intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công trên thế giới bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập sử dụng ngân sách nhà nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ phù hợp với tình hình thực tiễn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công trên thế giới bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập sử dụng ngân sách nhà nước

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG TRÊN THẾ GIỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt Kiểm toán nội bộ (KTNB) đã trở thành một cơ chế kiểm soát không thể thiếu trong cả KVC (KVC) lẫn khu vực tư nhân (Cohen & Sayag, 2010). Đối với KVC, KTNB hữu hiệu đóng một vai trò quan trọng, trong việc đảm bảo tính hữu hiệu của công tác quản lý (Ebrahimpour & Lee 1988; Flynn và cộng sự, 1994) và mục tiêu chính của KTNB là hỗ trợ KVC đạt được mục tiêu của mình, thông qua cách tiếp cận có trật tự và có kỷ luật (Shamsuddin, 2014). Qua việc tìm hiểu về các công trình nghiên cứu về KTNB tại một số quốc gia trên thế giới, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng hệ thống KTNB phù hợp với tình hình thực tiễn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (GDCL) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) một cách hiệu quả và minh bạch. Từ khóa: KTNB; đơn vị sự nghiệp; GDCL Abstract: Internal auditing (IA) has become an indispensable control mechanism in both public and private organisations (Cohen & Sayag, 2010). With respect to public sectors, IA effectiveness does play a role in ensuring effective management (Ebrahimpour & Lee 1988; Flynn et al, 1994) and the core objective of internal auditing is to aid the public sector to achieve its objective through an orderly and disciplined approach (Shamsuddin, 2014). Through studying reseach projects about Internal Audit all over the world, the paper proposed some solutions to set up an IA system in line with the practical situation in public education units to improve the efficiency and transparency of using state budget. Key words: Internal audit; administry unit; public education. 1. Đặt vấn đề Các đơn vị công hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều cần thiết và đóng vai trò quan trọng, góp phần cung cấp lực lượng lao động có trình độ cho xã hội. Do đó, việc các đơn vị này hoạt động có hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch thông tin sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của nền kinh .tế và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội (Trần Thị Yến và Hoàng Thị Thúy, 2018). Giáo dục và đào tạo hiện nay được cả xã hội quan tâm và thực tế đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải đáp ứng được yêu cầu vừa phát triển quy mô và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa phải huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp (Bùi Phương Nhung, 2016). Ngoài việc tổ chức công tác kế toán phải được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, các đơn vị cần thiết lập bộ phận KTNB vì KTNB góp phần đảm bảo công khai minh bạch thông tin tài chính, nâng cao tính hiệu quả, tính hiệu năng và tính kinh tế trong các hoạt động, duy trì sự tuân thủ của các quy định, quy chế nội bộ trong đơn vị, giúp phát hiện những yếu 67
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị (Đoàn Tất Thành, 2017) và cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy, chính xác cho nhà quản lý trong việc ra quyết định (Emmanuel và cộng sự, 2013). Các tổ chức có hoạt động KTNB hữu hiệu và hiệu quả sẽ kinh doanh có hiệu quả cao hơn những tổ chức không có chức năng phát hiện gian lận trong đơn vị (Corama và cộng sự, 2006; Omar & Abu Bakar, 2012; Radu, 2012). Trên thực tế, KTNB ở Việt Nam chưa phát huy hiệu quả và bộc lộ nhiều bất cập do sự suy thoái nền kinh tế Việt Nam nói chung và các đơn vị thuộc KVC nói riêng. Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng cải cách quản lý tài chính công theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực công của Việt Nam (Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018) đòi hỏi KTNB đơn vị công Việt Nam nói chung, đơn vị sự nghiệp GDCL nói riêng, phải mang lại hiệu quả. Do đó, việc tìm hiểu về hoạt động KTNB thông qua các nghiên cứu trên thế giới sẽ giúp các đơn vị sự nghiệp GDCL có thêm nhiều bài học kinh nghiệm, trong việc thiết lập hệ thống KTNB hoạt động một cách hiệu quả. 2. KTNB tại một số quốc gia trên thế giới Schyf (2000) thực hiện nghiên cứu KTNB tại một cơ quan chính phủ quốc gia ở Nam Phi đã nhấn mạnh một số yếu tố, bao gồm thiếu trình độ chuyên môn của một bộ phận kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) là yếu tố cản trở việc thực hiện chức năng KTNB trong KVC ở Nam Phi. Từ đó, tác giả đề xuất rằng các Ủy ban Kiểm toán trong KVC nên khởi động kế hoạch hướng đến những KTVNB, để thúc đẩy giá trị tiềm năng của hoạt động KTNB trong KVC, cũng như giải quyết các rào cản. Những kết quả này cung cấp cho chính quyền cái nhìn sâu sắc về thực trạng KTNB trong KVC và có biện pháp tối ưu hóa hoạt động thông qua việc tìm nguồn cung ứng KTVNB, nhằm đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và khắc phục tình trạng kiểm toán viên thực hiện công việc KTNB đều được thuê, tại các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán bên ngoài (Plant, 2014). Dessalegn G. Mihret và Yismaw (2007), thực hiện nghiên cứu hiệu quả của KTNB trong một tổ chức giáo dục công lớn ở Ethiopia, cho rằng việc KTNB thiếu hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát về ngân sách tài nguyên và nguồn ngân sách đã sử dụng. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả KTNB thì cần phải mở rộng phạm vi dịch vụ bằng cách mở rộng phạm vi của các hệ thống và các hoạt động kiểm toán kết hợp với phân tích rủi ro thích hợp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các nhà quản lý đến các kiến nghị của KTVNB và các chính sách đối với nhân viên có trình độ tốt, là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả KTNB. Ahmad và cộng sự (2009), thực hiện nghiên cứu KTNB tại KVC và cơ quan hành chính tại Malaysia đã kết luận rằng, các chức năng KTNB trong KVC Malaysia bị cản trở bởi sự hỗ trợ của nhà quản lý hàng đầu và KTVNB ít khi mở rộng hợp tác với họ. Các KTVNB thiếu kiến thức và thiếu chương trình đào tạo thích hợp về các phương pháp kiểm toán có hiệu quả. Các quan điểm tiêu cực đối xử dành cho KTNB, dẫn đến ban giám đốc không khuyến khích mà chỉ vô hiệu hóa những đóng góp tích cực của KTNB. Bên cạnh đó, Shamsuddin (2014) cho rằng, các KTVNB trong KVC đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của họ một cách hiệu quả do thiếu sự độc lập, vì họ phải kiểm toán “ông chủ” của họ và thiếu năng lực, vì họ không chỉ thực hiện chức năng kiểm toán mà còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của nhà quản lý. Hiệu quả của cuộc kiểm toán bị ảnh hưởng rất nhiều, bởi sự độc lập của KTNB. Nếu các KTVNB không độc lập, báo cáo mà họ lập ra sẽ vô ích trong việc cải thiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của toàn bộ KVC. 68
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Onumah và Krah (2012) thực hiện nghiên cứu hiệu quả của KTNB trong KVC Ghana, cho rằng sẽ bị cản trở bởi một số yếu tố: Trình độ chuyên môn thấp của KTVNB; thiếu sự hỗ trợ cho các hoạt động KTNB và hoạt động yếu kém của Ủy ban Kiểm toán. Dù KTNB đóng góp đáng kể trong quản lý, kiểm soát và đánh giá rủi ro trong KVC nhưng phạm vi hoạt động lại rất hạn chế, tập trung vào các hoạt động kiểm toán thường xuyên như kiểm toán sự tuân thủ chính sách, quy tắc và pháp luật và đánh giá tình hình tài chính. Do KTVNB không thành thạo và không nắm rõ được vai trò của họ, khung pháp lý và quy định về KTNB, hỗ trợ quản lý còn thiếu. Từ đó, tác giả đề xuất rằng cần cải thiện trình độ chuyên môn của KTVNB, tuyển dụng KTVNB có năng lực, tăng cường hỗ trợ của nhà quản lý. Emmanuel và cộng sự (2013) thực hiện đánh giá về hiệu quả của KTNB tại KVC ở bang Kogi Nigeria cho rằng, KTNB có thể kiểm tra hiệu quả các hành vi gian lận trong KVC. Qua đó, tác giả khuyến nghị Chính phủ nên duy trì môi trường hoạt động, sao cho các KTVNB có đủ sự độc lập để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng cường kỹ năng chuyên môn và sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn pháp lý của KTNB. Nwannebuike & Nwadialor (2016) khi đánh giá hiệu quả của KTNB trong KVC của Nigeria, cho rằng mặc dù có sẵn đầy đủ các hình phạt nhưng một số tổ chức vẫn vi phạm các thủ tục KTNB. Từ đó, tác giả đề xuất nên cập nhật kiến thức cho các KTVNB và thiết lập một quy trình tuyển dụng toàn diện và minh bạch đối với KTNB. Một số khuyến nghị nên được xem xét, bao gồm: Quy trình tuyển dụng cho KTVNB cần được minh bạch để đảm bảo sự tham gia của những nhân viên có trình độ; Quản lý các tổ chức nên thúc đẩy đội ngũ KTVNB thực hiện đầy đủ các thủ tục KTNB một cách cẩn thận; Quản lý tổ chức nên hợp tác với các KTVNB để thúc đẩy hiệu quả của các biện pháp kiểm soát khác nhau; Đào tạo thường xuyên đội ngũ KTVNB là cần thiết, để tăng cường kỹ năng thực hiện các thủ tục cần thiết (Nwannebuike & Nwadialor, 2016). Ngoài ra, KTVNB cần tuân thủ nghiêm ngặt khung pháp lý của quốc gia về lập và trình bày BCTC và phải khách quan, độc lập để có đủ khả năng cải thiện độ tin cậy và tính trung thực của các BCTC thuộc KVC (Nwaobia và cộng sự, 2016). Alzeban và Sawan (2013) đã cung cấp bằng chứng thực tiễn về KTNB, hiện tại trong các tổ chức KVC ở Ả rập Saudi chịu sự kiểm soát của Tổng cục Kiểm toán. Từ bằng chứng này, có thể thấy rằng các yếu tố thể chế ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của KTNB trong KVC của Ả Rập Saudi. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về cách thức tổ chức hệ thống KTNB và khung pháp lý về KTNB. Bên cạnh đó, việc cung cấp thêm nguồn lực để hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho cả cán bộ quản lý và KTVNB ở tất cả các giai đoạn bao gồm giáo dục đại học được đánh giá là cần thiết, để tăng hiệu quả hoạt động của KTNB. Ngoài việc nâng cao năng lực của KTVNB, các đơn vị cần quan tâm đến các nhân tố như số lượng nhân viên bộ phận KTNB, mối quan hệ giữa KTVNB và kiểm toán bên ngoài, tính độc lập của KTNB và mức độ hỗ trợ của nhà quản lý cho các chức năng KTNB, vì đây là các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của KTNB (Alzeban và Gwillian, 2014). Christopher (2014) thực hiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động của KTNB tại các trường Đại học Công lập của Úc. Kết quả cho thấy, đa số các chức năng KTNB của trường đại học đang hoạt động theo các sắp xếp linh hoạt và có khả năng tăng cường hiệu quả quản trị của tổ chức, nhờ vào sự hỗ trợ phù hợp của các nhà quản lý và kiểm toán viên bên ngoài. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, không có quy định nhất quán cho cơ cấu và chức năng của KTNB. Do đó, tác giả đề xuất cần phải xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ và chuẩn mực nghề nghiệp, 69
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam để đảm bảo chức năng của KTNB được thực hiện một cách toàn diện. Bên cạnh đó, các đơn vị cần xem xét việc cải thiện các kênh truyền thông giữa các kiểm toán viên bên ngoài và KTVNB (Pilcher và cộng sự, 2013) vì KTVNB và kiểm toán bên ngoài là cơ chế giám sát, để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả trong chi tiêu của KVC (McPhee, 2005) 3. Một số bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp GDCL sử dụng NSNN Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển KTNB trong các đơn vị thuộc KVC, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp GDCL sử dụng NSNN, bao gồm: Một là, khẩn trương ban hành hệ thống văn bản pháp quy quy định về hoạt động KTNB và quy trình hướng dẫn nghề nghiệp. Để tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động KTNB, Nhà nước cần xây dựng và ban hành những quy định cho hoạt động KTNB phù hợp với điều kiện mới, với nội dung hướng dẫn các đơn vị thiết lập bộ phận KTNB. Nhà nước cần ban hành các quy định và chế tài, bắt buộc các đơn vị phải tổ chức bộ phận KTNB. Về phía Bộ Tài chính (BTC), dù đã đưa ra Dự thảo Nghị định, quy định về tổ chức hoạt động KTNB trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và DN, dù Dự thảo Nghị định KTNB đã có những quy định mới khá chặt chẽ về KTNB như: Xác định rõ một số loại hình đơn vị bắt buộc phải có KTNB, trách nhiệm báo cáo của người đứng đầu bộ phận này. Tuy nhiên, vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể nhằm hướng hoạt động KTNB theo một khuôn mẫu nhất định và đến nay Nghị định vẫn chưa được chính thức ban hành. Do đó, BTC cần sớm hoàn thiện để ban hành quy định về KTNB. Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định về địa vị pháp lý, tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp, quyền hạn và trách nhiệm của KTNB. Bên cạnh đó, các văn bản về KTNB do BTC ban hành cần phải làm tăng tính hiệu lực trong thực thi thay vì những quy định mang tính định hướng, gợi mở hay là hành lang pháp lý chung cho loại hình KTNB. Hai là, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực KTNB. Đào tạo và phát triển và kiến thức của KTNB là chìa khóa chính hướng tới một Ủy ban Kiểm toán hiệu quả (Shamsuddin, 2014). Do đó, các cơ sở đào tạo cần tập trung trang bị cho người học những kiến thức về KTNB, có thể đưa môn học KTNB vào chương trình học bắt buộc, đối với các sinh viên chuyên nghành Kế toán – Kiểm toán. Các tổ chức Hội nghề nghiệp nên thường xuyên tổ chức các lớp về đào tào cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cần xem xét hợp tác với các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, nhằm hỗ trợ trong việc trao đổi kinh nghiệm hoặc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vì có thể cập nhật thêm các xu hướng cho việc áp dụng tại các đơn vị và chuẩn mực mới. Ba là, tăng cường tính độc lập và khách quan của bộ phận KTNB. Khi KTVNB càng độc lập, hiệu quả của cuộc kiểm toán sẽ càng gia tăng (Karapetrovic & Willborn, 2000; Mizrahi & Ness-Weisman, 2007; Ussahawanitchakit and Intakhan, 2011). Bộ phận KTNB phải đảm bảo tách biệt và độc lập với các đơn vị, các bộ chức năng của đơn vị để có thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán. Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận KTNB phải được nêu rõ trong văn bản chính thức. Trong quy chế hoạt động của KTNB phải xác định rõ địa vị của bộ phận KTNB, cho phép bộ phận KTNB được phép tiếp cận những nguồn thông tin nào để thực hiện công việc có liên quan và phạm vi hoạt động của KTNB. Kiểm toán trưởng có quyền tiếp cận trực tiếp và không hạn chế với quản lý cấp cao. Điều này có thể đạt 70
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam được thông qua mối quan hệ báo cáo kép. Các mối đe dọa đối với tính độc lập phải được quản lý, ở cấp độ mỗi kiểm toán viên và cấp độ của cả phòng ban và tổ chức. Bốn là, tăng cường mối quan hệ giữa KTVNB và kiểm toán viên bên ngoài. Sự phối hợp và hợp tác giữa các KTVNB và bên ngoài có ảnh hưởng lớn, trong việc lập báo cáo kiểm toán chất lượng. KTVNB có thể hợp tác với kiểm toán viên bên ngoài trong việc lập kế hoạch chung, trao đổi thông tin, ý kiến, và báo cáo để tạo điều kiện cho chất lượng của cuộc kiểm toán được nâng lên (Shamsuddin, 2014). Năm là, tăng cường hỗ trợ của nhà quản lý đối với hoạt động KTNB. Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao là rất quan trọng (Cohen và Sayag, 2010; Lenz và Hahn, 2015). Các nhà quản lý cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTNB, trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong quản lý, để từ đó có những hỗ trợ cần thiết giúp bộ phận KTNB có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động tại đơn vị. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần xây dựng quy trình tuyển dụng KTVNB một cách công khai và minh bạch, nhằm đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, người đứng đầu bộ phận KTNB nên tham dự các cuộc họp với nhà quản lý đơn vị thường xuyên, để biết các chính sách ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức (Emmanuel và cộng sự, 2013; Enofe và cộng sự, 2013). Ngoài ra, nhà quản lý cần quan tâm đến vấn đề kinh phí dành cho hoạt động KTNB trong đơn vị. ------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Bùi Phương Nhung, 2016. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các trường đại học công lập. Tạp chí Công thương, Số 7, trang 166-170. 2. Đoàn Tất Thành, 2017. Nâng cao hiệu quả KTNB tại các trường đại học công lập. Tạp chí Tài chính, Kỳ 2- Tháng 4/2017 (655), trang 69-70. 3. Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả KTNB trong các đơn vị thuộc KVC Việt Nam. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Số 1+2 (172+173), trang 43-46. 4. Trần Thị Yến và Hoàng Thị Thúy, 2018. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Bình Định. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 1+2/2018 (172+173), trang 55-59. 5. A. O. Enofe, C. J. Mgbame, V. E. Osa-Erhabor & A. J. Ehiorobo, 2013. The Role of Internal Audit in Effective Management in Public Sector. Research Journal of Finance and Accounting,Vol.4, No.6, pp. 162-168. 6. Aaron Cohen & Gabriel Sayag, 2010. The Effectiveness of Internal Auditing: An Empirical Examination of its Determinants in Israeli Organisations. Australian Accounting Review, Vol. 20, Issue 3, No. 54, pp. 296-307. 7. Abdulaziz Alzeban & Nedal Sawan, 2013. The role of internal audit function in the public sector context in Saudi Arabia. African Journal of Business Management Vol. 7(6), pp. 443-454. 8. Ahmad, H, Othman, R., & Jusoff, K., 2009. The effectiveness of internal audit in Malaysian Public sector. Journal of Modern Accounting and Auditing, 5(9). 9. Alzeban, A., & Gwillian, D., 2014. Factors affecting the internal audit effectiveness: A survey of the Saudi Public Sector. Journal of Internaltional Accounting, Auditing and taxation, 23(2). 10. Amanuddin Shamsuddin, 2014. Factors that determine the effectiveness of internal audit functions in the Malaysian Public sectors. International Journal of Business, Economics and Law, Vol. 5, Issue 1, pp. 9-17. 11. Appolos N. Nwaobia, Grace O. Ogundajo & Niyonzima Theogene, 2016. Internal audit practices and public financial management in Rwanda and Nigeria: bridging the transparency gap in Public Sector financial reporting. International Journal of Advanced Academic Research, Vol. 2, Issue 10, pp. 59-77. 12. Corama, P., Fergusona, C, & Moroney, R., 2006. The value of internal audit in fraud detection. Journal of Accounting and Finance, 48(4), 543-59. 13. D Getie Mihret & A Wondim Yismaw, 2007. Internal audit effectiveness: an Ethiopian public sector case study. Managerial auditing journal 22 (5), 470-484 71
  6. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 14. D.B. van der Schyf, 2000. Obstacles in establishing and operating a public sector internal auditing function in a developing country: The South African experience. Meditari Accountancy Research, Vol. 8 Iss 1 pp. 145 – 181 15. Ebrahimpour, M. and Lee, S.M., 1988. Quality ManagementPractices of American and Japanese Electronic Firms in the United States. Production and Inventory Management Journal,29: 28–31. 16. Flynn, B.B., Schroeder, R.G. & Sakakibara, S., 1994. A Framework for Quality Management Research and anAssociated Measurement Instrument. Journal of OperationsManagement, 11: 339–66. 17. Joe Christopher, 2014. Internal audit: Does it enhance governance in the Australian public university sector?. Educational Management Administration & Leadership, pp. 1–18. 18. Joseph M. Onumah & Redeemer Yao Krah, 2012. Barriers and catalysts to effective internal audit in the Ghanaian Public sector. Research in Accounting in Emerging Economies, Volume 12A, pp. 177–207. 19. Karapetrovic, S, & Willborn, W., 2000. Quality assurance and effectiveness of audit systems. Inter-national Journal of Quality & Reliability Management, 17(6), 679–703. 20. Kato Plant, 2014. Internal audit outsourcing practices in the South African public sector. African Journal of Public Affairs, Volume 7, pp. 73-87. 21. McPhee, I., 2005. The Relationship of the ANAO with Audit Committees and Internal Audit. Public Sector Audit Network Group, 11 August, pp. 1-9. 22. Mizrahi, S, & Ness-Weisman, I., 2007. Evaluating the effectiveness of auditing in local municipalities using analytic hierarchy process (ahp): A general model and the Israeli example. International Journal of Auditing, 11, 187–210. 23. Omar, N, & Abu Bakar, K. M ., 2012. Fraud prevention mechanisms of Malaysian government-linked Companies: An assessment of existence and effectiveness. Journal of Modern Accounting and Auditing, 8(1), 15- 31. 24. Onoja E. Emmanuel, Michael A. Ajanya & Friday Audu, 2013. An Assessment of Internal Control Audit on the Efficency of Public Sector in Kogi State Nigeria. Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 4, No 11, pp. 717-726. 25. Radu, M., 2012. Corporate governance, internal audit and environmental audit – the performance tools in Romanian companies. Accounting and Management Information Systems, Vol. 11(1), pp. 112-130. 26. Rainer Lenz & Ulrich Hahn, 2015. A synthesis of empirical internal audit effectiveness literature pointing to new research opportunities. Managerial Auditing Journal, Vol. 30, No. 1, pp. 5-33. 27. Robyn Pilcher, David Gilchrist, Harjinder Singh & Inderpal Singh, 2013. The Interface between Internal and External Audit in the Australian Public Sector. Australian Accounting Review, No. 67, Vol. 23, Issue 4, pp. 330-340. 28. Udeh, Sergius Nwannebuike & Eugene, O. Nwadialor, 2016. Evaluation of effectiveness of internal audit in the Nigerian Public Sector. European Journal of Business, Economics and Accountancy, Vol. 4, No. 3, pp. 44- 58. 29. Ussahawanitchakit, A, & Intakhan, A., 2011. Audit professionalism, audit independence and audit effectiveness of CPAs in Thailand. International Journal of Business Research, 11(2), 1-11. ------------------------------- 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2