intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4)

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tôi muốn hỏi là hiện nay tôi đã có bầu được 13 tuần (theo phiếu siêu âm gần nhất) nhưng tôi lại bị sổ mũi, chóng mặt, ngứa cổ họng và có sốt nhẹ 37,5 độ. Tôi đã đi khám ở viện và được bác sỹ kê cho uống Panadol, vitaminC và thuốc chữa viêm đường hô hấp. Chương trình cho tôi xin hỏi liệu việc bị sốt và uống thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi về hình dạng và cả trí não không? Và có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4)

  1. Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4) Sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tôi muốn hỏi là hiện nay tôi đã có bầu được 13 tuần (theo phiếu siêu âm gần nhất) nhưng tôi lại bị sổ mũi, chóng mặt, ngứa cổ họng và có sốt nhẹ 37,5 độ. Tôi đã đi khám ở viện và được bác sỹ kê cho uống Panadol, vitaminC và thuốc chữa viêm đường hô hấp. Chương trình cho tôi xin hỏi liệu việc bị sốt và uống thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi về hình dạng và cả trí não không? Và có cách nào phát hiện được chính xác nhất xem thai nhi có bị sao không? (Vuong Van Nguyet) Trả lời: Sốt tưởng có vẻ vô hại với người mẹ nhưng thực chất sốt có thể đe dọa nghiêm trọng tính mạng của thai nhi. Đặc biệt là thai nhi đáp ứng với tình trạng tăng nhiệt rất kém khi thai phụ bị sốt. Tùy theo tuổi thai mà có các nguy cơ như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.
  2. Nói chung tình trạng sốt của thai phụ đều có liên quan đến bệnh lý, như nhiễm siêu vi lúc bắt đầu có thai, bị lây nhiễm trong thời kỳ mang thai; các trường hợp nhiễm khuẩn, như viêm bể thận, viêm nhau, màng ối... và nhiễm viêm gan siêu vi B... Vì vậy nếu bị sốt trong khi mang thai, thai phụ cần phải đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Nếu có nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh. Còn nếu sốt nhẹ có thể theo dõi 24-48 giờ, không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh. Nếu thai đang trong thời kỳ 3 tháng đầu - là giai đoạn hình thành và cấu tạo tổ chức, nếu có sốt thì phải thận trọng và nên được bác sĩ thăm khám để đánh giá đúng tình trạng sốt. Nếu do nguyên nhân bội nhiễm vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh để điều trị. Nói chung trong mọi trường hợp cần phải làm rõ nguyên nhân sốt để điều trị đúng. Thuốc Panadol khuyến cáo chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết, tuy nhiên không chống chỉ định vì vậy bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, không nên lo lắng và lời khuyên với tất cả phụ nữ mang thai là nên đi khám định kỳ và có thể siêu âm đa chiều để kiểm tra khi thai được 13-14 tuần (nếu có dị tật thì bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí).
  3. Hỏi về hiện tượng tim đập nhanh Gần đây, mỗi khi hoạt động mạnh như chạy cầu thang cháu thường nghe thấy tim đập thành tiếng nghe rất rõ, tim đập mạnh và nhanh. Bác sĩ có thể cho cháu biết đó là dấu hiệu của bệnh gì được không ạ?Rất cảm ơn bác. (Nguyen Thu Trang) Trả lời: Chu kỳ hoạt động của tim có tính chất tự động, được bảo đảm bởi một hệ thống đặc biệt bao gồm các nút xoang, nút tawara và các bó thần kinh dẫn truyền như bó His, mạng lưới Purkinge, từ đó xung động lan truyền và kích thích tim co bóp. Khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh (còn gọi là nhịp xoang nhanh), thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mạn tímh.
  4. Trong sinh hoạt hàng ngày thường gặp nhịp tim nhanh sau khi hút thuốc lá nhiều, rượu,cà phê hoặc bị hốt hoảng, giật mình làm nhịp tim nhanh, cũng có người chỉ than phiền ở mức độ hồi hộp. Nếu nhịp tim nhanh do sinh lý như có một sự việc đột ngột, bất ngờ, giật mìnhhay hoảng hốt, hồi hộp gây phản xạ làm nhịp tim nhanh thì không cần phải điều trị, chỉ là tăng nhịp tim sinh lý bình thường, khi ấy hãy hít thở chậm và sâu vài phút nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Những trường hợp do hút thuốc lá nhiều, uống cà phê, rượu... thì nên ngưng dùng những chất kích thích thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên để xác định bạn có phải rối loạn nhịp tim hay không và xác định nguyên nhân, cần phải làm điện tâm đồ, trong một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể tiến hành các phương pháp phức tạp hơn như theo dõi trên máy Monitoring hay phương pháp Holter. Vì vậy bạn cần được khám bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Viêm tai giữa thanh dịch
  5. Tôi có dấu hiệu tai đôi lúc bị ù và lọc ọc. Đi nội soi bác sĩ nói tôi bị viêm tai giữa thanh dịch. Tôi đã tiêm kháng sinh nhưng không thấy chuyển biến gì. Xin bác sĩ cho biết tôi phải diều trị như thế nào? Pham Thi Tham - Trả lời của phòng mạch online: Đối với bệnh viêm tai giữa thanh dịch, ngoài thăm khám kỹ như nội soi tai, làm nghiệm pháp Valsava (bịt mũi, ngậm miệng thổi mạnh và quan sát xem màng nhĩ có chuyển động hay không) còn phải đo nhĩ lượng đồ. Đây là một xét nghiệm rất khách quan, khi tai giữa có dịch, trên nhĩ lượng đồ sẽ có hình ảnh rất đặc trưng. Xét nghiệm này vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị theo dõi. Khi đã được chẩn đoán chính xác là bệnh viêm tai giữa thanh dịch thì việc quan trọng là phải nội soi vòm họng để đánh giá vòm họng, và kiểm tra lỗ vòi nhĩ để loại trừ có khối u hoặc tình trạng viêm nhiễm ở vùng này hay không, đặc biệt là trong viêm tai giữa thanh dịch một bên. Việc điều trị bệnh lý này cũng hết sức khó khăn, bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh (nếu nhiễm trùng), kháng viêm và các thuốc hỗ trợ như tan dịch nhầy hoặc kháng dị ứng nếu có kéo dài hàng tháng, đồng thời thường xuyên theo dõi đánh giá lại, nếu sau 3 đến 6 tháng lượng dịch trong tai giữa không giảm đồng thời có giảm thính lực, có thể bác sĩ sẽ chỉ định đặt thêm một ống thông xuyên qua màng nhĩ để cân bằng áp lực giữa tai giữa và tai ngoài giúp bệnh mau chóng bình phục và không để lại biến chứng.
  6. Hai tuần lại có... là bệnh gì? • Năm nay tôi 25 tuổi, chưa có gia đình nhưng có quan hệ. Trước giờ kinh nguyệt vẫn không đều, có khi một tháng hoặc hai tháng mới có, nhưng cách nay khoảng một tháng cứ 1-2 tuần tôi lại có kinh. Tôi đi khám nhưng bác sĩ nói không bị gì hết, nhưng rồi tình trạng này vẫn tái diễn khiến tôi rất mệt vì nhiều khi một tháng bị bốn lần. Tôi bị như vậy có bệnh tật gì không? • hoa lan • - Trường hợp của chị có thể được gọi một cách chung nhất là ra huyết âm đạo bất thường. Ra huyết âm đạo bất thường có thể có nguồn gốc từ nội mạc tử cung, cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ. • Nguyên nhân có thể do các bệnh lý thực thể như polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, các tổn thương ở cổ tử cung như viêm, polyp, condyloma... hay do các nguyên nhân chức năng, thường gặp nhất là do những chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. • Chị nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay để được khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để tìm và điều trị các bệnh lý thực thể gây tình
  7. trạng ra huyết âm đạo nhiều lần của chị. Trong trường hợp các bệnh lý thực thể đã được loại trừ, tình trạng ra huyết âm đạo và chu kỳ kinh nguyệt không đều của chị có thể do rối loạn rụng trứng. Chị sẽ được các bác sĩ cho sử dụng thuốc nội tiết để điều trị. 'Cậu bé' bị tấy đỏ và ngứa Khoảng một tuần nay đầu dương vật của tôi tự dưng bị tấy đỏ, rất ngứa. Nếu không vệ sinh sau một buổi thì có chất bột màu trắng và hôi. Tôi thường xuyên vệ sinh thì hiện tượng tấy đỏ đã giảm tuy nhiên sau một ngày không vệ sinh thì có màng trắng bám trên đầu dương vật và có lấm tấm mụn nhỏ. Tôi bị bệnh gì và có ảnh hưởng đến con cái sau này không (tôi 30 tuổi chưa có vợ). Xin chương trình tư vấn giúp (Tần Văn). Đối với các bệnh về tình dục, không có gì là tự dưng, bạn cần xem xét các vấn đề liên quan để có được hướng điều trị đúng đắn nhất. Không biết trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) hay không? Nếu có, bạn có thể đã bị lây một bệnh nào đó qua đường tình dục. Bạn nên đi khám ngay tại các phòng khám da liễu để biết chính xác và có hướng điều trị tích cực. Nếu chưa quan hệ hoặc có sử dụng các biện pháp an toàn, bạn có thể tạm yên tâm và nguyên nhân có thể do bạn vệ sinh chưa tốt cơ quan sinh dục.
  8. Thông thường trong nước tiểu thường có các cặn bẩn. Các cặn này sẽ bám vào dương vật nhất là phần khấc dưới da quy đầu. Khi vệ sinh bạn cần tuột bao quy đầu xuống và vệ sinh thật sạch. Nếu không để ý, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dương vật. Bạn có thể vệ sinh thật tốt và theo dõi. Nếu sau khi vệ sinh tốt vẫn bị, kèm thêm có nhiều mụn nhỏ thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có thể yên tâm về sức khỏe của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2