intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát huyết áp ngày đông

Chia sẻ: Anhtuc_1 Anhtuc_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa đông luôn là mùa nguy hiểm cho người bị tăng huyết áp. Kiểm soát huyết áp là điều cần được biệt được chú trọng. Mùa tai biến, đột quỵ “Mùa đông là mùa của tai biến” - bác sĩ (BS) Đồng Văn Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khuyến cáo. Đặc biệt, bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh mạch vành đã đặt sten nguy cơ tai biến càng cao, nếu kiểm soát huyết áp tốt sẽ giảm được 50-60% nguy cơ bị đột quỵ. BS Thành cũng cho biết, số bệnh nhân tăng huyết áp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát huyết áp ngày đông

  1. Kiểm soát huyết áp ngày đông
  2. Mùa đông luôn là mùa nguy hiểm cho người bị tăng huyết áp. Kiểm soát huyết áp là điều cần được biệt được chú trọng. Mùa tai biến, đột quỵ “Mùa đông là mùa của tai biến” - bác sĩ (BS) Đồng Văn Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khuyến cáo. Đặc biệt, bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh mạch vành đã đặt sten nguy cơ tai biến càng cao, nếu kiểm soát huyết áp tốt sẽ giảm được 50-60% nguy cơ bị đột quỵ. BS Thành cũng cho biết, số bệnh nhân tăng huyết áp ở người tuổi trẻ đã tăng lên. Có trường hợp nam giới 31 tuổi nhưng đã bị tai biến từ hai năm qua. Hay bệnh nhân nữ 35 tuổi cũng bị tai biến, liệt tay do tăng huyết áp. Theo BS Thành, căng thẳng, lối sống tĩnh tại, thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra một số bệnh lý về thận, dị dạng mạch não cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
  3. Tại Bệnh viện Châm cứu T.Ư, Hà Nội, trong những ngày rét này, số người bệnh nhập viện điều trị phục hồi chức năng sau tai biến do tăng huyết áp cũng tăng khoảng 30%. Theo BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, không chỉ là bệnh nhân bị tai biến lớn tuổi (trên 65 tuổi) nhập viện, gần đây chúng tôi đã tiếp nhận các trường hợp dưới 40 tuổi mắc bệnh này. Kiểm soát huyết áp BS Đồng Văn Thành đặc biệt lưu ý, để kiểm soát huyết áp, cần dùng thuốc điều trị đúng như BS hướng dẫn, tuyệt đối không bỏ thuốc. Uống thuốc không đều sẽ nguy hiểm, bởi huyết áp rất dễ tăng vọt, gây vỡ mạch máu. Tình trạng bỏ thuốc điều trị ở người tăng huyết áp tương tự như chiếc lò xo bị nén lâu ngày, khi được “giải nén” tạo nên sức “công phá” rất mạnh. “Bên cạnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của BS, chế độ ăn uống và tập luyện cực kỳ quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp”, BS Thành nhấn mạnh.
  4. Trong trường hợp huyết áp tăng nhẹ, có thể điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn và chế độ tập luyện cũng đã có thể cải thiện đáng kể huyết áp (điều trị không dùng thuốc). Với người đã phải điều trị theo đơn của BS, thì cần ăn nhạt, không quá 5-6g muối/ngày; ăn mặn sẽ giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Nên rất hạn chế thức ăn chế biến sẵn như: đồ xông khói, các món ăn đã tẩm ướp vì thực phẩm này thường cho nhiều muối. Ngoài ra, cần giảm đến mức thấp nhất chất béo trong khẩu phần ăn. Hoạt động thể lực đều đặn, phù hợp sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý hoặc cùng với chế độ ăn sẽ giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe. BS Thành cho biết, nguy cơ tăng huyết áp ở người có lối sống tĩnh tại, ít vận động cao hơn người có hoạt động thể lực từ 20-50%. Huyết áp có thể giảm ở những người hoạt động thể lực trung bình như: đi bộ tích cực 30-45 phút/ngày. Nếu tình trạng sức khỏe cho phép, nên duy trì tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên vào mùa rét lạnh, nên vận động nhẹ nhàng và mặc đủ ấm trước khi ra ngoài, không nên tập bên ngoài đặc biệt tập khi còn sớm, chưa có ánh nắng mặt
  5. trời. Nên lưu ý, sáng sớm - thời điểm “giao mùa” trong ngày luôn là giờ nguy hiểm, dễ xảy ra tai biến đột quỵ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2