intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tổng hợp những phương pháp quản lí nguồn nhân lực đang được áp dụng tại các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới với những kinh nghiệm có khả năng áp dụng trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam như: Các thủ tục và kĩ thuật tuyển dụng nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng thông qua các bài kiểm tra tổng hợp đa phương thức, các phương pháp khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giảng viên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 3-11<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0094<br /> <br /> KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC<br /> GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC<br /> Hoàng Thị Kim Huệ<br /> <br /> Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học đóng vai trò quan trọng trong việc<br /> huy động sự đóng góp cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Hoạt động này nhằm thực<br /> hiện ba chức năng: thu hút, đào tạo, phát trển và duy trì nguồn nhân lực. Bằng phương<br /> pháp nghiên cứu lí luận trên cơ sở các báo cáo thực trạng quản lí nguồn nhân lực giáo dục<br /> đại học, bài báo tổng hợp những phương pháp quản lí nguồn nhân lực đang được áp dụng<br /> tại các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới với những kinh nghiệm có khả năng áp dụng<br /> trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam như: các thủ tục và kĩ thuật tuyển dụng nhằm<br /> thu hút nguồn nhân lực có chất lượng thông qua các bài kiểm tra tổng hợp đa phương thức,<br /> các phương pháp khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giảng<br /> viên, kĩ thuật đánh giá nhằm đo lường hiệu quả công việc, xác định nhu cầu bồi dưỡng để<br /> nâng cao năng lực và phương thức xây dựng hệ thống quản lí hiệu quả đào tạo hay việc xây<br /> dựng các tiêu chí nhằm đề bạt chức danh quản lí.<br /> Từ khóa: Quản lí nguồn nhân lực, giảng viên đại học, quản lí giáo dục đại học, tự chủ nghề<br /> nghiệp.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Quản lí nguồn nhân lực không chỉ bó hẹp trong cách hiểu đơn thuần là những kĩ thuật quản<br /> lí của quá trình tuyển dụng, kí hợp đồng lao động hay trả lương mà còn bao gồm cả các phương<br /> pháp mang tính chiến lược và đảm bảo tính phát triển. Những vấn đề như kế hoạch đào tạo, khuyến<br /> khích và thưởng công, đánh giá và hỗ trợ phát triển, lập kế hoạch dự báo nhu cầu về đội ngũ giảng<br /> viên trong tương lai là tất cả những hợp phần của “quản lí nguồn nhân lực” [2;23]. Về tổng thể,<br /> chúng ta có thể thấy nhà quản lí nguồn nhân lực sử dụng thời gian để thực hiện các vấn đề như:<br /> phát triển chức năng quản lí nguồn nhân lực; tuyển dụng và sử dụng, lập kế hoạch công việc, phát<br /> triển khả năng lãnh đạo, phát triển tổ chức, quản lí kết quả công việc, mối quan hệ trong công việc,<br /> và giảm giá thành lao động [6;8]. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu trước đó tập trung mô<br /> tả thực trạng quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học ở hai chức năng: thu hút và duy trì nguồn<br /> nhân lực. Những tài liệu nghiên cứu chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lại khá khiêm<br /> tốn. Trên cơ sở nghiên cứu những báo cáo về thực trạng quản lí nguồn nhân lực giáo dục đại học<br /> tại các quốc gia thuộc chương trình TEMPUS (bao gồm 27 các nước ở Tây Balkan, Trung Á, Đông<br /> Âu, Bắc Phi và Trung Đông - là các quốc gia tham gia chương trình hợp tác đối ngoại của liên<br /> minh châu Âu nhằm hỗ trợ để phát triển, hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học ở các nước láng<br /> Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016.<br /> Liên hệ: Hoàng Thị Kim Huệ, e-mail: huehk@hune.edu.vn<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hoàng Thị Kim Huệ<br /> <br /> giềng của Liên minh châu Âu trong hơn 20 năm), một số nước phương Tây như Anh (UK), Mỹ,<br /> Úc, Canada. . . và một số nước châu Phi như: Nam Phi, Kenya, bài báo sẽ tổng hợp những kinh<br /> nghiệm có thể vận dụng trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam ở cả ba chức năng: thu hút, duy<br /> trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Chức năng thu hút nguồn nhân lực giảng viên đại học<br /> <br /> Theo kết quả nghiên cứu tại các nước phát triển của tác giả Hylary Metcalf, nội dung công<br /> việc ảnh hưởng đáng kể đến năng lực tuyển dụng và duy trì đội ngũ của cơ sở giáo dục đại học.<br /> Do đó, sự cân bằng của 3 nội dung công việc (giảng dạy, nghiên cứu và công việc hành chính) và<br /> lượng thời gian dành cho mỗi hoạt động là những vấn đề rất quan trọng đối với việc tuyển dụng và<br /> duy trì đội ngũ trong đơn vị. Nghiên cứu là công việc thu hút nhất đối với nghề nghiệp giảng viên:<br /> họ muốn dành thời gian và nguồn tài trợ để tiến hành việc nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chính là<br /> một trong những yếu tố giúp tạo sự hài lòng trong công việc. Những giảng viên dùng nhiều thời<br /> gian cho việc nghiên cứu sẽ ít mong muốn rời bỏ nhà trường. Giảng dạy là công việc ít sức hấp<br /> dẫn hơn so với nghiên cứu mặc dù đây vẫn là yếu tố hấp dẫn trong những trường hợp chuyển đổi<br /> nghề nghiệp từ các ngành nghề khác và đây là công việc giúp nâng cao mức độ hài lòng của giảng<br /> viên. Nhưng thời lượng giảng dạy tăng lên và sự thay đổi một số tính chất của việc giảng dạy như tăng số lượng sinh viên, dạy học theo kiểu hàng loạt - sẽ làm giảm mức độ hài lòng. Giảng<br /> viên có xu hướng không thích những công việc hành chính mà họ phải đảm nhiệm. Những người<br /> phải làm quá nhiều công việc hành chính cũng hay nảy sinh mong muốn rời bỏ công việc vì những<br /> công việc hành chính này không mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao năng lực giảng dạy và<br /> nghiên cứu. Như vậy tăng cường cho hoạt động nghiên cứu là biện pháp làm giảm những khó khăn<br /> trong tuyển dụng và duy trì nguồn lực giảng viên, bằng cách: cung cấp hệ thống hỗ trợ công việc<br /> hành chính và giảm những yêu cầu mang tính hành chính [3; 204].<br /> Liên quan đến nội dung công việc là khối lượng công việc. Những giảng viên phải mất<br /> nhiều thời gian hơn cho công việc giảng dạy và hành chính sẽ có xu hướng bỏ việc nhiều hơn. Như<br /> vậy, giảm các công việc hành chính và giảng dạy cũng là biện pháp để cải tiến công tác tuyển dụng<br /> và duy trì nhân lực giảng viên [3; 205].<br /> Đối với thủ tục tuyển dụng thường đỏi hỏi phải phù hợp, công khai, minh bạch, và công<br /> bằng cho phép các cơ sở giáo dục đại học tuyển chọn được những ứng viên tốt nhất trong thị<br /> trường lao động sẵn có. Việc đưa ra các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với đòi hỏi công việc<br /> đặc thù sẽ hỗ trợ hiệu quả cho mọi cấp độ quản lí của cơ sở giáo dục đại học về nguồn lực con<br /> người. Trong nghiên cứu “Quản lí nguồn nhân lực của các trường đại học công tại các quốc gia<br /> thuộc chương trình Tempus” đưa ra 3 mô hình tuyển dụng chính đối với đội ngũ giảng viên đại<br /> học bao gồm: (i) tuyển dụng công khai cạnh tranh, được tổ chức bởi chính cơ sở muốn tuyển dụng,<br /> (ii) tuyển dụng nội bộ được cơ sở tuyển dụng tiến hành nhưng không được thông báo công khai<br /> (iii) tuyển dụng công khai mang tính cạnh tranh được tổ chức bởi một cơ quan quản lí nhà nước.<br /> Mô hình đầu tiên là mô hình tuyển dụng phổ biến nhất, nhằm mục đích bảo đảm tính rõ ràng và<br /> công bằng cho mọi ứng viên, cho phép cơ sở giáo dục đại học quyền tự chủ trong việc quyết định<br /> các tiêu chí tuyển dụng, quá trình tuyển dụng và các chủ thể tham gia quá trình tuyển dụng. Hình<br /> thức tuyển dụng nội bộ cũng khá phổ biến, đặc biệt là dành cho một số vị trí có sẵn ở trong cơ sở<br /> giáo dục đại học. Tuyển dụng nội bộ có thể gây ra sự thiếu công bằng, rõ ràng và khó đảm bảo<br /> chất lượng ứng viên. Tuy nhiên, đối với nhiều vị trí, tuyển dụng được tổ chức trong nội bộ để cung<br /> cấp cho những nhân viên ở vị trí thấp hơn một cơ hội để thăng tiến lên vị trí cao hơn. Phương thức<br /> tuyển dụng nội bộ này cũng có thể được sử dụng như một phương pháp duy trì đội ngũ nhân viên<br /> 4<br /> <br /> Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học<br /> <br /> có trình độ tốt. Mô hình thứ ba – tuyển chọn công khai cạnh tranh được tổ chức ở cấp quốc gia<br /> được áp dụng rất hạn chế ở một số quốc gia. Một số hạn chế trong công tác tuyển dụng vẫn tồn<br /> tại ở các nước phát triển như: tuyển dụng nội bộ vẫn còn phổ biến, thiếu những thủ tục và tiêu chí<br /> tuyển dụng mang tính công khai, tham nhũng, tư lợi còn tồn tại dai dẳng và việc bổ nhiệm mang<br /> mục đích chính trị hoặc quan hệ cá nhân, sự cứng nhắc của các quy định luật pháp . . . đã cản trở<br /> việc tuyển dụng những ứng viên tốt nhất cho các cơ sở giáo dục đại học. Về quyền tự chủ trong<br /> hoạt động tuyển dụng, nhìn chung, các cơ sở giáo dục đại học đã được tự chủ trong việc tuyển<br /> dụng đội ngũ. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, việc đưa ra những tiêu chí tuyển dụng cơ<br /> bản, giám sát quá trình tuyển dụng và việc công nhận chính thức vẫn là trách nhiệm của các cơ<br /> quan quản lí nhà nước. Ở những quốc gia mà giảng viên là công chức nhà nước, thủ tục và tiêu chí<br /> sẽ được nhà nước quy định.Những cải cách trong quy trình tuyển dụng hiện nay chủ yếu hướng<br /> đến việc chuyên môn hóa trong quá trình tuyển dụng và hướng đến cơ chế tuyển dụng mở, rõ ràng<br /> hơn. Những nỗ lực thay đổi này nhằm hạn chế những nhược điểm của phương thức tuyển dụng cũ,<br /> chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân.<br /> Về yêu cầu tuyển dụng: thường tuân theo yêu cầu tối thiểu của quốc gia, bên cạnh đó các<br /> trường tổ chức tuyển dụng có thể đưa vào các tiêu chí đặc thù khác. Các tiêu chí được các trường<br /> sử dụng thường thể hiện vị thế của nhà trường. Về mặt trình độ, trong hầu hết các trường hợp, bằng<br /> thạc sĩ là yêu cầu tối thiểu cho vị trí giảng viên tạo nguồn và cao hơn, bằng tiến sĩ dành cho vị<br /> trí giảng viên chính. Những yêu cầu kèm theo bao gồm: bài báo quốc tế, các hoạt động hợp tác<br /> quốc tế khác, kinh nghiệm giảng dạy và trong một số trường hợp cần phải phục vụ tình nguyện cho<br /> cộng đồng học thuật của nhà trường. Về điều khoản hợp đồng cho giảng viên: với viên chức biên<br /> chế nhà nước, giảng viên được nhà nước trực tiếp tuyển dụng. Hợp đồng lao động là dài hạn, việc<br /> tuyển dụng được thực hiện trên quy mô toàn quốc và giảng viên được coi là công chức nhà nước.<br /> Vị trí công chức nhà nước được cho là rất hấp dẫn bởi nó liên quan tới thu nhập và sự ổn định<br /> trong công việc, gắn với một địa vị xã hội cao và danh tiếng. Trong trường hợp trường đại học tự<br /> tiến hành tuyển dụng, thường là giảng viên chính hoặc giáo sư mới được kí hợp đồng dài hạn. Loại<br /> hợp đồng phổ biến là hợp đồng ngắn hạn và được gia hạn nhiều lần. Nhưng trong thực tế, trong<br /> hầu hết các cơ sở, việc gia hạn lại được thực hiện theo định kì hơn là do có những đặc cách. Hệ<br /> quả là vị trí giảng viên đại học cũng được coi là công việc ổn định thậm chí trong cả những trường<br /> hợp kí kết hợp đồng lao động ngắn hạn. Điều này làm ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của giảng<br /> viên [2; 34-35].<br /> Về khía cạnh kĩ thuật tuyển dụng, trong nghiên cứu “Quản lí nguồn nhân lực tại các trường<br /> đại học châu Phi” đã đưa raphương pháp tuyển dụng thường kết hợp giữa (i) một bản sơ yếu viết<br /> tay với những mô tả về năng lực cá nhân, kinh nghiệm, tham vọng công việc và bất cứ kì vọng gì<br /> đặc biệt và (ii) phỏng vấn cá nhân với những ứng viên gần đáp ứng các yêu cầu công việc. Trong<br /> lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng được lưu ý rằng phỏng vấn không phải là làm khó, không phải là<br /> một bài kiểm tra miệng, không phải là phô diễn những ưu thế đặc biệt của người phỏng vấn hay<br /> phải thể hiện sự phục tùng đối với người phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn phải hết sức tự nhiên,lịch sự<br /> và giống như một cuộc nói chuyện với một người bạn. Nhà tuyển dụng cần lắng nghe một cách<br /> kiên nhẫn, cởi mở và đón nhận mọi ý kiến giúp cho ứng viên có thể đưa ra một câu trả lời tốt. Một<br /> khi cảm thấy ứng viên đã khá đầy đủ điều kiện, cần phải thảo luận rất thẳng thắn với họ những<br /> thông tin về công việc, với những tiềm năng lẫn khó khăn, thách thức. Thêm vào bài phỏng vấn,<br /> các trường còn tiến hành một quá trình kiểm tra tổng hợp đa phương thức. Quy trình bao gồm một<br /> nhóm các ứng viên, tham gia vào một chuỗi các hoạt động mô phỏng công việc được tuyển dụng<br /> dưới sự quan sát của một nhóm giám định viên đã qua đào tạo để đánh giá một số các năng lực<br /> cần thiết cho công việc đã được mô tả từ trước. Với đối tượng giảng viên, những bài giảng thử hay<br /> những buổi thảo luận được tổ chức để đánh giá năng lực của ứng viên. Phương pháp này được đánh<br /> giá là khá chính xác [1; 7-8].<br /> 5<br /> <br /> Hoàng Thị Kim Huệ<br /> <br /> Liên quan đến chức năng thu hút nguồn nhân lực, việc đảm bảo các điều kiện giảng dạy và<br /> nghiên cứu ở mức độ tốt nhất cũng được các tác giả quan tâm. Một số khía cạnh của công việc<br /> đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các ứng viên bao gồm: môi trường làm việc tốt, đa<br /> dạng, được tự do học thuật và nhìn thấy được những kết quả hữu hình từ công việc của chính mình.<br /> Sau cùng, đó là được tự chủ trong công việc, tự tiến hành công việc nghiên cứu, nghề nghiệp hứa<br /> hẹn tương lai, được hợp tác với đồng nghiệp và có giờ giấc làm việc linh hoạt. Yếu tố quan trọng<br /> khác là điều kiện làm việc tốt, có bảo hiểm.Với những người đã từng chuyển đổi công việc thì có<br /> được một phong cách sống tốt hơn cũng chính là một động lực tốt đối với nghề giảng viên. Ví dụ,<br /> với những người chịu nhiều áp lực từ công việc trước đó như làm việc theo ca, làm việc thường<br /> xuyên. . . thì công việc giảng viên lại có tính chất thư thái hơn, và sự thăng tiến nghề nghiệp lên<br /> chức vụ quản lí vẫn cho phép họ duy trì công việc giảng viên [3; 176].<br /> Với bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, có thể áp dụng một số phương pháp nhằm nâng<br /> cao khả năng thu hút giảng viên cho cơ sở giáo dục như: tăng cường các hoạt động nghiên cứu,<br /> giảm thiểu các nhiệm vụ hành chính bằng cách cung cấp hệ thống hỗ trợ công việc hành chính và<br /> giảm yêu cầu mang tính hành chính; áp dụng thủ tục tuyển dụng công khai, minh bạch; đưa vào<br /> các yêu cầu tuyển dụng như bài báo quốc tế, kinh nghiệm hợp tác quốc tế, kinh nghiệm giảng dạy<br /> và phục vụ cho cộng đồng học thuật của nhà trường để đảm bảo tuyển dụng được ứng viên tốt; kĩ<br /> thuật tuyển dụng áp dụng quá trình kiểm tra tổng hợp đa phương thức để đánh giá chính xác khả<br /> năng thực tế của các ứng viên.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học<br /> <br /> Để thực hiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học, hoạt động<br /> bồi dưỡng thường xuyên luôn được chú trọng trong các cơ sở giáo dục đại học. Trong nghiên cứu<br /> “Quản lí nguồn nhân lực giáo dục đại học trong các quốc gia thuộc chương trình TEMPUS” của<br /> các tác giả Flora Dubosc và Maria Kelo đã khẳng định: phần lớn các cơ sở (62%) cung cấp cơ hội<br /> được đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ của họ. Phương thức đào tạo bao gồm: tổ chức mang tính bắt<br /> buộc trên phạm vi toàn quốc và các khóa học tự nguyện do cơ sở tổ chức. Nội dung đào tạo hướng<br /> đến các kĩ năng như sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học và giáo dục, ngoại ngữ và<br /> kĩ năng quản lí dự án, kĩ năng viết học thuật . . . . Việc đào tạo chuyên ngành và nâng cao năng lực<br /> học thuật trong các chương trình bồi dưỡng là khá hạn chế do đây là trách nhiệm cá nhân của mọi<br /> thành viên, được phát triển một cách tự nhiên thông qua hoạt động nghiên cứu cá nhân và trao đổi<br /> học thuật với đồng nghiệp [7;9].<br /> Về phía tổ chức giáo dục đại học, tầm quan trọng của đào tạo đội ngũ thường xuyên đã được<br /> nhận thức một cách rõ ràng. Tuy nhiên, về phía giảng viên không phải lúc nào cũng nhận thức<br /> được nhu cầu hay lợi ích của việc bồi dưỡng - đặc biệt là trong những lĩnh vực không liên quan<br /> trực tiếp tới chuyên môn của họ (như quản lí dự án, kĩ năng viết học thuật, phương pháp giảng<br /> dạy . . . ). Do đó, nghiên cứu này cũng đề xuất giải pháp: cần phải chứng minh tầm quan trọng của<br /> hoạt động bồi dưỡng đối với đội ngũ giảng viên. Khuyến khích bằng tài chính, phần thưởng và<br /> đưa hoạt động bồi dưỡng như là một tiêu chí cho đề bạt có thể là một tác động tích cực mang tính<br /> ngắn hạn của việc khuyến khích tham gia các hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, về dài hạn, rất cần<br /> phải phát triển một “văn hóa đào tạo” nơi mà những sáng kiến không được coi là một phiền toái<br /> mà là một cơ hội tích cực cho sự phát triển chuyên môn của cá nhân. Trong rất nhiều trường hợp,<br /> các hoạt động bồi dưỡng được tổ chức mang tính tự nguyện, nhưng nếu thiếu đi sự nhận thức rõ<br /> ràng về những nhu cầu đào tạo thực sự sẽ dẫn tới thất bại và cách nhìn tiêu cực về hoạt động đào<br /> tạo – như là một điều gì đó phí phạm thời gian – hơn là hỗ trợ cho sự phát triển của họ [2; 39-43].<br /> Tại một số quốc gia (như Australia) các “Trung tâm phát triển đội ngũ” được thành lập nhằm mục<br /> đích góp phần đáng kể thực hiện mục tiêu hàng đầu của trường đại học là “tuyển dụng, phát triển<br /> 6<br /> <br /> Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học<br /> <br /> và duy trì đội ngũ chất lượng cao nhất” bằng cách: khuyến khích, hợp tác và hỗ trợ các hoạt động,<br /> các dự án phát triển chuyên môn và nghề nghiệp tại tất cả các cấp độ: cá nhân, bộ môn, khoa và<br /> trường; tăng cường nhận thức về nhu cầu phát triển chuyên môn và lập kế hoạch đào tạo và phát<br /> triển chuyên môn cho đội ngũ; tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân và đội nhóm theo cách<br /> tiếp cận tự định hướng; làm việc với khoa để xác định và đáp ứng nhu cầu phát triển của đội ngũ;<br /> tổ chức các hội thảo và seminar để nâng cao nhận thức của đội ngũ về các vấn đề phát triển các<br /> kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp; đảm bảo những cam kết của nhà trường về công bằng cơ hội và<br /> sức khỏe nghề nghiệp cũng như những chính sách và quy định về an toàn lao động [7;9].<br /> Để đảm bảo chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục đại học<br /> Việt Nam cần đa dạng hóa các nội dung đào tạo như: công nghệ thông tin, phương pháp dạy học<br /> và giáo dục, ngoại ngữ, kĩ năng viết học thuật và kĩ năng quản lí dự án. Cần phát triển văn hóa đào<br /> tạo mà ở đó khuyến khích những cá nhân ham học hỏi góp phần xây dựng những tổ chức biết học<br /> hỏi – một xu thế phát triển văn hóa tổ chức hiện đại.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Chức năng duy trì nguồn nhân lực giảng viên đại học<br /> <br /> Tài sản giá trị nhất có trong mỗi tổ chức chính là con người, do đó, duy trì đội ngũ là một<br /> trong những mục tiêu hàng đầu của tổ chức nhằm giữ lại nguồn vốn cực kì quý giá cho chính tổ<br /> chức của mình. Điều này không chỉ tránh những tổn thất (do quá trình đầu tư trước đó và khả năng<br /> sinh lợi tương lai) mà còn gia tăng giá trị cho các cơ sở giáo dục đại học. Để đạt được mục tiêu<br /> duy trì đội ngũ, cần có những giải pháp đồng bộ bao gồm: cải tiến các phương pháp đánh giá hiệu<br /> quả đào tạo, phương pháp phân công công việc, trả lương và khen thưởng, đề bạt và tạo động lực,<br /> đảm bảo quyền tự chủ nghề nghiệp. Các nhân tố này cũng được các tác giả đề cập đến trong các<br /> nghiên cứu của mình.<br /> Đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên<br /> Flora Dubosc, Maria Kelo (2012) trong nghiên cứu Quản lí nguồn nhân lực giáo dục đại<br /> học trong các quốc gia thuộc chương trình TEMPUS đã nhận định: Đánh giá năng lực cần phải<br /> được tiến hành nhằm mục đích trợ giúp và nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của giảng<br /> viên trong tổ chức. Để thực hiện điều này, đánh giá giảng viên cần xác định được các điểm mạnh,<br /> điểm yếu và những khả năng phát triển của chính họ. Điều này ngụ ý rằng mọi đánh giá năng lực<br /> cần được thực hiện thường xuyên và cần phải tiếp cận đến từng cá nhân. Ví dụ, nếu một giảng viên<br /> không giỏi trong lĩnh vực làm việc nhóm, thông số đánh giá năng lực chỉ đơn thuần kết luận là<br /> giảng viên không giỏi trong lĩnh vực làm việc nhóm thì sẽ không thực sự có ích đối với việc phát<br /> triển chuyên môn của giảng viên đó. Các cơ sở giáo dục cần phải sắp xếp để hỗ trợ cho những<br /> giảng viên này có thể đạt được các kĩ năng hoạt động nhóm cơ bản. Thực tế là, một số hệ thống<br /> đánh giá giảng viên chỉ đơn thuần tập trung vào việc xác định điểm yếu của giảng viên mà không<br /> đưa ra những giải pháp khả thi để cải thiện năng lực của họ. Điều này không tạo được động lực<br /> và thiếu tính khuyến khích đối với giáo viên. Đánh giá kết quả công việc và cung cấp những phản<br /> hồi phù hợp có thể thúc đẩy sự phát triển của giảng viên. Như vậy, đánh giá giảng viên chỉ thực sự<br /> hiệu quả khi: tạo động lực được cho giảng viên, cho phép nhà trường có thể đo lường được hiệu<br /> quả công việc của mọi giảng viên, xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định được điểm mạnh của từng<br /> cá nhân, hoạch định công việc và tìm ra được những lãnh đạo tiềm năng.<br /> Bên cạnh đó, thực tế, hoạt động đánh giá lại chỉ nhằm để kéo dài thời hạn của hợp đồng và<br /> được sử dụng cho mục đích đưa ra những quyết định thay đổi về vị trí làm việc. Ngoài việc đánh<br /> giá nhằm phục vụ mục tiêu đưa ra những quyết định thay đổi, đánh giá cũng thường được sử dụng<br /> trong các trường hợp đề bạt, thưởng lương, xác định nhu cầu đào tạo hay luân chuyển vị trí. Tuy<br /> nhiên, như trên đã nói, lí tưởng nhất, đánh giá sẽ cung cấp cho các giảng viên những ý tưởng tích<br /> cực và xây dựng về các phương thức để nhằm đạt được tiến triển trong chuyên môn. Hoạt động<br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2