tim (nhồi máu cơ tim). Lipoprotein là gì? Lipoprotein là sự kết hợp giữa một protein và một loại lipid (cholesterol hay triglycerid). Lipoprotein đóng vai trò chuyên chở các cholesterol và các loại mỡ (lipid) khác như triglycerid. Có 2 dạng lipoprotein: một dạng đặc biệt nguy hiểm gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - low density lipoprotein) vì nó chứa
  3. nhiều mỡ và ít protein, khiến nó mất ổn định và có khuynh hướng phân ly, dễ dính vào thành động mạch, một dạng lipoprotein có lợi là HDL (high density lipoprotein - lipoprotein có tỷ trọng cao) bảo vệ tim. HDL ổn định, không những không dính vào thành mạch mà còn giúp mang cholesterol ra khỏi thành mạch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các động mạch vành. Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng quá cao Lúc đó thì cholesterol thừa sẽ đóng trên thành động mạch tạo chỗ cho các tế bào đặc biệt đến bám thêm vào. Quá trình này sẽ hình thành một khối giàu cholesterol trong thành mạch, sau đó được bao bởi mô sẹo thành một lớp vỏ cứng tạo thành mảng xơ vữa. Cholesterol càng dư thừa thì càng có nhiều mảng xơ vữa đủ kích cỡ bám trên thành mạch, làm hẹp các động mạch và giảm dòng máu nuôi, làm giảm oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi cơ tim, hậu quả là các cơn đau thắt ngực. Mảng xơ vữa này rất không ổn định và sẵn sàng vỡ ra, tạo cục máu đông trong động mạch, nếu có máu đông trong các mạch máu dẫn đến tim sẽ gây ra cơn đau tim, nếu làm tắc mạch máu não thì gây ra đột quỵ. Hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu có thể làm chậm lại, ngưng, hay đảo ngược quá trình tạo các mảng xơ vữa có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh và lên cơn đau tim. Triglycerid trong máu
  4. Liên hệ giữa tăng triglycerid máu và tim không mạnh mẽ như giữa LDL - cholesterol và bệnh tim, nhưng cũng làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Trong cuộc chiến chống cholesterol, dù lúc khỏe mạnh nhất, ta vẫn phải thử máu. Người lớn và cả trẻ em cần phải biết nồng độ cholesterol của mình. Ta nên thử ít nhất mỗi 5 năm hay thường hơn nếu đã có cholesterol cao, hay có các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác. Nếu kết quả xét nghiệm có bất thường thì nên đến bác sĩ để được theo dõi thích hợp. Kết quả thử cholesterol có ý nghĩa gì? - Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/ dl: không mắc chứng bệnh mạch vành, được xem là nồng độ cholesterol ao ước. Nồng độ này càng thấp thì càng tốt, cholesterol dưới 170 mg/ dl thì tốt hơn 190 mg/dl. - Cholesterol ở giữa 200 và 239 mg/dl: được xem là cholesterol giới hạn cao. - Cholesterol từ 240 mg/dl trở lên: được xem là tăng cholesterol. - Nồng độ thấp HDL - cholesterol là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim. HDL - cholesterol dưới 35 mg/dl: được xem là thấp. - Nồng độ triglycerid dưới 200 mg/dl: được xem như bình thường. - Triglycerid giữa 200 và 400 mg/dl: được xem là giới hạn cao.
  5. - Triglycerid từ 400 đến 1.000 mg/dl là triglycerid cao. - Triglycerid trên 1.000 mg/dl là rất cao. Ngoài sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, nồng độ triglycerid rất cao có thể gây tổn thương một cơ quan sinh tồn khác, tuyến tụy...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2