intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường - Bài giảng 3

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

109
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiệt hại và thời gian Nhiều chất ô nhiễm sau khi phát thải có thể tồn tại lâu (nhều năm) trong môi trường và gây nhiều thiệt hại tiềm tàng trong tương lai (ô nhiễm tích tụ); Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hiện tại có thể tích tụ trong bầu khí quyển và gây tác động xấu trong tương lai (chẳng hạn hiện tượng nóng lên toàn cầu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 3

  1. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 3) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN
  2. 2 NỘI DUNG  Kinh tế học về chất lượng môi trường  Mô hình kiểm soát ô nhiễm đơn giản  Hàm thiệt hại, chi phí, lợi ích giảm ô nhiễm  Trình bày của sinh viên về các vấn đề môi trường quốc tế
  3. 3 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG  Qua các bài học trước chúng ta đã biết: Thị trường cạnh tranh cho hàng hóa môi trường thường không đồng nhất với hiệu quả xã hội (ngoại ứng)  Câu hỏi chính sách: Chúng ta cần làm gì để giải quyết vần đề này?
  4. 4 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM – MỘT MÔ HÌNH ĐƠN GIẢN Tác động của giảm phát thải Sử dụng các nguồn lực có Giảm thiệt hại mà con người Lựa chọn thể được dùng cho các mục phải chịu từ ô nhiễm môi kiểm soát ô đích khác trường nhiễm (Các chi phí giảm ô nhiễm (Các thiệt hại do ô nhiễm abatement costs) pollution damages)
  5. 5 Thiệt hại do ô nhiễm - Pollution damages Ước lượng lợi ích (giảm thiệt hại) năm 2010 từ Bộ luật không khí sạch ở Mỹ (triệu đôla)  Thiệt hại do ô nhiễm: là tất cả Giảm tỉ lệ tử vong sớm (tăng tuổi thọ) các tác động tiêu cực do suy thoái Viêm phế quản mãn tính môi trường tao ra.
  6. 6 Thiệt hại do ô nhiễm (tiếp)  Hàm thiệt hại: biểu thị quan hệ giữa lượng của một chất thải và thiệt hại do chất thải đó gây ra. Có hai loại hàm thiệt hại: • Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions): biểu thị mối quan hệ giữa lượng chất thải từ nguồn phát thải và thiệt hại do chất thải gây ra. • Hàm thiệt hại theo mật độ chất thải (Ambient damage functions): biểu thị quan hệ giữa mật độ của chất thải trong môi trường xung quanh và thiệt hại do chất thải gây ra.
  7. 7 Hàm thiệt hại Toàn bộ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng Có thể là chất ô nhiễm chết người Những người nhạy cảm bị ảnh hưởng VD ô nhiễm không khí Một ngưỡng (a threshold)
  8. 8 Hàm thiệt hại (tiếp) MD
  9. 9 Hàm thiệt hại (tiếp) Nhiều người bị ảnh hưởng bởi một chất ô nhiễm, ví dụ ở một khu đô thị lớn, điều kiện thời tiết xấu…. Ít người hơn bị ảnh hưởng bởi một chất ô nhiễm, chẳng hạn ở vùng nông thôn hay tác động của chất ô nhiễm bị gió làm giảm bớt ...
  10. 10 Thiệt hại và tính bất định  Có rất nhiều bất định trong xác định mối quan hệ giữa phát thải ô nhiễm và thiệt hại:  Tác động đén sức khỏe con người  Thiệt hại đối với hệ sinh thái…
  11. 11 Thiệt hại và tính bất định (tiếp)  Bất định liên quan đến tác động của tự nhiên đối với quan hệ giữa phát thải và các điều kiện môi trường xung quanh.  Bất định trong phản ứng của con người tác động đến thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
  12. 12 Thiệt hại và tính bất định (tiếp)  Chúng ta thường giả sử thiệt hại có thể phục hồi được (hàm có thể đảo ngược): nếu phát thải tăng, thiệt hại sẽ tăng; nếu phát thải giảm, thiệt hại sẽ trở về mức thấp hơn.  Tuy vậy điều này không đúng với nhiều chất ô nhiễm!  Ví dụ: khi mức ô nhiễm cao sẽ làm thay đổi hệ sinh thái và khó có khả năng phục hồi hiện trạng ban đầu của hệ sinh thái Before and after BP oil spill (source: http://buzz.shutterstock.com/pensacola-beach-bp-spill )
  13. 13 Thiệt hại và thời gian  Nhiều chất ô nhiễm sau khi phát thải có thể tồn tại lâu (nhều năm) trong môi trường và gây nhiều thiệt hại tiềm tàng trong tương lai (ô nhiễm tích tụ);  Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hiện tại có thể tích tụ trong bầu khí quyển và gây tác động xấu trong tương lai (chẳng hạn hiện tượng nóng lên toàn cầu).
  14. 14 Thiệt hại và thời gian (tiếp)  Đối với chất ô nhiễm tích tụ, việc ước lượng hàm thiệt hại sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần phải dự báo thiệt hại trong tương lai dựa trên mức phát thải hiện tại;  Điều này cũng dẫn đến một vấn đề nữa là nên so sánh thiệt hại hiện tại và thiệt hại trong tương lai như thế nào (lựa chọn chiết khấu)
  15. 15 Chi phí giảm ô nhiễm (abatement Costs)  Là chi phí giảm lượng chất thải được thải ra môi trường hay là chi phí để làm giảm nồng độ ô nhiễm.  Chi phí giảm ô nhiễm thường là khác nhau, tùy vào nguồn gây ô nhiễm, ví dụ chi phí giảm khí SO2 từ một nhà máy điện khác với chi phí giảm chất độc hại từ các nhà máy hóa chất.  Chi phí giảm ô nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như công nghệ sản xuất (công nghệ cũ thường có chi phí giảm ô nhiễm cao hơn).
  16. 16 Hàm chi phí giảm ô nhiễm biên  Đồ thị hàm chi phí giảm ô nhiễm biên được đọc từ phải qua trái Chẳng hạn cần một đầu tư kỹ thuật để giảm phát thải
  17. 17 Hàm chi phí giảm ô nhiễm biên (tiếp) $ MAC(2) Một nhà máy với công nghệ mới hoặc sau khi đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới MAC(1) c2 Một nhà máy với công nghệ cũ hoặc trước khi đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới c1 a b q - emissions e e1
  18. 18 Chi phí giảm ô nhiễm biên (tiếp)  Đường chi phí giảm ô nhiễm biên tổng là tổng theo trục hoành các đường chi phí giảm ô nhiễm biên cá nhân (nguyên tắc cân bằng biên)
  19. 19 Mức phát thải tối ưu xã hội  Mức phát thải tối ưu xã hội (the socially efficient level of emissions) được xác định là giao điểm của hàm thiệt hại biên (MD) và hàm chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) p MD MAC Ngưỡng phát thải Mức phát thải không kiểm soát gây thiệt hại b a e* q - emissions
  20. 20 Mức phát thải tối ưu xã hội  Tổng chi phí xã hội (tổng thiệt hại + tổng chi phí giảm ô nhiễm = a + b) là nhỏ nhất tại mức phát thải tối tưu xã hội. p MD MAC Total damage Total abatement costs b a e* q - emissions
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2