intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức chứng khoán cơ bản

Chia sẻ: Lưu Thanh Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

279
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tăng trưởng vốn Với thời hạn dài hơn, cổ phiếu có thể tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể nhờ giá cổ phiếu tăng. Nhiều Công ty niêm yết trên TTCK còn dành cho các cổ đông của mình cơ hội mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu và không phải mua qua nhà môi giới, do vậy tiết kiệm được phí môi giới. Các công ty làm theo cách này cũng sẽ huy động thêm được vốn cho việc mở rộng hoạt động....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức chứng khoán cơ bản

  1.   Kiến thức chứng khoán cơ bản
  2. Năm lý do đầu tư vào cổ phiếu   Nguồn Đầu tư chứng khoán , sưu tập bởi trunghh ngày 12/07/2004     1 2 3 4 5 Đánh giá của bạn    ( Chú thích: bạn cần đăng nhập (login)) 1. Tăng trưởng vốn Với thời hạn dài hơn, cổ phiếu có thể tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể nhờ giá cổ phiếu tăng. Nhiều Công   ty niêm yết trên TTCK còn dành cho các cổ đông của mình cơ hội mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu  và không phải mua qua nhà môi giới, do vậy tiết kiệm được phí môi giới. Các công ty làm theo cách này   cũng sẽ huy động thêm được vốn cho việc mở rộng hoạt động.  2. Cổ tức Các công ty chi nhiều nguồn lợi sau thuế của mình cho cổ đông của mình dưới hình thức cổ tức. Một số   công ty tái đầu tư cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông của mình (thường có chiết   khấu đôi chút và miễn phí trung gian), thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt.  3. Việc mua bán rất linh hoạt So với các khoản  đầu tư  khác, như   đầu tư  vào bất  động sản,  đầu tư  vào cổ  phiếu là  rất cơ   động. Việc   mua và  bán cổ  phiếu có  thể   được thực hiện một cách rất nhanh chóng và  phí  môi giới thấp hơn so với  phí giao dịch bất động sản. Khác với bán bất động sản, bạn có thể bán một phần cổ phần của mình. 4. Đa dạng hóa các khoản đầu tư Để   đa dạnh hóa danh mục vốn  đầu tư  của mình, bạn có  thể cần dành một phần tiền  để  đầu tư vào thị  trường cổ phiếu. Bạn có thể mua cổ phiếu trực tiếp hoặc thông qua các quỹ quản lý.  5. Chiết khấu hoặc dành quyền cho các cổ đông Một số công ty đăng ký trên TTCK, đặc biệt là các công ty bán lẻ hoặc cung cấp các dịch vụ tài chính,  thường đưa ra những chiết khấu hấp dẫn đối với các cổ đông khi họ mua dịch vụ từ các công ty hoặc chi   nhánh công ty của họ. 1. Trong dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu hiệu quả h ơn so v ới đ ầu t ư vào trái phiếu
  3. Theo tính toán của các chuyên gia, trong giai đoạn 1926 – 2002, mức lợi nhu ận trung bình của cổ phiếu trên thị trường thế giới đạt 10,2%/năm, cao hơn nhi ều so với chỉ tiêu tương ứng của nhà đầu tư vào trái phiếu là 5,8%/năm. Các khoản đầu tư mạo hiểm có tỷ lệ lợi nhuận cao h ơn so với nh ững 2. khoản đầu tư an toàn hơn Các nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cho những ho ạt đ ộng có m ức rủi ro cao hơn. Đó là lý do vì sao cổ tức thường cao h ơn so v ới lãi su ất trái phiếu. Điều này cũng giải thích tại sao lãi suất đối với trái phi ếu dài hạn cao hơn so với trái phiếu ngắn hạn. 3. Yếu tố có tính quyết định đến giá cổ phi ếu trong dài h ạn là kh ả năng tăng trưởng Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu dao động dựa trên cơ sở c ủa r ất nhi ều các y ếu tố, từ lãi suất tới tác động của thời tiết. Nhưng trong dài h ạn, yếu t ố quy ết định là khả năng tăng trưởng của công ty phát hành. 4. Giá trái phiếu có khả năng phục hồi nhanh hơn nhiều so với giá cổ phiếu Năm 1994 được coi là năm đối với trái phiếu do mức giảm giá khá m ạnh. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, giá trái phiếu đã phục hồi, th ậm chí còn tăng cao hơn so với lúc trước khi mất giá. Ngược lại, giá cổ phi ếu chậm thay đ ổi h ơn: chỉ số chứng khoán Dow Jones (Mỹ) trung bình giảm 44% trong năm 1973 -1974 và hơn 10 năm sau, chỉ số này mới phục hồi được giá trị của mình. 5. Lãi suất tiết kiệm tăng lên là điều tồi tệ đối với trái phiếu Khi lãi suất tiền gửi tăng lên, giá trái phiếu sẽ hạ, vì trái phi ếu sẽ m ất s ức h ấp dẫn do người mua có xu hướng chuyển sang đầu tư vào tài sản khác có m ức lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất hạ thì giá trái phi ếu lại có xu h ướng tăng lên. Chịu tác động lớn nhất của việc thay đổi lãi suất là những trái phi ếu dài hạn. 6. Lạm phát có thể là mối đe dọa lớn nh ất đ ối v ới các kho ản đ ầu t ư dài hạn của bạn 7. Đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp bạn giảm thiểu rủi ro. 10 Câu hỏi dành cho nhà đầu tư chứng khoán   Nguồn Báo Nhịp cầu đầu tư , sưu tập bởi trunghh ngày 14/04/2004     1 2 3 4 5 Đánh giá của bạn    ( Chú thích: bạn cần đăng nhập (login)) Trước khi quyết định mua chứng khoán, chắc chắn các nhà đầu tư phải kiềm tra, cân nhắc trước nhiều vấn 
  4. đề. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chính thức nhập cuộc vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì các nhà   đầu tư trong nước vẫn còn băn khoăn. Điều khiến họ e ngại là có nên mua chứng khoán hay không, và nên  chọn lựa mua cổ phiếu của công ty nào. Không dễ gì lựa chọn khi hầu hết các công ty niêm yết đều có đầy   đủ các con số, chuan mực như nhau trong các bảng Cáo bạch. Tâm lý hiện nay của nhiều nhà đầu tư  vẫn là   mua chứng khoán theo số đông. Như thế, liệu bạn có phải là người mua cuối cùng không? Vậy khi nào bạn   nên nhanh tay mua chứng khoán trước mọi người rút tiền ra.  Nếu bạn  đầu tư  theo những căn bản  nhất  định với 10 câu hỏi gợi  ý  sau  đây, bạn có  thể  tự  quyết  định giữ  chứng khoán nào trước những biến  động thị  trường. Quan trọng hơn là  bạn thoải mái tự  tin rằng bạn  đang   đầu tư đúng nghĩa chứ không phải là đánh bạc.   1. Công ty đó kinh doanh và kiểm tiền như thế nào? Nếu bạn không biết đang mua cái gì, bạn rất khó khăn trong việc quyết định phải trả tiền cho nó như thế   nào? Như  vậy khi bạn mua chứng khoán, bạn cần phải tìm hiểu công ty  ấy  đang kiếm tiền như  thế  nào? Về  căn   bản câu trả  lời không phải lúc nào cũng rõ  ràng. Nhưng bạn không thể  không quan tâm  đến phương thức   sinh lãi, phương hướng đầu tư , thị trường tìm năng, bộ máy nhân sự cũng như các nguy cơ cạnh tranh rủi ro  có thể xảy ra với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.    2. Có phải doanh số bán hàng là thật? Nói đến tiền mặt, điều khá quan trọng mà bạn phải thực sự chú ý là các nguyên tắc kế toán tài chính. Đôi khi, trong một số trường hợp, các công ty này chẳng bao giờ thu được tiền mặt thật mà báo cáo tài chính   vẫn thể hiện những con số đẹp nhất. Ơ thị trường chứng khoán Việt Nam,  đã có trường hợp như vậy. Thỉnh   thoảng, những dấu hiệu cảnh báo về  doanh thu không thấy được, vì  sự  vận dụng tinh vi của doanh nghiệp.   Trong trường hợp  đó, phải tự  cảnh báo  đối với những doanh số  bỗng vượt trội so với  đối thủ  cạnh tranh  truyền thống. Con số là quan trọng, nhưng đôi khi kết quả kinh doanh thực tế khác so với báo cáo tài chính.   3.Công ty đó đối với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
  5. Trước khi mua chứng khoán, điều phải quan tâm là chú ý đến các đối thủ cạnh tranh. Điều gây ảnh hưởng đến quyết định là phân tích doanh số bán hàng. Nhưng không chỉ có thế. Dẫn chứng cụ   thể  nhất là  bạn phải nhìn lại cách công ty cạnh tranh với các đối thủ  cạnh tranh qua từng năm qua như  thế   nào? Nếu công ty cạnh tranh trong nghành có tỷ lệ phát triển nhanh, thì doanh số tăng trưởng của công ty phải đạt   hay thậm chí cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác cùng nghành và đối với các nghành khác cũng vậy.  Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh lâu dài của công ty.   4. Khả năng thích ứng trong môi trường đầu tư Tìm hiểu xem nền kinh tế có ảnh hưởng đến nền kinh doanh và đầu tư của công ty không? Một vài cổ phiếu hay công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đi xuống, các cổ phiếu thông thườngsẽ bị rẽ đi một cách vô lý. Nhà đầu  tư  cần để y đến tỉ giá lãi suất, vì tỉ giá này ảnh hưởng đến nhiều nghành nghề khác nhau.  Có  thể  một yếu tố  mà  nhà   đầu tư  cần phải xem xét là  mức  độ  giá  cả  của các  đối thủ  cạnh tranh   đang tồn tại trong nghành   5. Khả năng bại trận trong vài năm tới ra sao? Quan tâm  đến  điều gì  có  thể  “đánh” công ty mình mua, thậm chí  giết chết công ty tron vài năm tới. Chẳng  hạn, công ty bạn định mua chứng khoán gặp vấn đề  lớn như  mất đi một khách hàng quan trọng hay có  thể   cảm nhận được sự rủi ro này qua bảng Cáo bạch ban đầu của công ty đối với công chúng hoặc báo cáo tài  chính thông qua Uy ban chứng khoán. Sự tập trung khách hàng hoặc tập sự độc quyền của nguồn cung cấp   đôi khi chính là sự rủi ro cho chính công ty.   6. Hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí. Tìm hiểu hệ thống quản lý của công ty có quản lý chi tiêu hiệu quả hay không?
  6. Xem lại quá  trình phát triển của công ty, bạn có  thể  viết ra và  hệ  thống lại những chi phí  thường xuyên mà  công ty phải trả  chưa hợp lý. Nếu có  những khoản công ty phải trả  “ một lần” không hợp lý  hoặc thậm chí  nhiều khoản không thể hiện trong báo cáo tài chính. Dựa vào  đó, nhà   đầu tư  có  thể  biết  được lợi nhuận thực sự  của công ty là  bao nhiêu? Nếu bạn nhìn thấy   những khoản chi “lạ  lẫm” lập lại  đôi ba lần trong bảng báo cáo thu nhập của công ty, có  thể  bạn phải thận  trọng hơn trong việc mua cổ  phiếu công ty  đó. Tìm và   đọc chi tiết báo cáo tài chính của công ty và  những   khoản chi riêng thật sự của công ty cũng là một điều cần xem xét trước khi đầu tư.   7. Công ty có đi chệch hướng hay không? Ngay cả khi lợi nhuận công ty nhìn có vẽ lạc quan nhất , điều này không có nghĩa là nó sẽ kéo dài khi công   ty đang có các khoản nợ dài hạn.  Bạn nên kiểm tra những khoản nợ  trong bảng cân  đối, những khoản phải trả  và  những khoản  được trả.   Chẳng hạn, phải trả lãi suất lãi suất vay Ngân hàng , các Quỹ đầu tư… Bạn phải biết trước những  điều này   thay vì sau đó phải “ hy sinh” bất ngờ. Ngoài khoản nợ, phần công ty kiếm được và để tái đầu tư hoặc chia lợi  tức cũng là phần bạn cần quan tâm. Lựa chọn việc sử dụng nguồn lợi nhuận thế nào cho lợi nhuận tăng hơn   trước hoặc “âm” lợi nhuận cũng là  một suy nghĩ   để  các nhà   đầu tư  cân nhắc trước khi  đầu tư  vào chứng   khoán.   8. Hệ thống quản lý và bộ máy điều hành? Đánh giá chất lượng của lãnh đạo công ty  và bộ máy điều hành cũng là một bước quang trọng, không phải   cổ đông nào cũng được biết. Một số  phương pháp cổ   điển là  xem xét thông  điệp mà  Chủ  tịch Hội  đồng Quản trị  gửi  đến cổ   đông và  kết   quả đạt được của công ty trong vài năm gần nhất có thống nhất hay khác nhau. Kết quả kinh doanh là do sự   tài giỏi của nhà điều hành hay những điều kiện bên ngoài tác động. Những that bại của công ty hay công ty   đổ  lỗi cho các lý  do khách quan  khác. Những  điều kiện làm nên thành công trong quá  khứ  không phải lúc  nào cũng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của công ty trong tương lai, đó cũng là lý do nhà đầu  tư cần chú ý.   9. Giá trị thực sự của công ty là gì? Những công ty thành công nhất thế giới lại có thể là những công ty làm nghèo đi tài khoản danh mục đầu tư  
  7. của bạn và ngược lại. Thế  nhưng,  ông trùm  đầu tư  chứng khoán thế  giới Warren Buffett có  nhắc  đên nguyên tắc  đầu tư  làbạn có   htể  mua bất cứ cái gì có  khuyến mãi ngoại trừ  chứng khoán.  Đừng bao giờ rơi vào bẫy “khuyến mãi”  trong   sân chơi chứng khoán. Các chỉ  số  tài chính của công ty cũng rất quan trọng. Bạn cần tỉnh táo nếu tìm hiểu giá  trị  thị  trường  nếu   công ty dự báo khả năng tăng trưởng 50% cho năm 2005 thì đây mới chỉ là “phỏng đoán” chứ không phải là   “đ1nh giá”. Các bước khác như kiểm tra dòng chảy tiền mặt, nhà đầu tư cũng nên đọc hiểu báo cáo tài chính  công ty trước khi mua chứng khoán.    10. Tự hỏi xem  mình có cần thiết sỡ hữu chứng khoán này không? Ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 23 lựa chọn đang niêm yết, bạn sẽ chọn? Hiện sàn giao dịch chứng khoán có hàng chục lựa chọn đang niêm yết, chưa kể thị trường không chính thức   thì không có chứng khoán nào là chứng khoán “phải mua”. Thông thường, các nhà đầu tư hay tự thuyết phục   mình là không được để lỡ dịp này và khi ấy, xem ra cổ phiếu nào cũng đáng để đầu tư . Vì thế, các nhà đầu   tư  phải tỉnh táo tạm ngưng mua khi chưa có  các câu trả  lời thông suốt thông qua 9  điều kể  trên. Bạn  đừng   quên mua chứng khoán là đầu tư để đồng tiền sinh lãi chứ không phải là những “canh bạc may rủi”. Danh gia co phieu thuong   được viết bởi Dzung ngày  09/12/2003     1 2 3 4 5 Đánh giá của bạn    ( Chú thích: bạn cần đăng   nhập (login)) Cổ  phiếu thường là  một phần vốn của một công ty cổ  phần. Quyền sở  hữu cổ  phần này tiêu biểu cho   một phần quyền sở hữu của công ty và cho phép người sở hữu nhận được phần lợi nhuận tương ứng, từ  sự  thịnh vượng của công ty. Chính vì lẽ   đó, cổ  phiếu có  giá trị, biểu thị  bằng mệnh giá, giá  trị sổ  sách,   chính xác nhất là giá trị thị trường (thị giá). Tuy nhiên, thị giá của một cổ phiếu thì luôn thay đổi. Điều gì   làm chúng thay  đổi? Chính số  cung và  cầu sẽ   điều hành các biến  động về  giá  của các cổ  phiếu. Khi   mức cầu xuất hiện có  vẻ  vượt quá  mức cung, giá  cổ  phiếu sẽ  tăng lên và  ngược lại. Nhưng  điều gì  nh   hưởng đến mức cung và cầu của một cổ phiếu. Câu trả lời bao gồm tất cả bất kỳ điều gì phù hợp đối với   những triển vọng của công ty đang  được đề cập, nền công nghiệp hay các công nghệ trong đó công ty   đang hoạt  động và bối cảnh kinh tế­chính trị   đang diễn ra. Những yếu tố  này cũng luôn luôn dao  động   và chính phản ứng của nhà đầu tư đối với các ẩn dụ của các dao động có liên quan đến cổ phiếu sẽ làm   giá cổ phiếu biến động. 
  8. Các nhà  đầu tư  luôn mong đợi, tìm kiếm đầu tư  những cổ  phiếu của các công ty có  khả  năng sinh   lợi cao hơn các cổ phiếu khác, các loại công cụ tài chánh khác. Tuy nhiên, giá cả và khả năng sinh lợi đầu tư  của cổ phiếu là bao nhiêu để hấp dẫn các nhà đầu tư? Trên các thị trường vốn phát triển hiện đại, các nhà đầu tư sử dụng tham chiếu rất nhiều các chỉ số   tài chính  để   đánh giá  giá  trị  và  khả  năng sinh lãi của cổ  phiếu cũng như  các thông tin, xu hướng thị  trường  trước khi đưa ra các quyết định  đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. Một số tiêu chuẩn đã  được công   nhận để dựa vào đó đánh giá các giá trị tương đối của cổ phiếu là cổ tức, tỷ lệ lãi từ cổ tức, thu nhập trên mỗi   cổ phiếu, giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và tỷ số giá trên thu nhập. 1.Cổ tức (Dividend) Cổ tức là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông được thanh toán định kỳ khi công ty có  lợi nhuận. Đại bộ phận cổ đông trông đợi vào cổ tức, vì vậy tình hình tăng giảm cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp   đến giá  cổ  phiếu. Việc tăng cổ  tức là  một tín hiệu về  việc tăng thu nhập trong tương lai. Do  đó, khi cổ  tức   tăng lên thì đó là một tin tốt (giá cổ phiếu thường tăng lên), và cổ tức bị cắt giảm thì đó là một tin xấu (giá cổ   phiếu thường giảm). Nếu một công ty không bao giờ chi trả cổ tức thì cổ phiếu của nó sẽ không hề có giá trị.   Nhưng nếu săn lùng các công ty chia cổ  tức cao nhất, cổ  phiếu của các công ty  ấy lại thường không  đạt   thành tích cao nhất bởi nó  cho thấy công ty không có  kế  hoạch tái  đầu tư  ­ không có  chiến lược lâu dài,  những lợi thế  sẵn có  sẽ  không  được tận dụng, hoạt  động sản xuất kinh doanh của công ty không thể  phát  triển  ổn  định. Và  cổ  tức chỉ  thể  hiện những kết quả  trong quá  khứ, không có  gì   đảm bảo sự  việc  đó  sẽ  tiếp  diễn trong tương lai. Nó là nhân tố khiến cho cổ phiếu tăng giá, nhưng không phải là nhân tố quan trọng.  Lấy cổ tức chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ta có hệ số chi trả cổ tức. Hệ số này đo lường  tỷ  lệ  phần trăm lợi nhuận ròng trả  cho cổ   đông thường dưới dạng cổ  tức. Các công ty có  hoạt  động kinh  doanh và  hoạt  động tài chính tốt thường có  hệ  số  chi trả  cổ  tức thấp bởi công ty dành phần lớn lợi nhuận   ròng cho tái  đầu tư. Và  ngược lại, những công ty làm  ăn yếu kém với tỷ  lệ  sinh lời trên tài sản thấp lại có   khuynh hướng có hệ số chi trả cổ tức cao nhằm tạo điều kiện cho cổ đông sử dụng cổ tức để đầu tư vào nơi   khác có  lợi hơn. Thông thường, mức chia lợi tức cổ  phần thấp sẽ  làm sụt giảm giá  mua­bán cổ  phần. Còn   chia quá  cao sẽ  đem lại cho doanh nghiệp nhiều khó  khăn về  chính sách tài trợ  ngân quỹ  để  tái đầu tư  mở   rộng kinh doanh. Do đó, một công ty trả lợi tức khiêm tốn nhưng cứ đều đều tăng lên thường được ưa chuộng  hơn là một công ty lâu lâu mới trả một món tiền lớn. Mức chấp nhận tỷ lệ chia cổ tức cổ phần thường chiếm   khoảng 40­60% lợi nhuận ròng.  2.Tỷ lệ lãi từ cổ tức (Dividend on price) Đây là  chỉ  số  quan hệ  giữa thị  giá  và  cổ  tức cổ  phiếu, phản  ánh tỷ  lệ  hoàn vốn tổng quát cho một  chu kỳ đầu tư vào cổ phiếu thường, được tính như sau:  
  9. Tiền   mặt   trả   cổ   tức   mỗi   cổ   phiếu   thường = Tỷ   lệ   lãi   từ   cổ   tức Thị giá   Khi cổ tức và khả năng thanh toán cổ tức trong tương lai của một loại cổ phiếu càng cao thì thị giá  cổ phiếu đó đương nhiên sẽ gia tăng.  Nếu một công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng cắt giảm phần chia cổ  tức cho các cổ   đông  để  gia  tăng nguồn vốn hoạt  động và  tái  đầu tư  thì  có  khả  năng công ty sẽ  tạo ra  được nhiều lợi nhuận hơn trong  tương lai. Kết quả là thư giá cổ phần được gia tăng do phần lợi nhuận để lại tái đầu tư đó. Đồng thời thị giá cổ  phiếu cũng sẽ  tăng lên do nhiều người muốn mua  để  chờ cơ  hội tăng giá trong tương lai. Nhưng nếu hệ số   này quá cao, hãy xem mức tăng trưởng của nó mất mấy năm  để khiến cổ tức tăng lên  đến mức lợi suất trái   phiếu hiện thời. Lưu ý là công ty có thể duy trì cổ tức ở tỷ lệ cao trong một khoảng thời gian dài trước khi họ   buộc phải cắt giảm nó, và hậu quả là thị giá cổ phiếu có khả năng giảm rất lớn ngay tức thời.  3.Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per share ­ EPS) Các nhà đầu tư mua cổ phiếu  đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư   vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của   mỗi cổ  phần thường, nó  phản  ánh khả  năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ  phần mà  cổ   đông  đóng góp  vốn. Công thức tính là:   Lợi   nhuận   ròng   ­   Tổng   cổ   tức   ưu   đãi = EPS Tổng cổ phiếu thường Lưu ý: Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu   số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền. Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng   cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. 
  10. Nếu EPS của một loại cổ phiếu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận cao và có xu hướng tăng trưởng   ổn định thì đương nhiên thị giá cổ phiếu giao dịch sẽ có khuynh hướng gia tăng.  Chỉ  số này nên  được xem xét trong một giai  đoạn nhất  định  để  đánh giá xu hướng  ổn  định và  khả   năng tăng trưởng của nó, qua  đó  sẽ  thấy  được hiệu quả  quá  trình hoạt  động của công ty. Tuy nhiên, EPS   không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm  10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm   theo. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng các cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng EPS cao thì hệ số   P/E của chúng cũng tăng lên theo. Tức là  cổ  phiếu sẽ  tăng giá  nếu EPS gia tăng. Hầu hết những phi vụ   thành công lớn  đều thuộc về  những công ty  đang phát triển ­ những công ty có  thu nhập trên mỗi cổ  phiếu  tăng trung bình 30% trong 3 năm liền. Nếu sắp xếp EPS của các công ty theo các mức từ 1 đến 99 với 99 là   tốt nhất trong vòng 2 quý  và  ba tới năm năm gần nhất thì  một cổ  phiếu có  EPS là  80 có  nghĩa là  chúng có   mức phát triển doanh lợi tốt hơn 80% số công ty ngoài thị trường. Giá cả của chúng thường tăng lên rất cao. Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS  được tính lại, gọi là EPS giảm bớt,   bởi số  trái phiếu  đó  có  thể  chuyển  đổi thành cổ  phiếu thường vào bất kỳ  lúc nào. Kết quả  là  số  lượng cổ   phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu. Lợi   nhuận   ròng   (không   phải   trả   lãi   TP   chuyển   đổi)   = EPS   giảm   bớt Tổng trái phiếu chuyển đổi/Giá chuyển đổi   4.Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường (Book value per common share) Giá  trị  sổ  sách là  một hằng số  cố   định trong một thời gian, giữa hai kỳ  công bố  bảng tổng kết tài   sản, tuỳ theo kết quả kinh doanh đã được xác định. Nó chính là tài sản cổ phần thường của các cổ đông tính  trên một cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty (bảng tổng kết tài sản),   được tính như sau: = Vốn   chủ   sở   hữu Giá   trị   sổ   sách
  11. Tổng cổ phiếu thường   Giá trị sổ sách cho phép người  đầu tư thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một   thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu. Giá trị sổ sách và tỷ số giá c trên giá trị sổ sách đã từng được sử dụng làm công cụ thẩm định xem  liệu cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá rẻ hay đắt. Cổ phiếu có mức giá cao gấp 2 lần giá trị sổ sách có   lẽ là quá cao đối với các nhà đầu tư giá trị. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều loại cổ phiếu được giao dịch ở các   mức cao hơn thế. Nhưng cũng không nên coi giá  trị  sổ  sách là  mức giá  sàn của cổ  phiếu,  điều này có  thể   dẫn  đến sự  thua lỗ  bởi không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có  quyền lựa chọn  để  bán tài sản của mình   theo giá trị sổ sách của chúng. 5.Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (Return on equity ­ ROE) ROE đo lường mức lợi nhuận đạt được trên vốn đóng góp của các cổ đông, được tính bằng cách lấy   thu nhập ròng của công ty chia cho số vốn cổ đông.    Thu   nhập   ròng = ROE Vốn cổ đông   ROE của một công ty nào  đó  càng cao thì chứng tỏ công ty này sử dụng  đồng vốn một cách hiệu   quả và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông càng cao, và tất nhiên, giá cả cổ phiếu của công ty này giao   dịch trên thị  trường càng cao. Những cổ  phiếu thường  được lùng mua là  những cổ  phiếu có  tỷ  lệ  ROE trên  20%. Nếu ROE suy giảm là một bằng chứng cho thấy các cuộc đầu tư mới của công ty đã  đem lại ROE   thấp hơn so với các cuộc đầu tư trước  đây. Trong trường hợp này, dự  đoán đúng về ROE trong tương lai sẽ   thấp hơn ROE gần nhất.  6.Giá trên thu nhập (Price on earning per share ­ P/E)
  12. Hệ  số  P/E  đo lường mối quan hệ  giữa giá  thị  trường và  thu nhập của mỗi cổ  phiếu,  được tính như   sau:   Thị   giá = P/E EPS   Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu.  Và  bằng cách nghịch  đảo của tỷ  số  P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà   đầu tư  có  thể  xác  định  được tỷ  suất lợi  nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ. Thông thường, P/E từ 5­15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là:  ­ Nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai. ­ Cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư tho mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp. ­ Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.  Nhiều  ý  kiến cho rằng cổ  phiếu  đó   đang  được  định giá  quá  cao và  giá  cổ  phiếu sẽ  sớm giảm  đến   một giá  trị  tương  đối hợp lý. Tuy nhiên,  điều khó  có  thể  phủ  nhận là  P/E cao thường  ám chỉ  một mức rủi ro  lớn và rủi ro lớn hàm ý một cơ hội thu lợi nhuận lớn hơn. Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với những tin  tức xấu, còn những cổ phiếu có P/E thấp thì không.  Các công ty tăng trưởng mới nổi cũng thường có hệ số P/E cao, bởi EPS của nó còn chưa cao. Khi tính được tỷ số P/E, nên so sánh với 4 chuẩn mực sau: ­ Tỷ  số  tăng trưởng trong qúa khứ  (kiểm tra qua nhiều năm  để  có  thể  biết  được mức bình thường   của P/E). ­ Mức tăng trưởng dự kiến trong tương lai của công ty.
  13. ­ Cổ phiếu của các công ty khác trong cùng ngành kinh doanh. ­ Toàn bộ thị trường, phản ảnh bởi chỉ số. Trường hợp cổ phiếu có hệ số P/E thấp là do công ty chưa có uy tín, đang lâm vào hoàn cảnh khó  khăn hoặc thị trường không đánh giá cao công ty đó, người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty...  Lưu ý rằng P/E sẽ trở lên vô ích nếu nó không phản ánh khuynh hướng của lạm phát. Nếu mức lạm   phát là 8% một năm, tỷ số P/E là 12 thì tỷ số P/E thực sẽ gần với 20. Tỷ số P/E thực này cho ta biết sự mong   đợi của các nhà đầu tư có thực tế hay không. Nếu tỷ số P/E thực thấp thì hầu như giá các cổ phiếu luôn tăng   lên. Nếu chúng quá cao, giá các cổ phiếu luôn hạ xuống. Và   chỉ   số   P/E   cũng   chỉ   thực   sự   có   ý   nghĩa   trong   việc   xác   định   giá   cổ   phiếu   khi   thị   trường   chứngkhoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành nghề, cùng quy mô được niêm yết. Khi đó,   chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu   (P0 = P/E x EPS). Đây là cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất.  Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách sau: ­ Lấy P/E bình quân toàn ngành mà  công ty  đó  tham gia hoặc P/E của một công ty có  cổ  phiếu   được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự nhân với EPS của công   ty cần định giá. ­ Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, P/E được tính theo công thức sau: (1­b)   x   (1   +   g) = P/E r ­ g   Trong đó, b là tỷ lệ thu nhập giữ lại, bằng [1­(Cổ tức/EPS)]. Giá cổ phiếu của công ty đó sẽ được xác định bằng cách nhân hệ số P/E này với EPS của công ty. Mặc dù vậy, P/E không phải là con số kỳ diệu. Tỷ số này được dùng để có được một thước đo tương  
  14. đối về giá cổ phiếu mà thôi. Không nên hiểu nó một cách biệt lập, mà nên so sánh nó với P/E bình quân của   ngành. Theo xu hướng trên thị  trường chứng khoán các nước trên thế  giới, các nhà   đầu tư  thường chấp   nhận các công ty có hệ số P/E cao nếu hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính chứng khoán,   công nghệ tin học, công nghệ sinh học, viễn thông hay các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao. Tại Việt Nam hiện nay, các chuyên viên tài chính nhận  định P/E tại thị  trường Việt Nam từ  8 ­ 15  lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam  từ 10 ­ 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10. Điểm hạn chế  của việc sử  dụng hệ  số  P/E là  nó   được tính dựa vào lợi nhuận của năm trước nên   thường không chính xác, nhất là  dùng P/E  để  phân tích các công ty chỉ  vừa mới sinh lời. Do  đó, một cách   khắc phục sự hạn chế của hệ số P/E này là sử dụng P/E trong tương lai (P/E1), nghĩa là P/E  được tính dựa   trên lợi nhuận của năm tới. Khi đó, tỷ số này được tính dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức.  Tuy nhiên, việc dự  đoán lợi nhuận của năm tới sẽ  không hoàn toàn chính xác, và  đó  cũng là  lý  do   khiến nhiều nhà đầu tư còn do dự. Nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng, một hệ số P/E tốt để mua cổ phiếu là P/E   thấp hơn mức tăng lợi nhuận hàng năm của công ty. Để có thể định lượng một cách chính xác hơn về giá trị của cổ phiếu, cần thiết phải đi sâu vào phân   tích các yếu tố phi định lượng khác có nh hưởng tới kết quả tính toán bởi vì giá trị của một cổ phiếu luôn dao   động thất thường mà  không vì  một lý  do gì  cả.  Đồng thời, không nên lấy các giá  trị  trước  đây làm dấu hiệu   của các giá  trị  tương lai. Số  liệu mới vừa xảy ra có  thể  cung cấp thông tin về  kết quả  tương lai nhưng chính   các số ước tính về cổ tức và thu nhập trong tương lai quyết định giá trị của cổ phiếu công ty./. Chiến lược đầu tư cổ phiếu   được viết bởi Dzung ngày  02/12/2003     1 2 3 4 5 Đánh giá của bạn    ( Chú thích: bạn cần đăng   nhập (login)) Khi đã quyết định đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải xác đ ịnh xem mình là nhà đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu đầu tư và mức độ r ủi ro có th ể chấp nhận để xây dựng một chiến lược đầu tư cho phù hợp. Chiến lược có thể rất đơn giản, và có thể không hơn gì một quan điểm đầu tư thông thường. Thế nhưng căn cứ vào một số cơ sở logic nào đó sẽ tốt hơn chọn
  15. lựa theo kiểu hú hoạ. Sau đây là một số chiến lược đầu tư chính: 1.Mua rồi giữ luôn Mua cổ phiếu của những công ty làm ăn phát đạt rồi giữ luôn để hưởng cổ tức và lãi vốn. Đây là chiến lược đầu tư lâu dài, có thể đem l ại lợi nhuận và không đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm theo dõi các tin tức tài chính hàng ngày. Chiến lược này xuất phát từ những kết luận cho rằng, trong quá khứ giá chứng khoán luôn tăng một cách đều đặn và giá trị của khoản đầu tư sẽ tăng lên. Thêm vào đó, nhà đầu tư còn nhận được cổ tức hàng năm và cổ phiếu có thể được phân tách. Tuy không có gì đảm bảo cho việc phân tách sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nhưng thực tế thì giá trị của các khoản đầu tư thường tăng lên nhờ nghiệp vụ này. Nhưng lưu ý rằng, mua rồi giữ luôn là một chiến lược đúng nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian nhưng điều đó không phải luôn đúng với mọi cổ phiếu. Không một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài. Bởi vậy, thỉnh thoảng nhà đầu tư cũng phải xem xét lại tình hình hoạt động của công ty để có quyết định thích hợp. Và luôn nhớ rằng không được mua cổ phiếu với giá quá cao, dù đó là cổ phiếu tốt. Bởi lẽ, khi nó mất giá thì có thể phải mất nhiều năm mới thu lại được khoản tiền đã đầu tư. Do vậy, hãy quan tâm đến việc định giá cổ phiếu trước khi mua. Kiểm tra xem cổ phiếu đó có đắt không bằng cách so sánh tỷ số P/E của nó với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động và mức bình quân của ngành. Một số cổ phiếu tốt sẽ có giá đắt hơn nhưng có thể là một cổ phiếu đáng đ ầu t ư n ếu mức tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu dự kiến là khả quan. 2.Mua khi giá hạ Khi nhìn thấy giá trị đầu tư của mình giảm xuống, cũng là lúc nhà đầu tư phải mua thêm nhiều cổ phiếu giống như vậy. Điều này nghe giống như ném tiền qua cửa sổ. Tuy nhiên, loại cổ phiếu sẽ đầu tư là loại cổ phiếu có giá thay đổi rất nhiều trong một thời gian dài và giá tăng trở lại mỗi khi giá sụt xuống mức thấp nhất, và mức giá cao nhất và thấp nhất cách nhau từng nhiều năm. Như vậy, dù cho cổ phiếu đang biến chuyển bất lợi như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể trông đợi giá sẽ tăng trở lại như nó vẫn luôn như vậy và chính điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong một tương lai không quá xa.
  16. Nhiều nhà đầu tư thực hiện chiến lược này theo cách khi giá giảm (tăng) cực điểm và tăng lên (giảm xuống) một mức X nào đó thì mua vào (bán ra). Chiến lược này có thể giúp cho nhà đầu tư tránh được những rủi ro phát sinh do việc mua vào khi giá cao và bán ra khi giá thấp. Sự thua lỗ chỉ có thể xảy ra khi nhà đầu tư bán ra ở mức giá dưới mức bình quân. Ngược lại, khi bán ra ở mức giá trên mức bình quân thì nhà đầu tư sẽ có lãi. Tuy nhiên, nắm giữ cổ phiếu trong trường hợp giá liên tục rớt sẽ đem lại nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng. Do đó, nên bán khi giá của chúng đã giảm tới 8% hoặc hơn và chuyển sang đầu tư vào một loại cổ phiếu khác. 3.Mua dựa Mua bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên quy luật số đông. Nhà đầu tư theo chiến lược này cho rằng thị trường không thể có phản ứng kịp thời với những dữ liệu thống kê và tình hình kinh tế một cách chính xác. Theo họ, nếu có một nhóm người (vừa đủ) lạc quan về thị trường họ sẽ mua cổ phiếu cho đến khi giá lên cao một cách phi lý. Ngược lại, khi họ bắt đầu bi quan thì họ sẽ bán ra, bất chấp những điều kiện cơ bản lúc đó thế nào. Lúc đó, họ có thể làm cho giá xuống một cách phi lý. Hành động mua cổ phiếu theo nhóm người này có thể mang lại lợi ích và sự an toàn. Tuy nhiên, nhiều người thực hiện chiến lược này một cách cứng nhắc đã phải mua với giá cao và bán với giá thấp. Lời khuyên được đưa ra: “Đừng mua khi số người mua nhiều hơn số người bán, nếu không cẩn thận thì có thể phải chi số tiền nhiều hơn cần thiết. Đừng bán khi số người bán nhiều hơn số người mua, nếu cứ bán thì chỉ có thể kiếm được vài xu lời mà thôi”. 4.Mua cổ phiếu của những công ty nhỏ Tiềm năng tăng giá là sự hấp dẫn các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này. Những công ty nhỏ có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn công ty lớn, nhất là trong thời kỳ lạm phát kéo dài và nằm ở mức cao. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty nhỏ có xu hướng mất giá nhiều hơn so với cổ phiếu của các công ty l ớn trong giai đoạn này. Ngoài ra, giá cổ phiếu các công ty nhỏ biến động nhiều hơn và thường không theo kịp chỉ số giá trung bình của thị trường trong dài hạn. Do đó, cổ phiếu của những công ty nhỏ không phải để mua và giữ dài hạn. Cổ phiếu của những công ty nhỏ có thể bất ngờ tăng giá dữ dội hay hạ giá dữ
  17. dội. Tuy nhiên, nó tăng giảm theo ngành nghề. Nếu một ngành đang tăng lên, hãy mua một vài cổ phiếu của các công ty nhỏ tốt nhất trong đó. Một trong các ngành đang đầu tư đi xuống, hãy bán hết cổ phiếu của các công ty nhỏ trong ngành đó. Do đó, khi áp dụng chiến lược đầu tư này, nhà đầu tư phải theo dõi thật sát sự phát triển của nó để đảm bảo rằng nó vẫn luôn luôn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Đó là làm ăn có lãi, tỉ lệ gia tăng cổ tức trên 10% trong vòng 5 năm, t ỉ l ệ n ợ trên vốn cổ phần thấp, lưu lượng tiền mặt tự do cao và tỉ lệ P/E thấp. Nếu P/E cao thì tỷ lệ gia tăng lợi nhuận cũng phải cao. Với kỹ năng, kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, cổ phiếu của các công ty nhỏ s ẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều phần thưởng. 5.Mua cổ phiếu tăng trưởng Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còn tiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. Do vậy, cổ tức thường thấp. Tuy nhiên, tìm ra và chọn được một cổ phiếu tăng trưởng không phi là việc ai cũng làm được. Nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích thị trường. Các công ty tăng trưởng thường là những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ tân tiến, có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học...). Thông thường, các công ty tăng trưởng có tỷ số P/E cao; vốn c ổ ph ần l ớn hơn hoặc bằng tổng nợ; tăng trưởng đều đặn, không ngừng trong thu nhập tính theo đầu cổ phiếu ít nhất là 10%/năm. Một số nghiên cứu cho thấy, những công ty đã từng đạt mức thu nhập th ực t ế cao hơn mức thu nhập dự đoán thì có nhiều khả năng sẽ lặp lại đ ược thành tích đó trong tương lai. Phần thưởng dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng rất hấp dẫn. Nhiều người đã làm giàu nhờ biết lưu giữ những cổ phiếu tăng trưởng đích thực trong một thời gian dài.
  18. Một nguy hiểm lớn cho những người đầu tư cổ phiếu tăng trưởng là chạy theo cái mốt nhất thời. Khi công ty có một sản phẩm hay dịch vụ mới, họ cho rằng nó có khả năng tăng trưởng mạnh và cứ hỏi mua cổ phiếu đó với giá cao. Tuy đó là những cổ phiếu tốt nhưng được đánh giá quá cao sẽ có phản tác dụng và trong trường hợp đó nhà đầu tư không kịp thanh toán sẽ bị lỗ nặng. Do đó, cần phân biệt tăng trưởng dài hạn với bộc phát tức thời. Các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng phải biết cách nhìn vượt lên trên các biến chuyển giá cả trong ngắn hạn của chứng khoán, từ chối dứt khoát việc trả giá quá cao cho sự tăng trưởng. Mức giá hợp lý để mua cổ phiếu tăng trưởng là khi PEG nhỏ hơn 1 (P/E chia cho t ốc độ tăng trưởng dự đoán G). Mục tiêu của cổ phiếu tăng trưởng nên được xem xét đánh giá hàng năm, hàng quý, thậm chí là hàng tháng. Tuy nhiên, khi đánh giá hàng tháng, nhà đầu tư cần tránh phản ứng quá nhạy cảm và bán cổ phiếu ra quá sớm khi nhận thấy sự sút giảm mức độ tăng trưởng. 6.Đầu tư giá trị Đầu tư giá trị là việc tìm kiếm các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị của nó và có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể không đồng ý được với nhau thế nào là một cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Theo Graham và Dodd thì chúng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: - Giá trị kế toán của một cổ phần thấp hơn giá thị trường của nó. - Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 50 lần thu nhập đầu cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loaại AAA tính theo số nguyên. - Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 150 lần tỷ lệ lợi tức cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loại AAA. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng áp dụng cứng nhắc theo những tiêu chuẩn này. Việc tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp là một công việc hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian nghiên cứu. Trong một số giai đoạn nào đó của chu kỳ thị trường, các cổ phiếu "giá trị" gần như không ai đ ược biết đến. Thay và đó, người ta chỉ chú ý đến những công ty tăng nhanh lợi nhuận, hoặc những công ty có công nghệ mới, hoặc những công ty tỏ ra năng động hơn.
  19. Cũng giống như đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, đầu tư giá trị cũng phải rất kiên nhẫn. Nhà đầu tư giá trị phải chờ thị trường thừa nhận là đã đánh giá thấp cổ phiếu của họ và sẽ trả giá cao hơn cho những cổ phần đó. Một số nguyên tắc khi thực hiện chiến lược này: - Không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa ra những phán đoán mạo hiểm về tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai. - Tỷ số giá cả/giá trị sổ sách nhỏ hơn 2,5. - Lợi suất cổ tức cao và nhất quán. - Tỷ số P/E thấp. - Tốc độ tăng trưởng trung bình 7% (bởi cổ phiếu của các công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ giảm giá rất mạnh khi có sự giảm sút về lợi nhuận). - Mức vốn hoá của công ty thấp. - Công ty có khối lượng tiền mặt dồi dào và đang gia tăng. - Hệ số thanh toán hiện tại bằng 2. - Bán dần lượng cổ phiếu nắm giữ khi nó đã đem lại 70% lợi nhuận mong đợi trong khoảng 3 năm trở lại kể từ lúc mua. - Bán khi thị trường tăng giá, và mua khi thị trường giảm giá. Nghĩa là mua khi các nhà đầu tư khác ghét bỏ và bán khi hầu hết các nhà đầu tư bắt đầu trở lên yêu thích cổ phiếu đó. 7.Mua cổ phiếu của những công ty quen thuộc, lĩnh vực quen thuộc Đó là cổ phiếu của các công ty thường xuyên được tiếp xúc, được quan sát hay đơn giản là sản phẩm của công ty đó được nhà đầu tư thường xuyên mua. Cũng có khi chỉ vì thích sản phẩm của công ty đó hoặc do ảnh hưởng bởi danh tiếng
  20. hay mối quan hệ quen biết mà họ quyết định đầu tư vào công ty đó. Đây có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng cần phải biết kỹ hơn về công ty dự định sẽ đầu tư. Điểm hạn chế của chiến lược này là sự chủ quan, chỉ nhắm vào các khía cạnh phiến diện về công cuộc kinh doanh của công ty mà thôi. Và nó hạn chế nhà đầu tư vào một hoặc hai ngành nghề. Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi sự nhạy bén trước các sự kiện mới mẻ. Nhiều công ty có vẻ xa lạ nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy đó thực sự là một cổ phiếu tốt đáng để khai thác. Qua việc nghiên cứu, cảm nhận riêng về một loại cổ phiếu có thể được xác nhận hay bị bác bỏ. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều. 8.Mua cổ phiếu thượng đẳng Cổ phiếu thượng đẳng là cổ phiếu của các công ty lớn có tiếng tăm, tiềm lực tài chính mạnh, thành tích kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định. Việc nắm giữ cổ phiếu này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro, ngay cả trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế, nhưng thành tích của nó hiếm khi nổi bật. Chiến l ược này phù hợp với những nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn có thu nhập đều đặn. Để góp phần làm lên sự thành công khi áp dụng các chiến lược đầu tư nói trên, một số trường hợp và dấu hiệu bán cổ phiếu sau đã được đúc kết nhiều năm qua từ những kinh nghiệm của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Nên bán cổ phiếu khi: - Các lý lẽ ban đầu dùng để quyết định mua cổ phiếu là sai lầm hoặc không còn nữa. - Công ty không còn giữ vị trí đứng đầu như trước kia nữa. - Những người quản lý hàng đầu bắt đầu bán cổ phiếu hoặc rời bỏ khi công ty trở lên suy yếu. - Công ty đang trong tình trạng bất lợi do sản phẩm chính của công ty bị c ạnh tranh bởi những sản phẩm có ưu thế hơn làm cho thị phần của công ty bị giảm sút. - Mức chênh lệch giá đã đáp ứng được mục tiêu đề ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2