intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá

Chia sẻ: Capster Chini | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

79
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá

  1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá 10:03 Thứ sáu, 25 Tháng 11 2011 | Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Vi ệt Nam, đ ặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với ho ạt đ ộng kinh doanh c ủa doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ l ại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 đã thực hi ện c ải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với nh ững chuy ển đ ổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát ti ếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng gi ảm xuống, th ấp h ơn nhi ều so v ới Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT l ại bị đánh giá cao so v ới s ức mua th ực t ế. Nh ận th ấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đ ối ngo ại và k ế ho ạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đ ồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt. Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngo ại t ệ bắt buộc theo quy đ ịnh t ại S ắc l ệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngo ại hối ngày 28/12/1993 c ủa Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghi ệp, tổ chức xã h ội (tr ừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị s ố 402 cho phép m ột s ố doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách k ết hối ngoại tệ ti ếp t ục đ ược n ới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hi ện chính sách k ết h ối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên. Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Qu ản lý ngo ại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc m ới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhi ều năm tăng tr ưởng m ạnh, t ỷ l ệ l ạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 v ề c ải cách c ơ ch ế cho vay
  2. ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngo ại t ệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngo ại tệ tại các ngân hàng đ ược ủy quy ền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối. Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới 2.847,3 tỷ USD, chính sách t ỷ giá c ủa Trung Quốc làm cho các nước Mỹ, phương Tây đau đầu. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia B ảo m ới ký S ắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao d ịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam. Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh t ế phát tri ển vững chắc. T ừ năm 1994 đến nay đã gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại t ệ sau khi đi ều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu. Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng. Theo NHNN Nhân dân tệ vào top 10 giao dịch nhiều nhất thế giới Theo bảng xếp hạng mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lần đầu tiên vào top 10 giao dịch nhiều nhất thế giới, đứng thứ 9 trong bảng. Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc giảm mạnh Ngân hàng Trung Quốc lo nợ xấu tăng cao Giao dịch nhân dân tệ (RMB) đã tăng hơn gấp ba trong ba năm qua, lên mức trị giá 120 tỷ USD mỗi ngày. Con số này chiếm khoảng 2,2% các giao dịch ngoại hối trên toàn cầu trong tháng 4, gấp đôi cùng kỳ năm 2010. Dẫn đầu danh sách vẫn là USD với 87% số giao dịch, theo sau là euro với 33% và yen Nhật với 23% (tổng số phần trăm là 200, phản ánh giao dịch trao đổi hai chiều).
  3. NDT là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 9 thế giới. Ảnh: Livemint Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ giao dịch USD và RMB đều tăng, con số này với euro lại giảm đáng kể, từ 39% năm 2010. Mối lo về khủng hoảng nợ đồng euro đã khiến tỷ lệ giao dịch đồng tiền này giảm xuống thấp nhất kể từ khi được đưa vào sử dụng. Trên toàn cầu, giá trị giao dịch ngoại hối năm nay tăng lên 5.300 tỷ USD mỗi ngày, từ 4.000 tỷ USD năm 2010. Theo CNN, Chính phủ Trung Quốc thường neo đồng RMB vào USD để thúc đẩy xuất khẩu. Việc này đã khiến họ nhận được rất nhiều lời chỉ trích rằng đang thao túng tiền tệ. Những năm gần đây, áp lực từ các quốc gia khác đã khiến Chính phủ Trung Quốc phải nới kiểm soát với đồng RMB. Việc này đã khiến hoạt động thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng lên. Anil Sawrup, Phó giám đốc tại công ty giao dịch ngoại hối Cambridge Mercantile Group, nhận xét: "Khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng quy định về ngân hàng, các công ty sẽ nhận thấy RMB cũng quan trọng như euro. Hiện đồng tiền này đã nằm trong top 10, nhiều doanh nghiệp sẽ ý thức được sự cần thiết phải thanh toán bằng RMB". Thùy Linh Chiến lược quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc Trong gần 10 năm, Trung Quốc đã thành lập bốn trung tâm giao dịch nhân dân tệ trên thế giới, nhằm biến đồng tiền này thành tài sản dự trữ toàn cầu, góp phần tạo ảnh hưởng tài chính. Nhân dân tệ vào top 10 giao dịch nhiều nhất thế giới Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc giảm mạnh Đầu tháng 9, khảo sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc hiện là một trong 10 đồng tiền được giao dịch mạnh nhất thế giới. Kết luận này được
  4. đưa ra ngay sau khi Trung Quốc công bố dự thảo kế hoạch cho phép NDT được chuyển đổi hoàn toàn trong Khu vực thương mại tự do Thượng Hải (FTZ). Cả hai sự kiện được liên kết một cách phức tạp và có liên quan đến các kế hoạch sâu xa hơn của Chính phủ Trung Quốc, vừa nhằm quốc tế hóa NDT, vừa củng cố ảnh hưởng và vị thế của đồng tiền này trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy quá trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc không chỉ giới hạn về thương mại mà còn đang nhanh chóng lan sang lĩnh vực tài chính, The Diplomat nhận xét. Việc thành lập khu FTZ Thượng Hải được kỳ vọng giúp thành phố này trở thành một trung tâm tài chính quốc tế chính thức trước năm 2020. FTZ được chính thức phê duyệt thành lập vào tháng Tám năm nay, nhưng dự thảo kế hoạch hướng tới tự do chuyển đổi hoàn toàn đồng NDT tại đây chỉ mới được tiết lộ. Kế hoạch này được ưu tiên hàng đầu so với tự do hóa thương mại, lãi suất hay thành lập các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại FTZ Thượng Hải. Trung Quốc muốn biến NDT thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ảnh: Huffington Post. Điều quan trọng là thành công của việc cho phép NDT chuyển đổi trong FTZ Thượng Hải sẽ cho phép chính phủ Trung Quốc dần tự do hóa NDT ở cấp quốc gia. Điều này phù hợp với kế hoạch biến NDT trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, còn Thượng Hải có khả năng trở thành trung tâm giao dịch NDT lớn. Tuy nhiên, kế hoạch tự do hóa kiểm soát tiền tệ trong FTZ Thượng Hải chỉ là một phần chiến lược tổng thể về đồng NDT. Đầu năm 2004, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội biến Hong Kong thành một trung tâm của NDT ở nước ngoài khi chỉ định Bank of China Hong Kong làm ngân hàng được thanh toán đồng tiền này. Năm 2009, London là cái tên tiếp theo. Đến giữa năm 2012, cả Hong Kong và London đã trở thành hai trung tâm NDT ở nước ngoài cho một loạt tổ chức và doanh nghiệp. Năm 2013, Singapore trở thành trung tâm tiếp theo khi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) được chỉ định thanh toán bằng đồng NDT tại đây. Các kế hoạch nhằm tự do hóa việc kiểm soát đồng NDT trong FTZ cho thấy Thượng Hải sẽ là thành phố thứ tư hỗ trợ quá trình quốc tế hóa đồng NDT.
  5. Thông qua thành lập ba trung tâm ở nước ngoài và một tại Thượng Hải, Trung Quốc giờ đã có thể khuyến khích sử dụng NDT tại một số thị trường trọng điểm. London là cầu nối quan trọng để vào các thị trường châu Âu. Singapore kết nối các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á với các quỹ thanh toán bằng đồng NDT. Hong Kong đóng vai trò đặc biệt quan trọng để kết nối Trung Quốc với cả thế giới và trách nhiệm này sắp được Thượng Hải chia sẻ. Như vậy, bốn thành phố này sẽ là các chốt quan trọng để Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường tài chính toàn cầu, khuyến khích việc giao dịch và sử dụng đồng NDT. Những nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc đã giành được một số sự ủng hộ nhất định của quốc tế. Tháng 4 vừa qua, Australia tuyên bố ý định đưa NDT vào nhóm dự trữ ngoại hối của nước này. Đây là nước thứ ba, sau Mỹ và Nhật Bản, có giao dịch tiền tệ trực tiếp với Trung Quốc. Tuyên bố này cũng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc và Brazil ký hiệp định hoán đổi tiền tệ trong ba năm, nhằm từ bỏ lấy USD làm chuẩn mực thương mại giữa hai nước. Năm ngoái, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định đưa đồng NDT vào Chương trình Tài trợ Thương mại (TFP) của tổ chức này, chủ yếu nhằm hỗ trợ thương mại trong khu vực. Iran cũng chấp nhận thanh toán bằng NDT cho dầu mỏ xuất sang Trung Quốc. Những động thái này cho thấy ngày càng có nhiều nước ủng hộ nỗ lực của quốc tế hóa nội tệ của Trung Quốc. Việc sử dụng đồng NDT ngày càng tăng khi Bắc Kinh tiến hành hàng loạt biện pháp khuyến khích trên toàn cầu. Để NDT linh hoạt hơn, năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố nới biên độ giao dịch của NDT với USD từ 0,5% đến 1%. Những tiến bộ gần đây trong việc quốc tế hóa NDT cũng phù hợp với mục tiêu của giới chức của Trung Quốc, là giảm thiểu rủi ro về tỷ giá mà các công ty nước này thường gặp phải. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu kế hoạch trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, điều này khó có thể đạt được khi USD bắt đầu lấy lại vị thế. Bắc Kinh vẫn cần làm nhiều hơn nữa để thuyết phục các nước giao dịch bằng NDT, nếu họ muốn đồng tiền này thực sự có được vị thế của tiền tệ dự trữ toàn cầu. Trung Quốc cũng sẽ cần phải thiết lập cơ chế chuyển đổi tài khoản vốn và có chính sách tỷ giá minh bạch hơn. Chuyển đổi đồng NDT trong khu FTZ Thượng Hải chỉ là bước đầu tiên hướng tới kế hoạch này. Lợi ích của Trung Quốc trên thị trường tài chính toàn cầu cũng có mục đích chính trị. Đầu thập niên 90, nhà kinh tế chính trị Susan Strange đã định nghĩa “quyền lực tài chính” là loại quyền lực về cấu trúc, có thể dùng để thay đối môi trường kinh tế - chính trị toàn cầu, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Thông qua quảng bá NDT và tạo vị thế người chơi lớn trên thị trường, Trung Quốc đang dùng ảnh hưởng tài chính làm nền tảng quyền lực để nâng cao vị thế toàn cầu. Khi các cường quốc khác, như Mỹ và châu Âu, đang suy yếu về tài chính, quyền lực tài chính có thể trở nên rất quan trọng trong nỗ lực nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Phạm Ngọc Uyển
  6. Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá: Ai được, ai mất? Trung Quốc mới đây tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân t ệ - Ảnh: Reuters. Hôm qua (22/6), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng tỷ giá giao dịch giữa Nhân dân t ệ và USD thêm 0,43%, lên mức 6,7980 Nhân dân tệ/USD. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh gần đây, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã gây áp lực mạnh mẽ đề nghị Trung Quốc nới lỏng chính sách tỷ giá. Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố s ẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Lý do mà các chính trị gia Washington đưa ra là chính sách neo tỷ giá Nhân dân tệ vào USD đang gi ữ đ ồng ti ền c ủa Trung Quốc ở mức giá thấp so với giá trị thực, tạo lợi thế cạnh tranh không bình đẳng cho hàng hóa của Trung Quốc. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng bị phương Tây cho là một trong những nguyên nhân d ẫn t ới tình tr ạng m ất cân đối nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, hãng tin BBC cho rằng, ảnh hưởng của việc Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ không chỉ gói gọn trong những vấn đề trên. BBC đã chỉ ra những đối tượng được hưởng lợi và thiệt hại trong vấn đề này: Những đối tượng được lợi: - Thương mại toàn cầu. Tuyên bố sẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá của Bắc Kinh sẽ làm lắng dịu những nguy cơ xảy ra xung đột thương mại, nhất là từ phía Washington. - Các nhà sản xuất ở nước ngoài cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chẳng hạn các công ty đ ồ ch ơi và dệt may tại Mỹ sẽ “chống chọi” tốt hơn với hàng “made in China”. Ngoài ra, các nền kinh t ế xu ất kh ẩu l ớn nh ư Nh ật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức cũng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa của Trung Quốc. - Các công ty nước ngoài (đặc biệt là ở Mỹ) xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ cạnh tranh tốt hơn tại thị trường đông dân nhất thế giới. Sức cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp này sẽ tăng lên. Giá cả hàng hóa c ủa h ọ tính theo Nhân dân tệ tại Trung Quốc sẽ rẻ hơn, và doanh thu của họ tại thị trường này bằng Nhân dân tệ sẽ lớn hơn khi được chuyển đổi sang đồng tiền của nước họ. - Các công ty Trung Quốc trước đây vay nợ bằng đồng USD sẽ phải trả chi phí vay vốn ít đi. Trong s ố này, đ ược l ợi hơn cả phải kể tới các hãng hàng không của Trung Quốc.
  7. - Người tiêu dùng Trung Quốc được mua hàng nhập khẩu với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục được hưởng mức lãi suất tiền gửi thấp đối với các khoản tiết kiệm của họ trong nhà băng. - Các nhà đầu cơ dự báo trước được việc Bắc Kinh sẽ nâng tỷ giá đã vay tiền USD và mua các tài sản ở Trung Quốc, bao gồm bất động sản và cổ phiếu. Nhiều nhà đầu cơ khác đổ vốn vào các hợp đ ồng ti ền tệ kỳ hạn, trong đó đ ồng Nhân dân tệ đã tăng giá mạnh. - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng được lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá. Vì lâu nay, ngân hàng này đã thuy ết phục Bắc Kinh cho phép hành động rộng hơn nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang. Đ ồng Nhân dân t ệ m ạnh lên s ẽ làm giảm giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và qua đó hạ nhiệt nền kinh tế nước này. Ngoài ra, Nhân dân tệ tăng giá cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương khác ở châu Á tăng lãi suất và tăng giá đồng nội tệ để phòng ngừa lạm phát. Những đối tượng chịu thiệt: - Các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nước ngoài có nhà máy đặt tại Trung Quốc, sẽ trở nên kém sức cạnh tranh hơn. Những doanh nghiệp này trả lương bằng Nhân dân tệ, nhưng lại đặt giá xuất khẩu cho hàng hóa bằng đồng USD và Euro. Một số công ty trong số này như Toyota và Honda, hiện đang đối mặt với những cuộc đình công đòi tăng l ương c ủa công nhân Trung Quốc. Nhiều nhà xuất khẩu hiện chỉ có tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ và có thể sẽ chẳng còn lợi nhuận nếu Nhân dân tệ lên giá. - Người tiêu dùng nước ngoài, nhất là ở Mỹ, sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. - Đồng Nhân dân tệ tăng giá có thể là một tin xấu đối với môi trường, vì Trung Quốc sẽ được nhập nguyên vật liệu thô và năng lượng với mức giá rẻ hơn. Môi trường không khí, nước và đất tại nhi ều vùng sản xuất công nghi ệp l ớn c ủa Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ các nhà máy. Trung Quốc hi ện cũng là quốc gia có t ốc đ ộ gia tăng lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng sẽ thiệt hại nhiều. Bởi lẽ ngân hàng này đã vay nhi ều t ỷ Nhân dân t ệ đ ể đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Giá trị của lượng trái phiếu này tính bằng Nhân dân tệ sẽ “bốc hơi” rất nhiều. Những đối tượng có thể hưởng lợi, có thể chịu thiệt: - Châu Âu có thể sẽ không hưởng lợi từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc nhiều như Mỹ. Đồng Nhân dân tệ hiện đang được neo giá vào USD, nên việc tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân t ệ sẽ tác đ ộng tr ực ti ếp t ới s ức c ạnh tranh của nước Mỹ. Thậm chí, Eurozone và nước Anh có thể thiệt hại, nếu Trung Quốc bắt đầu thực hiện vi ệc tạo ra mối ràng bu ộc g ần hơn giữa Nhân dân tệ với Euro và đồng Bảng. Nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đ ầu mua vào Euro và Bảng Anh, tỷ giá của các đồng tiền này sẽ được đẩy lên, khiến sức cạnh tranh của châu Âu giảm sút. - Ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc sẽ được nhập khẩu hàng hóa đầu vào ở mức giá rẻ hơn. Đối với các công ty tập trung vào việc xuất khẩu, điều này sẽ bù đắp phần nào cho sự sa sút sức cạnh tranh, do việc tăng tỷ giá Nhân dân tệ gây ra. Còn đối với những doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội đ ịa, giá hàng hóa c ơ b ản r ẻ h ơn là một “điểm cộng” tuyệt đối. - Các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Nga, Australia và Brazil có thể phải đối mặt với nhu cầu giảm sút từ phía Trung Quốc – khách hàng quan trọng nhất của họ, do nhu cầu của các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm. Tuy vậy, nhu cầu này cũng có thể tăng vì các công ty Trung Quốc có khả năng sẽ tăng mua nguyên vật li ệu đ ầu vào để phục vụ thị trường trong nước. Thị trường hàng hóa đã phản ứng tích cực với tin Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, vì phần lớn giới phân tích nghiêng về khả năng thứ hai. - Chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc có thể là một chiến thắng “tốn kém” của các chính trị gia ở Washington v ốn đã bỏ nhiều công sức để gây sức ép với Bắc Kinh. Các nghị sỹ Mỹ đang chuẩn bị cho một dự luật trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc có lẽ sẽ phải tạm dừng kế hoạch này. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto vào cuối tháng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã tỏ thái độ cứng rắn về vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc, nhưng từ gi ờ có l ẽ ông Geithner sẽ đ ưa ra nh ững phát ngôn mềm mỏng hơn.
  8. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện chỉ xem đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc “bị định giá thấp hơn đôi chút so với giá trị thực”. Lập trường thay đổi này của IMF có thể sẽ khiến nước Mỹ gặp khó khăn trong việc gây áp lực buộc Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ, báo Wall Street Journal cho biết. Theo báo này, kể từ ít nhất năm 2007, IMF vẫn xe đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “nhiều” hoặc “đáng kể” so với giá trị thực. Đó là quãng thời gian mà Trung Quốc có mức thặng dư thương mại khổng lồ. Chính quyền Tổng thống Bush và Obama đã sử dụng quan điểm đó của IMF để lập luận rằng, chính sách của Trung Quốc tạo lợi thế bất bình đẳng cho các công ty Trung Quốc, theo đó gây phương hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mỹ cho rằng, đồng Nhân dân tệ giá rẻ giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Vào tháng 6/2010, Bắc Kinh bắt đầu nâng giá đồng Nhân dân tệ. Kể từ đó đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 7% so với đồng USD. Tuy nhiên, vào ngày 8/6, Phó tổng giám đốc IMF, ông David Lipton, nguyên là một quan chức kinh tế thuộc chính quyền Tổng thống Obama, tuyên bố, IMF đã chính thức thay đổi quan điểm về tỷ giá đồng Nhân dân tệ vì thặng dư cán cân vãng lai của Trung Quốc đã giảm mạnh và đồng Nhân dân tệ đã tăng giá. “Với những diễn biến này, mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng Nhân dân tệ đã giảm”, ông Lipton phát biểu sau khi một nhóm nghiên cứu của IMF thực hiện báo cáo đánh giá thường niên về nền kinh tế Trung Quốc. “Giờ chúng tôi đánh giá đồng Nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn đôi chút so với một rồ tiền tệ”. Ông Lipton không đưa ra con số cụ thể về mức độ định giá thấp hơn thực tế của đồng Nhân dân tệ. Năm ngoái, khi IMF xem đồng tiền này bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với thực tế, thì mức độ định giá thấp hơn giá trị thực được đưa ra là 3-23%, tùy thuộc vào phương pháp đánh giá được sử dụng. Ông Lipton cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc dịch chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động tiêu dùng nội địa và ít hơn vào hoạt động xuất khẩu. “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đi theo hướng đó”, ông nói. Giới phân tích nhận định, IMF sẽ không gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong ngắn hạn, nhất là khi tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đáng giảm tốc do kinh tế châu Âu suy giảm và tăng trưởng kinh tế Mỹ diễn ra chậm chạp. Mặc dù tỷ giá đồng Nhân dân tệ gần như đi ngang so với USD kể từ đầu năm đến nay, IMF không mấy bày tỏ thái độ phản đối. Thay vào đó, hồi tháng 4 vừa rồi, IMF phát tín hiệu cho thấy, định chế này không còn cho rằng đánh giá đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với giá trị thực còn là một đánh giá chính xác. Hiện nay, IMF đang tiến hành xem xét lại cách đánh giá tỷ giá của các đồng tiền và có thể đưa ra kết quả vào tháng tới. Tuy nhiên, cho dù IMF có thay đổi quan điểm thì chính quyền Tổng thống Obama ít có khả năng điều chỉnh lập trường về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, hay sử dụng đánh giá của IMF để phản bác
  9. những lời chỉ trích cho rằng Washington chưa gây đủ sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá. Một động thái như vậy có thể gây “tốn kém” lớn về mặt chính trị trong năm bầu cử 2012, khi mà cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều kêu gọi Tổng thống tăng thay vì giảm sức ép đối với Trung Quốc. Tháng 5 vừa qua, Chính phủ Mỹ đưa ra quan điểm rằng, đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, tương tự như quan điểm đã đưa ra vào tháng 12 năm ngoái khi Washington cho rằng đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực”. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Washington đều không xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá”, một phần vì lo ngại lập trường như vậy có thể sẽ phản tác dụng. Các nhà xuất khẩu Mỹ thì đang tiếp tục phàn nàn về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã đưa ra lập trường cứng rắn đối với vấn đề này, xem đây là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông. Ông Romney tuyên bố sẽ xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá” nếu ông thắng cử. Tuy nhiên, thay đổi đánh giá của IMF đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể khiến Chính phủ Mỹ khó khăn hơn trong việc kêu gọi các quốc gia khác gây sức ép đối với Bắc Kinh. Bởi lẽ, quan điểm của IMF được xem là ít mang màu sắc chính trị hơn so với quan điểm của từng quốc gia riêng lẻ, và cũng vì hầu như không có đối tác thương mại nào của Trung Quốc muốn công khai thể hiện lập trường chỉ trích nước này. Về phần mình, Trung Quốc cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang ở gần “mức cân bằng”, đồng nghĩa với việc Trung Quốc không cần phải tăng tỷ giá thêm nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2