intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kiểm toán

Chia sẻ: Tran Thu Hien Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

363
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hơn 15 năm tình hình và hoạt động, KTLĐ từ chỗ là biện pháp bắt buộc theo qui định của nhà nước, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ kiểm toán là gì, có vai trò như thế nào thì nay đã được coi là một biện pháp quản lý mà tự thân các doanh nghiệp rất quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kiểm toán

  1. Trong hơn 15 năm hình thành và hoạt động, KTĐL từ chỗ là biện phát bắt buộc theo qui định của Nhà nước, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ kiểm toán là gì, có vai trò như thế nào thì nay đã được coi là một biện pháp quản lý mà tự thân các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc kiểm toán xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp đã bao hàm hầu hết các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, như giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp... Các cơ quan Nhà nước cũng dựa vào Báo cáo tài chính đã được kiểm toán để sử dụng vào công tác quản lý. Chính vì vậy, số lượng các công ty dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán cũng như khách hàng những năm qua đã tăng lên mau chóng. Năm 2001, khi tổng kết 10 năm cả nước mới có 34 công ty, đến tháng 8/2006, kỷ niệm 15 năm hoạt động đã có 109 công ty và đến nay đã tăng thêm trên một chục công ty nữa. Về khách hàng, năm 2004 tổng cộng các công ty kiểm toán đang hoạt động trong nước có 8.567 khách hàng (tính theo số lượng hợp đồng) thì năm nay (đến tháng 8/2006) đã có 11.518 khách hàng, trong đó có nhiều Tổng công ty với hệ thống hàng trăm công ty thành viên. Trên cơ sở đó, doanh số năm 2004 là 461 tỷ đồng thì năm 2005 đạt tới 622 ty đồng. Điều kiện nền kinh tế thị trường đa thành phần hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh đang khuyến khích xoá bỏ cơ chế hành chính, bao cấp trong quản lý Nhà nước, tiến tới quản lý thông qua pháp luật; hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán đã góp phần tích cực tăng cường hiệu quả quản lý tài chính của các đơn vị cơ sở, của các doanh nghiệp thông qua đó giúp Nhà nước tăng cường một cách có hiệu quả công tác quản lý về thu, chi ngân sách Nhà nước và tài sản công. Có thể hình dung kết quả hoạt động của lĩnh vực dịch vụ kế toán – kiểm toán như là sự tư vấn cho doanh nghiệp hiểu về luật pháp Nhà nước, giúp cho sự phổ cập pháp luật, hiểu và thực hiện theo pháp luật Nhà nước ngay cả đối với người nước ngoài khi họ không nắm vững pháp luật Việt Nam. Hầu hết các đơn vị, tổ chức được kiểm toán, được cung cấp dịch vụ tư vấn cho thấy việc tổ chức quản lý và công tác kế toán tốt hơn trước rất nhiều; ít khi xảy ra các vụ việc tham nhũng, lãng phí. Có thể nói, đối với việc phát triển kinh tế đất nước, tác dụng quan trọng nhất của dịch vụ kế toán – kiểm toán mang lại chính là sự đẩy nhanh tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, nếu không có hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính – kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không đầu tư vào Việt Nam, do việc sử dụng dịch vụ tư vấn và kiểm toán như một công cụ quản lý đã trở thành thói quen và tập quán. Phóng viên: Như Ông đề cập ở trên, việc hoàn thiện hành lang pháp luật cho hoạt động KTĐL là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, được biết hiện cũng có đề xuất về việc xây dựng và ban hành Luật về KTĐL, xin Ông cho biết rõ hơn về vấn đề này? Ông Bùi Văn Mai: Đến nay các văn bản qui định cho hoạt động kế toán – kiểm toán đã khá đầy đủ, tuy nhiên chỉ là đầy đủ trong điều kiện hiện tại. Vì lẽ đó, vừa qua Bộ Tài chính đã đăng ký với Chính phủ xây dựng và ban hành Luật về KTĐL. Thực ra, ngay từ trước khi xây dựng và ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP cũng đã có dự kiến về xây dựng, ban hành Luật hoặc pháp lệnh về KTĐL. Lúc đó Luật KTNN chưa được ban hành, Chính phủ và Quốc hội thấy mối quan hệ KTNN và KTĐL chưa được làm rõ, do đó, Chính phủ chỉ thị tạm ban hành Nghị định về KTĐL thay thế Nghị định 07/CP. Giờ đây, Luật KTNN đã ban hành, đã xác định rõ phạm vi của KTNN rồi, đó cũng chính là cơ sở để xây dựng Luật KTĐL. Nếu được Chính phủ và Quốc hội ủng hộ, từ năm 2007, chúng tôi sẽ bắt tay vào việc xây dựng dự thảo Luật KTĐL, và sau 3 năm (đến 2009) sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua. Việc ban hành Luật sẽ nâng cao địa vị pháp lý của KTĐL, cũng chính là thể hiện sự thừa nhận của xã hội và đặc biệt để vạch ra hướng phát triển của lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Việc tổng kết 15 năm hoạt động vừa qua chúng tôi cũng tiến hành trên tinh thần phục vụ công tác triển khai xây dựng dự Luật. Dự kiến năm 2007 sẽ triển khai đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện các Nghị định, thu thập tài liệu nước ngoài, mời chuyên gia tư vấn (Dự án hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu đang triển khai tại Bộ Tài chính cũng có lồng ghép một nội dung hỗ trợ việc 1
  2. xây dựng Luật KTĐL và phát triển Hội nghề nghiệp). Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã đăng ký kế hoạch với Chính phủ để trình xin ý kiến Quốc Hội nhưng chưa có ý kiến phản hồi. Phóng viên: Được biết Bộ Tài chính đang xem xét chiến lược phát triển KTĐL giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, xin Ông cho biết những nét chính của chiến lược này? Ông Bùi Văn Mai: Chiến lược này đưa ra mục tiêu chung và các mục tiên cụ thể. Mục tiêu chung là hướng đến việc tiếp tục tăng cường sự phát triển của các công ty về số lượng và qui mô; mở rộng đối tượng và số lượng khách hàng; đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng loại hình dịch vụ cho các công ty. Mục tiêu được đặc biệt quan tâm là đảm bảo và tăng cường chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn đầu đã có phần ưu tiên phát triển về số lượng và từ nay trở đi sẽ quan tâm cả hai. Để đảm bảo chất lượng hoạt động, một số nội dung sẽ được quan tâm hơn, đó là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng và thi tuyển Kiểm toán viên; kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý hoạt động nghề nghiệp... Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng khác cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn, đó là sự hội nhập quốc tế, thừa nhận lẫn nhau về mặt bằng cấp, chứng chỉ của chính lĩnh vực dịch vụ kế toán – kiểm toán. Về biện pháp và một số mục tiêu cụ thể, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, hướng đến việc xây dựng Luật KTĐL. Tăng cường tuyên truyền, quản bá, nâng cao hiểu biết, nhận thức của xã hội về sự cần thiết của hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán. Vấn đề là xã hội phải có những đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng, về sự tính nhiệm đối với sản phẩm dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ không phải chỉ đáp ứng trong phạm vi quốc gia mà còn phải đáp ứng yêu cầu quốc tế khi mở cửa hội nhập, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và trong tương lai khi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng sẽ ưu tiên phát triển doanh nghiệp về qui mô và đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Về qui mô, khuyến khích các doanh nghiệp có số lượng nhận viên, Kiểm toán viên từ 40 – 50 người trở lên. Để đa dạng hoá dịch vụ cung cấp, hoàn thiện một bước các loại hình dịch vụ đang tiến hành trong đó chú trọng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán nhằm thực hiện tốt nguồn nhân lực, nhân tố con người và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ mới. Về cơ cấu doanh thu từ các loại hình dịch vụ sẽ chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ kiểm toán và tăng dần doanh thu từ các dịch vụ tư vấn, thuế, tư vấn quản lý tài chính, kế toán. Đây cũng là xu hướng phát triển dịch vụ chung của các Hãng kiểm toán trên thế giới. Muốn vậy cần phải nâng cao trình độ của nhân viên chuyên nghiệp vì dịch vụ tư vấn thường mang lại doanh thu lớn hơn và không bị cạnh tranh gay gắt như dịch vụ kiểm toán nhưng trình độ nhận viên phải rất cao. Thông qua kiểm toán BCTC, việc cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ giúp cho các công ty kiểm toán cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho khách hàng. Phóng viên: Vấn đề kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán hiện nay đang được đặt ra như một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xin Ông cho biết hoạt động này được tổ chức thực hiện như thế nào? Ông Bùi Văn Mai: Kiểm tra chất lượng hoạt động KTĐL hiện do Bộ Tài chính chủ trì tổ chức có thêm thành phần là đại diện các Hội nghề nghiệp và một số công ty kiểm toán. Qua đó, mỗi năm sẽ có báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, đưa ra những khuyến nghị về những vấn đề chung, báo cáo Bộ Tài chính và thông báo rộng rãi để khắc phục.Trên thực tế hiệu quả của công tác kiểm tra nhìn thấy rõ, các công ty được kiểm tra rồi hoạt động tốt hơn, ít sai sót hơn.Kiểm tra chất lượng dịch vụ đã được thực hiện tốt từ 7 – 8 năm nay nhưng sắp tới Bộ Tài chính mới ban hành được Qui chế kiểm soát chất lượng, làm cơ sở tổ chức tốt hơn hoạt động này. Phóng viên: Thời gian qua, nhiều công ty trong nước đang nỗ nực phấn đấu để trở thành thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế, Ông có bình luận gì về vấn đề này? Ông Bùi Văn Mai: Chúng tôi ủng hộ và khuyến khích xu hướng này. Năm 2001 cả nước chỉ có 3 2
  3. công ty đến nay đã có 13 công ty trở thành thành viên của các Hãng kiểm toán quốc tế. Trở thành thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty trong nước. Trước hết, các công ty có điều kiện phục vụ khách hàng quốc tế, là môi trường nảy sinh đòi hỏi cao về chuyên môn, được công ty quốc tế đầu tư, chẳng hạn đưa chuyên gia vào đào tạo, hướng dẫn, cử chuyên gia vào kiểm tra, kiểm soát hoạt động. Thông tin về quốc tế cũng nhiều hơn. Hơn thế nữa, việc trở thành thành viên của Hãng quốc tế chính là sự tiến đến gần hơn việc thừa nhận lẫn nhau về nghề nghiệp và bằng cấp, vì đã đạt được trình độ của công ty quốc tế, đáp ứng được yêu cầu cao của nghề nghiệp. Kinh nghiệm của tôi khi còn trực tiếp quản lý một trong nhứng doanh nghiệp đầu tiên trở thành thành viên Hãng quốc tế cho thấy, với lợi thế là công ty trong nước, chúng tôi ký văn bản hợp tác với 5/6 công ty kiểm toán quốc tế hoạt động tại Việt Nam lúc đó, cùng họ đi kiểm toán, học tập lẫn nhau và khi kiểm toán song một khách hàng hai bên cùng có file tài liệu để học tập lẫn nhau về chuyên môn; chúng tôi hướng dẫn cho họ về Luật pháp Việt Nam và học tập nghiên cứu qua họ về luật pháp quốc tế. Các Kiểm toán viên Việt Nam còn có điều kiện rèn luyện thường xuyên về ngoại ngữ. Một lợi thế khác, hợp đồng là do bên nước ngoài ký nên giá phí khá cao. Để đáp ứng được yêu cầu, bên công ty họ đưa kiểm toán viên của công ty trong nước đi đào tạo để có đủ trình độ, điều kiện tốt để nâng cao năng lực chuyên môn. Sau đó chúng tôi thành lập công ty liên doanh rồi trở thành Hãng thành viên, mô hình nào cũng đều mang lại lợi ích thiết thực Phóng viên: Xin Ông cho biết ý kiến về sự gia tăng mau chóng về số lượng các công ty hiện nay? Ông Bùi Văn Mai: Giai đoạn hiện nay chúng tôi không khuyến khích điều này. Năm 2001 chúng ta đặt mục tiêu thành lập 100 công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán vào 2010, sau đó điều chỉnh lên thành 150 công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có lẽ chỉ hết 2007 là đạt được do đến tháng 8 năm nay đã có 109 công ty, và hai tháng vừa qua đã có thêm trên chục công ty đựoc thành lập mới. Khi tổng kết 15 năm KTĐL, chúng tôi xác định việc phát triển số lượng các công ty là điều đương nhiên nhưng không khuýen khích, đặc biệt là việc thành lập các công ty qui mô nhỏ; tập trung khuyến khích phát triển các công ty qui mô vừa, với chừng 40 – 50 nhân viên, Kiểm toán viên trở lên; khuyến khích các công ty hợp tác với nhau và hợp tác với các công ty quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển công ty đến một số lượng nhất định cũng có mặt tốt, đó là việc phủ kín các địa bàn, kể cả địa bàn cấp huyện. Bởi vì đối với các công ty lớn (trong nước) việc mở chi nhánh thường cũng chỉ đến địa bàn thành phố, tỉnh lỵ để thực hiện kiểm toán đối với các khách hàng truyền thống là chính; các công ty của địa phương sẽ vươn xuống địa bàn cấp huyện và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời năm 1991 và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty kiểm toán độc lập và 15 nhân viên thì đến nay cả nước đã có 136 công ty với hơn 5 nghìn nhân viên, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng. Tuy nhiên, trong đội ngũ kiểm toán viên nước ta hiện nay chỉ có 888 kiểm toán viên hành nghề có chứng chỉ kiểm toán viên (thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt.. Sau 17 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở VN đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô,  các công ty kiểm toán độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung  cấp. Đến nay cả nước đã có 140 DN dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 4.600 người làm việc, có gần 1500 người  được cấp chứng chỉ KTV. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội  thừa nhận.  3
  4. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư ván tài chính kế tóan các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời,  đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những  thông tin tin cậy, và tăng cường lòng tin của người sử dụng các thông tin tài chính, từng bước đưa công tác quản lý  tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị  trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính (BCTC), phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế­ tài chính, của doanh nghiệp và Nhà nước.  Hoạt động kiểm toán độc lập đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chugn của đất nước, nhưng đến nay văn  bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này chỉ là Nghị định của Chính phủ chưa tương xứng với tầm quan trọng và quy  mô phát triển của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần phải xây dựng một văn bản luật để quy định và  định hướng phát triển cho hoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian tới. Đồng thời để thúc đẩy sự phát triển  mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế ­ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại  hóa, và hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, cần phải tăng cường hơn nữa vị trí, vai  trò, hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2