intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm thế giới về xây dựng trung tâm tài chính - Bài học từ Singapore và Thượng Hải

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên đặc điểm của trung tâm tài chính với vai trò nền tảng cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính của một quốc gia, từ đó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm thế giới về xây dựng trung tâm tài chính - Bài học từ Singapore và Thượng Hải

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 14. 1 Lê Thị Hồng Minh* Huỳnh Thị Cẩm Hà * Lương Thị Thảo * Hoàng Thị Phương Anh* Tóm tắt Hệ thống tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, có nhiệm vụ kết nối giữa những người có vốn nhàn rỗi với các nhà đầu tư, những người cần sử dụng vốn. Khi nhu cầu lưu chuyển vốn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thì việc thành lập các trung tâm tài chính (TTTC) để thu hút thêm các khách hàng và tổ chức quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại mà còn là biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập. Thành công trong việc xây dựng TTTC của Singapore và Thượng Hải là minh chứng điển hình để Việt Nam định hình chiến lược thành lập các TTTC trong tương lai. Để thực hiện được điều đó, Việt Nam cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế, luật pháp, văn hóa. Từ khóa: Trung tâm tài chính, bài học kinh nghiệm, Singapore, Thượng Hải. 1. Giới thiệu Trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia thì việc hình thành TTTC quốc tế không chỉ là xu hướng cần thiết mà còn là biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập; góp phần nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ phát triển của thế giới. Một TTTC phát triển sẽ mang lại nhiều thuận lợi đối với nền kinh tế của quốc gia và được biểu hiện qua nhiều khía cạnh. TTTC tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư, tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành tài chính, cũng như các ngành có liên quan như luật, công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán, tư *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM| Email liên hệ: anhtcdn@ @ueh.edu.vn 194
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM vấn, nhân sự, và các ngành dịch vụ khác mà các công ty tài chính sử dụng. Ngành tài chính cũng là một trong những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của các doanh nghiệp. TTTC với vai trò nền tảng cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính của một quốc gia, từ đó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế nói chung. 2. Tổng quan về trung tâm tài chính TTTC được xem là một thành phố hay một khu vực với lĩnh vực tài chính phát triển ở mức độ cao. Điều này thể hiện ở việc tập trung nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển và các yếu tố khác phục vụ cho các giao dịch tài chính diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. TTTC có các cấp độ phát triển khác nhau cũng như các đặc điểm nhận diện riêng. 2.1. Các cấp độ trung tâm tài chính Dựa trên cách phân loại của tổ chức quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) thì TTTC có 3 cấp độ, đó là: ▪ TTTC quốc tế (IFC– International Financial Centre), như Thành phố New York, London, Tokyo. ▪ TTTC khu vực (RFC–Regional Financial Centre), như Frankfurt, Chicago, Sydney. ▪ TTTC nước ngoài (OCF - Offsore Financial Centre), như Quần đảo Cayman, Dublin, Hong Kong và Singapore. Các IFC và nhiều RFC là các TTTC có đầy đủ dịch vụ với quyền tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn lớn từ các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các thị trường chứng khoán niêm yết. Trong khi đó, các OFC và một số RFC có xu hướng chuyên về các dịch vụ dựa trên thuế hoặc quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân cho các khách hàng quốc tế. IMF lưu ý về sự chồng chéo giữa RFC và OFC (ví dụ Hong Kong và Singapore là OFC và RFC). Kể từ năm 2010, nhiều nghiên cứu xem các TTTC nước ngoài (OFCs) như là thiên đường về thuế (tax heavens). Ở cách tiếp cận chi tiết hơn, có thể phân loại TTTC ở 5 cấp độ (hay được gọi là 5 mô hình TTTC), đó là: TTTC quốc gia, TTTC khu vực, TTTC nước ngoài (ví dụ như Dubai), TTTC quốc tế (Hong Kong, Singapore, Tokyo, Seoul), TTTC toàn cầu (London, New York). TTTC quốc gia: gắn liền với một quốc gia cụ thể (Robert, 1994). các TTTC quốc gia là những thành phố có đủ các điều kiện để đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của một quốc gia, là nơi tập trung của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các giao dịch tài chính của quốc gia đó. Hệ thống ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thương mại nội địa. Hạ tầng thị trường như hệ thống thanh toán, hệ thống quản lý thông tin khá đơn giản và 195
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM chủ yếu được phát triển trong nước, có thể có giới hạn đối với những hoạt động xuyên biên giới. Tại Việt Nam, Hà Nội và TPHCM cũng có thể được coi là 2 TTTC quốc gia. TTTC khu vực (RFC): Ở cấp độ này, các TTTC tiếp tục phát triển các dịch vụ và hạ tầng để thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và đầu tư vào thị trường ngày càng nhiều. Tính thanh khoản của thị trường được nâng cao do số lượng nhà đầu tư lớn, các thành viên của thị trường bắt đầu trở nên chuyên nghiệp ở mức độ khu vực và quốc tế. Một mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp và đối tác để hỗ trợ cho các hoạt động tài chính cũng dần được hình thành (Nguyễn Thế Phong, 2014). Hay nói một cách khác, TTTC khu vực là nơi có sự tập trung cao của các tổ chức tài chính và thị trường vốn cho phép các giao dịch tài chính trong khu vực diễn ra hiệu quả. TTTC nước ngoài (OFC): hay còn gọi là TTTC mở cửa với nước ngoài: Tại cấp độ này, một TTTC cạnh tranh với các trung tâm khác để thu hút đầu tư nước ngoài. Chính phủ có xu hướng áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và đảm bảo sự công bằng của các tổ chức tài chính nước ngoài khi đầu tư tại nước sở tại. TTTC nói chung bắt đầu phát triển để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư xuyên biên giới chảy vào. Có thể thấy rõ ràng rằng hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển này. TTTC quốc tế (IFC): một TTTC quốc tế cũng được xác định qua 3 đặc điểm cơ bản là: (1) là nơi tập trung của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn; (2) có trình độ phát triển cao trong khu vực tài chính, là nơi diễn ra nhiều các dịch vụ tài chính cấp cao (như hoạt động ngân hàng đầu tư, tài chính doanh nghiệp hay giao dịch chứng khoán), khối lượng giao dịch lớn và chuyên biệt hóa một cách rõ rệt và (3) sự phát triển của khu vực dịch vụ hỗ trợ. TTTC toàn cầu (GFC – Global Financial Centre): là cấp độ cao nhất của các TTTC. TTTC toàn cầu là các thành phố có đủ năng lực đóng vai trò là trung gian kết nối giữa các tổ chức tài chính và các khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Các TTTC toàn cầu thường có uy tín rất lớn trên thị trường tài chính thế giới, tập trung những tổ chức tài chính lớn nhất và một hệ thống tài chính phát triển ở cấp độ cao nhất. Các hoạt động kinh doanh tài chính ở đây có thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn ở mức tối đa. 2.2 Đặc điểm nhận diện trung tâm tài chính ▪ Là nơi tập trung số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính phát triển mạnh về vốn và có uy tín cao trên thị trường Các TTTC được đặt tại các khu vực nơi các công ty có cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn hoặc nhận tài trợ từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác. Điều này cho thấy TTTC là nơi tập trung các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, 196
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ngân hàng đầu tư, sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức tư vấn đầu tư. Đây có thể là những doanh nghiệp có lợi nhuận rất cao và như vậy thành phố được chọn là TTTC có thể tăng nhiều ngân sách từ thuế khi các công ty đó đặt trụ sở chính trong TTTC. Tại các TTTC, có rất nhiều công ty dịch vụ tài chính cung cấp dịch vụ liên quan đến sáp nhập và mua lại, IPO và giao dịch. Kể từ tháng 3/2021, Chỉ số TTTC Toàn cầu (GFCI) đã nêu tên New York là TTTC hàng đầu thế giới, sau đó là London và Thượng Hải. Bên cạnh đó, các TTTC đều xuất phát điểm là TTTC quốc gia trước khi tiến dần lên các cấp độ cao hơn là TTTC khu vực, TTTC toàn cầu. Các TTTC ở các cấp về bản chất là giống nhau, điểm khác nhau cơ bản là ở quy mô và mức độ lan tỏa cũng như danh tiếng của các TTTC ở cấp cao là vượt trội hơn so với các TTTC ở cấp thấp hơn. ▪ Là nơi tập trung các chuyên gia nhân sự tài chính giỏi, có trình độ chuyên môn cao để phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ Với một hệ thống tài chính giàu kinh nghiệm và hiệu quả sẽ luôn đi kèm với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên sâu và chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ... luôn có sẵn, do vậy các TTTC là nơi có nguồn nhân lực tài chính tốt nhất cũng như là nơi thu hút được các tài năng trên khắp thế giới tập trung về. Việc dễ dàng tiếp cận, giảm chi phí tuyển dụng cũng như chi phí đào tạo của đội ngũ nhân viên chất lượng cao sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho các công ty trong TTTC. Điều này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi mức độ mở cửa lao động nước ngoài ▪ Là nơi có các thị trường tài chính chính thức như thị trường tiền tệ ngân hàng, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm, thị trường phái sinh Bảng 1. 10 thị trường chứng khoán trên thế giới có giá trị vốn hóa lớn nhất Tỷ USD 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1. NYSE 19.4 17.8 19.6 22.1 20.7 24.5 26.2 2. Nasdaq - US 7.0 7.3 7.8 10.0 9.8 13.0 19.1 3. Shanghai Stock Exchange 3.9 4.5 4.1 5.1 3.9 5.1 7.0 4. Japan Exchange Group 4.4 4.9 5.1 6.2 5.3 6.2 6.7 5. Hong Kong Exchanges and Clearing 3.2 3.2 3.2 4.4 3.8 4.9 6.1 6. Euronext 3.3 3.3 3.5 4.4 3.7 4.7 5.4 7. Shenzhen Stock Exchange 2.1 3.6 3.2 3.6 2.4 3.4 5.2 8. LSE Group 4.0 3.9 3.5 4.5 3.6 4.2 4.0 9. TMX Group 2.1 1.6 2.0 2.4 1.9 2.4 2.6 10. National Stock Exchange of India 1.5 1.5 1.5 2.4 2.1 2.2 2.6 Nguồn: Worldbank 197
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Các thị trường tài chính tại các TTTC đều có quy mô lớn và chi phối thị trường toàn cầu, chẳng hạn như quy mô vốn hóa của các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới đều đặt tại các TTTC của thế giới (như New York, Thượng Hải, Tokyo…). ▪ Là nơi có các điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác Có thể dễ dàng nhận ra rằng các TTTC đã tồn tại trong suốt lịch sử từ những trung tâm cổ đại, gần như huyền thoại như Babylon, Samarkand, Constantinople, Marrakech hay Timbuktu cho đến London, New York, Paris, Tokyo hay Thượng Hải. Các TTTC trước hết thường xuất phát từ các thành phố là các trung tâm công nghiệp và thương mại. Tất cả các TTTC lớn trên thế giới đã từng có giai đoạn là trung tâm thương mại và công nghiệp, như New York (Mỹ), Amsterdam (Hà Lan), Hong Kong, Singapore, London (Anh), Paris (Pháp). Tuy nhiên, không phải thành phố công nghiệp và thương mại nào cũng có thể trở thành TTTC. Điều này cho thấy có rất nhiều thành phố đã từng là trung tâm công nghiệp và thương mại lại không thể phát triển thành một TTTC, mặc dù sở hữu các điều kiện tự nhiên về cảng biển, vị trí địa lý. Là một TTTC cũng có nghĩa là có một địa điểm thuận tiện để tổ chức các cuộc họp và hội nghị kinh doanh, từ đó thúc đẩy ngành du lịch và các khoản thu thuế liên quan. Điều này dẫn đến giá thuê mặt bằng, bất động sản tại các TTTC có mức giá trung bình tăng cao so với các nơi khác, do tại vị trí các TTTC: nhu cầu về nhà ở, mặt bằng để sử dụng ngày càng tăng cao và vượt xa nguồn cung ứng. Bởi vì các TTTC có các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhiều doanh nghiệp khác mọc lên để phục vụ cho tất cả các cá nhân trong khu vực, tạo nên một thành phố hoặc khu vực sầm uất. Các lĩnh vực kinh doanh khác có thể bao gồm từ nhà hàng đến phòng tập thể dục, cửa hàng bách hóa đến các trung tâm giải trí khác nhau. Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin và tài chính hiện đại, các kết nối hệ thống tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng tài chính được thiết lập theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Dufey và Giddy (1978) thì việc nhận diện một TTTC được thông qua 4 đặc điểm quan trọng đó là: là nơi ổn định về kinh tế và chính trị; là nơi có hệ thống tài chính giàu kinh nghiệm và hiệu quả; hệ thống thông tin liên lạc tốt và đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ; và có một môi trường pháp lý thuận lợi cho lĩnh vực tài chính. Với vị trí được chọn TTTC phải ổn định về kinh tế và chính trị bởi vì việc kinh doanh dịch vụ tài chính cũng như bất kỳ một ngành kinh doanh nào khác, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh nói chung của một quốc gia như mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế của chính phủ, thuế suất, mức độ thuận lợi cũng như chi phí kinh doanh. Các tổ chức tài chính khi di chuyển vào các TTTC thường là những tổ chức quốc tế lớn, tính linh hoạt cao, nên họ sẽ chọn những TTTC nào đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, hệ 198
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thống chính trị ổn định của quốc gia có TTTC được các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính đánh giá cao. 2.3 Xếp hạng các TTTC trên toàn cầu Để xếp hạng các TTTC trên toàn cầu, có 2 chỉ số cơ bản được chọn làm căn cứ để xếp hạng các TTTC của thế giới, đó là chỉ số TTTC toàn cầu (GFCI - Global Financial Centres Index của Anh) và chỉ số IFCDI (International Financial Centres Development Index- của Mỹ và Trung Quốc). Trong đó, GFCI xuất hiện trước IFCDI và đã là thước đo năng lực cạnh tranh của các thủ đô tài chính thế giới từ năm 2007. GFCI được tính toán dựa trên đánh giá của 29,000 TTTC lớn trên toàn cầu cùng với 100 chỉ số từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế Giới World Bank, OECD, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU. Báo cáo xếp hạng của GFCI được Z/Yen Group (hãng nghiên cứu và tư vấn về tài chính của Anh) nghiên cứu và công bố vào 2 lần mỗi năm, thực hiện vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm. Bảng 2. Bảng xếp hạng 10 TTTC toàn cầu, tháng 3/2021 10 GFC hàng đầu thế giới 10 GFC hàng đầu khu vực hâu 10 GFC hàng đầu trong lĩnh vực Á Thái Bình Dương FinTech NewYork Thượng Hải NewYork London Hong Kong Thượng Hải Thượng Hải Singapore Bắc Kinh Hong Kong Bắc Kinh Thâm Quyến Singapore Tokyo London Bắc Kinh Thâm Quyến Hong Kong Tokyo Seoul Singapore Thâm Quyến Sydney Los Angeles Frankfurt Quảng Châu San Francisco Zurich Melbourne Tel Aviv Nguồn: Z/Yen, March 2021 Trong các trung tâm tài chính hàng đầu ở châu Á thì Hong Kong là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, nhờ chính sách cởi mở với doanh nghiệp nước ngoài và quan hệ mật thiết với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia áp dụng với Hong Kong vào tháng 7/2020, tình trạng bất ổn chính trị tại Hong Kong gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển khỏi thành phố này. Trên thực tế, giá thuê văn phòng tại các quận chính ở Hong Kong đang biến động. Nếu quan hệ Mỹ-Trung không có dấu hiệu cải thiện, Hong Kong có thể mất đi vị thế tài chính khu vực, và dòng vốn đầu tư và nhân sự có thể tháo chạy khỏi thị trường này. Một số thành phố châu Á đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp rời khỏi Hong Kong. Singapore hưởng lợi nhiều nhất nhờ các điều kiện ngôn ngữ, thời tiết và môi trường tương tự Hong Kong. Trung Quốc cũng có kế hoạch riêng, tích cực quảng bá thành 199
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM phố Thượng Hải và Thâm Quyến thông qua nới lỏng các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại thị trường này. Việc Singapore và Thượng Hài nhận được sự quan tâm rất lớn của các công ty đa quốc gia cho thấy sự thành công trong việc duy trì vị thế TTTC của hai khu vực này. Lịch sử phát triển cũng như các trụ cột trong sự thành công của TTTC Singapore và Thượng Hải sẽ là những bài học kinh nghiệm quý giá cho các các gia trong khu vực châu Á trong chiến lược xây dựng TTTC quốc gia vươn mình trở thành TTTC khu vực và quốc tế. 3. Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính Singapore Trong 55 năm kể từ khi giành được độc lập năm 1965, Singapore đã khẳng định mình là một trong những TTTC hàng đầu toàn cầu. Singapore được xếp hạng 2 trong chỉ số Thành phố Cơ hội (City of Opportunity index) của PriceWaterHouseCooper và hạng 2 về xếp hạng Trung tâm quản trị tài sản toàn cầu (Global Wealth Management Centre Ranking) của Deloitte. Những nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của Singapore bao hàm cả yếu tố lịch sử và các phát kiến chính sách. 3.1. Lịch sử phát triển Việc Singapore trở thành một TTTC có thể được bắt nguồn từ nguồn gốc thuộc địa của quốc gia này, khi Stamford Raffles lần đầu tiên thành lập một chi nhánh giao dịch của Công ty Đông Ấn thuộc Anh trên đảo vào năm 1819. Singapore sau đó trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1826. Với vị trí địa lý chiến lược, Singapore nhanh chóng trở thành một trung tâm trung chuyển thương mại lớn dưới thời Đế quốc Anh, cũng như là một căn cứ hải quân của Anh. Sự xuất hiện sớm này của hoạt động thương mại và vận chuyển là rất quan trọng đối với sự hình thành của lĩnh vực dịch vụ tài chính ở Singapore. Trong nhiều trường hợp trên khắp thế giới, sự xuất hiện của các luồng giao thương thương mại lớn sẽ phát triển dịch vụ tài chính liên quan đến hoạt động thương mại và vận chuyển, chẳng hạn như trao đổi tiền tệ, bảo hiểm vận tải và tài trợ hàng hải và các dịch vụ tài chính liên quan khác. Với vị trí gần các kho hàng dọc sông Singapore, các ngân hàng và các định chế tài chính dễ dàng tiếp cận với khách hàng của họ - các công ty vận chuyển và chủ kho hàng - những người có nhu cầu về dịch vụ tài chính và bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ khi giành được độc lập, Singapore mới phát triển thành một TTTC toàn cầu với việc chính phủ thực hiện các chính sách tích cực hướng tới thành lập ngành dịch vụ tài chính ở Singapore. Albert Winsemius là người đầu tiên gợi ý rằng múi giờ chiến lược của Singapore có thể cho phép kết nối khoảng trống trong giờ giao dịch của thị trường tài chính toàn cầu. Điều này dẫn đến việc thành lập Thị trường đô la Châu Á (Asian Dollar Market - ADM) vào năm 1968, nhằm mục đích tạo cầu nối giữa thời điểm 200
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đóng cửa của thị trường Mỹ với thời điểm mở cửa thị trường châu Âu vào ngày giao dịch tiếp theo. ADM đặt nền tảng cho sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng ở Singapore, với Đơn vị tiền tệ Châu Á (ACU) được thành lập cùng với ADM cho phép tham gia của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Singapore. Như vậy, chính phủ Singapore ngay từ đầu đã coi ngành dịch vụ tài chính không chỉ đơn giản là một phương tiện để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện có khác, mà còn chú trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của riêng ngành này. Việc xem ngành dịch vụ tài chính là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ từ việc Singapore tuân thủ cách tiếp cận “nhà nước phát triển” để phát triển kinh tế, theo đó nhà nước có xu hướng xác định các lĩnh vực chính có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và ban hành các chính sách phù hợp để phát triển các ngành này. Dựa vào quan điểm trên và kết hợp với nhu cầu kinh tế của một quốc gia mới độc lập, Singapore đã bắt tay vào phát triển ngành dịch vụ tài chính để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này đã thúc đẩy sự phát triển của Singapore trở thành một TTTC toàn cầu. Ở giai đoạn phát triển của Singapore, sự can thiệp của nhà nước là rất quan trọng cho nỗ lực hình thành nền tảng thị trường tài chính, chẳng hạn như việc thành lập ADM. 3.1.1 Sự phát triển về mặt thể chế Khi ngành dịch vụ tài chính của Singapore ngày càng phát triển phức tạp và quốc tế hóa với cả sự gia tăng của các tổ chức tài chính trong nước lẫn sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài, ngày càng có nhu cầu về một cách tiếp cận hợp nhất hơn để quản lý và điều chỉnh các định chế này. Do vậy, Đạo luật Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore đã được ban hành vào năm 1971, cho phép thành lập Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS), đóng vai trò kép của ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tài chính. Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SES) sau đó được thành lập vào năm 1973, cho phép các công ty huy động vốn thông qua thị trường vốn cổ phần. SES là sau đó hợp nhất với Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore để hình thành Sở giao dịch Singapore (SGX), đáp ứng với chiều sâu tài chính và sự đa dạng ngày càng tăng của thị trường vốn Singapore. Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX) được thành lập vào năm 1983, và sàn SESDAQ ra đời năm 1987 cho phép niêm yết các công ty có quy mô nhỏ. Việc hình thành các tổ chức quản lý như MAS và SGX là một quyết định mang tính thể chế để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực dịch vụ tài chính ở Singapore trong giai đoạn này. Khi nhu cầu các tổ chức tài chính về quy mô giao dịch ngày càng tăng và phức tạp hơn đã dẫn đến sự ra đời của các nền tảng giao dịch như SGX, 201
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM SIMEX, hoặc SASDAQ, điều này cũng cho thấy các cơ quan quản lý đã đảm bảo một nền tảng thị trường và hệ thống phù hợp với sự tăng trưởng của khu vực tài chính. Trong khi MAS đóng vai trò quản lý thị trường tài chính thì SGX cũng giữ vai trò quản lý đặc biệt, cụ thể là quản lý các thành viên và đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện là hợp pháp. Các tổ chức khác cũng có vai trò quản lý bao gồm Hội đồng quản trị Quỹ dự phòng trung ương (Central Provident Fund - CPF), cơ quan quản lý khoản tái đầu tư nguồn ngân quỹ được nắm giữ trong hệ thống quỹ hưu trí bắt buộc của Singapore, và Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp (Accounting and Corporate Regulatory Authority - ACRA), giữ vai trò quản lý các tổ chức kinh doanh, kế toán và các nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp ở Singapore. 3.1.2. Quốc tế hóa, đa dạng hóa và hợp nhất Ngành dịch vụ tài chính của Singapore trải qua tiến trình quốc tế hóa và đa dạng hóa trong những năm 1980 và 1990. Điều này bắt đầu thực hiện sau cuộc suy thoái kinh tế 1984-1985, với việc vào năm 1985, Ủy ban Đánh giá Kinh tế (Economic Review Committee - ERC) xác định 7 lĩnh vực tăng trưởng của ngành tài chính Singapore, trong đó có quản lý rủi ro, quản lý quỹ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa niêm yết, hợp đồng tương lai hàng hóa và tài chính, thị trường tài trợ cho hoạt động thương mại và tái bảo hiểm của nước thứ ba. Tuy nhiên, việc xác định các khu vực tăng trưởng mới này không chỉ nhằm phục hồi sau suy thoái mà còn là một phần trong nỗ lực của chính phủ Singapore nhằm thiết lập các khu vực tăng trưởng mới trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ các TTTC khác, vốn đang nhanh chóng tự do hóa và bãi bỏ quy định thị trường của họ. Trong những năm 1980, ngành quản lý tài sản của Singapore phát triển nổi bật nhất. Được sự hỗ trợ của của chính phủ cũng như tận dụng lợi thế về sự mở rộng nhanh chóng trong quy mô và sự đa dạng hóa của thị trường tài chính Singapore, ngành công nghiệp quản lý tài sản đã trở thành một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng của của quốc gia này. Ngoài quốc tế hóa và đa dạng hóa, ngành dịch vụ tài chính của Singapore cũng đã trải qua một giai đoạn hợp nhất, đặc biệt là giữa các các ngân hàng quốc doanh trong nước. Khi tự do hóa thị trường tài chính làm tăng sự tham gia bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường tài chính của mình, các nhà hoạch định chính sách của Singapore nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng trong việc mở rộng quy mô và năng lực của các ngân hàng địa phương để đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu. Dưới sự cố vấn của MSA, các ngân hàng địa phương nhỏ hơn đã được sáp nhập, điển hình là việc tiếp quản Post Office Savings Bank (POSB) của Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và sự hợp nhất của Overseas Union Bank vào United Overseas Bank Limited (UOB). 202
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Quá trình hợp nhất này không chỉ giới hạn ở các ngân hàng hoặc khu vực tư nhân. Trên quan điểm về một khu vực tài chính ngày càng đa dạng và tích hợp, MAS đã tìm cách củng cố chính sách của mình bằng cách nhấn mạnh hai quyết sach chính của mình là cải cách quy định và thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính. Điều này dẫn đến đến việc tái cơ cấu tổ chức đáng kể vào năm 1997, và hình thành Ban Xúc tiến Khu vực Tài chính, nơi tập trung vào việc thúc đẩy các hoạt động tài chính và phát triển Singapore thành một TTTC quốc tế hàng đầu. 3.2 Các lĩnh vực chính Một số lĩnh vực hoặc thị trường tài chính có vị thế đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của Singapore. Những lĩnh vực này đại diện cho thế mạnh của Singapore với tư cách một TTTC toàn cầu, cũng như thu hút các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài. 3.2.1 Ngân hàng và Tài chính Singapore có vai trò quan trọng trong khu vực và toàn cầu như một trung tâm ngân hàng lớn. Theo MAS, các ngân hàng ở Singapore nắm giữ tổng tài sản hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ tính đến năm 2019. Số ngân hàng thương mại là 155, trong đó 5 ngân hàng trong nước và 150 ngân hàng nước ngoài, trong số này có 97 là ngân hàng bán buôn. Đặc biệt, 3 ngân hàng địa phương lớn nhất của Singapore là DBS, UOB và OCBC đã được xếp hạng trong nhóm các thương hiệu ngân hàng mạnh nhất và có giá trị nhất thế giới. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng của Singapore còn có khả năng tạo ra hiệu ứng lan tỏa kinh tế. Khu vực ngân hàng hỗ trợ các hoạt động thương mại, tài chính doanh nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó khu vực ngân hàng của Singapore đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đơn giản là một lĩnh vực tăng trưởng mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế và tài chính khác nữa. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng của Singapore cũng phải đối mặt với những thách thức về quy định, đặc biệt là về các hoạt động rửa tiền và thao túng lãi suất. 3.2.2. Quản lý tài sản (Assets Under Management - AUM) Quản lý tài sản đã được xác định là một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng trong những năm 1980, Singapore kể từ đó vươn lên trở thành một trung tâm quản lý tài sản hàng đầu Châu Á. Theo Khảo sát Quản lý Tài sản năm của MAS, trong năm 2019, tài sản đặt dưới sự quản lý của các tổ chức ở Singapore lên tới 3,97 nghìn tỷ đô la Singapore, tăng trưởng 16% so với năm trước. Tài sản này được quản lý bởi 895 nhà quản lý quỹ đã đăng ký và được cấp phép. Quan trọng hơn, Singapore đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trung tâm quản lý tài sản hàng đầu trong khu vực và toàn cầu, đóng một vai trò trung gian quan trọng cho các luồng vốn đầu tư tư nhân toàn cầu. 76% AUM của Singapore có nguồn gốc 203
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM từ bên ngoài, với 69% AUM đầu tư vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Singapore đã trở thành một trung tâm cho các nhà đầu tư tổ chức tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường vốn tư nhân ở Châu Á. Sự nổi lên của Singapore như là một trung tâm quản lý tài sản hàng đầu dựa trên vị trí chiến lược của nó trong một khu vực đang phát triển. Điển hình là, với sự phát triển kinh tế mạnh của các quốc gia như Trung Quốc và Indonesia, ngày càng có nhiều cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ở các quốc gia này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực quản lý tài sản của Singapore. Tuy nhiên, giống như ngân hàng, lĩnh vực quản lý tài sản của Singapore phải đối mặt với những thách thức về quy định, chẳng hạn như như trốn thuế, đòi hỏi cải cách quy định và hợp tác giữa MAS và các cơ quan quản lý tài chính khác. 3.2.3. Thị trường vốn Vị thế TTTC lớn của Singapore thể hiện qua chiều sâu và tính thanh khoản của thị trường vốn, với thị trường trái phiếu, vốn cổ phần, ngoại hối và thị trường phái sinh phi tập trung. Về trái phiếu công ty thì tổng giá trị phát hành trong năm 2019 là 233 tỷ đô la Singapore, bao gồm cả nợ định danh bằng SGD và nợ không phải SGD (trong đó nợ định danh bằng ngoại tệ chiếm 87,6%), được phát hành bởi một nhóm đa dạng các tổ chức phát hành nước ngoài. Sự đa dạng về loại hình phát hành và tổ chức phát hành trái phiếu này đã phản ánh vị thế một trung tâm quốc tế về thị trường giao dịch chứng khoán có thu nhập cố định. Thị trường vốn cổ phần của Singapore được biết đến là một trong những thị trường có quy mô lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với gần 800 công ty niêm yết trên SGX, quy mô vốn hóa thị trường là 697,27 tỷ USD và giá trị giao dịch chứng khoán trung bình hàng ngày vượt quá 1,1 tỷ USD vào năm 2019. Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường vốn cổ phần của Singapore có tính quốc tế hóa cao, với các công ty nước ngoài chiếm 40% danh sách niêm yết trên SGX. Tuy nhiên, thị trường vốn này đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự biến động trên thị trường khu vực và toàn cầu. Ngoài trái phiếu và cổ phiếu, Singapore cũng là một trung tâm giao dịch ngoại hối quan trọng lớn nhất ở Châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ ba trên thế giới, sau London và New York. Theo thống kê của BIS, trong năm 2019, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày lên tới 633 tỷ USD, chiếm 7,6% thị phần toàn cầu. 3.2.4. Bảo hiểm Quyết định tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm của MAS vào năm 2000 mở ra nhu cầu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường quốc tế, tạo điều kiện để 204
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Singapore đóng tring tâm bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu ở Châu Á và tổng phí bảo hiểm tăng lên 4,36 tỷ đô la Singapore vào năm 2019. Phần lớn sự tăng trưởng này được cho là nhờ hoạt động kinh tế gia tăng liên tục ở khu vực Châu Á, dân số già và sự gia tăng của các thảm họa thiên nhiên. Tổng cộng 182 công ty bảo hiểm được cấp phép đã giao dịch tại Singapore, bao gồm 80 công ty bảo hiểm trực tiếp (trong số trong đó 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 56 doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp và 7 doanh nghiệp bảo hiểm hỗn hợp) và 31 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Bên cạnh quy mô thị trường, lĩnh vực bảo hiểm cũng đã trải qua một mức độ đa dạng hóa đáng kể trong loại hình dịch vụ bảo hiểm. Nhiều dịch vụ trong số này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung và tác động đến các thị trường tài chính khác trong vai trò phân bổ lại rủi ro và cung cấp rủi ro dịch vụ tư vấn. 3.2.5. FinTech Khi nền kinh tế Singapore tiến hành số hóa trong những năm 2000, sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ cao kết hợp với ngành tài chính của Singapore đã hình thành nên lĩnh vực FinTech (Công nghệ tài chính). Tuy nhiên, sự xuất hiện của lĩnh vực FinTech không phải mang tính ngẫu nhiên mà chính là từ chiến lược Sáng kiến Quốc gia thông minh của chính phủ Singapore, nhằm áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến vào quy trình chính sách của các cơ quan hành chính, cũng như khai thác các lợi thế tiềm năng của lĩnh vực này. Một thành phần quan trọng của Sáng kiến Quốc gia thông minh chính là mục tiêu của MAS về thiết lập “TTTC thông minh”, nhằm tận dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao các quy chế tài chính. Theo GIFC, Singapore được xếp hạng thứ chín trong số các trung tâm FinTech hàng đầu thế giới, và là trung tâm FinTech hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 3.3 Trụ cột duy trì và phát triển vị thế trung tâm tài chính MAS đã xác định ba trụ cột nền tảng giúp Singapore giữ vững vai trò một TTTC toàn cầu là: ▪ Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp thuận lợi ▪ Khả năng cạnh tranh về chi phí và cơ sở hạ tầng kinh doanh ▪ Lực lượng lao động lành nghề Ba trụ cột trên đã góp phần vào khả năng cạnh tranh của Singapore trên thế giới khi tập trung vào các yếu tố xếp hạng năng lực cạnh tranh bao gồm: môi trường kinh doanh, phát triển khu vực tài chính, vốn nhân lực và danh tiếng. Trong báo cáo năm 2020 của Worldbank về Mức độ Dễ dàng Kinh doanh (Ease of Doing Business), Singapore xếp hạng 2 về các quy định thân thiện với doanh nghiệp và tiếp tục là điểm thu hút lớn đối với các tổ chức tài chính toàn cầu tìm cách thiết lập sự 205
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hiện diện ở Châu Á. Các quy định thân thiện với doanh nghiệp này đã được bổ sung bởi Quỹ Phát triển Khu vực Tài chính của MAS, với quy định ưu đãi thuế và trợ cấp cho các tổ chức tài chính để thành lập hoặc mở rộng hoạt động của họ trong Singapore. Định hướng thứ hai xuất phát từ khả năng cạnh tranh về mặt chi phí và cơ sở hạ tầng cho kinh doanh. Tiền thuê văn phòng ở Singapore vẫn thấp hơn đáng kể so với các TTTC đối thủ hàng đầu như London, New York, Hong Kong và Tokyo. Lợi thế của Singapore với tư cách là một TTTC toàn cầu còn nằm ở nhóm cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, và mức độ tự do hóa thương mại cao trên cơ sở các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Singgapore đã tham gia. Hơn nữa, Singapore còn có sức hấp dẫn cao đối với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, từ đó đóng góp vào lực lượng lao động lành nghề của Singapore. Đây được xem là yếu tố quan trọng then chốt đối với sự phát triển thành công của Singapore. Để đảm bảo duy trì nguồn lao động có kỹ năng như vậy, MAS đã giới thiệu các sáng kiến như Kế hoạch phát triển nhân tài khu vực tài chính, Đề án đào tạo lĩnh vực tài chính và Chương trình học bổng tài chính nhằm tạo điều kiện phát triển các kỹ năng và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. 3.5 Các bài học về mặt chính sách Lịch sử phát triển của Singapore với tư cách là một TTTC lớn được quyết định bởi năng lực điều hành của chính phủ với các quyết sách thích hợp. 3.5.1 Định hướng phát triển theo ngành và hoạch định chính sách dài hạn Chính phủ Singapore ngay từ đầu đã tìm cách xác định các thị trường tài chính cụ thể và những lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng, đi liền với đó là thực thi chính sách nhằm phát triển các lĩnh vực này. Cách tiếp cận của chính phủ trong việc hoạch định chính sách kinh tế và tài chính mang tính dài hạn, như việc thành lập các ủy ban lập kế hoạch tập trung như Ủy ban đánh giá kinh tế hoặc Ủy ban về nền kinh tế tương lai. Các ủy ban này bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong ngành và các nhà học thuật giúp đưa ra các đề xuất mang tính đột phá trong phát triển của Singapore. Do đó, trong khi việc xây dựng và thực thi chính sách tài chính ở Singapore có dấu ấn của quy hoạch và chỉ đạo từ chính phủ. 3.5.2 Đồng kiến tạo chính sách Các ủy ban hoạch định chính sách thường có sự tham gia của nhà quản trị khu vực tư nhân, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia độc lập. Sự tham gia này của các tổ chức phi nhà nước trong các quy trình thiết lập chính sách của chính phủ hướng đến định hướng trong điều hành là đồng kiến tạo chính sách. Quan trọng hơn, việc đồng kiến tạo chính 206
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sách đã góp phần vào việc gia tăng tuân thủ quy định, do các nhà hoạch định chính sách kết hợp những phản hồi nhận được từ các bên tham gia thị trường và thiết kế lại các quy định để giảm thiểu chi phí phát sinh từ các quy định quá khắt khe, đồng thời đảm bảo tính ổn định chung của hệ thống. Ngoài các ủy ban hoạch định chính sách chính thức, chính sách đồng sáng tạo cũng diễn ra thông qua các buổi tham vấn không chính thức giữa các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách với các chủ thể khác, tạo ra một mạng lưới “quan hệ chính sách” dày đặc giữa các chủ thể nhà nước và phi nhà nước. 4. Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính Thượng Hải Nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 04 thành phố trực thuộc trung ương; Thành phố Thượng Hải có tổng diện tích 6,340.5 km2, chiếm chỉ khoảng 0.06% tổng diện tích của cả Trung Quốc. Dân số Thượng Hải năm 2019 là 24,28 triệu người, giữ vị trí dẫn đầu tại Trung Quốc, mật độ dân số tại thành phố rất cao, khoảng 3.830 người/km2. Năm 2019, Thượng Hải đạt tổng GDP khoảng 3.816 tỷ Nhân dân tệ (gần 4% giá trị GDP toàn Trung Quốc), tương đương gần 600 tỷ USD, trong đó lĩnh vực dịch vụ đóng góp chủ chốt với tỷ trọng gần 73%. GDP bình quân đầu người liên tục cải thiện qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2019 gần 8,7%/năm. Thượng Hải hiện được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Bảng 3. Tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Thượng Hải qua các năm Công nghiệp- GDP Nông nghiệp Dịch vụ GDP bình quân đầu người Xây dựng (tỷ Năm Giá Tỷ Giá Tỷ Giá yuan) Tỷ trọng yuan/người USD/người trị trọng trị trọng trị 2007 1,288 10 0.77% 568 44.08% 710 55.14% 63,951 8,410 2008 1,454 11 0.75% 622 42.76% 821 56.49% 69,154 9,957 2009 1,574 11 0.71% 618 39.29% 945 60.00% 72,363 10,593 2010 1,792 11 0.64% 743 41.50% 1,037 57.86% 79,396 11,728 2011 2,001 13 0.63% 817 40.83% 1,171 58.54% 86,061 13,326 2012 2,131 13 0.61% 817 38.37% 1,300 61.03% 90,127 14,278 2013 2,320 13 0.57% 829 35.71% 1,479 63.72% 96,773 15,626 2014 2,527 13 0.52% 863 34.16% 1,650 65.31% 104,402 16,996 2015 2,689 13 0.47% 841 31.27% 1,835 68.26% 111,081 17,835 2016 2,989 11 0.38% 857 28.68% 2,120 70.94% 123,628 18,612 2017 3,293 11 0.34% 953 28.93% 2,329 70.73% 136,109 20,159 2018 3,601 10 0.29% 1,036 28.77% 2,555 70.94% 148,744 22,478 2019 3,816 10 0.27% 1,030 26.99% 2,775 72.74% 157,279 22,799 Nguồn: Shanghai Statistical Yearbook 207
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4.1. Lịch sử phát triển Xuất phát từ một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất của Trung Quốc và hiện là hải cảng sầm uất nhất thế giới. Trong những năm 1930, Thượng Hải được ví là “Paris của phương Đông”, là trung tâm tài chính của Châu Á Thái Bình Dương với mức vốn hóa của thị trường chứng khoán xếp thứ 3 trên thế giới, thu hút được 33 ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh hoạt động, nhiều hơn ở Hồng Kông (21) hoặc Singapore (17). Khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, lạm phát thời chiến, cuộc xâm lược của Nhật Bản cùng với sự tiếp quản của cộng sản vào năm 1949 đã đẩy các doanh nhân, chủ ngân hàng rút vốn khỏi Trung Quốc. Dưới nền kinh tế chỉ huy, các tổ chức tài chính được tái lập ở Bắc Kinh. Từ năm 1956 đến năm 1978, sự phát triển của Thượng Hải được định hướng theo phương thức công nghiệp nặng của Liên Xô. Các chính sách kinh tế và chính trị không thực tế trên toàn quốc cũng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của thành phố. Cùng lúc đó, Tokyo, Hong Kong, Singapore và các trung tâm khác đã phát triển nhanh chóng và đảm bảo vị trí hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Năm 1990-1991, Thượng Hải đã được trao cho những đặc quyền trong đợt cải cách kinh tế thứ hai của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thượng Hải đã vượt qua tốc độ tăng trưởng của quốc gia vào năm 1992 và tăng trung bình khoảng 12,75%/năm trong giai đoạn 1992-2007. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải được tái thành lập vào tháng 12 năm 1990 với tư cách là một trong hai sàn giao dịch (Thẩm Quyến có quy mô nhỏ hơn) ở đại lục, kích thích sự phát triển của thị trường tài chính Trung Quốc. Các tổ chức tài chính nước ngoài tại Thượng Hải được phép mở chi nhánh vào năm 1990 và hoạt động kinh doanh nội tệ từ năm 1996. Các hoạt động tài chính dần dần mở rộng sự hiện diện của họ ở Thượng Hải, đặc biệt là ở khu Lujiazui ở Phố Đông. Tuy nhiên, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vẫn không hoàn toàn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và thường bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chính quyền trung ương, do các biện pháp kiểm soát tài khoản vốn do chính quyền Trung Quốc đại lục thực hiện. Chứng khoán được niêm yết tại SSE bao gồm ba loại chính là cổ phiếu, trái phiếu và quỹ. Trái phiếu được giao dịch trên SSE bao gồm trái phiếu kho bạc (T-bond), trái phiếu công ty và trái phiếu công ty chuyển đổi. Thị trường cổ phiếu SSE là thị trường sôi động nhất của loại hình này ở Trung Quốc. Có hai loại cổ phiếu đang được phát hành tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải: cổ phiếu “A” và cổ phiếu “B”. Cổ phiếu A được định giá bằng đồng nhân dân tệ địa phương, trong khi cổ phiếu B được định giá bằng đô la Mỹ. Ban đầu, việc giao dịch cổ phiếu A chỉ được áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước trong khi cổ phiếu B được cung cấp cho cả nhà đầu tư trong nước (từ năm 2001) và nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi các cải cách được thực hiện vào tháng 12 năm 2002, các nhà đầu tư nước ngoài hiện được phép (có giới 208
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hạn) giao dịch cổ phiếu A theo chương trình Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện (QFII) được chính thức triển khai vào năm 2003. Năm 2009, Thượng Hải là TTTC và thương mại lớn nhất của Trung Quốc đại lục, có 133 ngân hàng, 307 nhà cung cấp bảo hiểm và 93 công ty chứng khoán. Trong tổng số 787 tổ chức tài chính, 170 tổ chức là tổ chức nước ngoài. Vào tháng 3 năm 2009 khi chính phủ trung ương Trung Quốc thông qua kế hoạch đưa Thượng Hải thành một trung tâm vận tải và tài chính toàn cầu vào năm 2020. Theo đó, các quan chức thành phố đã cam kết các lợi ích về nhà ở và chăm sóc sức khỏe để lôi kéo các chuyên gia tài chính trở lại Thượng Hải. Và để thu hút các quỹ và nhà quản lý toàn cầu, từ tháng 8/2009 các nhà quản lý đã nới lỏng các hạn chế đối với các công ty cổ phần tư nhân nước ngoài huy động nội tệ từ các nhà đầu tư Trung Quốc cũng như đề xuất các công ty nước ngoài sẽ được phép niêm yết cổ phiếu tại đại lục từ 2010. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực thúc đẩy một tỷ lệ cao trong khối lượng giao dịch tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc chảy qua Thượng Hải, thông qua luật pháp và quy định, chẳng hạn như bằng cách cấp phép giao dịch và các hoạt động diễn ra chủ yếu ở Thượng Hải. Nhờ đó, nền kinh tế Thượng Hải tiếp tục tăng trưởng ở mức cao với đóng góp ngày càng gia tăng của lĩnh vực dịch vụ và vào năm 2020, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã trở lại vị trí thứ 3 toàn cầu về mức vốn hóa. Bên cạnh đó, Thượng Hải cũng đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh nhằm đa dạng công cụ huy động vốn cũng như sản phẩm đầu tư. Hình 1: Giá trị vốn hóa và số lượng công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải Nguồn: sse.com.cn 209
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4.2 Trụ cột duy trì và phát triển vị thế trung tâm tài chính Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành TTTC của Solovjova và cộng sự, (2018) có thể thấy, Thượng Hải có nền tảng thuận lợi để phát triển thành TTTC khu vực Châu Á cũng như toàn cầu. Hình 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trung tâm tài chính quốc tế Nguồn: Solovjova et al., (2018) Thực tế, kể từ năm 2009 trở lại đây, Thượng Hải đã có những bước cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng Chỉ số TTTC Toàn cầu (GFCI) của Z/Yen Group. Hình 3. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của trung tâm tài chính Thượng Hải Nguồn: GFCI 1-29 210
  18. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Mặc dù ngày càng khẳng định vai trò của một TTTC khu vực và có thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh nhưng Thượng Hải vẫn chưa thể trở thành TTTC toàn cầu vào năm 2020 như kế hoạch. Một trong những cản trở lớn có lẽ đến từ sự chưa phù hợp của cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý cần thiết cho các nhà giao dịch, nhà quản lý tài sản và các ngân hàng toàn cầu thực hiện các giao dịch. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng một loại tiền tệ không thể chuyển đổi, một mạng internet khép kín là chưa phù hợp với đặc tính của một trung tâm thương mại toàn cầu. 5. Kết luận TTTC là một khu vực địa lý (ở mức độ thành phố hoặc tương đương) trong đó lĩnh vực tài chính phát triển ở mức độ cao, thể hiện ở việc tập trung nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển và các yếu tố khác phục vụ cho các giao dịch tài chính diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Theo đó, khi trung tâm đi vào hoạt động sẽ trở thành một động lực mới quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút các dòng vốn đầu tư quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, góp phần quan trọng trong việc nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ các trung tâm phát triển của thế giới. Từ bài học kinh nghiệm về xây dựng TTTC của Singapore và Thượng Hải cho thấy cả hai TTTC này đều có xuất phát điểm là một khu vực kinh tế kém phát triển, nhưng với quyết tâm cao của trong việc hoạch định chính sách, kiên trì duy trì xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, đồng thuận trên cơ sở đồng kiến tạo chính sách đã đưa thị trường tài chính phát triển vượt bậc và có tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như toàn cầu. Ý tưởng xây dựng một TTTC ở Việt Nam đã được nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành trong thời gian qua. Theo đánh giá của các chuyên gia trên thế giới, cũng như rất nhiều nghiên cứu trong nước, thị trường tài chính Việt Nam là một thị trường phát triển rất nhanh và có tiềm năng rất lớn trong khu vực. Việt Nam hiện nay cũng đã có hai TTTC quốc gia là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, TP.HCM đang có nhiều điều kiện thuận lợi để ghi tên mình trên bản đồ thị trường tài chính toàn cầu. Theo báo cáo của Cục Thống kê TPHCM, năm 2020 TP.HCM đóng góp trên 22% GDP của cả nước, 27% tổng thu ngân sách cả nước, 23% tổng kim ngạch xuất khẩu, 22% tổng vốn FDI cả nước, vốn hóa thị trường chứng khoán khoảng 286.270 tỷ đồng và chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán - sáp nhập (M&A), các quỹ đầu tư mạo hiểm, kiều hối... Điều này cho thấy, nhu cầu hoạt động tài chính ở khu vực TP.HCM là rất lớn, là điều kiện tốt để hình thành và phát triển một TTTC. Bên cạnh đó, Việt Nam có múi giờ khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các TTTC hiện có. Đồng thời, chỉ mất khoảng 3h để bay từ TP.HCM đến các nền kinh tế năng động như: Singapore, 211
  19. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Phillippines; nếu xa hơn chút là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Tuy nhiên, để vươn tới tầm TTTC khu vực và thế giới thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Thứ nhất, hệ thống tài chính của Việt Nam hiện tại vẫn dựa nhiều vào kênh huy động vốn từ ngân hàng, kênh huy động vốn từ trái phiếu và cổ phiếu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khi chỉ chiếm khoảng. Điều này trái ngược với các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển như Singapore hay Mỹ, khi thị trường vốn chiếm tỉ trọng rất lớn, có vai trò quan trọng và hoạt động rất nhộn nhịp, ví dụ như Singapore thị trường cổ phiếu chiếm 149,8% GDP và thị trường trái phiếu chiếm 79.37% GDP Thứ hai, về hệ thống luật pháp, chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng xây dựng những bộ luật đạt tiêu chuẩn quốc tế , tuy nhiên hệ thống luật pháp Việt Nam phản ứng khá chậm với những biến đổi của thị trường. Ngoài ra, chính sách đối với các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập nên khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Sự linh hoạt trong khuôn khổ pháp lý là chưa có. Các quy tắc ứng xử và chuẩn mực chung cho các giao dịch tài chính nói chung còn thiếu. Thứ ba, về hạ tầng tài chính, cơ bản là Việt Nam đã có đầy đủ những cấu phần cần thiết của một TTTC. Nhưng chất lượng của chúng thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Cụ thể, thị trường tài chính của Việt Nam chưa có tính kết nối cao với thị trường thế giới, các hoạt động xuyên biên giới vẫn đòi hỏi những thủ tục tương đối phức tạp. Hạ tầng viễn thông và Internet phát triển nhanh chóng nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu khắt khe của TTTC. Hà Nội và TPHCM đã có những sân bay quốc tế tương đối tốt, nhưng chưa đủ khả năng phục vụ một lượng khách lớn. Cuối cùng, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển đội ngũ nhận sự chất lượng cao, sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ mặt bằng chung còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. TTTC của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên hiện nay quốc gia nào cũng muốn trở thành TTTC thế giới nên Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong khi những trung tâm tài chính cũ đã khẳng định được vị thế trong thời gian dài. Để đạt được mục tiêu có một TTTC quốc tế thì cần có sự ủng hộ tối đa của chính phủ trong việc xem mục tiêu này là một chính sách quốc gia. Chúng ta phải tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng như như xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng văn hóa, đánh giá tài năng và phát triển một hệ thống giáo dục giúp mọi người có kỹ năng phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường. 212
  20. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tài liệu tham khảo Bank for International Settlements (2019). Triennial Central Bank Survey of Foreign Exchange and Over-the-counter (OTC) Derivatives Markets in 2019. Dufey, G. and I.H. Giddy (1978). Financial centres and external financial markets, Appendix 2 of The International money market, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, pp. 35–47. Lee, K. Yeu (2016). Singapore’s Transformation into a Global Financial Hub. School of Public Policy, National University of Singapore. Monetary Authority of Singapore (2019). 2019 Singapore Asset Management Survey: Singapore - Global City, World of Opportunities. Monetary Authority of Singapore (2019). 2019 Singapore Asset Management Survey Singapore – The Asset Management and Sustainability Centre in Asia Pacific. Monetary Authority of Singapore (2020). Singapore Corporate Debt Market Development 2020 Singapore – Global City, World Of Opportunitie. Roberts, R. (1994), ‘Introduction’, in R. Roberts (ed.), International financial centres: concepts, development and dynamics, Aldershot, Hanphire: Edward Elgar Publishing Limited Solovjova, Irina & Rupeika-Apoga, Ramona & Romānova, Inna. (2018). Competitiveness enhancement of international financial centres. European Research Studies Journal. 21. 5-17. World Bank (2020). Ease of Doing Business rankings. Z/Yen (2020). The Global Financial Centres Index. 213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2