intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

179
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng nystatin điều trị nấm thế nào cho hiệu quả? Nystatin là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và diệt tế bào nấm (tùy thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm), làm hư màng tế bào nấm Candida nên được dùng điều trị và dự phòng các bệnh nấm do Candida ở da và niêm mạc (niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hoá, niêm mạc âm đạo). Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng (viên đặt, thuốc rửa, thuốc bột, hỗn dịch, viên nén...) nên rất thuận tiện khi sử dụng. Tuy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1

  1. Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1: Sử dụng nystatin điều trị nấm thế nào cho hiệu quả? Nystatin là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và diệt tế bào nấm (tùy thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm), làm hư màng tế bào nấm Candida nên được dùng điều trị và dự phòng các bệnh nấm do Candida ở da và niêm mạc (niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hoá, niêm mạc âm đạo). Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng (viên đặt, thuốc rửa, thuốc bột, hỗn dịch, viên nén...) nên rất thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc này cần lưu ý: - Đối với nhiễm nấm Candida đường tiêu hoá (thực quản, ruột) nên dùng nystatin phối hợp với kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. - Đối với tổn thương niêm mạc miệng: Dùng dạng viên ngậm hoặc hỗn dịch. Nếu sau 14 ngày điều trị vẫn còn triệu chứng cần phải khám lại. - Nhiễm nấm âm đạo: Dùng dạng viên đặt hoặc dạng kem trong 14 ngày liên tiếp. Có thể dùng viên đặt phối hợp với metronidazon. - Đối với nấm Candida ngoài da: Dùng các dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc bột mịn, bôi 2-4 lần/ngày cho tới khi khỏi hẳn.
  2. Nystatin hấp thu kém qua đường tiêu hoá, vì vậy không dùng nystatin điều trị nhiễm nấm toàn thân. Khi dùng nystatin theo đường uống tránh dùng các thuốc làm thay đổi nhu động ruột, các thuốc bao niêm mạc tiêu hoá vì làm cản trở tác dụng của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra như: dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá sau khi uống thuốc...) nên ngừng thuốc. Về thuốc nhỏ mắt corticoid Mỗi khi bị đau mắt đỏ, tôi lại mua thuốc polydexa về nhỏ. Lần này tôi dùng không thấy đỡ mà bệnh còn nặng thêm. Có phải tôi đã dùng không đúng thuốc? Ngô Thanh Chương(Nghệ An) Polydexa là một trong những thuốc nhỏ mắt kết hợp giữa kháng sinh và corticoid có tác dụng vừa chống nhiễm khuẩn, vừa chống viêm. Do có tác dụng kháng viêm mạnh nên thuốc được sử dụng hiệu quả trong các thể viêm như: viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi... Thuốc có tác dụng làm giảm đỏ mắt rất nhanh nên người bệnh ưa chuộng và còn truyền miệng mách bảo nhau dùng. Tuy nhiên nếu dùng đúng thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. Nhưng nếu dùng không đúng, lạm dụng thuốc sẽ làm trầm trọng thêm bệnh. Ví dụ: đối với
  3. loét giác mạc mà nhỏ các thuốc có chứa cortison như trên sẽ làm cho vết loét rộng ra, lâu làm sẹo và có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù. Đây còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ như qua một lớp sương, ra trời nắng thấy chói, thị lực giảm đi rất nhiều), tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà. Để tránh những hậu quả trên, bác cần dừng ngay thuốc đang dùng và đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và dùng đúng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng, nhất là loại thuốc chứa corticoid. Trường hợp cần phải nhỏ các thuốc có chứa corticoid này trong một thời gian dài cần phải có sự theo dõi của bác sĩ. Có phải do quá liều thuốc? Cứ đi ôtô là tôi lại phải dùng đến thuốc chống say. Thuốc tôi hay dùng là vomina. Bình thường tôi hay uống 1 viên là ổn. Lần này đi xa hơn nên tôi uống 2 viên. Lên xe là hai mắt díu lại nhưng miệng thì có cảm giác khô khốc suốt đường đi rất khó chịu. Vậy có phải do tôi đã dùng thuốc quá liều không? Bùi Thu Hồng(Thanh Hóa)
  4. Thành phần chính của thuốc vomina là dimenhydrinat, được dùng chủ yếu và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt khi say tàu xe... Liều dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần 50-100mg (1-2 viên/lần). Vì thế với liều bạn uống 2 viên không phải là quá liều. Tuy nhiên khi dùng các thuốc chống say tàu xe nói chung và thuốc vomina nói riêng, các tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn ngủ. Ngoài ra có thể gặp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất phối hợp vận động, nhìn mờ, ù tai... Đặc biệt do tác dụng kháng cholinergic của thuốc nên khi uống có thể gặp khô miệng và đường hô hấp (như trường hợp bạn đã gặp phải). Nếu gặp hiện tượng này, bạn có thể khắc phục bằng cách ngậm kẹo hoặc kẹo cao su không đường, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Các tác dụng không mong muốn này thường nhẹ và không nguy hiểm. Hạn chế tác dụng phụ của corticoid bôi ngoài da Corticoid dùng trong bệnh ngoài da có những tác dụng thế nào? Tôi bị trứng cá có thể dùng thuốc corticoid để trị bệnh không? Corticoid là nhóm thuốc dùng để chữa nhiều bệnh và cũng là một trong những nhóm thuốc thường bị lạm dụng trong điều trị. Người bệnh tự ý mua về
  5. dùng, việc sử dụng không đúng chỉ định, không đúng cách dùng sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, tai biến do thuốc. Corticoid dùng để bôi ngoài da có các dạng dung dịch, gel, cream... Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây trứng cá và tổn thương da dạng trứng cá, rạn da, giãn mạch, rậm lông, làm chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virut... Đối với loại corticoid có hoạt tính mạnh có thể gây teo da (nhất là khi bôi ở những vùng da mỏng, có nếp gấp)... Các tác dụng phụ sẽ càng nặng hơn nếu bôi thuốc mà băng bịt kín lâu dài không có sự theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc. Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh... Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của corticoid cần sử dụng đúng chỉ định, đúng liều lượng (vì nếu bôi thuốc quá ít sẽ kém tác dụng, hoặc quá nhiều sẽ lãng phí và nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra), đúng cách và có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc. Thông thường mỗi ngày bôi từ 1-2 lần. Đối với những tổn thương mạn tính thường bôi thuốc trong 2 tuần sau đó nghỉ vài ngày hoặc một tuần rồi lặp lại 2-3 đợt như vậy sau đó thay bằng thuốc có hoạt tính nhẹ hơn. Các vùng da khác nhau có đặc điểm giải phẫu khác nhau và khả năng hấp thu thuốc cũng khác nhau, vì thế nên dùng thuốc có độ mạnh, yếu khác nhau cho phù hợp. Ví dụ ở vùng da dày (bàn tay, bàn chân) nên dùng loại có hoạt tính mạnh
  6. đến cực mạnh. Đối với những vùng da mỏng (bẹn, bìu), vùng mặt nên dùng loại vừa hoặc nhẹ. Khi bôi thuốc tránh bôi trên một vùng da rộng (đặc biệt với loại có hoạt tính mạnh và cực mạnh) vì dễ gây biến chứng toàn thân. Mặt khác nếu bôi dạng thuốc mỡ với diện rộng sẽ gây hạn chế hô hấp của da. Bởi vậy nếu có thương tổn lan tỏa toàn thân nên bôi luân chuyển từng vùng.
  7. Thuốc kém chất lượng? Hồi tết ra tôi có đi khám mắt và được bác sĩ kê đơn cho mua thuốc về nhỏ. Nhưng lúc đó tôi dùng chưa hết nên cất đi để sau này dùng tiếp. Lần này tôi lại bị bệnh như vậy nên đã lấy thuốc lần trước ra nhỏ, nhưng tôi thấy thuốc không còn trong như trước nữa, trong khi hạn dùng của thuốc vẫn còn. Có phải do thuốc kém chất lượng không? Tôi có nên tiếp tục dùng nữa không? Bùi Minh Phương (Nam Định) Trước hết phải khẳng định rằng hạn dùng của thuốc không tương ứng với thời gian mở nắp. Khi đã mở nắp lọ thuốc ra để tra, nhỏ mắt, lại bảo quản không tốt, thuốc có thể sẽ bị ánh sáng, nhiệt độ... làm hỏng ngay trong khi còn đang sử dụng. Đối với thuốc nhỏ mắt khi tra càng phải rất thận trọng, không được chạm đầu lọ thuốc sát vào mắt sẽ gây nhiễm khuẩn thuốc và chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày sau khi đã mở nắp lọ. Hiện tượng lọ thuốc vẩn đục là do thuốc đã bị kém chất lượng, thậm chí bị hỏng... Vì vậy không nên dùng. Có nên truyền dịch?
  8. Thời gian gần đây tôi có cảm giác ăn không ngon miệng, người mệt mỏi. Mấy người bạn mách truyền vài chai hoa quả sẽ khỏe. Nhưng tôi lại nghe một số thông tin về tại biến khi truyền dịch nên còn lưỡng lự. Vậy tôi có nên truyền không? Minh Hồng (Bắc Ninh) Nhiều người quan niệm dịch truyền là một thứ thuốc bổ nên đã lạm dụng truyền khi chưa thật cần thiết, hoặc truyền không đúng với chỉ định. Nguy hiểm hơn là ở nhiều nơi người ta còn tiến hành truyền dịch tại nhà và được thực hiện bởi những người có một chút chuyên môn... Vì vậy thực tế đã có những tai biến do truyền dịch xảy ra tại cộng đồng. Cần phải hiểu rằng dịch truyền không phải là thuốc bổ mà là thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy mà chỉ dùng khi thật cần thiết như trong trường hợp người không ăn được (thực quản bị trở ngại, bộ máy tiêu hóa không hấp thu chất đạm...) hoặc trong các trường hợp mất nước như tiêu chảy, sốt... Khi truyền phải được thực hiện ở cơ sở y tế có bác sĩ và có đủ phương tiện cấp cứu. Trường hợp của bác mới chỉ mệt mỏi, ăn không ngon thôi thì chưa nên truyền dịch. Điều trị viêm bể thận cấp - Thuốc gì?
  9. Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị đau lưng, đái buốt và sốt cao. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm bể thận cấp và cho điều trị tích cực. Đến nay tôi đã khỏi bệnh, tuy nhiên tôi muốn hiểu biết rõ hơn về bệnh này và các thuốc điều trị bệnh ra sao. Xin quý báo giúp tôi, tôi xin cảm ơn! Đào Thị Lụa (Bắc Ninh) Viêm bể thận là bệnh viêm cấp tính tổ chức kẽ của thận do nguyên nhân nhiễm khuẩn, thường là nhiễm khuẩn gr (-), nhiễm khuẩn đa số theo đường ngược dòng gây viêm ở đài bể thận, vào tổ chức kẽ của thận, cũng có thể đi theo đường máu, bạch huyết. Người bệnh có biểu hiện sốt cao rét run, sốt cao dao động. Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Thể trạng suy sụp nhanh. Có khi có nhiễm khuẩn máu kèm theo đau vùng hố lưng một bên hoặc hai bên, thường là đau âm ỉ, có khi đau dữ dội, đau lan xuống dưới; tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu có màu đục như nước vo gạo, có thể có máu, mủ. Để điều trị, nhất thiết phải được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, làm các xét nghiệm rồi mới chỉ định dùng thuốc. Cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh có tác dụng với trực khuẩn gr (-). Kháng sinh nhóm quiinolon là tốt nhất (ciprofloxacine, fefloxacine, levefloxacine...). Nên dùng kháng sinh kéo dài từ 10 - 15 ngày. Cần điều trị 2 đợt cách nhau 1 tuần cho dù xét nghiệm vi khuẩn niệu đã âm tính.
  10. Khi có suy thận thì tránh dùng những kháng sinh độc cho thận như gentamycin, tetracycline. Bệnh nhân cần uống nhiều nước, uống nước lọc hoặc nước quả ép trong những ngày đầu, nếu có vô niệu thì kiêng rau quả và hạn chế nước. Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch. Nếu có suy thận thì phải ăn giảm đạm. Bệnh được phát hiện sớm và điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, các triệu chứng lâm sàng thường giảm nhanh, hết sốt, bạch cầu máu và niệu giảm. Nước tiểu trở về bình thường sau 1 - 2 tuần. Nếu điều trị không đúng thì thường tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính hoặc có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc hội chứng ure máu cao.
  11. Có cách nào trị sẹo Con tôi bị ngã phải khâu mất mấy mũi ở cằm. Tại vết khâu đó đã để lại sẹo lồi trông rất xấu. Cháu lại là con gái. Vậy có cách nào để trị không? Thu Lan(Hà Nam) Sẹo được hình thành từ một vết thương (có thể do tai nạn, vết mổ hay bệnh tật). Vết thương càng lớn thì thời gian lành sẹo càng lâu. Nhiều vết sẹo có nguy cơ trở thành sẹo lồi (nhất là đối với những người có cơ địa sẹo lồi). Sẹo gây mất thẩm mỹ làm cho người bị sẹo mặc cảm nhất là ở những phần hở (mặt, tay...). Đối với các vết sẹo tăng trưởng bất thường, tạo sẹo lồi, sẹo có dạng nốt màu vàng nâu hoặc đậm màu cần phải đến các chuyên khoa da liễu để khám. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo. Tùy từng vị trí, kích thước, độ nông, sâu của sẹo mà thầy thuốc chọn phương pháp điều trị thích hợp như: phẫu thuật chỉnh sửa sẹo, bào mòn da, dùng tia laser, liệu pháp lạnh, dùng các chế phẩm bôi tại chỗ... Các chế phẩm bôi tại chỗ được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, gel, kem. Các hoạt chất thường được sử dụng là heparin, allantoin (contractubex), các sản phẩm thiên nhiên như dẫn xuất cepae (cepae extract)... Khi dùng thuốc nên dùng đều đặn, đúng chỉ định, đúng phương pháp để đảm bảo hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào từng cá nhân người bệnh. Trong quá trình dùng
  12. thuốc cần thận trọng, đặc biệt nếu bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trường hợp của con bạn nên đến chuyên khoa da liễu để khám. Tại đây bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nhiễm amíp - Thuốc gì? Vừa rồi tôi bị đau quặn bụng và rối loạn tiêu hóa. Tôi đã đi khám, xét nghiệm phân và được bác sĩ chẩn đoán nhiễm amíp. Bác sĩ kê đơn cho dùng flagyl, tuy nhiên sau khi uống được 1 ngày tôi thấy xuất hiện các nốt nổi mẩn trên người. Vậy tôi xin hỏi có thuốc gì khác thay thế được không? Viêm đại tràng do đơn bào amíp có triệu chứng từ 2 - 6 tuần sau khi nhiễm phải kén. Đau bụng dưới và tiêu chảy là triệu chứng có sớm, sau đó thì mệt mỏi và chán ăn, đau quặn bụng từng cơn ở vùng hố chậu phải (vùng hồi manh tràng), nếu bệnh kéo dài có thể đau cả hố chậu trái do tổn thương đại trực tràng; mót rặn và đi ngoài giả (mót đi ngoài nhưng không đi ngoài được), đau lan tỏa bụng dưới hoặc ra sau lưng. Trong thời kỳ toàn phát, người bệnh có thể đi đại tiện từ 10 - 15
  13. lần/ngày, có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện mãi. Phân chủ yếu là máu và nhầy nhớt. Bệnh nhân bị lỵ amíp thường không sốt, đây là điểm để phân biệt với lỵ trực khuẩn (shigella) thường sốt nhiều, sốt cao. Hiện tại có hai nhóm thuốc sau được dùng trong điều trị: Nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole): Loại thuốc này có ưu điểm diệt được cả thể kén và thể đơn bào amíp, nhưng khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay... các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể đào thải hết thuốc. Đặc biệt, đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch cầu. Thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú. Nhóm di-iodohydroxyquinolin: Là những thuốc trị amíp bằng cách tiếp xúc. Không nên dùng phối hợp các thuốc nhóm này với nhau hay dùng liều cao liên tục vì thuốc gây viêm tuỷ bán cấp, viêm dây thần kinh ngoại biên và tổn thương thị giác. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bệnh nhân cường giáp. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, đau dạ dày, dị ứng da, có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp.
  14. Ngoài ra, trong dân gian còn dùng một số thuốc Đông y như hạt và vỏ của cây mộc hoa trắng, thừng mực lá to, sừng trâu, vỏ cây hậu phác, chiêu liêu, hoàng cầm... trong điều trị bệnh lỵ do amíp. Trong trường hợp của bạn, nên đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, bởi để điều trị bệnh do amíp đạt hiệu quả cao, việc chọn lựa loại thuốc gì, hàm lượng như thế nào nhất thiết phải do thầy thuốc chỉ định cụ thể, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn của các loại thuốc diệt amíp. Phòng bệnh chủ yếu là ăn chín, uống sôi, rửa rau nhiều nước và kỹ dưới vòi nước; Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên cắt móng tay ngắn và không dùng phân tươi bón cho các loại rau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2