intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Haruki Murakami

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

163
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ lực tìm mọi cách để vượt lên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Haruki Murakami

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 63-73<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0028<br /> <br /> KIỂU NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT<br /> CỦA HARUKI MURAKAMI<br /> <br /> Đặng Phương Thảo<br /> Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng<br /> Tóm tắt. Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ<br /> thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá<br /> trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ<br /> lực tìm mọi cách để vượt lên. Qua ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Rừng Na Uy, Biên niên kí<br /> chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, kiểu nhân vật chấn thương của Murakami đã thể hiện<br /> mang đến những cảm thức của thời đại mới: Sự hoang mang của con người trước những biến<br /> đổi kinh hoàng của thời đại công nghệ 4.0. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn gom nhặt từng chút<br /> mảnh vỡ tâm hồn, xây dựng thành điểm tựa tinh thần để tiếp tục vươn lên.<br /> Từ khóa: Haruki Murakami, tự sự, kiểu nhân vật chấn thương, Rừng Nauy, Biên niên kí chim<br /> vặn dây cót, Kafka bên bờ biển.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> “Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp<br /> (τραῦμα). Ngoài vết thương sinh lí, trauma còn được dùng để nói về thương tổn tâm lí: “Chấn<br /> thương (thuộc về) tâm lí là một loại tổn thương tinh thần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau<br /> buồn. Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến<br /> những thay đổi về thể chất và hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với<br /> những căng thẳng trong tương lai” [11]. Trong văn học, khái niệm này được dùng để miêu tả<br /> “Một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá<br /> nhân nhất định”, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ<br /> thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta”<br /> [1;tr.10].<br /> Lí thuyết về văn học chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế<br /> giới trong thế kỉ XX: chiến tranh và những bất ổn trong đời sống chính trị, sự phát triển vượt<br /> bậc về kinh tế kèm theo sự dư thừa vật chất, sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ, sự bất công<br /> trong việc phân chia các quyền lợi giữa các giai tầng trong xã hội... Những biến động mang tính<br /> thời đại đã tạo ra bi kịch của con người cá nhân do không bắt nhịp được với guồng quay bạo liệt<br /> của thực tại. Hàng loạt tác phẩm ra đời viết về một thế hệ đang oằn mình với những cơn đau vò<br /> xé ruột gan bởi vết thương lịch sử. Hemingway đã gọi thế hệ của mình là “thế hệ lạc lõng”, “thế<br /> hệ mất mát”, “thế hệ vứt đi” (the lost generations) và thời đại mình đang sống là “thời đại bỏ<br /> đi”. Nhiều học thuyết, trường phái triết học, văn học, phê bình văn học mới đi sâu khai thác<br /> những tổn thương tâm lí của con người, cái nhìn cuộc sống đầy bi quan, lối sống bế tắc mà hậu<br /> quả để lại có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần nhân loại thời đại này như: triết học<br /> Ngày nhận bài: 9/2/2018. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 10/4/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Đặng Phương Thảo. Địa chỉ e-mail: dangphuongthao1981@gmail.com<br /> <br /> 63<br /> <br /> Đặng Phương Thảo<br /> <br /> và văn học hiện sinh của Jean Paul Sartre và Albert Camus; văn học phi lí của Kafka, kịch phi lí<br /> của Ionesco, tiểu thuyết viết về chiến tranh của Hemingway, của Kertesz Imre... Có thể khẳng<br /> định, chưa bao giờ, đời sống và vấn đề hiện tồn lại trở nên bức thiết như giai đoạn này.<br /> Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, Nhật Bản tự xưng là đội quân Thiên<br /> Hoàng, là nước Đại Đông Á. Gót giày xâm lược của quân đội Nhật Bản từng in dấu trên nhiều<br /> vùng lãnh thổ của các quốc gia. Sau cú sốc thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, lịch sử Nhật<br /> Bản trải qua nhiều biến động. Cùng với những kì tích ngoạn mục trong quá trình khôi phục nền<br /> kinh tế, đất nước và con người Nhật Bản cũng phải đứng trước những thức thách cam go trước<br /> ảnh hưởng mạnh mẽ của luồng văn hóa phương Tây (qua ảnh hưởng trực tiếp từ Mỹ). Sự giao<br /> thoa văn hóa giữa truyền thống văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Tây hiện đại khiến con<br /> người, nhất là giới trẻ phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Thực tế này cũng đã được nhà văn<br /> Kawabata phản ánh trong bộ ba tiểu thuyết đoạt giải Nobel: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô. Con<br /> người bước đi trên đống đổ nát, hoang tàn của quá khứ và mầm non mới nhú của tương lai. Trong<br /> bối cảnh phức tạp đó, Haruki Murakami đã miêu tả sự tổn thương về tâm lí của con người khi mọi<br /> tiêu chuẩn giá trị trong cuộc sống không còn như cũ. Có những người đã từng trải qua chiến tranh<br /> và bị những vết thương trên thân thể (Trung úy Maymia, Nhục đậu khấu, Nakata…) có người lại<br /> sống một cuộc đời hết sức bình thường trong một nước Nhật thời hiện đại: là một cô/cậu học sinh,<br /> sinh viên đại học (Wantanabe, Midori, Naoko, Kashahara May, Kafka..), một thủ thư (Oshima),<br /> người phụ trách thư viện tư nhân (Miss Saeki), một chàng luật sư thất nghiệp (Toru Okada), một<br /> nhân viên tòa soạn báo (Kumiko), một chính trị gia (Noboru), một nhà điêu khắc (Koichi<br /> Tamura)... Nhưng dù sống ở hoàn cảnh nào, con người trong sáng tác của Murakami đều thuộc<br /> kiểu nhân vật ám ảnh, tâm hồn bị chấn thương, hằn in những vết sẹo, dù nhìn bề ngoài có vẻ lành<br /> lặn, bình thường. Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Murakami có những biểu hiện<br /> đặc trưng sau: con người cô độc, mất mát, con người có khuynh hướng muốn tự sát và con người<br /> có ý thức vươn lên hàn gắn vết thương.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Con người cô độc<br /> Con người cô độc là hình tượng nghệ thuật quen thuộc của văn học thế giới. Nhiều cây bút đã<br /> thành danh khi miêu tả nỗi cô độc của nhân loại. Trong văn học Việt Nam, có một Nguyễn Du<br /> khóc thương Tiểu Thanh, để rồi hơn hai trăm năm sau lại có Tố Hữu khóc thương đại thi hào dân<br /> tộc. Thơ mới lãng mạn với những tên tuổi: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên<br /> mang nỗi cô đơn của những con người “đầu thai nhầm thế kỉ ”. Trên thế giới có nỗi cô độc của cả<br /> một dòng họ trong tiểu thuyết G. Garcia Marquez, của cả một thế hệ trong sáng tác<br /> E.Hemingway… Trước Murakami, các cây bút tên tuổi của Nhật Bản như: Akugatawa, Dazai<br /> Osamu, Kawabata… cũng đã xây dựng thành công hình tượng con người cô độc. Nỗi cô độc của<br /> con người xuất phát từ nhiều nguyên do: bởi sự mặc cảm, tự ti, bởi sự hoài nghi, mất mát, bởi sự<br /> lệch pha giữa khát vọng với hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống hay cũng có khi đó là “căn<br /> bệnh” trầm kha sẵn có khi con người oa oa cất tiếng khóc chào đời. Con người cô độc trong sáng<br /> tác của Murakami vừa mang dấu ấn thời đại khi gắn liền với bối cảnh Nhật Bản nhiều biến động<br /> vừa mang cá tính sáng tạo của ông.<br /> Nhân vật của Murakami dù là nam hay nữ, già hay trẻ, có tên hay không tên, làm bất kì nghề<br /> gì… họ đều cô độc trong thế giới của mình. Tác giả Patricia Welch đã nhận xét rất xác đáng về<br /> thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Murakami: “Là những sinh linh cô độc, họ khép mình trước thế<br /> giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lí, tự buộc mình cách li với cộng đồng. Nhìn bên ngoài,<br /> cuộc sống của họ chẳng có gì không ổn, nhưng vẫn thiếu một cái gì đó” [12]. Dù sống giữa một<br /> thành phố sầm uất, hàng ngày trôi qua đều bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống sinh hoạt đời<br /> 64<br /> <br /> Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Haruki Murakami<br /> <br /> thường nhưng họ vẫn không thể xẻ chia, không thể tìm được sự thấu hiểu. Họ thấm thía cái cảm<br /> giác: “Ở ngay giữa một thành phố với hàng triệu người đi trên phố mà không có ai để chuyện trò”<br /> [5;tr.194].<br /> Trong tiểu thuyết của Murakami, sự cô độc thường có nguyên nhân từ việc bị chính những<br /> người thân yêu trong gia đình bỏ rơi. Cậu bé Kafka 15 tuổi (Kafka bên bờ biển) bỏ nhà đi mà<br /> không một ai biết, không một ai kiếm tìm. Trong cuộc hành trình vô định, cậu cảm thấy mình<br /> “như một nhà thám hiểm đơn độc vừa mất cả la bàn lẫn bản đồ”, “cảm thấy như mình là người<br /> vô hình” [6;tr.65]. Dường như, sự biến mất của cậu không mảy may liên quan đến bất cứ một ai.<br /> Một đứa trẻ dù có khóc cũng không ai đến dỗ dành. Mẹ đưa theo chị gái bỏ đi, trong gia đình<br /> còn lại hai cha con nhưng họ đắm chìm trong thế giới riêng của mình và không chấp nhận mở<br /> lòng cho phép người kia bước vào. Mối liên hệ duy nhất giữa hai người là thứ gen, tạo ra dòng<br /> máu chảy trong huyết quản Kafka mà nếu có thể được, cậu cũng tìm cách đoạn tuyệt nó, bởi cậu<br /> cảm thấy căm ghét tất cả những thứ được kế thừa từ cha mẹ. Lựa chọn sự cô độc là cách để<br /> Kafka tự bảo vệ mình. Gặp gỡ rồi chia li, hợp - tan là qui luật muôn đời. Nhưng bị ám ảnh bởi<br /> sự ra đi đột ngột của hai người thân, Kafka né tránh bằng cách tự “xây quanh mình một bức<br /> tường, không để ai lọt vào trong, còn bản thân thì cố không mạo hiểm ra ngoài” [6;tr.13]. Trong<br /> suốt hơn mười năm của cuộc đời, cậu bé đã “quen với cô đơn”, luôn cảm thấy mình “bị cắt rời<br /> khỏi thế giới”, thản nhiên đến đáng sợ khi “gặm nhấm nỗi cô đơn đến tận cùng” [6;tr.131-135].<br /> Nakata (Kafka bên bờ biển) xuất thân trong một gia đình quyền thế ở Tokyo, trong chiến<br /> tranh bị gửi về học tại tỉnh lẻ. Ở nơi sơ tán, cậu bé Nakata nhút nhát khiến cô giáo có cảm giác cậu<br /> là một đứa trẻ bị bạo hành tinh thần trong một gia đình kiểu mẫu. Đây là hình ảnh quen thuộc<br /> thường thấy trong xã hội hiện đại ngày nay. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình thừa thãi về vật<br /> chất nhưng thiếu thốn tình cảm gia đình luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, thu mình trong một thứ vỏ<br /> bọc vô hình.<br /> Kumiko (Biên niên kí chim vặn dây cót) bị gia đình bỏ rơi khi họ biến cô thành một thứ con<br /> tin để hóa giải sự bất hòa giữa mẹ và bà nội. Đứa trẻ bị gửi về tỉnh Nigata xa xôi ở với bà nội từ<br /> khi ngay từ khi mới được ba tuổi cho đến khi sáu tuổi lại được đón về Tokyo. Những tranh chấp,<br /> giành giật, toan tính vô tình của người lớn đã chà đạp lên tâm hồn trẻ thơ, non nớt, tạo thành<br /> những vết thương. Chúng khiến cô bé đi đến quyết định: “khép kín mình trước ngoại giới, đóng<br /> chặt tâm trí mình, không nghĩ gì nữa, không hy vọng gì nữa” [5;tr.85] và trở thành một đứa bé lầm<br /> lì, khó tính, khó gần. Những biến cố trong gia đình (chị gái tự tử, anh trai là kẻ ấu dâm bệnh hoạn)<br /> khiến Kumiko càng tách mình ra khỏi những người thân xung quanh.<br /> Midori (Rừng Na Uy) có một gia đình bình thường, không giàu cũng chẳng nghèo, sống<br /> trong một ngôi nhà phổ biến của người Nhật, gia đình cô có một mảnh vườn nhỏ và đi xe<br /> Toyota Corolla. Nhưng cô luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình, cảm<br /> thấy gia đình mình toàn những người kì lạ. Người mẹ thì ghét đủ thứ việc nhà và ghét luôn cả<br /> việc quan tâm đến con cái. Người bố, khi đối mặt với cú sốc mất vợ đã vô tình làm tổn thương<br /> tới con gái của mình. Ông nói với con: “Tao thà mất hai đứa chúng mày còn hơn mất bà ấy.”<br /> Với Midori, câu nói ấy như một lưỡi dao, đâm sâu vào trái tim khiến cô đau đớn: “Cái vết<br /> thương ấy sẽ không bao giờ lành được” [7;tr.147]. Viết về sự cô độc của Midori, Murakami<br /> đã “nắm bắt được cảm giác vỡ mộng, chia cắt và hoang mang nằm bên cạnh một bề ngoài tĩnh<br /> lặng ngay cả trong những giờ phút thanh bình” [12].<br /> Tập trung khắc họa sự cô độc của con người từ lúc còn thơ ấu, nhà văn đã phản ánh sự đổ vỡ<br /> từ bên trong của mô hình gia đình Nhật Bản vào thập niên 60 – 70 thế kỉ XX. Con người trở nên<br /> cô độc hơn khi mối dây liên hệ với các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng trở nên lỏng<br /> lẻo đến mức gần như bằng không. Khi đã mất sự bảo bọc, chở che của gia đình, con người không<br /> tránh khỏi những va đập, tổn thương, chính những vết thương từ thơ ấu này sẽ ám ảnh họ trong<br /> suốt cuộc đời. Với những con người ấy, một cuộc trở về, một khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm áp<br /> 65<br /> <br /> Đặng Phương Thảo<br /> <br /> hay một cuộc hội ngộ thân tình với những người thân là điều họ không bao giờ mơ tưởng đến.<br /> Dường như mỗi người họ đều chỉ còn là những mảnh vỡ của chính mình, tự đứt lìa bay ra khỏi<br /> quỹ đạo cuộc sống xung quanh của cộng đồng, không còn mối dây liên hệ nào gắn bó với thực tại<br /> cuộc sống. Mỗi người đều tự rúc sâu vào ốc đảo cô đơn trong chính nội tâm mình và tự xây một<br /> bức tường cao dày ngăn cách mình với mọi người khác và cuộc sống chung quanh. Họ gặm nhấm<br /> dần sự sống của chính mình trong nỗi cô đơn. Ám ảnh bởi nỗi đau quá khứ, không còn niềm vui<br /> sống trong hiện tại và mờ mịt về tương lai, cuộc sống hiện tồn với họ chỉ có những buồn đau mất<br /> mát và tuyệt vọng.<br /> Bên cạnh sự đổ vỡ các giá trị, chuẩn mực trong gia đình, các nhân vật còn trở nên cô độc<br /> bởi sự mất mát do những hiểm họa tiềm ẩn của một xã hội đầy bất an, những cuộc chiến tranh<br /> phi nghĩa. Trở về từ cuộc chiến tranh Mãn Châu, trung úy Mamiya (Biên niên kí chim vặn dây<br /> cót) mất một bàn tay và mang theo những ám ảnh suốt đời về cuộc chiến, một “cái gì đó” trong<br /> ông đã vĩnh viễn mất đi. Ông sống cô độc, không gia đình, không người thân thích vì cha mẹ,<br /> anh chị đều đã chết trong chiến tranh, không lập gia đình và làm thầy giáo dạy học ở quê nhà.<br /> Cô bé Nhục Đậu Khấu (Biên niên kí chim vặn dây cót) theo cha mẹ sang Mãn Châu và trải qua<br /> tuổi thơ ở miền đất xa lạ. Hai mẹ con Nhục Đậu Khấu cùng đoàn người may mắn sống sót trở<br /> về quê hương sau chiến tranh Mĩ–Nhật. Nhưng quãng đời sau đó, kí ức về cuộc tàn sát những<br /> con thú ở vườn thú Tân Kinh của quân đội Nhật Bản đã vĩnh viễn ám ảnh Nhục Đậu Khấu và<br /> đứa con trai của bà. Một vụ tai nạn bí ẩn thời chiến tranh đã khiến Nataka mất đi kí ức. Khi tỉnh<br /> dậy, cậu bé thấy “đầu óc rỗng như cái bồn tắm đã tháo hết nước” [5;tr.56]. Từ đó cho đến khi đi<br /> gần hết cuộc đời, Nakata sống lầm lũi như một cái bóng. Những biến cố bất ngờ, đau đớn ấy tạo<br /> thành những chấn thương, mất mát, khiến họ mất niềm tin vào cuộc đời, thu mình, khép kín.<br /> Ngoài những nguyên nhân từ phía gia đình và xã hội, bi kịch của sự cô độc còn đến từ sự phi<br /> lí của số phận. Con người sinh ra, không ai được quyền tự do lựa chọn số phận cho mình. Bị ném<br /> vào cõi nhân thế với những khiếm khuyết, chấn thương sẵn có trong mình, con người phải bắt đầu<br /> cuộc đời trong thế bị động. Oshima bơ vơ giữa cõi nhân thế bởi không xác định được giới tính của<br /> mình. Khi sinh ra, anh đã mang căn bệnh máu khó đông và bị nhiễm sắc thể giới tính (một hiện<br /> tượng đặc biệt, do sự đột biến nhiễm sắc thể rất hiếm gặp ở người). Chính sự “đặc biệt” này đã<br /> dẫn tới những nỗi cô độc trong cuộc đời Oshima. Anh luôn che giấu con người thực của mình,<br /> đồng thời cũng không thể hiểu được mình là ai trong thế giới này: “Đôi khi, chính mình cũng<br /> không hiểu. Quỷ tha ma bắt, mình là cái gì nhỉ?” [6;tr.206].<br /> Dịch giả Trung Quốc Lâm Thiếu Hoa, người rất thành công khi chuyển ngữ tiểu thuyết của<br /> Murakami cho rằng: sức hấp dẫn của tiểu thuyết Murakami là ở “vẻ đẹp cô độc”: “Nỗi cô đơn xa<br /> vắng, tình cảm lặng lẽ và nỗi buồn dìu dịu là giọng điệu rất riêng trong tác phẩm Murakami. Ở<br /> đây, sự cô độc không cần an ủi mà chính nó đã là sự an ủi. Mà điều này thì thực sự làm mê hoặc<br /> bạn đọc trẻ, gợi lên trong họ sự cộng hưởng tâm hồn (…) xét cho cùng Murakami đã cung cấp<br /> một cách thức tiêu khiển sự cô độc và thăng hoa sự cô độc, tức là cung cấp một kỹ thuật tự bảo vệ<br /> mình, khiến họ "có thể dựa vào tình huống biến mình thành kẻ mạnh” [8,tr.51].<br /> Hình tượng nhân vật cô đơn là sự trải nghiệm chân thực của Murakami, của một thời tuổi trẻ<br /> cô đơn và mất mát. Ở một mức độ nào đó, con người cô đơn ấy là bản “tự thuật” của Murakami.<br /> Các nhân vật nam chính được xây dựng có nhiều điểm tương đồng, gần gũi với ông ngoài đời:<br /> thường là con một, cô đơn, thích đọc sách, nghe nhạc, khó hòa nhập, luôn tìm những góc riêng<br /> cho mình… Rõ ràng, bằng những trải nghiệm của bản thân, Murakami đã chạm tới và phân tích,<br /> “mổ xẻ” những góc khuất sâu kín nhất của tâm hồn con người. Những ai từng nếm trải cô đơn,<br /> từng đi qua đau khổ, mất mát trong tình yêu đều tìm thấy mình trong những câu chuyện kể của<br /> Murakami. Bởi ông không chỉ kể về bản thân, mà còn kể về tất cả chúng ta, chạm khắc “khối sầu”<br /> của con người thời hiện đại.<br /> 66<br /> <br /> Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Haruki Murakami<br /> <br /> 2.2. Con người có khuynh hướng tự sát<br /> Những mất mát, chấn thương trong tâm hồn đã dồn đẩy con người đến hành động tiêu cực.<br /> Nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami để trốn chạy thực tại đau khổ, bi kịch, để xoa dịu vết<br /> thương trong tâm hồn, nhiều người đã tìm đến cái chết. Khuynh hướng tự sát của nhiều nhân vật<br /> trong tiểu thuyết Murakami là một minh chứng cho những vết thương không thể chữa lành.<br /> Khuynh hướng tự sát trong văn học thường rơi vào bốn trường hợp sau: người anh hùng khi bại<br /> trận, người bị oan chứng minh sự trong sạch, kẻ có tội muốn chuộc lỗi lầm, những người bế tắc<br /> trong cuộc sống hôn nhân, gia đình. Thời trung cổ, các vụ tự sát ít xuất hiện trong văn chương bởi<br /> sự lên án của nhà thờ Thiên chúa giáo với hành động này. Nhưng từ thế kỉ XVII trở đi, trong các<br /> sáng tác của Balzac, Flaubert, Zola hay Hugo, “tự sát đã trở thành một biểu tượng “cao quí”<br /> trong văn học”. Trong Tấn trò đời của Balzac, tỉ lệ nhân vật tự sát là 849 trường hợp trên 100.000<br /> cư dân, gần hơn, trong sáng tác của Bataille cứ 21 cái chết do tự sát thì có 9 cái chết là do tự tử<br /> [99]. Trong văn học Nhật Bản, không chỉ các nhân vật mà chính các nhà văn cũng chủ động tìm<br /> đến cái chết để giải quyết những bế tắc trong cuộc sống của mình như: Ryunosuke Akutagawa,<br /> Yukio Mishima, Yasunari Kawabata, Dazai Osamu… Tinh thần quả cảm, lòng tự trọng cao của<br /> người võ sĩ Samurai, cảm thức aware… là nguồn gốc sâu xa của hành động tự sát ở người Nhật.<br /> Trong ba tiểu thuyết của Murakami mà chúng tôi khảo sát, có tới 9 nhân vật chọn cái chết<br /> như một cách để trốn chạy khỏi những chấn thương tinh thần. Naoko, Kizuki, chị gái Naoko, chú<br /> ruột Naoko, Reiko, Hatsumi (Rừng Na Uy); Chị gái Kumiko, Kano Creta (Biên niên kí chim vặn<br /> dây cót), Johnnie Walker (Kafka bên bờ biển).<br /> Naoko (Rừng Na Uy) tự tử sau những ám ảnh sâu sắc từ cái chết của những người xung<br /> quanh mình. Vết thương chí mạng đầu tiên là cái chết của người chị gái mà cô bé Naoko mười<br /> một tuổi coi như thần tượng. Là người đầu tiên phát hiện và chứng kiến cảnh tượng chị gái<br /> treo cổ tự sát, tâm lí Naoko bị chấn động dữ dội, cô bé gần như bị tê liệt toàn bộ tri giác, nhận<br /> thức và vận động. Ý thức bảo với cô bé là “ta phải đi ngay xuống nhà và bảo cho mẹ biết. Ta<br /> phải kêu lên”nhưng thân xác không nghe theo. Ba ngày tiếp theo, Naoko “không thể nói được.<br /> Chỉ nằm trên giường như chết rồi, mở to mắt nhìn vào không trung” và “không biết chuyện gì<br /> đang xảy ra nữa”. Sau thời khắc ấy, cô bé Naoko không chỉ vĩnh viễn mất đi người chị gái yêu<br /> quí mà còn mất đi tuổi thơ, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Nghe cha mẹ kể về cái chết của<br /> người chú ruột, Naoko bắt đầu bị ám ảnh bởi truyền thống tự sát trong gia đình, mà theo lời<br /> bố cô, việc đó: “Có thể là huyết thống rồi, ở bên họ nhà tôi” [7;tr.275].<br /> Nỗi đau thứ hai của Naoko đến sau đó sáu năm, sau cái chết của Kizuki - người bạn, người<br /> tình thanh mai trúc mã tri âm tri kỉ gắn bó từ thuở thiếu thời. Không thể tự chữa lành những vết<br /> thương bằng việc trốn chạy, Naoko phải tìm đến một bệnh viện tâm thần, nhưng những chấn<br /> thương tinh thần ấy vẫn như bóng ma đeo đẳng, ám ảnh cô ngày đêm. Nỗi sợ hãi của Naoko, thực<br /> chất là biểu hiện ngược của lòng yêu đời và ham sống. Bởi chỉ khi người ta muốn sống, khát sống<br /> người ta mới sợ hãi trước cái chết. Vật vã trong cuộc chiến chống lại nỗi ám ảnh của những cơn ác<br /> mộng trong quá khứ, Naoko cảm thấy tuyệt vọng, mất phương hướng. Naoko nhiều lần mường<br /> tượng ra diện mạo của thần chết. Trong tưởng tượng của Naoko, cái chết giống như một cái giếng<br /> đồng tối om, sâu hút “cái miệng rộng ngoác”,“một lỗ mở đen ngòm vào lòng đất”, “sâu khủng<br /> khiếp”, đến độ “không thể đo được” và “đầy chặt bóng tối như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đã<br /> được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng”. Nó hiện diện ở một nơi nào đó<br /> không xác định được cụ thể, cũng không có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Cô gái trẻ Naoko thậm<br /> chí còn thấy trước sự vật vã, giãy giụa của chính mình trong cái chết giả định giữa lòng giếng. Cái<br /> giếng đồng là một hình ảnh biểu tượng, tượng trưng cho sự bế tắc, tuyệt vọng, hút cạn kiệt mọi<br /> niềm đam mê và sinh lực sống của cô gái trẻ. Cuối cùng cô đã lựa chọn cái chết như là một<br /> phương án giải thoát khỏi những tổn thương nghiệt ngã của cuộc đời mình. Naoko đã trốn chạy<br /> khỏi căn bệnh ấy bằng cuộc trốn chạy vĩnh viễn, cuộc thoát ly vĩnh viễn giúp cô mãi mãi thoát<br /> 67<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2