intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm của vương quốc Anh trong thực hiện các hoạt động thanh tra nhà máy điện hạt nhân

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Cơ quan pháp quy hạt nhân của Vương quốc Anh (Office for Nuclear Regulation – ONR), ONR đã cử 01 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sang làm việc tại Cục ATBXHN trong vòng 06 tháng (từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015) để tư vấn cho Cục về các hoạt động quản lý, chuyên môn của cơ quan pháp quy hạt nhân, trong đó có các hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm của vương quốc Anh trong thực hiện các hoạt động thanh tra nhà máy điện hạt nhân

  1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH TRONG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN Chu Quang Huy, Hoàng Thị Luyến, Đỗ Minh Vương Thanh tra Cục ATBXHN Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Cơ quan pháp quy hạt nhân của Vương quốc Anh (Office for Nuclear Regulation – ONR), ONR đã cử 01 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sang làm việc tại Cục ATBXHN trong vòng 06 tháng (từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015) để tư vấn cho Cục về các hoạt động quản lý, chuyên môn của cơ quan pháp quy hạt nhân, trong đó có các hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân. Qua quá trình làm việc, chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm của Vương quốc Anh, cụ thể là kinh nghiệm của ONR trong việc thực hiện các hoạt động thanh tra trong các giai đoạn khác nhau của nhà máy điện hạt nhân. 1. Tổng quan về ONR ONR được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 2014 theo Luật Năng lượng năm 2013 của Vương quốc Anh. Trách nhiệm và quyền hạn của ONR dựa trên khung pháp lý của Luật này. ONR tổ chức các chương trình hoạt động truyền thông liên quan tới các lĩnh vực thuộc công nghiệp hạt nhân. Đội ngũ lãnh đạo điều hành ONR chịu trách nhiệm về các hoạt động của ONR. ONR có khoảng 450 nhân viên và được quản lý bởi một Ban Giám đốc điều hành và các giám đốc kỹ thuật. Tại Vương quốc Anh, bên cạnh Luật Năng lượng còn có các quy định pháp lý khác làm nền tảng cho ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm:  Luật an toàn và sức khỏe tại công trường (ban hành năm 1974), quy định trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công nhân và công chúng của người sử dụng lao động.  Luật về các Cơ sở hạt nhân (ban hành năm 1965) (NIA), quy định điều kiện cấp giấy phép cho địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.  Quy định pháp lý về Bức xạ ion hóa (ban hành năm 1999), quy định về việc bảo vệ người lao động trong tất cả các ngành công nghiệp khỏi bức xạ ion hóa bằng các quy định chung về sức khỏe và an toàn.  Quy định an ninh trong ngành công nghiệp hạt nhân (ban hành năm 2003), Bộ phận an ninh hạt nhân dân sự của ONR tiến hành các hoạt động quản lý, phê duyệt những thỏa ước về an ninh trong công nghiệp và thực thi việc tuân thủ theo thẩm quyền đã định. Trách nhiệm pháp lý của ONR bao gồm: • Đảm bảo an toàn tại các địa điểm hạt nhân (dân sự và quân sự); • An ninh hạt nhân dân sự; • Vận chuyển vật liệu phóng xạ; • Thanh sát; • Chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp.
  2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Hiện có 40 địa điểm hạt nhân đã được Vương Quốc Anh cấp phép liên quan tới: • Các lò phản ứng điện hạt nhân; • Chuyển đổi và làm giầu nhiên liệu; • Các nhà máy tái chế; • Các địa điểm chôn lấp và xử lý chất thải; • Tháo dỡ; • Quân sự. 2. Triết lý thanh tra của ONR ONR đảm nhiệm quản lý pháp quy độc lập về an toàn và an ninh hạt nhân tại 37 địa điểm hạt nhân đã được cấp phép tại Vương quốc Anh, cũng như các vấn đề liên quan tới vận chuyển vật liệu hạt nhân; đảm bảo các quy định về thanh sát hạt nhân phải được tuân thủ theo quy định pháp quy của Vương quốc Anh. Để thực hiện chức năng quản lý pháp quy của mình, các triết lý sau được ONR triển khai trước khi áp dụng biện pháp quản lý hành chính là thanh tra: • Thuyết phục và tạo tầm ảnh hưởng; • Xây dựng và duy trì một cuộc đối thoại cởi mở và hiệu quả; • Đưa ra phương pháp tiếp cận tích cực để tạo điều kiện cho việc cấp phép; • Hỗ trợ và tăng cường các quy trình tự điều chỉnh của đơn vị xin cấp phép; • Đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện cho các quyết sách/chiến lược; • Tập trung vào công tác phòng chống tai nạn hạt nhân nghiêm trọng để hạn chế rủi ro cho người lao động; • Khuyến khích sự cải tiến để đảm bảo an toàn từ lãnh đạo của đối tượng thanh tra; • Khuyến khích sự tự kiểm soát và học hỏi của đối tượng thanh tra; • Khuyến khích thiết lập bộ máy quản lý hiệu quả. 3. Hoạt động thanh tra của ONR Công tác thanh tra được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lên kế hoạch tới triển khai thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan về các quy trình của đối tượng thanh tra, các giấy phép đơn vị được cấp, những phát hiện của đoàn thanh tra trước,…để quyết định phạm vi và độ
  3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ chi tiết của cuộc thanh tra, có thảo luận về kế hoạch và cách thức triển khai với thanh tra viên có kinh nghiệm tại thực địa khác. Tần suất thanh tra dựa theo chu kỳ đánh giá an toàn của đối tượng thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra thường được hoạch định trong vòng 5 năm cho từng địa điểm theo các tiêu chí: – Kế hoạch cải tiến dài hạn; – Phản ánh hoạt động, sự lão hóa, các vấn đề về tháo dỡ v.v.; – Kế hoạch chi tiết hàng năm; – Việc tuân thủ các điều kiện của giấy phép; – Các cuộc thanh tra theo từng hệ thống cụ thể; – Các cuộc điều tra khi có sự cố; – Những cải tiến mang tính định hướng. Hoạt động thanh tra của ONR được chia thành hai loại hình chính: 3.1.Thanh tra việc tuân thủ các điều kiện giấy phép – Điều kiện giấy phép của các cá nhân hoặc điều kiện giấy phép cho nhóm; – Vấn đề liên quan tới lịch sử của cơ sở; – Kiểm tra các quy trình quản lý và việc triển khai những quy trình này; – Kiểm tra lại tất cả Những điều kiện giấy phép qua một chu kỳ thời gian cố định (hàng năm, 02 năm/lần v.v.). 3.2. Thanh tra theo hệ thống công nghệ, dựa trên việc kiểm tra tất cả các khía cạnh liên quan tới an toàn của một hệ thống cụ thể: – Hệ thống làm mát; – Thiết bị đo và kiểm soát; – Các bộ cấp điện v…v… Các văn bản liên quan tới hướng dẫn Thanh tra và Thẩm định được ONR công bố trên trang điện tử của tổ chức, cụ thể theo đường dẫn http://www.onr.org.uk/operational/tech_insp_guides; và các tiêu chuẩn mà ONR dùng để thẩm định an toàn hạt nhân http://www.onr.org.uk/saps/; http://www.onr.org.uk/operational/tech_asst_guides. Tại tất cả các địa điểm hạt nhân, ONR đều bố chí thanh tra viên thường trú trong khoảng từ 3 đến 4 năm, đây là các cán bộ có trách nhiệm, hiểu về đơn vị và các vấn đề liên quan tới an toàn, các rủi ro/nguy cơ chính và các hệ thống an toàn, và các vấn đề hiện tại cũng như sau này. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thanh tra viên thường trú ngoài việc trao đổi với những cán bộ có trách nhiệm và công nhân làm việc tại địa điểm còn cần phải có những cuộc đi xem xét thực tế quanh nhà máy, để hiểu về các chức năng an toàn cũng như các mối nguy hại. Sau khi kết thúc một cuộc thanh tra, các báo cáo về hoạt động thanh tra và kết quả thanh tra sẽ được đưa lên trang điện tử của cơ quan ONR trong vòng hai tuần. Bên cạnh báo cáo này, đoàn thanh tra cũng cung cấp thêm thông tin có liên quan cho Hội đồng nhân dân địa phương. Đoàn thanh tra có những phản hồi chính thức (bằng văn bản) hoặc không chính thức (thông qua
  4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ trao đổi điện thoại, thư điện tử, hay gặp trực tiếp) về những phát hiện và yêu cầu cần sớm khắc phục cho đối tượng thanh tra. Tài liệu tham khảo [1]. Các tài liệu trình bày tại Hội thảo “Thực hiện hoạt động thanh tra Nhà máy điện hạt nhân và kinh nghiệm của Vương quốc Anh”, Hà Nội, 26-27/2/2015, Mr. Dave Watson – Thanh tra viên ONR. [2]. http://www.onr.org.uk.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2